Quyết định 70/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án thành lập Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Sơn Hà trên cơ sở sáp nhập Trung tâm dạy nghề huyện Sơn Hà và Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hướng nghiệp huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi
Số hiệu: 70/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Lê Quang Thích
Ngày ban hành: 22/02/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Lao động, Giáo dục, đào tạo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
QUẢNG NGÃI

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 70/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 22 tháng 02 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN SƠN HÀ TRÊN CƠ SỞ SÁP NHẬP TRUNG TÂM DẠY NGHỀ HUYỆN SƠN HÀ VÀ TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN - HƯỚNG NGHIỆP HUYỆN SƠN HÀ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27/11/2014;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục; Nghị định s55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội vụ về hướng dẫn việc sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên;

Căn cứ Chương trình hành động số 51-CTr/TU ngày 23/7/2014 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Xét đề nghị của Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà tại Tờ trình số 10/TTr-UBND ngày 25/01/2016 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 15/TTr-SNV ngày 17/02/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án thành lập Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Sơn Hà trên cơ sở sáp nhập Trung tâm dạy nghề huyện Sơn Hà và Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hướng nghiệp huyện Sơn Hà.

Điều 2. Giao Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà chủ trì, phối hợp với các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án đạt hiệu quả.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- VPUB: CVP, PCVP (VX), VHXH, CBTH;
- Lưu: VT, NC (ttrung82)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Lê Quang Thích

 

ĐỀ ÁN

THÀNH LẬP TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN SƠN HÀ TRÊN CƠ SỞ SÁP NHẬP TRUNG TÂM DẠY NGHỀ HUYỆN SƠN HÀ VÀ TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN - HƯỚNG NGHIỆP HUYỆN SƠN HÀ
(Kèm theo Quyết định số 70/QĐ-UBND ngày 22/02/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

Phần thứ I

NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT

I. Những căn cứ pháp lý

1. Luật Giáo dục ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009; Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27/11/2014;

2. Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 24/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;

3. Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ Quy định quản lý nhà nước về giáo dục; Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;

4. Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn việc sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên;

5. Chương trình hành động số 51-CTr/TU ngày 23/7/2014 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điu kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

II. Sự cần thiết

Sơn Hà là huyện miền núi đặc biệt khó khăn thuộc huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Hiện nay, trên địa bàn huyện có hai loại hình trung tâm đang tồn tại: Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo và Trung tâm dạy nghề trực thuộc UBND huyện thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp, dạy nghề trên địa bàn huyện. Những năm gn đây số lượng tuyển sinh đầu vào của hai Trung tâm không đảm bảo số lượng, học viên có xu hướng ngày càng giảm nên chưa tận dụng, khai thác tốt và gây lãng phí cơ sở vật chất, trang thiết bị và hạ tầng hiện có của 02 Trung tâm; công tác hướng nghiệp cho học sinh và đào tạo nghcho lao động nông thôn còn hạn chế; đội ngũ viên chức, giáo viên, nhân viên chưa sử dụng, bố trí hợp lý, phân tán nguồn lực...

Với mục tiêu tận dụng hiệu quả hơn hệ thống cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện có, phát huy năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên. Hơn nữa, để hướng hoạt động đào tạo của Trung tâm vào những nội dung mang tính ổn định, thiết thực và cấp thiết của địa phương, góp phần giảm bớt đầu mối quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm chi ngân sách. Đồng thời, thực hiện Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn việc sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên và Chương trình hành động số 51-CTr/TU ngày 23/7/2014 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Vì vậy, việc thành lập Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Sơn Hà trên cơ sở sáp nhập Trung tâm dạy nghề huyện Sơn Hà và Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp huyện Sơn Hà là cần thiết, phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế của huyện Sơn Hà.

Phần thứ II

THỰC TRẠNG CỦA TRUNG TÂM DẠY NGHỀ HUYỆN SƠN HÀ VÀ TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN - HƯỚNG NGHIỆP HUYỆN SƠN HÀ

I. Trung tâm dạy nghề huyện Sơn Hà

1. Trung tâm Dạy nghề huyện Sơn Hà là đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc y ban nhân dân huyện Sơn Hà.

Địa điểm: TDP Nước Bung, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi.

2. Nhiệm vụ của Trung tâm:

- Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề, có đạo đức lương tâm nghnghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

- Tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình, giáo trình, tài liệu dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo. Đưa nội dung giảng dạy v ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình dạy ngh khi tchức dạy nghcho người lao động đi làm việc nước ngoài.

- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề theo chỉ tiêu của cấp có thẩm quyền giao.

- Tổ chức các hoạt động dạy và học; kiểm tra, cấp chứng chỉ sơ cấp nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trung tâm đủ về số lượng; phù hợp với ngành nghề, quy mô đào tạo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.

- Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề.

- Thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghề trong hoạt động dạy nghề; tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp.

- Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia các hoạt động xã hội.

- Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề, ứng dụng khoa học công nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài chính.

- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện chế độ báo cáo với cơ quan cấp trên về các hoạt động của Trung tâm theo định kỳ hoặc đột xuất.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

3. Về biên chế, người lao động:

- Biên chế được giao: 08 biên chế;

- Biên chế thực hiện: 06 người (gồm: Giám đốc và Phó Giám đốc: 02; Giáo viên: 02; Nhân viên kế toán: 02);

- Hợp đồng lao động: 04 người (gồm: Giáo viên: 01; nhân viên: 01; văn thư, bảo vệ: 02).

4. Đất đai: Tổng diện tích 15.000 m2 (hiện chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

5. Cơ sở vật chất:

- Khu hành chính (nhà hiệu bộ): 09 phòng (trong đó có 01 phòng họp), tổng diện tích: 420m2.

- Phòng học: 08 phòng học và 02 phòng chờ của giáo viên, tổng diện tích: 955,21m2.

- Có 02 nhà xưởng thực hành với tổng diện tích 937,1m2 (Khu tĩnh diện tích 596,8 m2 với 06 phòng thực hành và 01 phòng giáo viên; Khu động diện tích 340,3 m2 với 03 phòng thực hành và 01 phòng giáo viên).

Ngoài ra đã xây dựng các công trình phụ trợ (sân nền, đường nội bộ, nhà để xe); mua sắm thiết bị dạy nghề cho các ngành nghề: điện dân dụng; điện tử dân dụng; thực hành tin học; kỹ thuật cắt may; phòng chống dịch cho gia súc gia cầm; xây dựng dân dụng, mộc dân dụng; thiết bị văn phòng (đầu chiếu) phục vụ việc học tập của các nghề.

- Nhà ở bán trú học viên: Tổng diện tích xây dựng 1,041,6m2 (20 phòng ở được trang bị 64 giường 2 tầng và 12 giường đơn; 01 nhà ăn tập thể).

II. Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp huyện Sơn Hà

1. Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp huyện Sơn Hà là đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc Sở giáo dục và Đào tạo.

Địa điểm: TDP Nước Bung, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi.

2. Chức năng, nhiệm vụ:

- Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục:

+ Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ;

+ Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;

+ Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm: chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng, công nghệ thông tin - truyền thông; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ; chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác tại vùng dân tộc, miền núi theo kế hoạch hằng năm của địa phương;

+ Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.

- Điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nội dung học tập, đề xuất với sở giáo dục và đào tạo, chính quyền địa phương việc tổ chức các chương trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng.

- Tổ chức các lớp học theo các chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông dành riêng cho các đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người tàn tật, khuyết tật, theo kế hoạch hàng năm của địa phương.

- Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập.

- Nghiên cứu, tổng kết rút kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục góp phần phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên.

3. Về biên chế, người lao động:

- Biên chế được giao: 13 biên chế;

- Biên chế thực hiện: 13, (gồm: Giám đốc và Phó Giám đốc: 02; Giáo viên: 07; Nhân viên: 04).

- Hợp đồng lao động: 02 người (bảo vệ).

4. Đất đai: Tổng diện tích 7.824,4 m2

5. Cơ sở vật chất:

- Khu hành chính (nhà hiệu bộ): 576 m2 (gồm: 09 phòng làm việc, 01 phòng họp; 02 phòng nghỉ giáo viên);

- Phòng học: 636m2 (gồm 10 phòng);

- Khu phòng học bộ môn: 528m2 (gồm: 06 phòng bộ môn; 01 phòng thư viện);

- Khu nhà bán trú: 627m2 (gồm 16 phòng).

Phần thứ III

NỘI DUNG THÀNH LẬP “TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN SƠN HÀ” TRÊN CƠ SỞ SÁP NHẬP TRUNG TÂM DẠY NGHỀ HUYỆN SƠN HÀ VÀ TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN - HƯỚNG NGHIỆP HUYỆN SƠN HÀ

I. Nguyên tắc sáp nhập

1. Đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo nghề nghiệp và tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện. Tăng cường năng lực đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp; sử dụng có hiệu quả nhân lực, nguồn lực đầu tư. Đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp thuận lợi và phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, liên tục, học suốt đời của nhân dân, góp phần xây dựng xã hội học tập.

2. Sáp nhập, chuyển giao nguyên trạng về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, đội ngũ viên chức, lao động hợp đồng, tài chính, tài sản (trừ đất đai, cơ sở vật chất của Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp huyện Sơn Hà hiện nay chuyển giao cho UBND huyện Sơn Hà quản lý để bố trí cho các đơn vị trực thuộc huyện) và các hsơ, tài liệu có liên quan v.v...của Trung tâm dạy nghề huyện Sơn Hà và Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp huyện Sơn Hà v cho Trung tâm Giáo dục nghnghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Sơn Hà quản lý theo quy định.

3. Trong quá trình thực hiện sáp nhập, bàn giao và tiếp nhận phải theo đúng quy định hin hành của Nhà nước; đảm bảo các hoạt động giáo dục của Trung tâm; không gây gián đoạn quá trình học tập của học viên; thực hiện đy đủ quyền, nghĩa vụ và chế độ, chính sách đối với đội ngũ viên chức, lao động hợp đồng, học viên theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.

4. Các chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động; tài chính... của Trung tâm Dạy nghề huyện Sơn Hà trước thời điểm sáp nhập do UBND huyện Sơn Hà chịu trách nhiệm. Các chế độ, chính sách đối với cán bộ lãnh đạo quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động; tài chính... của Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp huyện Sơn Hà trước thời điểm sáp nhập do Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm.

II. Tên gọi tổ chức và địa điểm

1. Tên tổ chức: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Sơn Hà (trên cơ sở sáp nhập Trung tâm dạy nghề huyện Sơn Hà và Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp huyện Sơn Hà).

2. Địa điểm: TDP Nước Bung, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi (cơ sở của Trung tâm Dạy nghề huyện Sơn Hà hiện nay).

III. Địa vị pháp lý, hoạt động của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Sơn Hà

1. Địa vị pháp lý

a) Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Sơn Hà là đơn vị sự nghiệp công lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để hoạt động theo quy định của pháp luật.

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Sơn Hà chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của UBND huyện Sơn Hà; đồng thời, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp của Sở Giáo dục và Đào tạo và quản lý nhà nước về đào tạo nghề nghiệp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

b) Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Sơn Hà hoạt động theo quy định của Luật Giáo dục nghnghiệp, Luật Giáo dục, Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Hoạt động của Trung tâm

Hoạt động của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Sơn Hà thực hiện theo các quy định sau:

a) Nội dung hoạt động đào tạo nghề nghiệp ở trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và Điều lệ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

b) Nội dung hoạt động giáo dục thường xuyên thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c) Nội dung hoạt động giáo dục hướng nghiệp thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 44/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

IV. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Sơn Hà

1. Nhiệm vụ

a) Tổ chức đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở trình độ sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp dưới 3 tháng; đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề; đào tạo bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động trong doanh nghiệp; bồi dưỡng hoàn thiện kỹ năng nghề cho người lao động; đào tạo nghề cho lao động nông thôn và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trđào tạo sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.

b) Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm: chương trình xóa mù chữ và tiếp tục sau khi biết chữ; chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ vchuyên môn, nghiệp vụ; chương trình giáo dục để lấy bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.

c) Tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu trình độ sơ cấp, dưới 03 tháng đối với những nghề được phép đào tạo; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyn giao công nghệ.

d) Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh.

đ) Quản lý đội ngũ viên chức, giáo viên và nhân viên của trung tâm theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.

e) Tổ chức lao động sản xuất và dịch vụ kỹ thuật phục vụ đào tạo.

g) Nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học về giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp, thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới phục vụ phát trin kinh tế - xã hội của địa phương.

h) Tổ chức các hoạt động dạy và học; kiểm tra và cấp chứng chỉ theo quy định.

i) Tư vấn nghề nghiệp, tư vấn việc làm cho người học; phối hợp với các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông tuyên truyền, hướng nghiệp, phân luồng học sinh.

k) Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học trong hoạt động đào tạo nghnghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp; tổ chức cho người học tham quan, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp.

l) Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp.

m) Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.

n) Tạo điều kiện hoặc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho viên chức, giáo viên và nhân viên của trung tâm được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

o) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo qui định.

p) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Quyền hạn

a) Được chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển trung tâm phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp và quy hoạch mạng lưới Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

b) Được tổ chức đào tạo theo quy định của pháp luật.

c) Được liên doanh, liên kết hoạt động đào tạo với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài để tổ chức đào tạo, bổ túc và bồi dưỡng kỹ năng nghề theo quy định của pháp luật.

d) Được huy động, nhận tài trợ, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật nhm thực hiện các hoạt động đào tạo.

đ) Được tổ chức sản xuất, kinh doanh và dịch vụ theo qui định của pháp luật.

e) Được sử dụng nguồn thu từ hot động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trung tâm, chi các hoạt động và bổ sung nguồn tài chính của trung tâm.

g) Thực hiện các quyền tự chủ khác theo quy định của pháp luật.

VI. Cơ cấu tổ chức và biên chế, số lượng người làm việc của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Sơn Hà

1. Cơ cấu tổ chức

a) Lãnh đạo Trung tâm:

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Sơn Hà có Giám đốc và không quá 02 (hai) phó Giám đốc. Việc bổ nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc thực hiện theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức của UBND tỉnh và phù hợp với tiêu chuẩn chức danh theo quy định của tỉnh và pháp luật của Nhà nước.

b) Các tổ chuyên môn, nghiệp vụ gồm: Tổ Giáo vụ; Tổ hành chính - Tổng hợp; Tổ đào tạo nghề - Hướng nghip; Tổ Giáo dục thường xuyên; các tổ sản xut, dịch vụ, phục vụ đào tạo nghề nghiệp (nếu có).

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao; quy mô, nghề đào tạo và cơ cấu tổ chức trong Quy chế tổ chức, hoạt động của trung tâm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Giám đốc Trung tâm quyết định thành lập các Tổ chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc theo quy định của pháp luật.

2. Biên chế và số lượng người làm việc của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Sơn Hà

a) Sáp nhập, chuyển giao nguyên trạng về biên chế, đội ngũ viên chức, lao động hợp đồng của Trung tâm Dạy nghhuyện Sơn Hà và Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp huyện Sơn Hà vTrung tâm Giáo dục nghnghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Sơn Hà quản lý theo quy định.

b) Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Sơn Hà căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, khối lượng công việc được giao và các văn bản của Nhà nước có liên quan xây dựng Đán vị trí việc làm, số người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của Trung tâm, báo cáo Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm cơ sở thực hiện.

c) Việc điều động, thuyên chuyển, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện chính sách, tuyển dụng, hợp đồng lao động, sử dụng và quản lý viên chức, người lao động làm việc tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Sơn Hà thực hiện theo quy định của pháp luật về viên chức, người lao động và các quy định hiện hành của Nhà nước có liên quan.

VII. Cơ sở vật chất, trang thiết bị

1. Chuyển giao nguyên trạng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trung tâm Dạy nghề huyện Sơn Hà và trang thiết bị hiện có của Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp huyện Sơn Hà cho Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Sơn Hà tiếp tục sử dụng để phục vụ cho hoạt động của đơn vị.

2. Chuyển giao nguyên trạng đất đai, cơ sở vật chất của Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp huyện Sơn Hà, trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo về cho y ban nhân dân huyện Sơn Hà quản lý để bố trí cho các đơn vị trực thuộc huyện.

VIII. Kinh phí hoạt động

1. Kinh phí hoạt động của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Sơn Hà được sử dụng từ nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, các nguồn thu thoạt động sự nghiệp của đơn vị, các nguồn viện trợ, tài trợ và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Việc xây dựng dự toán kinh phí hoạt động hàng năm của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Sơn Hà thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách và hướng dẫn của cơ quan tài chính có thẩm quyền.

Phần thứ IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. UBND huyện Sơn Hà có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Đề án này. Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện việc bàn giao và tiếp nhận theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Thời gian hoàn thành việc bàn giao và tiếp nhận chậm nhất đến ngày 31 tháng 03 năm 2016.

b) Thực hiện quy trình bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Sơn Hà đúng theo quy trình, quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức của UBND tỉnh; quyết định điều chuyển biên chế, viên chức, lao động hợp đồng thuộc thẩm quyền quản lý.

c) Chỉ đạo Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Sơn Hà căn cứ các quy định hiện hành của Nhà nước để xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm, trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt để làm cơ sở hoạt động.

d) Chỉ đạo, hướng dẫn Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Sơn Hà xây dựng Đán vị trí việc làm; tổ chức thẩm định, tổng hợp Đề án vị trí việc làm của Trung tâm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm cơ sở thực hiện.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm kiểm kê, bàn giao nguyên trạng về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, đội ngũ viên chức, lao động hợp đồng, tài chính, tài sản, các hồ sơ, tài liệu có liên quan v.v...của Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp huyện Sơn Hà cho UBND huyện Sơn Hà và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Sơn Hà theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Đồng thời, chịu trách nhiệm quản lý và hướng dẫn chuyên môn về giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp đối với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Sơn Hà theo thẩm quyn.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm quản lý nhà nước và hướng dẫn về đào tạo nghề nghiệp đối với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Sơn Hà theo thẩm quyền; hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề theo Đán “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

4. Sở Nội vụ có trách nhiệm phối hợp với UBND huyện Sơn Hà, Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan tham mưu UBND tỉnh quyết định thành lập Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Sơn Hà trên cơ sở sáp nhập nguyên trạng Trung tâm dạy nghhuyện Sơn Hà và Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp huyện Sơn Hà; trình cấp có thẩm quyền điều chuyển 13 (mười ba) biên chế sự nghiệp giáo dục từ Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp huyện Sơn Hà, trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo về cho UBND huyện Sơn Hà quản lý để bố trí cho Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Sơn Hà theo quy định; quyết định điều chuyn viên chức, lao động hợp đồng theo phân cấp; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của UBND tỉnh để bảo đảm thực hiện Đán đạt hiệu quả.

5. Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với UBND huyện Sơn Hà, Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc hướng dẫn thực hiện bàn giao và tiếp nhận về tài chính, tài sản; hướng dẫn việc thanh quyết toán kinh phí của Trung tâm dạy nghề huyện Sơn Hà và Trung tâm Giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp huyện Sơn Hà trước khi tchức sáp nhập, chuyn giao vTrung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Sơn Hà./.