Quyết định 69/2007/QĐ-UBND Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Uỷ ban nhân dân tỉnh và Liên đoàn Lao động tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
Số hiệu: | 69/2007/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lào Cai | Người ký: | Nguyễn Hữu Vạn |
Ngày ban hành: | 19/09/2007 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tổ chức bộ máy nhà nước, Tổ chức chính trị - xã hội, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
|
Số: 69/2007/QĐ-UBND
|
Lào Cai, ngày 19 tháng 9 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VÀ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH LÀO CAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Công đoàn ngày 30/6/1990;
Căn cứ Quyết định 04/2007/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ với Tổng liên đoàn lao động Việt nam;
Sau khi thống nhất với Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Lào Cai;
Theo đề nghị của chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Uỷ ban nhân dân tỉnh và Liên đoàn Lao động tỉnh Lào Cai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 157/QĐ-UB ngày 27/4/1995 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai về việc ban hành quy chế về mối quan hệ công tác giữa UBND tỉnh và Liên đoàn LĐ tỉnh Lào Cai.
Điều 3. Chánh văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
|
QUY CHẾ
Về mối quan hệ công tác giữa Uỷ ban nhân dân tỉnh và Liên đoàn Lao động tỉnh Lào Cai
(Ban hành kèm theo Quyết định số 69 /2007/QĐ-UBND ngày 19 /9 /2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai)
Điều 1. Quy chế này quy định một số điểm cụ thể về quan hệ phối hợp trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân tỉnh (UBND) có liên quan đến chức năng của Liên đoàn Lao động tỉnh (LĐLĐ) nhằm phát huy vai trò của LĐLĐ tỉnh trong việc tham gia với cơ quan Nhà nước xây dựng và kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật, thực hiện các cơ chế, chủ trương, chính sách quản lý có liên quan trực tiếp đến phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức và người lao động; tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế góp phần bảo đảm các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, công chức và người lao động; đồng thời tổ chức, giáo dục, động viên cán bộ, công chức và người lao động tích cực thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Điều 2. Trong việc soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, chế độ về lao động, tiền lương, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hộ lao động và các chính sách xã hội khác liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của người lao động:
1. Các Sở, Ban, ngành được UBND tỉnh giao chủ trì việc soạn thảo các văn bản nói trên có trách nhiệm lấy ý kiến của Ban thường vụ LĐLĐ tỉnh bằng hình thức gửi văn bản trực tiếp. Thời gian lấy ý kiến ít nhất là 20 ngày làm việc kể từ ngày đưa dự thảo văn bản ra lấy ý kiến và trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được dự thảo văn bản Ban thường vụ LĐLĐ tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
2. Trường hợp ý kiến của Ban thường vụ LĐLĐ tỉnh và ý kiến của cơ quan soạn thảo khác nhau, chưa thống nhất được thì cơ quan chủ trì soạn thảo phải nêu rõ trong Tờ trình trình dự thảo văn bản, các ý kiến khác nhau để Chủ tịch UBND tỉnh xem xét và quyết định theo thẩm quyền.
Điều 3. Về việc tổ chức phong trào thi đua Lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, chống lãng phí trong cán bộ, công chức và người lao động:
1. Liên đoàn Lao động tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các cấp Công đoàn trong tỉnh tham gia với các cơ quan chức năng tuyên truyền, động viên cán bộ, công chức và người lao động; tổ chức các phong trào thi đua lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, chống lãng phí; tham gia công tác sơ kết, tổng kết thi đua; chấp hành và giám sát việc chấp hành Luật Thi đua, khen thưởng.
2. Liên đoàn Lao động tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các cấp Công đoàn tuyên truyền giáo dục cán bộ, công chức và người lao động thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Điều 4.
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh tạo điều kiện thuận lợi để LĐLĐ tỉnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong cán bộ, công chức và người lao động; động viên, tổ chức cho đoàn viên, cán bộ, công chức và người lao động tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức và viên chức Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Công đoàn thực hiện quyền kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức và người lao động.
3. Khi cần thiết LĐLĐ tỉnh đề xuất với UBND tỉnh và các sở, ban, ngành chức năng thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về việc thực hiện các chính sách, chế độ liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức và người lao động theo Luật Công đoàn. LĐLĐ tỉnh cử đại diện tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật và việc thực hiện các chế độ, chính sách, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức và người lao động do UBND tỉnh hoặc do các sở, ban, ngành tổ chức.
4. Để thực hiện tốt Quy chế dân chủ theo quy định tại Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan và Nghị định số 07/1999/NĐ-CP ngày 13/02/1999 của Chính phủ về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ trong Doanh nghiệp Nhà nước, UBND tỉnh ra văn bản chỉ đạo yêu cầu các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị CBCC và Đại hội CNVC hàng năm.
Điều 5. Về việc giải quyết các kiến nghị của cán bộ, công chức và người lao động:
1. Liên đoàn Lao động tỉnh có trách nhiệm phối hợp, giám sát việc chấp hành pháp luật và việc thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức và người lao động trên địa bàn tỉnh.
Liên đoàn Lao động tỉnh cần kịp thời phản ánh với các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố về các vấn đề phát sinh hoặc thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật; phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố trong việc giải quyết các vấn đề này hoặc báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
2. Trong trường hợp LĐLĐ tỉnh còn có ý kiến khác với kết quả giải quyết của các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố về đơn thư khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức và người lao động, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Liên đoàn Lao động tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đề ra những biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ thu, chi nguồn quỹ Công đoàn, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, chấp hành nghiêm kỷ luật tài chính.
Điều 7. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm giúp LĐLĐ tỉnh mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác với Tổng công hội tỉnh Vân Nam- Trung Quốc.
Điều 8. Về chế độ thông tin báo cáo:
1. UBND tỉnh có trách nhiệm thông tin cho LĐLĐ tỉnh về tình hình kinh tế- xã hội và các chủ trương, chính sách của tỉnh mới ban hành liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của cán bộ, công chức và người lao động.
2. Khi cần thiết UBND tỉnh cử người đại diện dự các kỳ Hội nghị Ban chấp hành LĐLĐ tỉnh để nghe các kiến nghị với UBND tỉnh hoặc thông báo những vấn đề chính sách liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức và người lao động.
3. Ban thường vụ LĐLĐ tỉnh có trách nhiệm báo cáo về tình hình việc làm, đời sống, tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, công chức và người lao động và hoạt động Công đoàn với UBND tỉnh.
Điều 9.
1. Thường trực LĐLĐ tỉnh được mời dự các phiên họp của UBND tỉnh hoặc các hội nghị chuyên đề giải quyết các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức và người lao động hoặc liên quan đến hoạt động Công đoàn.
2. Chủ tịch UBND tỉnh, các thành viên của UBND tỉnh được mời đến dự các kỳ họp của Ban thường vụ, Ban chấp hành LĐLĐ tỉnh khi bàn về các vấn đề có liên quan đến việc làm, đời sống của cán bộ, công chức và người lao động.
3. Hàng năm (hoặc khi cần thiết) Chủ tịch UBND tỉnh và Chủ tịch LĐLĐ tỉnh tổ chức họp liên tịch (hoặc làm việc) để trao đổi những vấn đề cần thiết trong mối quan hệ công tác giữa UBND tỉnh với LĐLĐ tỉnh. Thời gian, chương trình làm việc do Văn phòng UBND tỉnh phối hợp với Văn phòng LĐLĐ tỉnh chuẩn bị.
Quyết định 04/2007/QĐ-TTg ban hành Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ban hành: 10/01/2007 | Cập nhật: 19/01/2007
Nghị định 07/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp Nhà nước Ban hành: 13/02/1999 | Cập nhật: 07/12/2012
Nghị định 71/1998/NĐ-CP về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Ban hành: 08/09/1998 | Cập nhật: 06/09/2010