Quyết định 68/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo, đầm phá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu: | 68/2014/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế | Người ký: | Phan Ngọc Thọ |
Ngày ban hành: | 14/11/2014 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài nguyên, Môi trường, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 68/2014/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 14 tháng 11 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo;
Căn cứ Quyết định số 23/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo;
Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 396/TTr-TNMT ngày 13 tháng 10 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo, đầm phá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã ven biển, đầm phá và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, ĐẢO, ĐẦM PHÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 68/2014/QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định mục đích, nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo, đầm phá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với các sở, ban, ngành, các cơ quan, tổ chức có liên quan; UBND các huyện, thị xã ven biển, đầm phá; UBND các xã, phường, thị trấn ven biển, đầm phá thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
1. Thiết lập cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo, đầm phá trên địa bàn tỉnh.
2. Nâng cao trách nhiệm phối hợp giữa các sở, ban ngành, UBND các cấp; tăng cường hiệu quả công tác quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo, đầm phá.
3. Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo, đầm phá, đảm bảo phát triển bền vững.
1. Đảm bảo sự quản lý thống nhất, liên ngành, liên vùng, đồng bộ, hiệu quả, phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan trong việc chủ trì, phối hợp thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo, đầm phá.
2. Việc thực hiện các nhiệm vụ phối hợp của từng cơ quan phải trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và các quy định của pháp luật.
3. Việc thực hiện các nhiệm vụ phối hợp phải bảo đảm bí mật quốc gia, bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật; bảo đảm quốc phòng, an ninh, an toàn trên biển, đảo, đầm phá.
4. Không cản trở các hoạt động khai thác, sử dụng hợp pháp tài nguyên biển, đảo, đầm phá và các hoạt động hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân trên vùng biển, đảo, đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế.
1. Tham mưu UBND tỉnh xây dựng, ban hành và chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo, đầm phá trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là QLTH BĐĐP)
a) Lập kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh, tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
b) Rà soát, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về QLTH BĐĐP.
c) Theo dõi việc thực thi pháp luật về QLTH BĐĐP.
d) Tham mưu UBND tỉnh tổng kết, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường hàng năm việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, của tỉnh về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo và đầm phá.
2. Lập và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo, đầm phá trên địa bàn tỉnh.
a) Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; hiện trạng, nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo, đầm phá.
b) Xây dựng, tổ chức lấy ý kiến, hoàn thiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo, đầm phá.
c) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo, đầm phá sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Quản lý thống nhất hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển, đảo, đầm phá.
a) Lập và tổ chức thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển, đảo, đầm phá.
b) Quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển, đảo, đầm phá.
c) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển, đảo, đầm phá trên địa bàn tỉnh.
4. Phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm và ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển, đảo, đầm phá.
a) Nghiên cứu, điều tra, đánh giá tình trạng ô nhiễm, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển, đảo, đầm phá.
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, xử lý, khắc phục hậu quả ô nhiễm, suy thoái môi trường, phục hồi, cải thiện chất lượng môi trường biển, đảo, đầm phá; ứng phó sự cố môi trường, thiên tai trên vùng biển, ven biển, đảo và đầm phá của tỉnh.
c) Quan trắc biến động, đánh giá hiện trạng và dự báo xu thế biến động bờ biển; theo dõi, giám sát và cảnh báo sự cố môi trường, thiên tai trên vùng biển, đảo vùng ven biển và đầm phá của tỉnh.
5. Tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo, đầm phá.
a) Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về quản lý tổng hợp, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo, đầm phá; phòng, chống thiên tai trên vùng biển, ven biển, đảo và đầm phá.
b) Tổ chức Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam; Ngày Đại dương Thế giới. 6. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo, đầm phá.
a) Điều tra, nghiên cứu tài nguyên và môi trường biển, đảo, đầm phá; ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ công tác điều tra, nghiên cứu biển, đảo, đầm phá.
b) Xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường biển, đảo, đầm phá, ứng phó sự cố tràn dầu, thích ứng với biến đổi khí hậu.
TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, ĐẢO, ĐẦM PHÁ
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Hàng năm lập kế hoạch và tham mưu UBND tỉnh xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.
b) Theo dõi, kiểm tra, rà soát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của các ngành, các cấp về sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Tư pháp có trách nhiệm:
Thẩm định dự thảo các văn bản QPPL thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác rà soát, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; theo dõi việc thực thi pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo, đầm phá.
3. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã liên quan có trách nhiệm:
Tham gia góp ý kiến trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật; đề xuất, kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo, đầm phá.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã có liên quan điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng, nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo, đầm phá.
b) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo, đầm phá trên địa bàn tỉnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo, đầm phá.
2. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã liên quan có trách nhiệm:
Tham gia ý kiến xây dựng quy hoạch, kế hoạch; phối hợp kiểm tra, giám sát và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo, đầm phá khi được phân công.
Điều 7. Quản lý hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển, đảo, đầm phá
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Chủ trì lập chương trình, kế hoạch điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển, đảo, đầm phá trên địa bàn tỉnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo, đầm phá.
c) Cung cấp các thông tin, số liệu về điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển, đảo, đầm phá cho các Sở, ban, ngành địa phương khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
d) Thẩm định, tham gia thẩm định các chương trình, kế hoạch điều tra cơ bản tài nguyên biển, đảo, đầm phá theo quy định.
2. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã ven biển có trách nhiệm:
Cung cấp các số liệu, thực trạng quản lý, nhu cầu về điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển, đảo, đầm phá do các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã ven biển thực hiện, quản lý.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Tổ chức nghiên cứu, điều tra, đánh giá tình trạng ô nhiễm, xây dựng bản đồ hiện trạng ô nhiễm môi trường biển, đảo, đầm phá; tổ chức đánh giá hiện trạng và dự báo xu thế biến động; nguyên nhân gây ô nhiễm; xác định, khoanh vùng đệm để bảo vệ các vùng bờ biển, vùng đầm phá dễ bị tổn thương.
b) Đề nghị Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, giám sát môi trường, cảnh báo sự cố môi trường, thiên tai trên vùng biển, đảo Thừa Thiên Huế.
c) Xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, xử lý và khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, đảo, đầm phá theo quy định của pháp luật; xây dựng kế hoạch hành động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
d) Cung cấp các thông tin thu thập được từ hệ thống quan trắc, giám sát chất lượng môi trường, cảnh báo thiên tai trên biển, đảo, đầm phá cho các sở, ngành và địa phương ven biển phục vụ công tác phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm và ứng phó khắc phục các sự cố môi trường, thiên tai trên biển, đảo, đầm phá.
đ) Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã ven biển và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, đảo, đầm phá.
2. Ban Chỉ huy Phòng, Chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo theo thẩm quyền các lực lượng tham gia tìm kiếm cứu nạn trên biển, đảo, đầm phá.
3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh có trách nhiệm:
Chỉ đạo các lực lượng trực thuộc tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường vùng đầm phá; huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị ứng phó, khắc phục sự cố môi trường, thiên tai vùng đầm phá.
4. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh có trách nhiệm:
Chỉ đạo các lực lượng trực thuộc tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, đảo; huy động lực lượng, trang thiết bị ứng phó, khắc phục sự cố môi trường, thiên tai trên vùng biển, đảo thuộc tỉnh.
5. Công an tỉnh có trách nhiệm:
Chỉ đạo các lực lượng trực thuộc tăng cường công tác điều tra, nắm tình hình, phát hiện và đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường biển, đảo, đầm phá. Phối hợp với các sở, ban ngành và địa phương liên quan trong khắc phục sự cố môi trường biển, đảo, đầm phá.
6. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm:
Huy động sự trợ giúp của quốc tế trong việc ứng phó, khắc phục sự cố môi trường trên vùng biển, đảo, đầm phá của tỉnh.
7. Các sở, ban ngành liên quan có trách nhiệm:
Thực hiện phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm và sẵn sàng tham gia ứng phó, khắc phục các sự cố môi trường, thiên tai trên biển, đảo, đầm phá theo chức năng nhiệm vụ được giao.
8. UBND các huyện, thị xã ven biển có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các Sở, ban, ngành huy động các nguồn lực để ngăn chặn, ứng phó các sự cố môi trường biển, đảo, đầm phá, giải quyết việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường biển, đảo, đầm phá theo quy định của pháp luật.
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường điều tra, đánh giá tình trạng, vùng ô nhiễm, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển, đảo, đầm phá tại địa phương.
c) Chỉ đạo các lực lượng chuyên trách tham gia kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, đảo, đầm phá.
d) Xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, xử lý và khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, đảo, đầm phá theo quy định của pháp luật.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cộng đồng về:
- Quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo, đầm phá;
- Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển, đảo, đầm phá;
- Phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển, đảo, đầm phá.
b) Hỗ trợ, trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu cho các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã và các cơ quan thông tấn báo chí để phục vụ công tác tuyên truyền phổ biến các chính sách, pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo, đầm phá.
c) Phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã ven biển xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các sự kiện của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương Thế giới,....
d) Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy để định hướng tuyên truyền; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội và các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và giám sát việc thực hiện pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo, đầm phá.
2. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các Đài, Báo trên địa bàn có chương trình, kế hoạch thực hiện thông tin tuyên truyền pháp luật về tài nguyên môi trường và bảo vệ môi trường biển, đảo, đầm phá.
b) Phối hợp với Sở Công Thương và chính quyền địa phương quảng bá thương hiệu biển, đảo, đầm phá; hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực biển, đảo, đầm phá của tỉnh.
3. Trung tâm truyền hình Việt Nam tại thành phố Huế, Đài Phát Thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Thừa Thiên Huế có trách nhiệm:
Thực hiện các phóng sự, đăng tải thông tin, bố trí thời lượng phát sóng, đưa tin, bài, chuyên mục tuyên truyền về chính sách, pháp luật trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo, đầm phá; các sự kiện văn hóa của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương Thế giới,…
4. Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường cao đẳng có trách nhiệm:
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường lựa chọn các chủ đề về biển, đảo, đầm phá để tổ chức tuyên truyền chính sách, pháp luật thông qua các buổi diễn thuyết, nói chuyện chuyên đề, các cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo, đầm phá quê hương cho học sinh, sinh viên.
5. Các sở, ban, ngành liên quan có trách nhiệm tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên và môi trường biển, đảo, đầm phá; hưởng ứng các hoạt động của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, ngày Đại dương Thế giới,…
6. UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế có trách nhiệm:
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên và môi trường biển, đảo, đầm phá.
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hưởng ứng và tổ chức các hoạt động của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, ngày Đại dương Thế giới,…
Điều 10. Hợp tác quốc tế về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo, đầm phá
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Tham mưu UBND tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hợp tác quốc tế về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo, đầm phá; ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ công tác điều tra, nghiên cứu biển, đảo, đầm phá; thăm dò tài nguyên, phát triển khoa học công nghệ biển; phát triển, hoàn thiện hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển, đảo, đầm phá.
b) Tổng hợp các hoạt động hợp tác quốc tế về biển, đảo, đầm phá để báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm phối hợp với các sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã ven biển tăng cường hỗ trợ quảng bá, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo, đầm phá.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu về tài nguyên và môi trường biển, đảo, đầm phá theo thẩm quyền cho các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã ven biển khi có yêu cầu.
Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã ven biển có trách nhiệm cung cấp thông tin có liên quan theo thẩm quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường khi có yêu cầu theo sự phân công như sau:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp những thông tin có liên quan; thực trạng quản lý; các số liệu về tài nguyên sinh vật biển, đảo, đầm phá; kết quả quan trắc môi trường biển, đầm phá do Sở thực hiện.
2. Sở Giao thông Vận tải cung cấp thông tin, số liệu về thực trạng quản lý, hoạt động và định hướng phát triển hệ thống cảng biển, luồng hàng hải, khu neo đậu và các cơ sở sửa chữa, đóng mới tàu biển.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp thông tin, số liệu về thực trạng, định hướng phát triển khu kinh tế ven biển; kinh tế biển, đảo và các thông tin có liên quan.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cung cấp thông tin, số liệu về thực trạng và định hướng phát triển du lịch biển và đầm phá; các khu du lịch, điểm du lịch ven biển và đầm phá; về bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị các di sản, các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh vùng ven biển và đầm phá.
5. Sở Công Thương cung cấp các thông tin, số liệu về thực trạng và chính sách phát triển công nghiệp, thương mại vùng biển, đảo, đầm phá; kết quả và định hướng hợp tác quốc tế về lĩnh vực công nghiệp, thương mại.
6. Sở Ngoại vụ cung cấp các thông tin, tài liệu về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong hoạt động đối ngoại liên quan đến việc quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo, đầm phá.
7. Sở Khoa học và Công nghệ cung cấp các thông tin, cơ sở dữ liệu, công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực biển, đảo và đầm phá trên địa bàn tỉnh.
8. Sở Xây dựng cung cấp các thông tin, số liệu về thực trạng và định hướng quy hoạch phát triển các khu đô thị, các công trình xây dựng ven biển, đảo, đầm phá thuộc phạm vi quản lý.
9. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh cung cấp thông tin, số liệu về vùng cấm khai thác, khu vực hạn chế hoạt động, khu vực cần bảo vệ đặc biệt trên vùng đầm phá cho mục đích quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh; tình hình an ninh, trật tự, an toàn trên đầm phá.
10. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh cung cấp các thông tin, số liệu về tình hình an ninh, trật tự, an toàn trên biển.
11. Ban Chỉ huy Phòng, Chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cung cấp các thông tin, số liệu về tình hình thiên tai, các sự cố và các hoạt động phòng chống, ứng phó, khắc phục hậu quả trên biển, đảo, đầm phá.
12. Ban Quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô cung cấp các thông tin, số liệu các hoạt động của Khu kinh tế.
13. Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế cung cấp các thông tin, số liệu về tình hình hoạt động hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường,… thuộc trách nhiệm quản lý.
14. UBND các huyện, thị xã ven biển; UBND các xã, phường, thị trấn ven biển cung cấp thông tin, số liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội; tình hình quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng biển, đảo, đầm phá trên địa bàn; tình hình nuôi trồng, khai thác thủy hải sản; các khu vực đầm phá, bãi bồi, vùng đệm, vùng bờ biển xói lở, rừng phòng hộ, đất ngập nước, khu vực cần bảo tồn hệ sinh thái vùng biển, vùng đầm phá thuộc phạm vi quản lý; tình hình quản lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm biển, đảo, đầm phá .
1. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã ven biển, đầm phá và các cơ quan liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, lực lượng trực thuộc phối hợp thực hiện những nội dung, trách nhiệm có liên quan được quy định tại Quy chế này; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng năm (trước ngày 15/12) gửi Sở Tài nguyên và Môi trường.
2. Chi cục Biển, Đảo và Đầm phá là cơ quan đầu mối, tham mưu giúp Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ phối hợp quy định tại Quy chế này.
1. Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và các cơ quan liên quan có trách nhiệm triển khai, tổ chức thực hiện Quy chế này.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan kiểm tra việc thực hiện Quy chế này tổng hợp tình hình thực hiện báo cáo UBND tỉnh./.
Quyết định 23/2013/QĐ-TTG về Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo Ban hành: 26/04/2013 | Cập nhật: 02/05/2013
Nghị định 25/2009/NĐ-CP về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo Ban hành: 06/03/2009 | Cập nhật: 12/03/2009