Quyết định 677/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020
Số hiệu: | 677/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 10/05/2011 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 20/05/2011 | Số công báo: | Từ số 291 đến số 292 |
Lĩnh vực: | Khoa học, công nghệ, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 677/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2011 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Chuyển giao công nghệ ngày 29 tháng 11 năm 2006; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Chương trình) với những nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu đến năm 2015
a) Số lượng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 10%/năm.
b) 100% doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia làm chủ được công nghệ tiên tiến để sản xuất sản phẩm.
c) 30.000 kỹ sư, kỹ thuật viên và cán bộ quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa được đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới.
d) Hình thành ít nhất một mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững ứng dụng công nghệ tiên tiến tại mỗi vùng sinh thái.
2. Mục tiêu đến năm 2020
a) Số lượng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 15%/năm, trong đó có 5% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
b) 100% doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia làm chủ và tạo ra được công nghệ tiên tiến để sản xuất sản phẩm.
c) 80.000 kỹ sư, kỹ thuật viên và cán bộ quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa được đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới.
d) Hình thành các nhóm nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ phù hợp với từng địa bàn, một số mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững ứng dụng công nghệ tiên tiến tại các tỉnh trong mỗi vùng sinh thái.
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Xây dựng và thực hiện lộ trình nâng cao năng lực công nghệ quốc gia
a) Xây dựng bản đồ công nghệ quốc gia và lộ trình đổi mới công nghệ đối với các lĩnh vực sản xuất các sản phẩm trọng điểm, sản phẩm chủ lực, sản phẩm quốc gia.
b) Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ; tập trung hỗ trợ doanh nghiệp thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ để tăng giá trị công nghệ được mua, bán.
c) Tổ chức đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới cho các kỹ sư, kỹ thuật viên. Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về đổi mới công nghệ cho cán bộ quản lý doanh nghiệp.
d) Phát hiện, tìm kiếm tổ chức, cá nhân, nhóm nghiên cứu có năng lực và kết quả nghiên cứu xuất sắc tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu để hỗ trợ thương mại hoá các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ được tạo ra và thành lập các doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
đ) Xây dựng trong các tổ chức khoa học và công nghệ các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Hỗ trợ các dự án thực hiện ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
e) Khuyến khích phát triển và đa dạng hóa các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ về giám định công nghệ, sở hữu trí tuệ để hỗ trợ doanh nghiệp.
2. Nghiên cứu, làm chủ, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc sản xuất các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia
a) Xem xét, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia nghiên cứu, làm chủ, ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao tính năng, chất lượng của sản phẩm và đổi mới quy trình công nghệ, trong đó có chi phí chuyển giao công nghệ, mua thiết kế, mua phần mềm, thuê chuyên gia nước ngoài, đào tạo nguồn nhân lực và đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm.
b) Hỗ trợ doanh nghiệp khai thác cơ sở dữ liệu về sở hữu công nghiệp để ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh.
c) Tổ chức, phối hợp và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc hợp tác với các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ để giải m∙, làm chủ công nghệ nhập khẩu. Hỗ trợ doanh nghiệp kinh phí sử dụng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia để nghiên cứu, thiết kế và chế tạo các sản phẩm mới.
d) Khuyến khích, hỗ trợ l∙i suất vay vốn để đầu tư xây dựng một số cơ sở thiết kế, mô phỏng, tạo mẫu, đo kiểm, gia công chính xác.
3. Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ
a) Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống thông tin quản lý nguồn lực doanh nghiệp và quảng cáo sản phẩm.
b) Xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ mới, công nghệ tiên tiến và lực lượng chuyên gia công nghệ để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa khai thác, sử dụng phục vụ đổi mới công nghệ.
c) Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, ứng dụng công nghệ tiên tiến, đào tạo, thuê chuyên gia thiết kế, sản xuất sản phẩm mới và thay đổi quy trình công nghệ.
d) Hỗ trợ hình thành các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ nghiên cứu, ứng dụng và sản xuất sản phẩm mới.
4. Tăng cường nguồn lực cho đổi mới công nghệ vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn
a) Đầu tư tăng cường tiềm lực và nâng cao năng lực phổ biến, chuyển giao công nghệ của mạng lưới Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tại các địa phương.
b) Hỗ trợ ứng dụng công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch và chế biến sản phẩm nông nghiệp; cải tạo giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao và cạnh tranh được với giống nhập khẩu; kết hợp chặt chẽ công nghệ tạo giống, kỹ thuật canh tác, nuôi trồng và kiểm soát dịch bệnh ở quy mô lớn.
c) Tổ chức điều tra, khảo sát các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật theo đặc trưng của từng vùng, địa bàn để xây dựng quy hoạch và hình thành mạng lưới mô hình đổi mới công nghệ đổi với từng vùng sinh thái.
d) Hỗ trợ đổi mới công nghệ phục vụ việc duy trì, phát triển thế mạnh của các ngành nghề, làng nghề truyền thống.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ
a) Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn để đánh giá việc thực hiện đổi mới công nghệ và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
b) Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp và hình thành doanh nghiệp khoa học và công nghệ ở các tổ chức khoa học và công nghệ.
c) Tăng cường thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ để thúc đẩy hoạt động sáng tạo và chuyển giao công nghệ, đặc biệt là các công nghệ tiên tiến và công nghệ mới.
d) Thực hiện hiệu quả và đồng bộ các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa triển khai các hoạt động đổi mới công nghệ.
2. Phối hợp và triển khai đồng bộ các chương trình, đề án, dự án có liên quan đến đổi mới công nghệ Rà soát, lồng ghép các nội dung của Chương trình với các đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến; đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông; các chương trình nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi, phát triển công nghệ cao, phát triển thị trường khoa học và công nghệ, phát triển sản phẩm quốc gia, phát triển công nghiệp hóa dược; các chương trình kinh tế trọng điểm nhà nước có liên quan.
3. Tăng cường nguồn lực tài chính thực hiện Chương trình
a) Hình thành và đưa vào hoạt động Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia để tập trung đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa tìm kiếm, hoàn thiện, đổi mới và chuyển giao công nghệ.
b) Bảo đảm kinh phí từ ngân sách nhà nước cho Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia thực hiện các nội dung của Chương trình.
c) Đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động đổi mới công nghệ. Khuyến khích các doanh nghiệp thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ để đầu tư đổi mới công nghệ. Tăng cường thu hút nguồn đầu tư nước ngoài cho hoạt động đổi mới công nghệ.
d) Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí đầu tư phát triển, kinh phí sự nghiệp, vốn ODA và viện trợ để hỗ trợ các Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tại các địa phương và thực hiện các nội dung của Chương trình.
4. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, khuyến khích sáng tạo công nghệ
a) Khuyến khích, mở rộng và đa dạng hoá các hình thức hợp tác quốc tế, huy động mạng lưới khoa học và công nghệ ở nước ngoài, chú trọng các quốc gia và địa bàn trọng điểm phục vụ các nội dung của Chương trình.
b) Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài phát triển công nghệ, tham gia các triển l∙m, hội chợ công nghệ và thiết bị ở nước ngoài.
c) Khen thưởng, tôn vinh các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong hoạt động sáng tạo, đổi mới công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
a) Ban Chỉ đạo Chương trình gồm đại diện l∙nh đạo các Bộ, cơ quan: Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Xây dựng, Giao thông vận tải, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
b) Ban Chỉ đạo Chương trình do Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ làm Phó Trưởng ban.
2. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Bộ Khoa học và Công nghệ Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Chương trình, giúp Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện các nội dung sau:
- Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách và Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình;
- Tham gia ý kiến với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các dự án thuộc nội dung Chương trình.
- Chủ trì, phối hợp các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và thực hiện các dự án thuộc nội dung Chương trình;
- Căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tình hình đổi mới công nghệ quốc gia, trình Thủ tướng Chính phủ những nội dung cần cập nhật, điều chỉnh Chương trình cho phù hợp.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, đặc biệt là cho Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, để thực hiện Chương trình;
c) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng và thực hiện các dự án thuộc nội dung Chương trình;
- Định kỳ hằng năm tổng kết, đánh giá kết quả và hiệu quả thực hiện dự án được giao, báo cáo Ban Chỉ đạo.
Điều 2. Kinh phí thực hiện Chương trình
Kinh phí thực hiện Chương trình được bảo đảm từ các nguồn;
- Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia;
- Kinh phí từ ngân sách nhà nước;
- Kinh phí đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp và kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
THỦ TƯỚNG |