Quyết định 67/2004/QĐ-UB về quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị
Số hiệu: 67/2004/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị Người ký: Lê Hữu Phúc
Ngày ban hành: 13/01/2004 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tổ chức bộ máy nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 67/QĐ-UB

Đông Hà, ngày 13 tháng 01 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ LAO ĐỘNG- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;

- Căn cứ Thông tư số 01/TT-LB ngày 11/01/1996 của Bộ Lao động- Thương binh & Xã hội và Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ của ngành Lao động- Thương binh & Xã hội;

- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động- Thương binh & Xã hội và Giám đốc Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Lao động- Thương binh & Xã hội.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Giám đốc Sở Lao động- Thương binh & Xã hội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 2
- Bộ LĐ- TB& XH (Đã ký)
- TT//HĐND tỉnh
- Q.CT, các PCT UBND tỉnh
- Sở Nội vụ
- Các PVP,CV
- Lưu VT,NC

TM/UBND TỈNH QUẢNG TRỊ
Q.CHỦ TỊCH




Lê Hữu Phúc

 

QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ LAO ĐỘNG- THƯƠNG BINH & XÃ HỘI

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 67/QĐ- UB ngày 13/01/2004 của UBND tỉnh)

Chương I:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Sở Lao động- Thương binh & Xã hội là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh, giúp UBND tỉnh thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực Lao động- Thương binh & Xã hội.

Điều 2: Sở Lao động- Thương binh & Xã hội được tổ chức và hoạt động theo quy định tại Thông tư số 01/TT-LB ngày 11/01/1996 của Bộ Lao động- Thương binh & Xã hội và Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ)

Điều 3: Sở Lao động- Thương binh & Xã hội là cơ quan thẩm quyền riêng, điều hành lãnh đạo theo chế độ thủ trưởng.

Chương II:

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN

Điều 3: Nhiệm vụ và quyền hạn:

1. Thống kê tổng hợp nguồn lao động (không bao gồm công chức, viên chức Nhà nước) và các đối tượng chính sách xã hội để xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn lao động hàng năm, 5 năm.

2. Hướng dẫn và kiểm tra việc xây dựng định mức lao động, thực hiện chế độ tiền lương của khu vực sản xuất kinh doanh. chủ trì hướng dẫn và phối hợp các ngành liên quan trình UBND tỉnh xếp hạng doanh nghiệp Nhà nước.

3. Hướng dẫn và giám sát việc thực hiện hợp đồng lao động thuộc mọi thành phần kinh tế.

4. Tham mưu tổ chức thực hiện Chương trình vay vốn 120/HĐBT, Chương trình việc làm và dạy nghề.

5. Hướng dẫn đăng ký, nhận và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn.

6. Hướng dẫn và cấp sổ lao động trong các doanh nghiệp.

7. Quản lý Nhà nước đối với các đơn vị dạy nghề và bảo trợ xã hội.

8. Quản lý và chỉ đạo trực tiếp các cơ sở dạy nghề và dịch vụ việc làm xã hội thuộc ngành Lao động- Thương binh & Xã hội.

9. Thanh tra an toàn lao động, bảo hộ lao động và chính sách người có công.

10. Kiểm tra việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội.

11. Phối hợp với các ngành, các cấp thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ lão thành cách mạng, người và gia đình có công với cách mạng, thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người tàn tật, trẻ mồ côi, người già yếu không còn người thân chăm sóc, người gặp khó khăn hiểm nghèo, các nạn nhân chiến tranh và các đối tượng xã hội khác cần có sự cứu trợ, trợ giúp của Nhà nước và xã hội.

12. Hướng dẫn và thực hiện lễ tưởng niệm Liệt sỹ nhân các ngày lễ lớn, nâng cấp các Nghĩa trang Liệt sỹ, thăm viếng gia đình Thương binh, Liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng.

13. Phối hợp với các ngành, các cấp, các đoàn thể tổ chức cất bốc, quy tập, tiếp nhận mộ liệt sỹ, quản lý các Nghĩa trang Liệt sỹ cấp quốc gia, các công trình Bia ghi công liệt sỹ.

14. Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

15. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tài chính- vật tư của ngành (kể cả chương trình, dự án tài trợ quốc tế). Thống nhất quản lý nguồn ngân sách, kinh phí về công tác Lao động- Thương binh & Xã hội trên địa bàn tỉnh, đảm bảo sử dụng đúng mục đích theo kế hoạch được duyệt.

16. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan:

16.1 Thực hiện chương trình Xoá đói giảm nghèo.

16.2 Điều tra tai nạn lao động.

16.3 Hướng dẫn lập dự án và tiến hành thẩm định các dự án cho vay vốn giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT và chương trình viện trợ nhân đạo của Chính phủ Séc và Slovania.

16.4 Hoà giải việc tranh chấp, khiếu nại về sử dụng lao động trên địa bàn.

16.5 Quản lý và tổ chức thực hiện chương trình liên ngành phòng chống tệ nạn xã hội.

16.6 Thực hiện các chương trình khác do UBND tỉnh giao.

17 Phối hợp với các ngành:

17.1 Là thành viên của Hội đồng giám định y khoa về thương tật cho đối tượng chính sách xã hội (thương binh, người hưởng chính sách như thương binh).

17.2 Quản lý Nhà nước đối với các Hội quần chúng hoạt động nhân đạo do ngành Lao động- Thương binh & Xã hội quản lý theo pháp luật quy định.

18. Thực hiện kiểm tra, thanh tra Nhà nước về việc thi hành pháp luật, chính sách thuộc lĩnh vực Lao động- Thương binh & Xã hội; Xem xét giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân trong lĩnh vực Lao động- Thương binh & Xã hội.

19. Quản lý, tổ chức cán bộ và các đơn vị trực thuộc, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác Lao động- Thương binh & Xã hội trên địa bàn.

20. Sơ kết, tổng kết các mặt công tác Lao động- Thương binh & Xã hội, thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với UBND tỉnh, Bộ Lao động- Thương binh & Xã hội. Tổng hợp đề nghị khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác Lao động- Thương binh & Xã hội.

Chương V

TỔ CHỨC BỘ MÁY

Điều 5: Cơ cấu bộ máy:

1. Lãnh đạo Sở Lao động- Thương binh & Xã hội gồm Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.

2. Các phòng, Ban chuyên môn trực thuộc Sở:

- Phòng lao động- Tiền lương.

- Phòng Thương binh Liệt sỹ và Người có công.

- Phòng Tài chính- Kế toán.

- Phòng Bảo trợ xã hội.

- Thanh tra.

- Phòng Tổng hợp- Tổ chức- Hành chính.

- Phòng Quản lý đào tạo nghề.

3. Các đơn vị trực thuộc:

- Trung tâm Điều dưỡng Thương binh & Bảo trợ Xã hội.

- Trung tâm Dịch vụ việc làm.

- Nhà Đón tiếp thân nhân liệt sỹ.

- Ban Quản lý Nghĩa trang LS Trường Sơn.

- Ban Quản lý Nghĩa trang LS Đường 9.

- Trường dạy nghề tổng hợp.

- Ban Quản lý Dự án đầu tư và xây dựng.

Điều 6: Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Sở:

1. Giám đốc Sở chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của Sở và chịu trách nhiệm cá nhân trước UBND tỉnh và Bộ Lao động- Thương binh & Xã hội.

2. Giám đốc Sở phân công cho các Phó Giám đốc Sở và có thể giao cho Trưởng các phòng, ban, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của mình.

3. Ngoài nhiệm vụ phụ trách chung, Giám đốc Sở trực tiếp chỉ đạo giải quyết một số lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Sở:

3.1 Quyết định những vấn đề liên quan đến nhiều đơn vị, phòng, ban mà đã được Phó Giám đốc Sở phụ trách giải quyết nhưng vấn còn có những ý kiến khác nhau và những vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền của Phó Giám đốc phụ trách.

3.2 Các vấn đề thuộc chủ trương, chính sách vượt quá thẩm quyền của ngành, những vấn đề nhạy cảm dễ gây tác động đến tình hình kinh tế- xã hội ở địa phương và các công việc khác mà Giám đốc thấy cần thiết phải trực tiếp giải quyết.

4. Khi Giám đốc đi vắng, có thể uỷ quyền cho 01 Phó Giám đốc chỉ đạo, điều hành công việc của Sở.

Điều 7: Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Giám đốc Sở phụ trách:

1. Là người giúp việc cho Giám đốc Sở, thay mặt Giám đốc giải quyết công việc của Giám đốc khi được uỷ quyền hoặc được phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác của ngành.

2. Khi giải quyết các công việc được phân công, Phó Giám đốc có trách nhiệm:

2.1 Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở, UBND tỉnh và Bộ Lao động- Thương binh & Xã hội về những vấn đề được phân công phụ trách hoặc được Giám đốc uỷ quyền.

2.2 Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn các phòng, ban, đơn vị trực thuộc thực hiện nhiệm vụ đã triển khai và giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ đó.

2.3 Chủ động giải quyết các vấn đề nảy sinh thuộc lĩnh vực được phân công (nhưng không vượt quá thẩm quyền của ngành). Đối với những vấn đề phức tạp có liên quan đến cơ chế, chính sách mà chưa được pháp luật quy định, các vấn đề quan trọng khác thì Phó Giám đốc phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Giám đốc trước khi giải quyết,

3. Trong khi xử lý công việc, nếu ý kiến của Phó Giám đốc chưa thống nhất với ý kiến của Giám đốc thì phải chấp hành ý kiến của Giám đốc, ý kiến của Phó Giám đốc được bảo lưu tại hồ sơ giải quyết công việc và Phó Giám đốc có quyền báo có ý kiến của mình lên cấp trên nếu thấy cần thiết.

Điều 8: Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, Ban và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc:

1. Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, Ban và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc giúp lãnh đạo Sở nắm tình hình tổng hợp, nghiên cứu đề xuất, theo dõi, hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các mặt công tác thuộc nghiệp vụ của phòng, Ban, đơn vị mình phụ trách:

1.1 Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Sở về hoạt động của đơn vị mình phụ trách.

1.2 Thẩm tra, ký và chịu trách nhiệm đối với các dự thảo văn bản của đơn vị soạn thảo trước khi trình lãnh đạo Sở.

1.3 Phối hợp với đơn vị liên quan, thống nhất ý kiến đối với những vấn đề có liên quan trước khi trình lãnh đạo Sở ký.

1.4 Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, Ban và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở khi đi vắng thì có thể uỷ quyền cho cấp phó đảm nhận công việc của mình.

2. Phó phòng, Ban, đơn vị là người giúp việc cho Trưởng phòng, Ban, đơn vị và cùng Trưởng phòng, Ban chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành các mặt công tác của Phòng, Ban, đơn vị và được Trưởng phòng, Ban, đơn vị phân công đảm nhận một số công việc cụ thể.

3. Phó phòng, Ban, đơn vị chịu sự chỉ đạo, kiểm tra trực tiếp của Trưởng phòng, Ban, đơn vị và được thay mặt Trưởng phòng, Ban, đơn vị giải quyết công việc khi Trưởng phòng, Ban, đơn vị đi vắng.

Điều 9: Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức:

1. Công chức thuộc Sở Lao động- Thương binh & Xã hội được hưởng quyền lợi, thực hiện nghĩa vụ theo quy định của Pháp lệnh cán bộ công chức và pháp luật hiện hành đối với công chức, viên chức.

2. Ngoài việc tuân thủ tại khoản 1 của Điều 7 Pháp lệnh cán bộ công chức thì công chức, viên chức của Sở còn có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

2.1 Tham gia vào việc xây dựng kế hoạch hoạt động của Sở, thực hiện các nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và công chức phụ trách trực tiếp về kết quả thực hiện những nhiệm vụ đó.

2.2 Chủ động giải quyết công việc theo đúng thủ tục, trình tự, thời hạn quy định; Tiếp nhận và kịp thời xử lý mọi thông tin về công việc được giao. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu có vấn đề vướng mắc, vấn đề mới phát sinh phải báo cáo và đề xuất biện pháp giải quyết với Thủ trưởng đơn vị hoặc Phó Giám đốc Sở phụ trách trực tiếp.

2.3 Được cung cấp thông tin, tài liệu và các điều kiện đảm bảo khác liên quan đến thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao.

2.4 Phối hợp với công chức trong đơn vị và các đơn vị liên quan để giải quyết các công việc được giao.

2.5 Xây dựng, lưu trữ đầy đủ và khoa học các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc thực hiện các công việc được giao.

2.6 Chấp hành kỷ luật lao động, chế độ báo cáo, chế độ quản lý hồ sơ, tài liệu theo quy định.

Điều 10: Quy chế Tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Lao động- Thương binh & Xã hội:

Căn cứ theo Quyết định thành lập, các đơn vị xây dựng Quy chế hoạt động của đơn vị mình trình Giám đốc Sở quyết định.

Chương IV

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC

Điều 11: Nguyên tắc chung:

1. Sở Lao động- Thương binh & Xã hội thực hiện việc quản lý, điều hành cơ quan theo chế độ thủ trưởng. Giám đốc Sở chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về toàn bộ hoạt động của Sở và việc thi hành công vụ của công chức, viên chức dưới quyền theo quy định của pháp luật.

2. Sở Lao động- Thương binh & Xã hội làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện nghiêm Quy chế dân chủ cơ sở trong cơ quan đơn vị.

3. Hoạt động của Sở Lao động- Thương binh & Xã hội đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của UBND tỉnh và hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Lao động- Thương binh & Xã hội.

Điều 12: Chương trình công tác:

Sở Lao động- Thương binh & Xã hội có chương trình công tác hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Chương trình công tác năm do lãnh đạo Sở thảo luận và quyết định. Căn cứ chương trình công tác hàng năm, Giám đốc Sở ban hành chương trình công tác hàng tháng, quý. Nội dung chương trình công tác phải thể hiện rõ yêu cầu công việc, phạm vi cần giải quyết, chỉ định các phòng, ban chủ trì và quy định thời hạn hoà thành công việc.

Điều 13: Chế độ quản lý văn bản và hồ sơ, tài liệu:

1. Tất cả những văn bản, quyết định (trừ các quyết định hưởng trợ cấp ưu đãi đã in sẵn thành mẫu) các phòng, ban, đơn vị trực thuộc trình phải đúng với thể thức hành chính và tính pháp lý và được quản lý đúng Pháp lệnh Văn thư- Lưu trữ.

2. Tất cả cán bộ công chức có trách nhiệm quản lý và giữ gìn hồ sơ, văn bản, tài liệu theo đúng quy định của pháp luật; Việc cung cấp cho những cơ quan, tổ chức, cá nhân biết những thông tin về văn bản, hồ sơ, tài liệu của ngành thì phải được sự đồng ý của lãnh đạo Sở.

3. Các văn bản đã được Giám đốc, Phó Giám đốc Sở ký thì phải được phát hành ngay và chậm nhất không quá 02 ngày.

4. Phòng Tổng hợp- Tổ chức- Hành chính chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về việc thống nhất quản lý hành chính các văn bản đi và đến và phối hợp với các phòng, ban theo dõi việc tổ chức thực hiện.

Điều 14: Chế độ hội họp:

1. Một quý lãnh đạo Sở họp 01 lần để kiểm điểm, đánh giá công tác điều hành, tổ chức thực hiện các lĩnh vực công tác của ngành đã được phân công.

2. Một tuần lãnh đạo Sở họp với Trưởng, Phó phòng, ban thuộc Sở để nghe báo cáo tình hình thực hiện công tác trong tuần và triển khai công tác tuần đến.

3. Lãnh đạo Sở họp với Trưởng, Phó các phòng, ban thuộc Sở, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc, Trưởng phòng Tổ chức Lao động xã hội các huyện, thị xã mỗi quý họp 01 lần.

4. Sáu tháng tổ chức họp toàn thể cán bộ công chức trong cơ quan 01 lần. Nội dung các buổi họp: Kiểm điểm việc thực hiện chương trình kế hoạch công tác đã đề ra và định hướng công tác kỳ tới.

5. Hàng năm Sở tổ chức hội nghị cán bộ công chức vào cuối tháng 12 hoặc đầu quý I năm sau để nghe Giám đốc Sở báo cáo kết quả công tác trong năm và phương hướng công tác năm tới.

6. Ngoài những cuộc họp định kỳ, trong trường hợp cần thiết Giám đốc Sở triệu tập hội nghị bất thường để bàn bạc, giải quyết những công việc đột xuất của cấp trên hoặc do đề nghị của cấp dưới. Tổ chức hội nghị chuyên đề phục vụ cho công tác chuyên môn.

Điều 15: Chế độ thông tin báo cáo:

1. Sở thực hiện chế độ thông tin, báo cáo UBND tỉnh theo đúng Quy chế làm việc của UBND tỉnh.

2. Trưởng Phòng Tổng hợp- Tổ chức- Hành chính giúp Giám đốc Sở tổ chức việc thông tin nội bộ hai chiều từ Sở đến các đơn vị trực thuộc và ngược lại.

3. Trưởng phòng, ban, đơn vị trực thuộc, Trưởng phòng Tổ chức Lao động xã hội các huyện, thị xã thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ với lãnh đạo Sở.

4. Phòng Tổng hợp- Tổ chức- Hành chính nhận báo cáo của các phòng, ban, đơn vị trực thuộc, phòng Tổ chức Lao động xã hội các huyện, thị xã và tổng hợp báo cáo tháng, quý, 6 tháng, năm trình lãnh đạo Sở ký duyệt gửi UBND tỉnh và Bộ Lao động- Thương binh & Xã hội. Khi có vấn đề đột xuất, cấp bách, Giám đốc Sở yêu cầu các Trưởng phòng, ban, đơn vị trực thuộc và Trưởng phòng Tổ chức Lao động xã hội các huyện, thị xã báo cáo kịp thời cho Giám đốc bằng phương tiện nhanh nhất.

Điều 16: Chế độ phối hợp công tác:

1. Các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở có thách nhiệm phối hợp chặt chẽ để thực hiện các nhiệm vụ được giao.

2. Trên cơ sở các công việc được lãnh đạo Sở giao, Thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị có trách nhiệm bàn bạc thoả thuận kế hoạch phối hợp để tổ chức thực hiện công việc được giao. Nếu có những điểm các bên không nhất trí thì phải báo cáo lãnh đạo Sở để giải quyết kịp thời.

3. Trong quá trình phối hợp công tác, nếu đơn vị thấy cần huy động công chức thuộc đơn vị khác thuộc Sở thì phải qua lãnh đạo Sở hoặc phải được sự nhất trí của thủ trưởng trực tiếp phụ trách công chức đó.

Điều 17: Quy định nghỉ việc riêng, nghỉ phép:

1. Cán bộ, công chức, Phó các phòng, ban, đơn vị nghỉ việc riêng 01 ngày thì phải được sự đồng ý của Trưởng phòng, ban, đơn vị đó; Từ 02 ngày trở lên thì phải được sự đồng ý của Phó Giám đốc phụ trách hoặc Giám đốc Sở.

2. Trưởng phòng, ban, đơn vị nghỉ việc riêng 01 ngày trở lên phải được sự đồng ý của Phó Giám đốc phụ trách hoặc Giám đốc Sở.

3. Giám đốc, Phó Giám đốc nghỉ việc riêng phải báo cho Trưởng phòng Tổng hợp- Tổ chức- Hành chính biết để chủ động bố trí lịch giải quyết công việc.

4. Cán bộ công chức nghỉ phép hàng năm phải được sự đồng ý của Trưởng phòng và Phó Giám đốc phụ trách hoặc Giám đốc Sở.

Chương V

MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC

Điều 18: Đối với Bộ Lao động- Thương binh & Xã hội:

Là cơ quan chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động- Thương binh & Xã hội, Sở Lao động- Thương binh & Xã hội có trách nhiệm:

1. Triển khai đầy đủ các hoạt động thuộc lĩnh vực Lao động- Thương binh & Xã hội theo hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Lao động- Thương binh & Xã hội.

2. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình hoạt động của Sở Lao động- Thương binh & Xã hội với Bộ Lao động- Thương binh & Xã hội theo đúng quy chế làm việc của Bộ Lao động- Thương binh & Xã hội.

Điều 19: Đối với UBND tỉnh:

Sở Lao động- Thương binh & Xã hội chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của UBND tỉnh và có trách nhiệm:

1. Chủ động đề xuất, tham mưu cho UBND tỉnh các kế hoạch, giải pháp, biện pháp nâng cao hiệu quả công tác Lao động- Thương binh & Xã hội. Triển khai đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chính sách của nhà nước và của địa phương.

2. Chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh về các lĩnh vực Lao động- Thương binh & Xã hội ở địa phương.

Điều 20: Đối với các Sở, Ban ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã:

1. Sở Lao động- Thương binh & Xã hội có quan hệ phối hợp với các Sở, Ban ngành trong hoạt động trong hoạt động triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực Lao động- Thương binh & Xã hội theo sự phân công của UBND tỉnh.

2. Quan hệ giữa Sở Lao động- Thương binh & Xã hội với UBND các huyện, thị xã là quan hệ phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước ngành cấp tỉnh với cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương trên cùng lĩnh vực Lao động- Thương binh & Xã hội. Trong mối quan hệ này Sở Lao động- Thương binh & Xã hội có trách nhiệm:

2.1 Phối hợp với UBND các huyện, thị xã nhằm nâng cao hiệu quả quản lý một số lĩnh vực công tác Lao động- Thương binh & Xã hội được phân cấp quản lý thuộc thẩm quyền của UBND.

2.2 Kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ

2.3 Tổ chức kiểm tra, phối hợp với UBND huyện, thị xã kiểm tra các lĩnh vực công tác Lao động- Thương binh & Xã hội tại địa bàn.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 21: Khen thưởng, kỷ luật:

1. Cán bộ, công chức có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xét khen thưởng theo quy định của Nhà nước.

2. Cán bộ, công chức vi phạm các quy định của pháp luật, vi phạm quy chế, không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 20: Điều khoản thi hành:

Giám đốc Sở Lao động- Thương binh & Xã hội có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này.

Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có gì vướng mắc, phát sinh Giám đốc Sở Lao động- Thương binh & Xã hội có trách nhiệm báo cáo đề nghị UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế và quy định của pháp luật./





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.