Quyết định 66/2003/QĐ-UB quy định về quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông
Số hiệu: | 66/2003/QĐ-UB | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Nghệ An | Người ký: | Nguyễn Văn Hành |
Ngày ban hành: | 29/07/2003 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Trật tự an toàn xã hội, Tài chính, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 66/2003/QĐ-UB |
Nghệ An, ngày 29 tháng 7 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21/611994;
- Căn cứ Thông tư số 25/2003/TT-BTC ngày 28 tháng 3 năm 2003 của Bộ Tài chính, hướng dẫn việc quán lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông;
Xét đề nghị của các Sở, Ban, ngành liên quan và tình hình thực tế của địa phương,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bản quy định về quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày Nghị định số 15/2003/NĐ.CP ngày 19/2/2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ có hiệu lực và thay thế Quyết định số 1385/QĐ-UB ngày 10 tháng 5 năm 2001 của UBND tỉnh Nghệ An.
Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng HĐND- UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN |
VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TIỀN THU TỪ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 66/2003/ QĐ-UB ngày 29 tháng 7 năm 2003 của UBND tỉnh Nghệ An)
Căn cứ Thông tư số: 25/2003/TT.BTC ngày 28 tháng 3 năm 2003 của Bộ Tài chính, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt hạnh chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông.
Căn cứ Điều 9 tại “bản Quy định phân cấp cho UBND thành phố Vinh giải quyết một số công việc trong phát triển kinh tế- xã hội và quản lý đô thị” ban hành kèm theo Quyết định số 75/2001/QĐ.UB ngày 10 tháng 8 năm 2001 của UBND tỉnh Nghệ An.
Xét tình hình thực tế của địa phương và ý kiến đề nghị của các Sở, Ban, ngành liên quan.
Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An quy định việc phân bổ, quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông như sau:
1. 30% trích cho lực lượng Công an tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.
2. 10% trích cho lực lượng Thanh tra giao thông tỉnh.
3. 2% trích cho Kho bạc Nhà nước thực hiện việc thu tiền phạt.
4. 10% trích cho các lực lượng trực tiếp tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các huyện, thị xã Cửa Lò; Hàng quý UBND tỉnh cãn cứ vào nguồn tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông và tình hình thực tế quyết định nội dung chi, mức chi cho từng địa phương.
5. 13% trích cho Ban an toàn giao thông tỉnh.
6. 35% còn lại chi cho các nội dung bảo đảm trật tự an toàn giao thông theo quyết định của UBND tỉnh.
7. Riêng thành phố Vinh: UBND tỉnh cấp lại 100% số tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông do Công an thành phố Vinh, các phường, xã và các lực lượng phòng, ban chức năng thuộc thành phố Vinh trực tiếp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTATGT thu được để sử dụng cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Vinh.
1. Việc quản lý, sử dụng tiền xử phạt và mức chi cho từng đối tượng thực hiện như sau:
1.1. Đối với lực lượng Công an (phần kinh phí được sử dụng coi là 100%), chi cho các nội dung:
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về bảo vệ công trình giao thông và an toàn giao thông.
- Chi bồi dưỡng cho lực lượng trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông:
+ Mức chi không quá 300.000đ/người/tháng
+ Cán bộ, chiến sỹ cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự trực tiếp tham gia công tác bảo đảm TTATGT ban đêm (bao gồm cả lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát 113, cảnh sát trật tự trực tiếp tham gia công tác bảo đảm TTATGT) được bồi dưỡng thêm không quá 30.000đồng/ca;
- Chi đào tạo, tập huấn, sơ kết, tổng kết công tác bảo đảm TTATGT.
- Chi mua sắm, sửa chữa phương tiện phục vụ cho công tác bảo đảm TTATGT. Việc mua sắm trang thiết bị thực hiện theo định mức, tiêu chuẩn, chế độ hiện hành.
- Chi xăng dầu phục vụ tuần tra kiểm soát.
- Chi khác phục vụ công tác bảo đảm TTATGT.
1.2. Đối với lực lượng Thanh tra giao thông (phần kinh phí được sử dụng coi là 100%), chi cho các nội dung:
a) Dành 30% để mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác TTATGT. Việc mua sắm trang thiết bị thực hiện theo định mức, tiêu chuẩn, chế độ hiện hành.
b) Phần còn lại chi cho các nội dung sau:
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về bảo vệ công trình giao thông và an toàn giao thông.
- Chi bồi dưỡng cho lực lượng trực tiếp tham gia công tác bảo đảm TTATGT: Mức chi không quá 300.000 đ/người/tháng.
- Chi đào tạo, tập huấn, sơ kết, tổng kết công tác bảo đảm TTATGT.
- Chi sửa chữa phương tiện, xăng dầu phục vụ tuần tra kiểm soát.
- Chi khác phục vụ công tác bảo đảm TTATGT.
c) Đối với Kho bạc Nhà nước
- Chi thực hiện việc thu tiền phạt;
- Chi cho cơ quan được Kho bạc Nhà nước ủy quyền thu phạt theo quy định;
- Chi in ấn, mua sắm, sửa chữa trang thiết bị phục vụ công tác thu tiền phạt;
- Chi khác phục vụ công tác bầo đảm TTATGT.
1.4. Đối với Ban An toàn Giao thông của tỉnh dùng để chi cho các nội dung :
- Chi cho bộ máy hoạt động của Ban An toàn giao thông.
- Chi hoạt động kiểm tra liên ngành của Ban An toàn giao thông tỉnh.
- Chi cho công tác phổ biến, tuyên truyền TTATGT của địa phương.
- Chi tổ chức đào tạo các nghiệp vụ về an toàn giao thông cho các đối tượng trực tiếp tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông của địa phương.
- Chi cho sơ kết, tổng kết công tác giữ gìn TTATGT.
- Chi hỗ trợ khắc phục hậu quả tai nạn giao thông, hỗ trợ phục vụ công tác giải tỏa hành lang an toàn giao thông theo quyết định của UBND tỉnh.
- Chi cho giáo dục pháp luật TTATGT trong trường học.
- Chi khác phục vụ công tác bảo đảm TTATGT.
1.5. Đối với 35% số còn lại chi cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông thực hiện theo quyết định của UBND tỉnh tập trung sử dụng cho các nội dung sau:
a) Bổ sung, hỗ trợ kinh phí mua sắm phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo đảm TTATGT ở địa phương.
b) Bổ sung, hỗ trợ bồi dưỡng cho các lực lượng trực tiếp tham gia giữ gìn TTATGT.
c) Chi bồi dưỡng cho các lực lượng khác huy động tham gia công tác giữ gìn TTATGT.
d) Chi khác phục vụ công tác bảo đảm TTATGT.
Việc sử dụng 35% số còn lại do Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh đề nghị và UBND tỉnh quyết định.
1.6. Số tiền cấp lại cho thành phố Vinh để sử dụng cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố (trừ phần UBND thành phố Vinh cấp lại cho phường, xã, số còn lại được sử dụng coi là 100%) thực hiện như sau:
a) 30% trích cho lực lượng Công an thành phố Vinh tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.
b) 15% trích cho các lực lượng thanh tra, đô thị và các lực lượng thuộc TP Vinh trực tiếp tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn. UBND thành phố Vinh hướng dẫn nội dung chi, mức chi cụ thể cho từng đối tượng.
c) 55% còn lại chi cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông theo quyết định của Chủ tịch UBND thành phố Vinh tập trung sử dụng cho các nội dung sau:
- Chi cho công tác phổ biến, tuyên truyền TTATGT của địa phương.
- Chi tổ chức đào tạo các nghiệp vụ về an toàn giao thông cho các đối tượng trực tiếp tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông của địa phương.
- Chi cho bộ máy hoạt động của Ban an toàn giao thông thành phố.
- Chi cho sơ kết, tổng kết công tác giữ gìn TTATGT.
- Chi hỗ trợ phục vụ công tác giải tỏa hành lang an toàn giao thông.
- Chi mua sắm sửa chữa phương tiện phục vụ công tác bảo đảm TTATGT.
- Chi bồi dưỡng các lực lượng khác huy động tham gia công tác giữ gìn TTATGT.
- Chi khác phục vụ công tác bảo đảm TTATGT.
d) Riêng số tiền do các lực lượng chức năng phường, xã trực tiếp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đô thị thu được, UBND thành phố Vinh cấp lại 100% cho phường, xã để sử dụng cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, đô thị trên địa bàn phường, xã. UBND thành phố Vinh hướng dẫn nội dung chi, mức chi cụ thể cho từng đối tượng đảm bảo việc quản lý, sử dụng theo đúng quy định hiện hành.
2. Cấp phát và quyết toán việc sử dụng tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTATGT:
2.1. Trình tự cấp phát kinh phí, nội dung các khoản chi cụ thể và việc quyết toán sử dụng tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTATGT được áp dụng theo các quy định hiện hành.
2.2. Vào ngày 5 hàng tháng Kho bạc Nhà nước tỉnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Sở Tài chính - Vật giá về tổng số tiền thu của toàn tỉnh và số tiền thu đươc của thành phố Vinh từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTATGT của tháng trước và Sở Tài chính - Vật giá căn cứ vào tổng số tiền thu được và quy định về tỷ lệ phân bổ tại Mục II của quy định này để phân bổ và cấp phát kinh phí được hưửng cho các đơn vị.
2.3. Vào ngày 10 tháng đầu hàng quý, Sở Tài chính - Vật giá thông báo bằng văn bản cho Thường trực Ban an toàn giao thông tỉnh về số tiền 10% trích cho các huyện của quý trước. Căn cứ vào số tiền được trích và đặc điểm tình hình thực tế về công tác bảo đảm TTATGT, Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh tham mưu mức chi trình UBND tỉnh quyết định.
2.4. Số tiền 35% thì Sở Tài chính - Vật giá thực hiện cấp phát theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2.5. Các đơn vị được cấp kinh phí phải mở sổ sách theo dõi quản lý chặt chẽ nguồn kinh phí này, đảm bảo chi đúng chế độ quy định, cuối năm phải thực hiện quyết toán với Sở Tài chính - Vật giá và Ban An toàn giao thông tỉnh.
Thông tư 25/2003/TT-BTC hướng dẫn việc thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự An toàn giao thông Ban hành: 28/03/2003 | Cập nhật: 16/06/2012