Quyết định 651/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Số hiệu: 651/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn Người ký: Đỗ Thị Minh Hoa
Ngày ban hành: 24/04/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 651/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 24 tháng 4 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số: 2471/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược xuất, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số: 950/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động thực hiện chiến lược xuất, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số: 1137/QĐ-TTg ngày 03 tháng 8 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Căn cứ Nghị quyết số: 04-NQ/TU ngày 26/4/2016 Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ Ba (khóa XI) về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số: 19/TTr-SCT ngày 28 tháng 3 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các đoàn thể; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đỗ Thị Minh Hoa

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 651/QĐ-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

Trên cơ sở thực tế trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông sản của các cơ sở, tổ chức, doanh nghiệp tỉnh Bắc Kạn và nhằm đáp ứng các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ hội nhập, thực hiện Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh sẽ thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ các nhóm hàng nông sản, nhóm hàng công nghiệp chế biến và triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển lĩnh vực thương mại của tỉnh, đưa thương mại trở thành hoạt động phổ biến, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của tỉnh, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, cụ thể:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu của tỉnh trên thị trường thế giới giai đoạn từ nay đến năm 2020 và giai đoạn 2021 - 2030, phấn đấu đưa sản phẩm nông sản của tỉnh xuất khẩu sang thị trường quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Từ năm 2019 đến năm 2020:

- Hỗ trợ cho các cơ sở, tổ chức, doanh nghiệp tỉnh Bắc Kạn hoàn thành các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường;

- Nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của các mặt hàng đang có lợi thế xuất khẩu. Giá trị gia tăng của các mặt hàng nông sản chủ lực tăng bình quân 10% so với giai đoạn hiện nay.

2.2. Từ năm 2021 đến năm 2030:

- Phấn đấu đưa sản phẩm nông sản của tỉnh xuất khẩu ra thị trường quốc tế;

- Nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho các mặt hàng sẽ có lợi thế xuất khẩu. Phát triển ngành công nghiệp chế biến lâm sản tại địa phương đáp ứng yêu cầu đảm bảo cung cấp trong nước và hướng tới xuất khẩu.

II. CÁC MẶT HÀNG TẬP TRUNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

1. Nhóm hàng nông sản

a) Các mặt hàng đang có lợi thế xuất khẩu

- Cam;

- Quýt;

- Mơ;

- Hồng không hạt;

- Chè.

b) Các mặt hàng sẽ có li thế xuất khẩu

- Gạo nếp Khẩu Nua Lếch;

- Gạo Bao Thai;

- Một số giống lúa có chất lượng tốt

2. Nhóm hàng công nghiệp chế biến

a) Các mặt hàng đang có lợi thế xuất khẩu

- Miến dong Bắc Kạn;

- Các sản phẩm từ tinh bột nghệ, gừng.

b) Các mặt hàng sẽ có li thế xuất khẩu

- Đồ gỗ.

3. Dược liệu:

- Hà thủ ô;

- Ba kích;

- Bình vôi;

- Cát sâm;

- Kê huyết đằng;

- Giảo cổ lam;

- Ích mẫu;

- Lan kim tuyến.

III. CÁC NỘI DUNG NHIỆM VỤ VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Tổ chức lại sản xuất thông qua chuyển đổi phương thức sản xuất

1.1. Đối với nông sản: Chuyển từ sản xuất nhỏ phân tán sang sản xuất tập trung quy mô lớn, quản lý chất lượng từ khâu trồng đến vận chuyển, chế biến, bảo quản, tiêu thụ (cam, quýt, mơ, hồng không hạt, chè, gạo nếp Khẩu nua lếch, gạo Bao Thai Chợ Đồn, củ nghệ, củ gừng).

- Nội dung: Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân liên kết phát triển sản xuất, thành lập Hợp tác xã, doanh nghiệp hình thành các vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn. Sản xuất phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu xuất khẩu hàng hóa từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, đóng gói, bảo quản và vận chuyển đến nơi tiêu thụ;

- Số đơn vị: Khảo sát các khu vực sản xuất nhỏ phân tán các mặt hàng nông sản (cam, quýt, hồng không hạt, chè, gạo nếp Khẩu Nua Lếch, gạo Bao Thai Chợ Đồn) để lựa chọn thành lập 10 đơn vị Hợp tác xã hoặc doanh nghiệp;

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2019 đến năm 2020, mỗi năm hướng dẫn, hỗ trợ 05 đơn vị;

- Đơn vị chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố;

- Đơn vị phối hợp: Các sở: Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài chính; Khoa học và Công nghệ; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các đoàn thể; các cơ quan, đơn vị có liên quan; các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

1.2. Đối với sản phẩm công nghiệp: Chuyển từ gia công thuần túy sang các phương thức sản xuất có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị hàng hóa.

- Nội dung: Hỗ trợ các thiết bị máy móc chế biến sản xuất cho các Hợp tác xã, doanh nghiệp nhằm chuyển từ gia công thuần túy sang các phương thức sản xuất có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị hàng hóa (miến dong Bắc Kạn, các sản phẩm từ tinh bột nghệ, đồ gỗ);

- Số đơn vị: Khảo sát các doanh nghiệp công nghiệp chế biến để lựa chọn hỗ trợ 04 đơn vị;

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2019 đến năm 2020, mỗi năm hỗ trợ 02 đơn vị;

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương;

- Đơn vị phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các đoàn thể; các cơ quan, đơn vị có liên quan; các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

2. Nâng cao chất lượng đối với sản phẩm xuất khẩu

2.1. Tổ chức phổ biến, tư vấn, tập huấn doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu về áp dụng tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa của các thị trường nước ngoài.

- Nội dung: Tổ chức phổ biến, tư vấn, đào tạo các cơ sở, đơn vị, doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu về áp dụng tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa của các thị trường nước ngoài;

- Số đơn vị: Từ năm 2019 đến 2020 mỗi năm tổ chức 01 lớp, mỗi lớp 80 người x 2 năm = 02 lớp;

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2019 đến năm 2020;

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương;

- Đơn vị phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; các cơ quan, đơn vị có liên quan; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các đoàn thể; các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

2.2. Nâng cao chất lượng đối với sản phẩm xuất khẩu

- Nội dung: Hỗ trợ và hướng dẫn các đơn vị thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu, bao gồm tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường và tiêu chuẩn riêng đối với hàng hóa xuất khẩu để xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của tỉnh.

- Số đơn vị: Khảo sát các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh các mặt hàng nông sản, công nghiệp chế biến để lựa chọn hỗ trợ thực hiện các tiêu chí cho 06 đơn vị có sản phẩm cam, quýt, hồng không hạt, chè, miến dong Bắc Kạn, các sản phẩm từ tinh bột nghệ,...;

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2025 đến năm 2027, mỗi năm hỗ trợ 02 đơn vị;

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương;

- Đơn vị phối hợp: Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Khoa học và Công nghệ; Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các đoàn thể; các cơ quan, đơn vị có liên quan; các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

3. Phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với các ngành có lợi thế xuất khu. Xây dựng thương hiệu quốc gia, thương hiệu sản phẩm xuất khẩu và thương hiệu doanh nghiệp

3.1. Hỗ trợ cho các mặt hàng đang và sẽ có lợi thế xuất khẩu

- Nội dung: Hỗ trợ cho các mặt hàng đang và sẽ có lợi thế xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu và tăng tỷ trọng sản xuất hàng xuất khu từ nguyên liệu trong nước. Phát triển công nghiệp hỗ trợ được thực hiện thông qua xây dựng, triển khai chính sách hỗ trợ đối với các hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, phát triển thị trường; ( gạo nếp Khẩu Nua Lếch, gạo Bao Thai Chợ Đồn, đồ gỗ,…).

- Số đơn vị: Khảo sát các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh các mặt hàng nông sản, công nghiệp chế biến để lựa chọn hỗ trợ 10 đơn vị nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu;

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 đến năm 2030, mỗi năm hỗ trợ 01 đơn vị;

- Đơn vị chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Đơn vị phối hợp: Các sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các đoàn thể; các cơ quan, đơn vị có liên quan; các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

3.2. Xây dựng thương hiệu quốc gia và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp ở thị trường trong nước và tại các thị trường xuất khẩu.

- Nội dung: Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu quốc gia và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp ở thị trường trong nước và tại các thị trường xuất khẩu;

- Số đơn vị: Khảo sát các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh các mặt hàng nông sản, công nghiệp chế biến phát triển mạnh để lựa chọn hỗ trợ 20 đơn vị thực hiện;

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 đến năm 2030, mỗi năm hỗ trợ 02 đơn vị;

- Đơn vị chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Đơn vị phối hợp: Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các đoàn thể; các cơ quan, đơn vị có liên quan; các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

4. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo thuận lợi và giảm chi phí cho doanh nghiệp

- Nội dung: Hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp cải thiện môi trường kinh doanh: Đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường dịch vụ công trực tuyến, triển khai cơ chế một cửa liên thông đồng bộ trên toàn tỉnh.

- Thời gian thực hiện: Từ nay đến năm 2030;

- Đơn vị thực hiện: Các sở: Kế hoạch và Đầu tư; Công Thương, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các đoàn thể; các cơ quan, đơn vị có liên quan; các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

5. Nâng cao năng lực của doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa

5.1. Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị:

- Nội dung: Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị, đổi mới công nghệ và đổi mới quy trình sản xuất sản phẩm đạt chất lượng, tiêu chuẩn của các thị trường xuất khẩu;

- Số đơn vị: Khảo sát các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh các mặt hàng nông sản, công nghiệp chế biến để lựa chọn hỗ trợ 20 đơn vị;

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 đến năm 2030, mỗi năm hỗ trợ 02 đơn vị;

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương;

- Đơn vị phối hợp: Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các đoàn thể; các cơ quan, đơn vị có liên quan; các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

5.2. Hỗ trợ xây dựng phần mềm liên kết giữa các doanh nghiệp, tổ chức:

- Nội dung: Hỗ trợ xây dựng phần mềm liên kết giữa các doanh nghiệp, tổ chức cung ứng nguyên phụ liệu với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối, giữa các khâu sản xuất - vận chuyển - chế biến - bảo quản - tiêu thụ, giữa nhà nông - nhà doanh nghiệp - nhà nước - nhà khoa học (trong nông nghiệp), giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài.

- Tên phần mềm: Xây dựng phần mềm chuỗi phân phối trực tuyến hàng nông sản tỉnh Bắc Kạn;

- Thời gian thực hiện: Năm 2025;

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương;

- Đơn vị phối hợp: Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các đoàn thể; các cơ quan, đơn vị có liên quan; các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

5.3. Tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, người lao động trực tiếp của doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân):

- Nội dung: Tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, người lao động trực tiếp của doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân).

- Số lớp: Năm 2022, 2024, 2026 mỗi năm tổ chức 01 lớp, mỗi lớp 80 người x 10 năm = 03 lớp;

- Thời gian thực hiện: Năm 2022, 2024, 2026;

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương;

- Đơn vị phối hợp: Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các đoàn thể; các cơ quan, đơn vị có liên quan; các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

5.4. Tổ chức phổ biến, cung cấp thông tin tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu:

- Nội dung: Tổ chức phổ biến, cung cấp thông tin tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu;

- Số lớp: Năm 2021, 2023, 2025, 2027, 2029, mỗi năm tổ chức 01 lớp, mỗi lớp 80 người x 5 năm = 05 lớp;

- Thời gian thực hiện: Năm 2021, 2023, 2025, 2027, 2029;

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương;

- Đơn vị phối hợp: Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các đoàn thể; các cơ quan, đơn vị có liên quan; các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nhu cầu:

Dự kiến tổng kinh phí triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn là 2.327.100.000 VND (Hai tỷ ba trăm hai mươi bảy triệu một trăm nghìn đồng); trong đó:

- Năm 2019: 171.900.000 đồng;

- Năm 2020: 171.900.000 đồng;

- Năm 2021: 140.900.000 đồng;

- Năm 2022: 140.900.000 đồng;

- Năm 2023: 141.000.000 đồng;

- Năm 2024: 140.900.000 đồng;

- Năm 2025: 692.900.000 đồng;

- Năm 2026: 192.900.000 đồng;

- Năm 2027: 192.900.000 đồng;

- Năm 2028: 100.000.000 đồng;

- Năm 2029: 140.900.000 đồng;

- Năm 2030: 100.000.000 đồng.

2. Nguồn kinh phí:

Kinh phí triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án được đảm bảo từ ngân sách nhà nước theo quy định, từ nguồn vốn của doanh nghiệp, từ nguồn vốn tài trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Đồng thời, hằng năm các đơn vị chủ trì thực hiện có trách nhiệm xây dựng dự toán kinh phí chi tiết trình Sở Tài chính thẩm định và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh cấp kinh phí để tổ chức thực hiện, trong đó:

- Khoản 2.1, 4, 5.3, 5.4 ở Mục III của Kế hoạch thực hiện bằng 100% nguồn ngân sách nhà nước;

- Khoản 1, 2.2, 3, 5.1, 5.2, ở Mục III của Kế hoạch được hỗ trợ tối đa 70% nguồn ngân sách nhà nước.

(Có Biểu tổng hợp dự toán kinh phí và biểu thuyết minh chi tiết chi phí triển khai kèm theo).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

- Chủ trì phối hợp với các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các đoàn thể; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ tại Khoản 1.2, 2.1, 2.2, 5, ở Mục III của Kế hoạch. Hằng năm tổng hợp báo cáo kết quả Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Trên cơ sở Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn theo giai đoạn đã được ban hành, hằng năm chủ động xây dựng các Kế hoạch chi tiết về nội dung và kinh phí thực hiện trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì phối hợp với các Sở: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các đoàn thể; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ tại Khoản 3.1, 3.2 ở Mục III của Kế hoạch. Tổng hợp báo cáo kết quả về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì phối hợp với các Sở: Công Thương, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các đoàn thể; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan thực hiện nhiệm vụ tại Khoản 1.1 ở Mục III của Kế hoạch, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các nội dung trong Kế hoạch này.

4. Sở Tài chính

Căn cứ khả năng ngân sách của tỉnh tham mưu bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

5. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các đoàn thể

- Phối hợp lựa chọn các đơn vị ở các khu vực sản xuất nhỏ phân tán các mặt hàng nông sản (cam, quýt, hồng không hạt, chè, gạo nếp Khẩu Nua Lếch, gạo Bao Thai Chợ Đồn, ...) để lựa chọn thành lập Hợp tác xã hoặc doanh nghiệp.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nội dung trong Kế hoạch.

6. Các Sở, Ngành của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Quán triệt sâu sắc mục tiêu, ứng dụng và hiệu quả của hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam để xây dựng kế hoạch triển khai và chỉ đạo các cơ quan quản lý, tổ chức doanh nghiệp và các cá nhân quan tâm thực hiện; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan triển khai các nội dung trong Kế hoạch này.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân liên kết phát triển sản xuất, thành lập hợp tác xã thực hiện nhiệm vụ tại Khoản 1.1 ở Mục III của Kế hoạch.

 

BIỂU TỔNG HỢP

DỰ TOÁN KINH PHÍ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
(Ban hành kèm theo
Quyết định
số: 651/QĐ-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn)

Đơn vị tính: 1000 đồng

TT

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

KINH PHÍ

 

 

 

 

CỘNG

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN

2019

2020

2021

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

I

Tổ chức lại sản xuất thông qua chuyển đổi phương thức sản xuất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Chuyển từ sản xuất nhỏ phân tán sang sản xuất tập trung quy mô lớn, quản lý chất lượng từ khâu trồng đến vận chuyển, chế biến, bảo quản, tiêu thụ: Khảo sát các khu vực sản xuất nhỏ phân tán các mặt hàng nông sản (cam, quýt, hồng không hạt, chè, gạo nếp Khẩu Nua Lếch, gạo Bao Thai Chợ Đồn,...) để lựa chọn thành lập mỗi năm 05 đơn vị Hợp tác xã hoặc doanh nghiệp: 05 đơn vị x 6.200 = 31.000

31.000

31.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

62.000

Đơn vị chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố;

Đơn vị phối hợp: Các sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Khoa học và Công nghệ và các cơ quan, đơn vị có liên quan; các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

2

Chuyển từ gia công thuần túy sang các phương thức sản xuất có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị hàng hóa: Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất đồ mộc dân dụng/ Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong chế biến miến dong/ Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong chế biến tinh bột nghệ. Mỗi năm hỗ trợ 02 đơn vị x 30.000 = 60.000

60.000

60.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

120.000

Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương;

Đơn vị phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài Chính và các cơ quan, đơn vị có liên quan; các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

II

Nâng cao chất lượng đối với sản phẩm xuất khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổ chức phổ biến, tư vấn, đào tạo doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu về áp dụng tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa của các thị trường nước ngoài. Mỗi năm tổ chức 01 lớp = 40.900

40.900

40.900

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

81.800

Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương;

Đơn vị phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài Chính và các cơ quan, đơn vị có liên quan; các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

2

Nâng cao chất lượng đối với sản phẩm xuất khẩu: Hỗ trợ và hướng dẫn các đơn vị thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu, bao gồm tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường và tiêu chuẩn riêng đối với hàng hóa xuất khẩu để xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của tỉnh. Mỗi năm hỗ trợ 02 đơn vị x 26.000 = 52.000

 

 

 

 

 

 

52.000

52.000

52.000

 

 

 

156.000

III

Phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với các ngành có lợi thế xuất khu. Xây dựng thương hiệu quốc gia, thương hiệu sản phẩm xuất khẩu và thương hiệu doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hỗ trợ cho các mặt hàng đang và sẽ có lợi thế xuất khẩu: Hỗ trợ máy móc thiết bị cho Doanh nghiệp sản xuất chế tác đối với các mặt hàng đang và sẽ có lợi thế xuất khẩu: Gạo nếp Khẩu Nua Lếch, gạo Bao Thai Chợ Đồn, đồ gỗ. Mỗi năm hỗ trợ 01 đơn vị x 30.000 = 30.000

 

 

 

 

30.000

 

 

30.000

 

 

30.000

 

 

30.000

 

 

30.000

 

 

30.000

 

 

30.000

 

 

30.000

 

 

30.000

 

 

30.000

 

 

300.000

Đơn vị chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Đơn vị phối hợp: Các sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài Chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị có liên quan; các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

 

2

Xây dựng thương hiệu quốc gia và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp ở thị trường trong nước và tại các thị trường xuất khẩu. Mỗi năm hỗ trợ 01 đơn vị x 30.000 = 30.000

 

 

 

 

 

 

30.000

 

 

 

 

30.000

 

 

 

 

30.000

 

 

 

 

30.000

 

 

 

 

30.000

 

 

 

 

30.000

 

 

 

 

30.000

 

 

 

 

30.000

 

 

 

 

30.000

 

 

 

 

30.000

 

 

 

 

300.000

IV

Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo thuận lợi và giảm chi phí cho doanh nghiệp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Công Thương, Tài Chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trườngvà Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan; các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

V

Nâng cao năng lực của doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương;

Đơn vị phối hợp: Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trườngvà Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan; các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

 

1

Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị: Mỗi năm hỗ trợ 02 đơn vị x 20.000 = 40.000

40.000

40.000

40.000

40.000

40.000

40.000

40.000

40.000

40.000

40.000

40.000

40.000

480.000

2

Hỗ trợ xây dựng phần mềm liên kết giữa các doanh nghiệp, tổ chức. Xây dựng 01 phần mềm vào năm 2025.

 

 

 

 

 

 

500.000

 

 

 

 

 

500.000

3

Tổ chức đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, người lao động trực tiếp của doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân). Mỗi năm tổ chức 01 lớp = 40.900.

 

 

 

40.900

 

40.900

 

40.900

 

 

 

 

122.700

4

Tổ chức phổ biến, cung cấp thông tin tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu. Mỗi năm tổ chức 01 lớp = 40.900

 

 

40.900

 

40.900

 

40.900

 

40.900

 

40.900

 

204.500

 

Tổng cộng

171.900

171.900

140.900

140.900

141.000

140.900

692.900

192.900

192.900

100.000

140.900

100.000

2.327.100

 

 

Tổng số tiền bằng chữ

Hai tỷ ba trăm hai mươi bảy triệu một trăm nghìn đồng chẵn./.

 

THUYẾT MINH CHI TIẾT CHI PHÍ

TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM2020 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

1. Tổ chức lại sản xuất thông qua chuyển đổi phương thức sản xuất

1.1. Đối với nông sản: Chuyển từ sản xuất nhỏ phân tán sang sản xuất tập trung quy mô lớn, quản lý chất lượng từ khâu trồng đến vận chuyển, chế biến, bảo quản, tiêu thụ (cam, quýt, hồng không hạt, chè, gạo nếp Khẩu Nua Lếch, gạo Bao Thai Chợ Đồn).

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

Công tác phí cán bộ đi khảo sát các khu vực sản xuất nhỏ phân tán các mặt hàng nông sản (cam, quýt, hồng không hạt, chè, gạo nếp Khẩu Nua Lếch, gạo Bao Thai Chợ Đồn) để lựa chọn thành lập 05 đơn vị Hợp tác xã hoặc doanh nghiệp (06 người x 02 ngày)

Ngày

12

100.000

1.200.000

2

Tiền ngủ (06 người x 02 đêm)

Phòng

06

400.000

2.400.000

3

Xăng xe đi khảo sát (500km x 0,18 lít)

Lít

90

20.000

1.800.000

4

Chi phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Giấy

01

200.000

200.000

5

Chi phí làm con dấu pháp nhân

Dấu

01

600.000

600.000

 

Tổng

 

 

 

6.200.000

Bằng chữ: Sáu triệu hai trăm nghìn đồng.

1.2. Đối với sản phẩm công nghiệp: Chuyển từ gia công thuần túy sang các phương thức sản xuất có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị hàng hóa.

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Số tiền

Tổng cộng

 

Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất đồ mộc dân dụng/Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong chế biến miến dong/Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong chế biến tinh bột nghệ.

Bộ

01

30.000.000

30.000.000

 

Tổng cộng

 

 

 

30.000.000

Bằng chữ: Ba mươi triệu đồng chẵn

2. Nâng cao chất lượng đối với sản phẩm xuất khẩu

2.1. Tổ chức phổ biến, tư vấn, đào tạo doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu về áp dụng tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa của các thị trường nước ngoài: Mỗi lớp là 80 người, thời gian tổ chức 02 ngày.

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

Tiền phô tô tài liệu + túi + bút

Bộ

80

50.000

4.000.000

2

Nước uống cho học viên (80 người x 02 ngày)

Người

160

15.000

2.400.000

3

 Thuê hội trường 02 ngày

Ngày

02

3.000.000

6.000.000

4

Chi phí thuê máy chiếu 02 ngày

Ngày

02

2.000.000

4.000.000

5

Chi báo cáo viên

Buổi

04

500.000

2.000.000

6

Chi phí tiền ngủ cho giảng viên (02 phòng x 02 đêm).

Phòng

04

500.000

2.000.000

7

Chi phí tiền ăn cho giảng viên (06 người x 05 bữa)

Xuất

30

150.000

4.500.000

8

Hỗ trợ tiền ăn cho học viên không hưởng lương ngân sách (80 người x 02 ngày)

Người

160

100.000

16.000.000

 

Tổng cộng

 

 

 

40.900.000

Bằng chữ: Bốn mươi triệu chín trăm nghìn.

2.2. Nâng cao chất lượng đối với sản phẩm xuất khẩu cho 06 đơn vị có sản phẩm cam, quýt, hồng không hạt, chè, miến dong Bắc Kạn, các sản phẩm từ tinh bột nghệ…

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm của Bộ Y tế

Giấy

01

3.000.000

3.000.000

2

Giấy chứng nhận công bố hợp quy của Bộ Y tế

Giấy

01

3.000.000

3.000.000

3

Nhãn sản phẩm

Bộ

01

3.000.000

3.000.000

4

Bao bì

Chiếc

1000

15.000

15.000.000

5

Mã vạch

Bộ

01

2.000.000

2.000.000

 

Tổng cộng

 

 

 

26.000.000

Bằng chữ: Hai mươi sáu triệu đồng

3. Phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với các ngành có lợi thế xuất khẩu. Xây dựng thương hiệu quốc gia, thương hiệu sản phẩm xuất khẩu và thương hiệu doanh nghiệp

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

Hỗ trợ máy móc thiết bị cho Doanh nghiệp sản xuất chế tác đối với các mặt hàng đang và sẽ có lợi thế xuất khẩu: Gạo nếp Khẩu Nua Lếch, gạo Bao Thai Chợ Đồn, đồ gỗ.

Chiếc

01

30.000.000

30.000.000

2

Hỗ trợ cho các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu quốc gia và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp ở thị trường trong nước và tại các thị trường xuất khẩu.

Bộ

01

30.000.000

30.000.000

 

Tổng cộng

 

 

 

60.000.000

Bằng chữ: Sáu mươi triệu đồng

4. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo thuận lợi và giảm chi phí cho doanh nghiệp: (Không)

5. Nâng cao năng lực của doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị

Bộ

01

20.000.000

20.000.000

2

Xây dựng phần mềm chuỗi phân phối trực tuyến hàng nông sản tỉnh Bắc Kạn (sau khi được phê duyệt sẽ có đề án chi tiết kèm theo)

Phần mềm

01

500.000

500.000.000

3

Tổ chức đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, người lao động trực tiếp của doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân).

-

Chi phí in, phô tô tài liệu hội nghị (tài liệu + túi + bút)

Bộ

80

50.000

4.000.000

-

Nước uống cho học viên (80 người x 02 ngày)

Người

160

15.000

2.400.000

-

Chi phí thuê hội trường 02 ngày

Ngày

02

3.000.000

6.000.000

-

Chi phí thuê máy chiếu 02 ngày

Ngày

02

2.000.000

4.000.000

-

Chi phí bồi dưỡng giảng viên

Buổi

04

500.000

2.000.000

-

Chi phí tiền ngủ giảng viên (02 phòng x 02 đêm).

Phòng

04

500.000

2.000.000

-

Chi phí tiền ăn cho giảng viên (06 người x 05 bữa = 30 xuất)

Xuất

30

150.000

4.500.000

-

Hỗ trợ tiền ăn cho học viên không hưởng lương ngân sách sách (80 người x 02 ngày)

Người

160

100.000

16.000.000

 

Tổng cộng

 

 

 

40.900.000

4

Tổ chức phổ biến, cung cấp thông tin tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.

-

Chi phí in, phô tô tài liệu (tài liệu + túi + bút)

Bộ

80

50.000

4.000.000

-

Nước uống cho học viên (80 người x 02 ngày)

Người

160

15.000

2.400.000

-

Chi phí thuê hội trường 02 ngày

Ngày

02

3.000.000

6.000.000

-

Chi phí thuê máy chiếu 02 ngày

Ngày

02

2.000.000

4.000.000

-

Chi phí bồi dưỡng giảng viên:

Buổi

04

500.000

2.000.000

-

Chi phí tiền ngủ giảng viên (02 phòng x 02 đêm).

Phòng

04

500.000

2.000.000

-

Chi phí tiền ăn cho giảng viên (06 người x 05 bữa ) = 30 bữa

Xuất

30

150.000

4.500.000

-

Hỗ trợ tiền ăn cho học viên không hưởng lương ngân sách (80 người x 02 ngày)

Người

160

100.000

16.000.000

 

Tổng cộng

 

 

 

40.900.000