Quyết định 65/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Hải Phòng đến năm 2025
Số hiệu: 65/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng Người ký: Đỗ Trung Thoại
Ngày ban hành: 08/01/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Môi trường, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 65/QĐ-UBND

Hải Phòng, ngày 08 tháng 01 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

Căn cứ Quyết định 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;

Căn cứ Quyết định 1474/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2020;

Căn cứ Quyết định 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu;

Căn cứ Công văn số 3815/BTNMT-KTTVBĐKH ngày 13/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu;

Căn cứ Quyết định 1795/QĐ-UBND ngày 07/11/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt đề cương Đề án xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Hải Phòng đến năm 2025;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 338/TTr-STN&MT ngày 02/10/2013; Chi cục Biển và Hải đảo tại Công văn 155/CCB&HĐ-N&BĐKH ngày 13/12/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 (kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đỗ Trung Thoại

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 65 /QĐ-UBND ngày 08 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)

I. MỤC TIÊU VÀ CÁC HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN

1. Mục tiêu

Nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2014-2025, phòng tránh và giảm thiểu những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, đảm bảo sự phát triển bền vững, bảo vệ cuộc sống của người dân.

2. Các hành động và chỉ tiêu cụ thể

Để thực hiện được các mục tiêu tổng quát nêu trên cần tiến hành các hành động cụ thể sau:

Hành động 1: Chủ động ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng; củng cố đê sông, đê biển, chống xâm nhập mặn, bảo vệ vùng ven biển; bảo đảm sản xuất nông nghiệp và bảo vệ tài nguyên nước.

Chỉ tiêu đến năm 2015:

Tăng cường việc cung cấp thông tin khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu đến các ngành, lĩnh vực, đơn vị sử dụng thông tin khí tượng, thủy văn, biến đổi khí hậu trong các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và bảo vệ sức khỏe. Hướng dẫn tiếp cận thông tin khí hậu và dự báo khí hậu cho người dân nhằm thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Triển khai phân vùng rủi ro thiên tai, phân vùng cảnh báo các loại hình thiên tai như lũ, ngập lụt, sạt lở đất, v.v... để có chính sách phòng tránh và giảm nhẹ phù hợp cho những khu vực trọng điểm.

Củng cố và nâng cấp một số tuyến đê sông, đê biển trọng yếu theo Chương trình nâng cấp đê sông và Chương trình nâng cấp đê biển trên địa bàn thành phố Hải Phòng để bảo đảm an toàn các tuyến đê, cống tiêu thoát mưa, lũ. Cụ thể là:

- Tu bổ và nâng cấp tăng cường khả năng chống lũ cho đê sông với bão cấp 12, mức lũ tần suất 0,8%;

- Tu bổ và nâng cấp hệ thống đê biển Hải Phòng (đê biển Bạch Đằng, Tràng Cát, đê biển 1, đê biển 2 và đê biển 3, đê biển Cát Hải) nhằm nâng cao khả năng phòng chống bão cấp 12, triều cường tần suất 5% và có dự phòng nguy cơ mực nước biển dâng;

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các tuyến đê và đầu tư cho trồng rừng phòng hộ đê.

Thực hiện nhiệm vụ đầu tư nâng cấp 18 tuyến đê sông của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012-2015 thuộc Chương trình nâng cấp hệ thống đê sông đến năm 2020.

Rà soát và phục hồi diện tích rừng ngập phòng hộ ven sông, ven biển, hệ sinh thái bãi triều nhằm nâng cao vài trò “đệm”, giảm sóng, phòng hộ và giữ đất. Mở rộng, trồng mới diện tích rừng ngập mặn ở những diện tích bãi triều chưa được sử dụng (2.098,4 ha bãi triều ngoài hành lang bảo vệ đê có thời gian phơi bãi từ > 6 tiếng/ngày và 113 ha bãi cát đen ngập triều. Hoàn thành chỉ tiêu quy hoạch rừng phòng hộ ven biển thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2012-2015.

Thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ của Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012-2015; chương trình mục tiêu quốc gia về bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2012-2015 tại thành phố Hải Phòng; hoàn thành chỉ tiêu của Quy hoạch phát triển rừng, Quy hoạch rừng phòng hộ ven biển ở thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012-2015.

Rà soát, kiến nghị điều chỉnh quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật xây dựng trong các vùng thường xuyên bị tác động của thiên tai phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở thành phố Hải Phòng:

- Nâng cao cốt nền xây dựng tại các khu đô thị từ +4,2 đến +4,5 m và khu vực ven bờ lớn hơn + 5,0 m;

- Ứng dụng các phương pháp xây dựng mới các khu đô thị, khu dân cư mới, các khu công nghiệp, công trình giao thông vận tải và công trình hạ tầng khác phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật về phòng chống bão lũ, lụt lội và nước biển dâng;

- Áp dụng các loại vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, thiết kế và xây dựng các công trình sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng và có khả năng chống chịu tốt với những tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình chống xâm nhập mặn đất ven biển thành phố Hải Phòng đến giai đoạn 2012-2015.

Tăng cường công tác chống ngập, lụt, sạt lở cho một số tuyến quốc lộ, đường sắt trọng yếu, cảng biển: các nhánh của tuyến đường sắt mới song song với đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, đặc biệt nhánh đi Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, nhánh đi Cảng tổng hợp Đình Vũ, Chùa Vẽ, nhánh đi Quân cảng Nam Đồ Sơn.

Tiến hành các giải pháp hiệu quả chống ngập cho khu dân cư, khu đô thị lớn, khu công nghiệp, khu cảng biển, khu neo đậu tầu thuyền. Xây dựng các khu chứa nước, các công trình ngăn lũ, ngăn mặn, thoát lũ, phát triển các vùng đệm, vùng xanh; tăng cường công tác duy tu, nạo vét hệ thống thoát nước.

Triển khai xây dựng thí điểm mô hình cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu, ưu tiên tại hai huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ.

Xây dựng và hoàn thành quy hoạch mạng lưới tìm kiếm, cứu hộ-cứu nạn thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Tổ chức diễn tập thường niên ứng phó với các hiện tượng thời tiết bất thường do biến đổi khí hậu gây ra tại một số khu vực có nguy cơ cao.

Đảm bảo ổn định diện tích đất trồng lúa là 43.163 ha cho thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2012-2015 trên cơ sở áp dụng các biện pháp cần thiết ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Nghiên cứu việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với những thay đổi bất thường của khí hậu, thời tiết, nước biển dâng để chủ động phòng tránh dịch bệnh. Phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp; tăng cường hệ thống bảo hiểm, chia sẻ rủi ro trong nông nghiệp. Tăng cường hệ thống kiểm soát, phòng chống dịch bệnh cây trồng và vật nuôi trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu trong Quy hoạch sản xuất giống cho một số cây trồng tập trung trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Quy hoạch các vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012-2015.

Thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu quy hoạch tài nguyên nước thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012-2015.

Nâng cấp cốt nền giữa hệ thống cảng biển với mạng lưới cơ sở hạ tầng sau cảng; phát triển đồng bộ giữa kết cấu hạ tầng cảng biển với hạ tầng công cộng kết nối với cảng biển (luồng tàu, đê ngăn sóng, chắn cát, hệ thống đường giao thông, hệ thống điện nước nối cảng, …) nhằm nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Xây dựng Quy hoạch các khu neo chờ cho tàu thuyền tránh mưa, bão. Tăng cường việc cung cấp và hệ thống truyền thông tin dự báo, cảnh báo tới tàu thuyền. Duy trì nạo vét luồng tàu thường xuyên khi nước biển dâng. Khai thông nhanh chóng và kịp thời các tuyến đường vận chuyển ra vào cảng nhằm giảm thiểu thiệt hại khi có bão lớn do biến đổi khí hậu.

Chỉ tiêu đến năm 2020, định hướng đến năm 2025:

Hoàn thành Chương trình nâng cấp hệ thống đê sông đến năm 2020 cho 18 tuyến đê sông của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2020.

Xây dựng mới các đoạn đê nhằm khép kín các tuyến đê sông Cấm (hữu sông Cấm) và Lạch Tray (tả và hữu Lạch Tray), đê bao đảo Vũ Yên chống ngập cho khu vực nội thành và các khu bãi bồi ven sông, ven biển đang được khai thác phục vụ phát triển đô thị và công nghiệp đóng tàu, cảng.

Hoàn thành các nhiệm vụ của Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2020; Chương trình mục tiêu quốc gia về bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2015-2020 tại thành phố Hải Phòng; Hoàn thành chỉ tiêu của các Quy hoạch phát triển rừng, Quy hoạch rừng phòng hộ ven biển ở thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2020.

Nhân rộng mô hình cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu ra các huyện ven biển và các khu vực bị ảnh hưởng khác.

Hoàn thiện các cơ sở hạ tầng kỹ thuật chủ yếu và quy hoạch các khu dân cư nhằm ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Đảm bảo duy trì quỹ đất trồng lúa là 40.140 ha cho thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2015-2020.

Hoàn thành và triển khai hiệu quả việc tái cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu. Ứng dụng rộng rãi những công nghệ mới thân thiện với môi trường trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi. Hoàn thành các chỉ tiêu trong Quy hoạch sản xuất giống cho một số cây trồng tập trung trên địa bàn thành phố Hải Phòng và Quy hoạch các vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2020.

Hoàn thành công tác quy hoạch tài nguyên nước thành phố Hải Phòng đến năm 2020 và định hướng đến 2030. Hoàn thiện Quy hoạch các khu neo chờ cho tàu thuyền tránh mưa, bão.

Hành động 2: Tăng cường năng lực quản lý về biến đổi khí hậu; Phát triển nguồn nhân lực; Huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp trong nước và các tổ chức nước ngoài trong ứng phó với biến đổi khí hậu; Nâng cao nhận thức cộng đồng.

Chỉ tiêu đến năm 2015:

Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực biến đổi khí hậu có đủ năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu thực tế trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Nâng cao nhận thức và kiến thức về phòng tránh thiên tai, biến đổi khí hậu, đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng các kiến thức bản địa vào phòng tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Đảm bảo 100% cán bộ của chính quyền địa phương các cấp trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai được tập huấn, nâng cao năng lực và hiểu biết về công tác phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Đảm bảo trên 90% số dân các xã thuộc vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống lụt bão, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Bảo đảm trên 80% cộng đồng dân cư và 100% công chức, viên chức nhà nước có hiểu biết cơ bản về biến đổi khí hậu và các tác động của nó.

- Bảo đảm 90% các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hàng hải tại khu vực cảng biển Hải Phòng, đặc biệt là các đối tượng quản lý và đối tượng là các đơn vị sản xuất kinh doanh hiểu biết về biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Trên cơ sở Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu được phê duyệt, đảm bảo 100% các Sở, ban, ngành, địa phương hoàn thành việc rà soát, cập nhật và triển khai Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu cho giai đoạn 2012-2015.

Triển khai các cơ chế, văn bản pháp quy nhằm phát huy sự tham gia của các thành phần kinh tế, các tổ chức khoa học, chính trị-xã hội-nghề nghiệp, các tổ chức nước ngoài và các tổ chức phi chính phủ trong các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

- Thiết lập các cơ chế hỗ trợ, huy động cộng đồng, hộ gia đình tham gia tích cực xây dựng, vận hành và quản lý các công trình ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Có cơ chế khuyến khích khối doanh nghiệp đầu tư vào các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu và đặc biệt là các dự án giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

Chỉ tiêu từ năm 2015 đến 2020, định hướng đến năm 2025:

Đảm bảo 100% các Sở, ngành, địa phương hoàn thành việc triển khai Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025, lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh.

Kiện toàn đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và trình độ cao hoạt động trong lĩnh vực biến đổi khí hậu.

Đảm bảo 100% số dân các xã thuộc vùng thường xuyên bị thiên tai có được những kiến thức về phòng, chống lụt bão, hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu; 100% công chức, viên chức có kiến thức cần thiết về biến đổi khí hậu và các giải pháp ứng phó vào năm 2020.

Hành động 3: Triển khai các hoạt động khoa học công nghệ nhằm cập nhật và bổ sung các đánh giá về tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến các ngành, lĩnh vực, khu vực trên địa bàn thành phố Hải Phòng làm cơ sở cho việc lồng ghép các nội dung về biến đổi khí hậu vào các quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và đề xuất các giải pháp cụ thể.

Chỉ tiêu đến năm 2015:

Xây dựng và hoàn thành nhiệm vụ thuộc Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012-2015.

Hoàn thành cơ sở dữ liệu về tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho thành phố Hải Phòng, cụ thể cho từng ngành và địa phương, đặc biệt cho hai huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ.

Nghiên cứu và cập nhật công nghệ mới, tiên tiến trong xây dựng dân dụng, các công trình phòng hộ (đê, kè, chống sạt lở đất).

Ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học trong đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, xây dựng giải pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, tích hợp các vấn đề về biến đổi khí hậu trong các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.

Áp dụng thí điểm các công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, đặc biệt là công nghệ tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, công nghệ tiên tiến xử lý chất thải, chôn lấp rác thải, sử dụng chất thải và các công nghệ thân thiện môi trường khác.

Chỉ tiêu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025:

Nghiên cứu, bổ sung và cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu chi tiết cho thành phố Hải Phòng, từ đó cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Hoàn thành nhiệm vụ thuộc Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2020, định hướng đến 2025.

Hành động 4: Tăng cường và triển khai được các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, tăng khả năng hấp thu khí nhà kính, tận dụng các cơ hội phát triển do biến đổi khí hậu mang lại.

Chỉ tiêu đến năm 2015:

Xác định được các cơ hội phát triển của Hải Phòng do các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính có thể mang lại.

Hoàn thành việc rà soát và ban hành kế hoạch loại bỏ những công nghệ kém hiệu quả, không thân thiện với môi trường trong ngành nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải và năng lượng trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả theo Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.

Xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Chỉ tiêu từ năm 2015 đến 2020, định hướng đến năm 2025:

Thực hiện hiệu quả Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Triển khai hiệu quả việc chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường trong hoạt động của các ngành, địa phương; tận dụng được những cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại.

Triển khai trên quy mô rộng các dự án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính có sự hỗ trợ tài chính và công nghệ của quốc tế.

Mở rộng khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo lên 5% trong tổng năng lượng thương mại sơ cấp như: năng lượng điện gió, năng lượng mặt trời.

Bảo đảm 90% các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng, nguyên nhiên vật liệu. Việc đổi mới công nghệ và ứng dụng công nghệ cao trong các ngành công nghiệp trọng điểm (công nghiệp đóng tàu, cơ khí, chế tạo, điện tử, điện lạnh, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm) đạt tỷ lệ trên 20%, sử dụng 40% nhiên liệu ít phát thải khí nhà kính trong hoạt động giao thông vận tải và cảng biển.

Triển khai các công nghệ tiên tiến xử lý chất thải, ứng dụng công nghệ hiện đại xử lý rác thải cho các khu đô thị và vùng nông thôn; 90% chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý, trong đó 85% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng.

II. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN

Các Dự án ưu tiên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu tại thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2012-2025 được đề xuất theo hai giai đoạn 2012-2015 và giai đoạn 2016-2025 (kèm theo Kế hoạch này).

III. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện kế hoạch hành động: 4.620.885.000.000 đồng (Bốn nghìn sáu trăm hai mươi tỷ, tám trăm tám mươi lăm triệu đồng).

2. Nguồn vốn thực hiện:

- Ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Lồng ghép vào các chương trình, dự án liên quan khác của địa phương;

- Nguồn vốn hỗ trợ tài chính từ các tổ chức trong nước và ngoài nước.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố đến năm 2025.

- Trưởng ban: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố;

- Phó trưởng ban: Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Ủy viên Thư ký: Chi cục trưởng Chi cục Biển và Hải đảo-Sở Tài nguyên và Môi trường

- Các ủy viên là đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Ngoại vụ, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật thành phố, Ban Tuyên giáo, Ủy ban Mặt trận tổ quốc thành phố, Bộ chỉ huy Quân sự thành phố, Công an thành phố, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hải Phòng, Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Đông Bắc.

2. Phó Trưởng ban Chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong việc chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc, giải quyết các công việc, chương trình, dự án liên quan đến Chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố, cụ thể:

- Xây dựng các chương trình, kế hoạch 5 năm và hàng năm, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố;

- Chỉ đạo các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao xây dựng, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các cơ chế, chính sách có liên quan đến công tác quản lý và thực hiện Chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố;

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế, vận động tài trợ và tổ chức thực hiện các dự án, đề tài quốc tế về biến đổi khí hậu và các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố;

- Xây dựng cơ chế phối kết hợp giữa các Sở, ban, ngành với Ủy ban nhân dân các quận, huyện, cơ quan, đơn vị có liên quan và các cơ quan của Đảng, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể nhằm huy động cả hệ thống chính trị tham gia thực hiện các nhiệm vụ Chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn mới./.


DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2012-2025

TT

Danh mục nhiệm vụ, dự án

Dự kiến kinh phí
(Tỷ đồng)

Đơn vị chủ trì

Cơ quan phối hợp

Tổng

2012-2015

2016-2020

2021-2025

I.

Chủ động ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng; củng cố đê sông, đê biển, chống xâm nhập mặn, bảo vệ vùng ven biển; bảo đảm sản xuất nông nghiệp và bảo vệ tài nguyên nước.

1.

Tăng cường mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn và năng lực, công nghệ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn và nước biển dâng tại khu vực Hải Phòng.

10

5

5

 

Sở Tài nguyên và Môi trường

 

2.

Tăng cường việc cung cấp và hệ thống truyền thông tin dự báo, cảnh báo tới tàu thuyền giảm thiệt hại khi có bão lớn trong điều kiện biến đổi khí hậu.

4

2

2

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở, ban, ngành có liên quan

3.

Chương trình tái định cư khu dân cư ven biển và xây dựng các làng cá ven biển theo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

9

4

5

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở, ban, ngành có liên quan

4.

Rà soát, điều chỉnh và phát triển đa dạng hóa sinh kế cho các khu vực ven biển phù hợp trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

5

2

3

 

Sở Lao động Thương binh và xã hội

 

5.

Xây dựng thí điểm và nhân rộng các loại hình công trình có khả năng chống chịu và thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại các vùng thường xuyên xảy ra thiên tai và khu vực ven biển thanh phố Hải Phòng.

25

10

10

5

Sở Xây dựng

 

6.

Xây dựng đường bao phía Đông Nam quận Hải An, đoạn từ khu vực Chân Cầu Rào đến vị trí giao với đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng.

886

886

 

 

UBND quận Hải An

- Nguồn vốn từ Chương trình SP-RCC: 300 tỷ

- Nguồn vốn địa phương: 586 tỷ

7.

Đầu tư kè bờ xử lý sạt lở cấp bách đê hữu sông Văn Úc (đoạn từ K17+500 ÷ K21+050) huyện Tiên Lãng.

50

50

 

 

UBND huyện Tiên Lãng

Nguồn vốn từ Chương trình SP-RCC (2012-2014)

8.

Nâng cấp, cải tạo kè và làm đường trên đê đoạn từ cầu Bính đến phà Rừng, huyện Thủy Nguyên-Giai đoạn 1: Từ Hoa Động đến phà Bính (Km21+222 ÷ Km24+318).

150

150

 

 

UBND huyện Thủy Nguyên

Nguồn vốn từ Chương trình SP-RCC

9.

Xây dựng kè và đường ven sông Giá, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng-Giai đoạn I: Đoạn bờ nam sông Giá từ cầu Giá (QL10) đến đường tỉnh lộ 359.

250

250

 

 

UBND huyện Thủy Nguyên

Nguồn vốn từ Chương trình SP-RCC (2010-2015)

10.

Đầu tư xây dựng công trình kiên cố hóa và điều chỉnh cục bộ hướng tuyến đê tả Lạch Tray từ cầu An Đồng đến Cầu Rào, đoạn từ K19+000 đến K23+160 và K24+118 đến K26+130 thành phố Hải Phòng.

100

100

 

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Từ nguồn vốn của SP-RCC (2012-2014)

11.

Nâng cấp đê tả sông Lạch Tray đoạn từ K0+000 đến K19+000 thành phố Hải Phòng.

130

130

 

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Nguồn vốn từ Chương trình SP-RCC

12.

Đầu tư nâng cấp đê hữu sông Luộc từ K37+000 đến K51+184.

457,1

457,1

 

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

13.

Đầu tư nâng cấp đê tả sông Cấm K0+000 đến K23+000 và đê hữu sông Cấm K0+000 đến K14+980.

608,62

608,62

 

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

14.

Đầu tư nâng cấp đê tả sông Văn Úc từ K0+000 đến K26+665.

366,159

366,159

 

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

15.

Đầu tư nâng cấp đê tả sông Văn Úc đoạn từ K26+860 đến K39+257.

302,443

302,443

 

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

16.

Đầu tư nâng cấp đê hữu sông Thái Bình từ K0+000 đến K24+000.

286,961

286,961

 

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

17.

Đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp cống xung yếu dưới đê (cống Đồng Thẻo, Cầm Văn, Kinh Lương)

22,33

22,33

 

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

18.

Củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển I đoạn từ K0+000 đến K11+500 và từ K17+000 đến K17+591 thành phố Hải Phòng.

200

200

 

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Nguồn vốn từ Chương trình SP-RCC (2011-2015)

19.

Củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê, biển Gia Lộc-Văn Chấn đoạn từ K3+094 đến K5+576 huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.

20

20

 

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Nguồn vốn từ Chương trình SP-RCC (2012-2013)

20.

Đê kè mở rộng mặt bằng và chống xói mòn, khu bãi triều phía đông nam đảo

150

150

 

 

UBND huyện Bạch Long Vĩ

Nguồn vốn từ Chương trình SP-RCC

21.

Xây dựng hồ chứa nước ngọt, hệ thống thủy lợi phục vụ việc cấp nước ngọt cho đảo Bạch Long Vĩ - Giai đoạn 1.

188,192

188,192

 

 

Tổng đội Thanh niên xung phong thành phố Hải Phòng

Nguồn vốn từ Chương trình SP-RCC (2013-2015)

22.

Tính toán mức độ sạt lở bờ biển trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại các khu vực nhạy cảm Cát Hải, Bàng La - Đại Hợp; đề xuất và triển khai các giải pháp ứng phó hiệu quả.

15

5

5

5

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành có liên quan

23.

Cải tạo và nâng cấp hệ thống cảng sông, cảng biển; Xây dựng các khu neo đậu an toàn cho tàu thuyền khi có bão lớn trong điều kiện biến đổi khí hậu.

65

15

25

25

Sở Giao thông vận tải

 

24.

Quản lý tổng hợp dải ven biển thành phố Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

30

30

 

 

Sở Tài nguyên và Môi trường

Nguồn vốn từ Chương trình SP-RCC

25.

Nghiên cứu, triển khai các giải pháp bảo vệ, quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên nước.

20

5

10

5

Sở Tài nguyên và Môi trường;

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

26.

Chương trình triển khai bảo vệ đa dạng sinh học, sinh thái rừng ngập mặn ven biển.

10

4

6

 

Sở Tài nguyên và Môi trường

 

27.

Duy trì và bảo tồn khu rừng ngập mặn tự nhiên ở Huyện Cát Hải, Thủy nguyên; Tăng cường bảo vệ và trồng mới rừng ngập mặn tại các huyện An Dương, Kiến Thụy, Tiên Lãng.

12

2

5

5

Sở Tài nguyên và Môi trường

 

28.

Trồng rừng phòng hộ phủ xanh đất trống, đồi trọc, thích ứng biến đổi tại huyện đảo Bạch Long Vĩ

5

5

 

 

UBND huyện Bạch Long Vĩ

Nguồn vốn từ Chương trình SP-RCC

29.

Đầu tư phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển thành phố Hải Phòng

74,58

74,58

 

 

Sở Tài nguyên và Môi trường

Nguồn vốn từ Chương trình SP-RCC

Tổng 1

4.452,383

 

 

II.

Tăng cường năng lực quản lý về biến đổi khí hậu; phát triển nguồn nhân lực; huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp trong nước và các tổ chức nước ngoài trong ứng phó với biến đổi khí hậu; nâng cao nhận thức cộng đồng.

30.

Xây dựng đề án thành lập cơ quan tư vấn khoa học liên ngành về biến đổi khí hậu.

1,5

1,5

 

 

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành có liên quan

31.

Dự án nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và năng lực ứng phó cho các Sở ban ngành, UBND quận/huyện, xã đoàn thể trên địa bàn thành phố.

8

4

4

 

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ban, ngành có liên quan

32.

Dự án nâng cao năng lực phòng chống thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu cho cộng đồng của thành phố Hải Phòng.

9

5

4

 

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Lao động Thương binh và xã hội

33.

Tổ chức diễn tập ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai ở một số khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng.

17

7

10

 

BCH quân sự thành phố

Các Sở, ban, ngành có liên quan

34.

Xây dựng mô hình thí điểm và nâng cao năng lực các trạm y tế quận/huyện, xã có nguy cơ bị tác động lớn do biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở thành phố Hải Phòng.

9

5

4

 

Sở Y tế

Các Sở, ban, ngành có liên quan

35.

Đưa nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào trong nhà trường ở thành phố Hải Phòng

10

10

 

 

Sở Giáo dục và đào tạo

Nguồn vốn từ Chương trình SP-RCC

Tổng 2

54,5

 

 

III.

Triển khai các hoạt động khoa học công nghệ nhằm cập nhật và bổ sung các đánh giá về tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến các ngành, lĩnh vực, khu vực trên địa bàn thành phố Hải Phòng, làm cơ sở cho việc lồng ghép các nội dung về biến đổi khí hậu vào các quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và đề xuất các giải pháp cụ thể.

36.

Cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Hải Phòng đến năm 2025.

5

 

5

 

Sở Tài nguyên và Môi trường

 

37.

Rà soát và cập nhật tác động biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho thành phố Hải Phòng

5

 

5

 

Sở Tài nguyên và Môi trường

 

38.

Nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho hai huyện đảo của thành phố Hải Phòng.

5

2

3

 

Sở Tài nguyên và Môi trường

 

39.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất năng lượng từ các nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới.

10

5

5

 

Sở Tài nguyên và Môi trường

 

40.

Ứng dụng công nghệ trong thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin; xây dựng hệ thống lưu trữ cơ sở dữ liệu phục vụ việc xây dựng và thực hiện các giải pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

3

3

 

 

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Khoa học và Công nghệ

41.

Xây dựng trang thông tin về biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

1

1

 

 

Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Thông tin và truyền thông

 

Tổng 3

29

 

 

IV.

Tăng cường và triển khai được các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, tăng khả năng hấp thu khí nhà kính, tận dụng các cơ hội phát triển do biến đổi khí hậu mang lại.

42.

Rà soát và xây dựng kế hoạch loại bỏ những công nghệ kém hiệu quả, không thân thiện với môi trường trong nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng và giao thông vận tải.

15

10

5

 

Sở Công thương

 

43.

Xây dựng và triển khai thực hiện việc sử dụng nhiên liệu ít phát thải khí nhà kính trong hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải.

20

5

10

5

Sở Công thương

 

44.

Xây dựng hệ thống chiếu sáng dùng năng lượng mặt trời ở các xã, thị trấn có điểm dân cư tập trung.

40

 

20

20

Sở Công thương

 

45.

Tuyên truyền và phát triển lối sống thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính.

8

2

3

3

Sở Thông tin và truyền thông

 

46.

Nghiên cứu, điều tra, đánh giá tổng thể nguồn phế thải phát sinh từ quá trình sản xuất chăn nuôi để phục vụ chế biến thành khí Biogas.

2

2

 

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở, ban, ngành có liên quan

Tổng 4

85

 

 

Tổng kinh phí = (1) + (2) + (3) + (4)

4.620,885

 

 

Tổng số kinh phí thực hiện các Dự án: 4.620,885 tỷ VNĐ.

Bằng chữ: Bốn nghìn sáu trăm hai mươi tỷ, tám trăm tám mươi lăm triệu đồng.