Quyết định 635/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa từ năm 2018 đến năm 2020
Số hiệu: 635/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên Người ký: Nguyễn Minh Quang
Ngày ban hành: 05/03/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 635/QĐ-UBND

Hưng Yên, ngày 05 tháng 03 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TỪ TRỒNG LÚA SANG TRỒNG CÂY HÀNG NĂM, CÂY LÂU NĂM HOẶC TRỒNG LÚA KẾT HỢP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA TỪ NĂM 2018 ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;

Căn cứ Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

Căn cứ các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Số 19/2016/TT- BNNPTNT ngày 27/6/2016 hướng dẫn chi tiết Điều 4, Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; số 19/2017/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2017 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016 hướng dẫn chi tiết Điều 4, Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa và hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm theo quy định tại Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai;

Căn cứ Quyết định số 438/QĐ-UBND ngày 03/02/2015 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc phê duyệt Kế hoạch khung về chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm, kết hợp chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 27/TTr-SNN ngày 21/02/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa từ năm 2018 đến năm 2020.

Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 438/QĐ-UBND ngày 03/02/2015 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc phê duyệt Kế hoạch khung về chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm, kết hợp chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa đến năm 2020.

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Giao thông vận tải, Cục Thống kê tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Minh Quang

 

KẾ HOẠCH

CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TỪ TRỒNG LÚA SANG TRỒNG CÂY HÀNG NĂM, CÂY LÂU NĂM HOẶC TRỒNG LÚA KẾT HỢP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA TỪ NĂM 2018 ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 635/QĐ-UBND ngày 05/03/2018 của UBND tỉnh)

Căn cứ Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;

Căn cứ Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

Căn cứ các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Số 19/2016/TT- BNNPTNT ngày 27/6/2016 hướng dẫn chi tiết Điều 4, Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; số 19/2017/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2017 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016 hướng dẫn chi tiết Điều 4, Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa và hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm theo quy định tại Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai;

Căn cứ Quyết định số 438/QĐ-UBND ngày 03/02/2015 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc phê duyệt Kế hoạch khung về chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm, kết hợp chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa đến năm 2020;

Căn cứ báo cáo kết quả chuyển đổi của các địa phương từ năm 2015-2020, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành Kế hoạch và hướng dẫn các sở, ngành, địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa từ năm 2018-2020 như sau:

I. Kế hoạch chuyển đổi đến năm 2020

1. Mục đích, yêu cầu

a) Mục đích

- Chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng các loại cây trồng hàng năm, cây lâu năm hoặc chuyển sang nuôi thủy sản kết hợp với nuôi thả thủy cầm và trồng cây ăn quả, cây rau màu trên bờ cho hiệu quả kinh tế cao hơn;

- Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp ở một số vùng, khu vực nhằm khai thác được những lợi thế về đất đai, điều kiện tự nhiên của từng địa phương, tạo thuận lợi để phát triển nông nghiệp bền vững, tăng nhanh khối lượng nông sản hàng hóa và gia tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích;

- Mở rộng các mô hình sản xuất theo hình thức tập trung quy mô lớn, tạo thành vùng nông nghiệp hàng hóa hiệu quả cao phục vụ tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp.

b) Yêu cầu

- Phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai và các quy định của UBND tỉnh về sử dụng đất nông nghiệp;

- Việc lựa chọn loại cây trồng, thủy sản và thủy cầm phải bám sát nhu cầu thị trường, khai thác được lợi thế về đất đai, lợi thế về vị trí địa lý, tập quán và kỹ thuật canh tác của nông dân, sản phẩm có khả năng tiêu thụ tốt, ổn định;

- Chuyển đổi phải gắn liền với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới, đảm bảo cho hiệu quả kinh tế cao, ổn định, bền vững;

- Cấm làm nhà ở (kể cả lều, lán, nhà ở tạm) trên đất chuyển đổi.

2. Nguyên tắc chuyển đổi

- Phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Hưng Yên và kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của địa phương. Không được chuyển đổi ngoài kế hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt;

- Đảm bảo phục hồi lại được mặt bằng khi chuyển trở lại trồng lúa; không gây ô nhiễm, thoái hóa đất; khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có, phù hợp với định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa;

- Việc chuyển đổi phải đảm bảo công khai, minh bạch đến các hộ dân;

- Chuyển đổi phải theo vùng, theo cánh đồng trong quy hoạch của từng thôn, xóm để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn; không được chuyển đổi tràn lan, tự phát, theo phong trào. Khuyến khích các hộ nông dân tự dồn thửa, đổi ruộng cho nhau hoặc liên kết nhiều hộ thành diện tích lớn thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa các khâu canh tác, thu hoạch...để đảm bảo cho hiệu quả kinh tế sau chuyển đổi;

- Chuyển sang nuôi thủy sản phải đánh giá kỹ chất lượng ruộng nuôi, nguồn nước và tuân thủ theo hướng dẫn của liên ngành thực hiện dự án “Xây dựng mô hình sản xuất lúa - cá và nuôi cá theo hướng Vietgap tỉnh Hưng Yên”. Cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, độ sâu của mặt bằng hạ thấp không quá 120 cm, nhưng phục hồi lại được mặt bằng khi chuyển trở lại để trồng lúa”;

- Khi cấp có thẩm quyền yêu cầu chuyển về trồng lúa, các hộ phải chấp hành, di chuyển cây trồng và không được đền bù.

3. Kế hoạch chuyển đổi

Giao kế hoạch chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa đến năm 2020 cho các huyện, thành phố là 7.133 ha, trong đó: Năm 2018 chuyển đổi 2.613 ha, năm 2019 chuyển đổi 2.563 ha, năm 2020 chuyển đổi 1.957 ha. Diện tích cụ thể từng địa phương chi tiết tại Phụ lục 1.

II. Hướng dẫn chuyển đổi

1. Định hướng nhóm các loại cây trồng, loại thủy sản và vật nuôi phù hợp với vùng chuyển đổi

Tùy điều kiện đất đai, lợi thế vị trí địa lý, trình độ thâm canh cụ thể của nông dân các địa phương, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch chuyển đổi, xác định loại cây trồng, loại thủy sản và vật nuôi phù hợp với vùng chuyển đổi, đáp ứng yêu cầu thời vụ, kỹ thuật, công thức luân canh, nhu cầu của thị trường để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân chuyển đổi mang lại hiệu quả kinh tế.

1.1. Về trồng cây ăn quả

- Cây nhãn nên tập trung chuyển đổi tại các địa phương như: Khoái Châu, Kim Động, thành phố Hưng Yên, Tiên Lữ và một số xã phía Nam huyện Ân Thi, huyện Phù Cừ.

- Cây vải lai u, lai trứng chín sớm tập trung chuyển đổi tại các xã phía Nam huyện Ân Thi, huyện Phù Cừ.

- Cây có múi (cam, quýt, bưởi) phù hợp cho chuyển đổi tại những chân ruộng đất thịt, chất đất tốt của các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ, Kim Động, thành phố Hưng Yên và có thể mở rộng thêm tại một số xã của huyện Phù Cừ, Ân Thi và Văn Lâm.

- Cây ăn quả hàng năm như: Chuối, đu đủ, thanh long nên chuyển đổi ở những chân ruộng cao, loại đất trung bình đến khá tại các huyện Khoái Châu, Yên Mỹ, Kim Động hoặc trồng trên bờ ruộng đã chuyển sang nuôi thủy sản, ruộng trũng đất không chua đã được tôn cao thành líp.

- Cây ăn quả khác như ổi, xoài, táo... các địa phương và nông dân nên tiếp tục mở rộng diện tích tại các khu vực đã chuyển sang trồng các loại cây trồng này từ trước để tạo vùng sản xuất lớn.

1.2. Về cây hàng năm, sản xuất cây giống cây ăn quả lâu năm, cây cảnh

Lựa chọn những chân ruộng cao, chất đất tốt để chuyển đổi sang trồng nhóm cây dược liệu như tam thất, bạc hà, ngưu tất, địa liền, nghệ, gừng...tại các huyện: Khoái Châu, Yên Mỹ, Văn Lâm, Kim Động hoặc chuyển sang trồng hoa như các loại hoa trồng chậu, hoa hồng, cúc, lyly, thược dược, đồng tiền, lay ơn, loa kèn... tại các huyện Văn Giang, Yên Mỹ, Văn Lâm, Kim Động, thành phố Hưng Yên. Chuyển sang trồng cây cảnh tại các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ hoặc sản xuất cây giống các loại cây ăn quả lâu năm tại huyện Khoái Châu.

Những chân ruộng cao, chất đất từ khá đến tốt, thuận lợi về tưới tiêu (ít bị ngập úng khi có mưa lớn) để chuyển đổi sang trồng nhóm cây rau, quả thực phẩm như cà chua, bầu, bí, dưa chuột, cải các loại, đậu các loại, hành, tỏi, rau gia vị...(bố trí các công thức luân canh, xen canh hợp lý để tăng vụ sản xuất, phù hợp với khí hậu thời tiết từng mùa vụ), tập trung tại các địa phương như các huyện Văn Lâm, Ân Thi, Tiên Lữ, Phù Cừ, Mỹ Hào.

Những chân ruộng vàn, chất đất kém đến trung bình tại những địa phương nông dân đầu tư mở rộng chăn nuôi đại gia súc nên chuyển sang trồng cây làm thức ăn thô, xanh phục vụ chăn nuôi như cỏ voi, cỏ VA06, ngô sinh khối...tại các huyện Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Kim Động, thành phố Hưng Yên.

1.3. Về nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng lúa hoặc trồng cây ăn quả

Những diện tích đất trồng lúa thường xuyên bị ngập úng, khó thoát nước, ruộng không bị chua, có chất lượng nguồn nước tốt chuyển sang nuôi trồng thủy sản kết hợp chăn, thả các loại thủy cầm (vịt, ngan, ngỗng…) và trồng các loại cây ăn quả xung quanh bờ để tăng hiệu suất sử dụng tại các huyện Mỹ Hào, Yên Mỹ, Ân Thi, Tiên Lữ.

Nếu khu ruộng trũng không phù hợp cho chuyển sang nuôi thủy sản nên chuyển sang trồng các loại cây hàng năm ưa nước, chịu úng như: Rau cải xoong, rau cần, rau muống.

2. Kỹ thuật, cách thức chuyển đổi

- Đối với những loại cây như: Nhãn, vải, cây có múi, nghệ... phải tuân thủ đúng theo quy trình kỹ thuật canh tác đã được Sở Nông nghiệp và PTNT, các cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành.

- Những cây trồng khác phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ chuyên môn thông qua các lớp tập huấn, các buổi chuyển giao khoa học kỹ thuật.

3. Thủ tục chuyển đổi

Thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 19/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016 và Khoản 3, Điều 1 Thông tư số 19/2017/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

III. Tổ chức thực hiện

1. Phân công trách nhiệm

1.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh;

- Chỉ đạo các phòng, đơn vị chuyên môn liên quan phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cho nông dân các địa phương kỹ thuật, cách thức chuyển đổi, kỹ thuật canh tác những cây trồng chủ lực, giới thiệu kinh nghiệm của các mô hình chuyển đổi cho hiệu quả cao;

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức các hội nghị kết nối cung cầu, hội chợ thương mại... tạo điều kiện thuận lợi để tiêu thụ các loại nông sản cho nông dân;

- Tổng hợp kết quả chuyển đổi báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.

1.2. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh;

- Hàng năm rà soát, thống kê chi tiết các loại đất cho phù hợp với thực tế của các địa phương.

1.3. Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chỉ đạo các Chi cục Thống kê các huyện, thành phố cập nhật số liệu các loại cây trồng đã chuyển đổi để thống kê chính xác năng suất, sản lượng, giá trị của sản xuất nông nghiệp.

1.4. UBND huyện, thành phố

- Tiếp tục rà soát diện tích chuyển đổi sai quy định, chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn xử lý theo các trường hợp sau:

Đối với những diện tích chuyển đổi phù hợp với quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi hướng dẫn các hộ gia đình làm đơn đề nghị và tổ chức thẩm định, phê duyệt hợp thức hóa diện tích đã chuyển đổi theo quy định;

Đối với những diện tích chuyển đổi theo vùng tập trung có quy mô lớn (vùng có diện tích từ 03 ha trở lên), chưa phù hợp quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi phải tổ chức lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch cho phù hợp, hướng dẫn các xã, phường, thị trấn và hộ nông dân thực hiện các bước như trường hợp trên.

Những diện tích tự chuyển đổi nhỏ lẻ, manh mún, không tập trung, hiệu quả thấp không phù hợp quy hoạch vùng được phép chuyển đổi nhất là các trường hợp vi phạm xây dựng trên đất chuyển đổi, phải cương quyết rỡ bỏ công trình đã xây dựng và yêu cầu các hộ dân khôi phục lại đất theo hiện trạng ban đầu.

- Phân bổ kế hoạch chuyển đổi được giao trong Kế hoạch này đến từng địa phương, từng cánh đồng, gắn trách nhiệm cụ thể cho các tập thể, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm các trường hợp thiếu trách nhiệm, lơ là trong chỉ đạo thực hiện kế hoạch chuyển đổi tại địa phương. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn công bố công khai, minh bạch kế hoạch chuyển đổi để nông dân biết, thực hiện theo quy định.

- Chỉ đạo các phòng chuyên môn tăng cường kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện ở các địa phương, nếu phát hiện chuyển đổi sai quy định phải chỉ đạo dừng ngay và xử lý vi phạm theo quy định, tuyệt đối không để nông dân chuyển đổi tự phát, ngoài kế hoạch nhất là vi phạm xây dựng trên đất chuyển đổi.

- Khuyến khích ban hành các chính sách hỗ trợ người dân mua giống mới, vật tư nông nghiệp, kỹ thuật áp dụng phục vụ chuyển đổi.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn tới người dân về chủ trương của nhà nước và các thủ tục khi thực hiện chuyển đổi, kỹ thuật thâm canh... để người dân kịp thời nắm bắt áp dụng.

- Tổ chức các hoạt động nắm bắt thị trường, xúc tiến thương mại để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ở địa phương.

1.5. UBND các xã, phường, thị trấn

- Thực hiện hợp thức hóa hoặc buộc trả lại hiện trạng ban đầu theo chỉ đạo của UBND huyện đối với diện tích đã chuyển đổi sai quy định.

- Tổ chức lấy ý kiến, xác định nhu cầu chuyển đổi, vùng chuyển đổi của các hộ nông dân; xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên cơ sở diện tích đã được UBND huyện, thành phố phân bổ. Thông báo công khai kế hoạch chuyển đổi tại trụ sở UBND cấp xã, nhà văn hóa các thôn, xóm để hộ nông dân biết đăng ký tham gia.

- Tuyên truyền, hướng dẫn, định hướng nhóm cây trồng, vật nuôi để nông dân thực hiện chuyển đổi tập trung, hiệu quả, bảo đảm đúng kế hoạch.

- Tiếp nhận và xử lý đơn của các hộ dân đúng quy định; lập sổ theo dõi việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa ở địa phương theo quy định, thuận lợi cho cung cấp thông tin khi được kiểm tra.

- Giao trách nhiệm cho từng cá nhân liên quan trong việc chỉ đạo, thực hiện kế hoạch chuyển đổi; quản lý chặt chẽ việc chuyển đổi, không để người dân chuyển đổi ngoài vùng quy hoạch hoặc lợi dụng chuyển đổi để làm nhà hoặc có hoạt động trái phép khác phá vỡ kết cấu đất.

- Kiểm tra, giám sát việc chuyển đổi của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn mình quản lý.

2. Chế độ báo cáo

Sở Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tuân thủ chế độ báo cáo quy định tại Khoản 6, Điều 1, Thông tư số 19/2017/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Cụ thể:

- UBND cấp xã tổng hợp kết quả chuyển đổi và định kỳ báo cáo UBND huyện trước ngày 30 tháng 05 và 30 tháng 11 hàng năm.

- UBND cấp huyện tổng hợp báo cáo kết quả chuyển đổi của UBND cấp xã báo cáo UBND tỉnh qua Sở Nông nghiệp & PTNT định kỳ trước ngày 15 tháng 6 và 15 tháng 12 hàng năm.

- Sở Nông nghiệp & PTNT tổng hợp báo cáo kết quả chuyển đổi của tỉnh báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp & PTNT trước ngày 30 tháng 6 và 31 tháng 12 hàng năm.

Nội dung báo cáo theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Kế hoạch này./.

 

PHỤ LỤC 1:

PHÂN BỔ KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI TỪ NĂM 2018-2020

ĐVT: ha

Đơn vị

Tổng

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Văn Lâm

829

149

496

184

Mỹ Hào

265

85

90

90

Yên Mỹ

820

264

340

216

Văn Giang

404

138

139

127

Khoái Châu

962

326

295

341

Kim Động

925

403

326

196

Ân Thi

788

270

260

258

Tiên Lữ

800

300

250

250

Phù Cừ

944

520

244

180

TP Hưng Yên

396

158

123

115

Tổng

7.133

2.613

2.563

1.957

 

PHỤ LỤC 2:

MẪU BÁO CÁO

Đơn vị…….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

..…………, ngày …. tháng….. năm ……

 

BÁO CÁO

Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tháng (năm)…., kế hoạch chuyển đổi tháng (năm)…

I. Đánh giá chung

- Thuận lợi, khó khăn:

- Những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân.

II. Kết quả thực hiện

1. Kết quả thực hiện

STT

Loại cây trồng, thủy sản

Diện tích đất trồng lúa chuyển đổi (ha)

Ghi chú

Tổng

Đất 2 vụ lúa

Đất 1 vụ lúa

I

Trồng cây hàng năm

 

 

 

 

1

Hoa …

 

 

 

 

2

Cà chua

 

 

 

 

….

 

 

 

 

II

Trồng cây ăn quả, cây cảnh

 

 

 

 

1

Nhãn..

 

 

 

 

2

Bưởi

 

 

 

 

….

 

 

 

 

III

Nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng lúa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích đã thực hiện (trong đó làm rõ diện tích chuyển đổi 1 vụ, 2 vụ lúa). Hình thức chuyển đổi (sang trồng cây hàng năm, sang trồng lúa kết hợp thủy sản…). Đánh giá mức độ hoàn thành so với kế hoạch.

2. Đánh giá:

- Đánh giá hiệu quả kinh tế cụ thể đối với từng loại cây trồng, thủy sản, vật nuôi đã lựa chọn phục vụ chuyển đổi tại địa phương (tổng chi, tổng thu, lợi nhuận), so sánh với hiệu quả kinh tế so với trồng lúa. Nêu các hình thức chuyển đổi điển hình, mang lại hiệu quả kinh tế cao, có khả năng mở rộng.

- Đánh giá các tác động từ việc chuyển đổi đất trồng lúa đến kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường.

III. Kiến nghị, đề xuất

Kiến nghị, đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn; các cơ chế chính sách hỗ trợ chuyển đổi.

IV. Kế hoạch chuyển đổi

STT

Loại cây trồng, Thủy sản

Diện tích đất trồng lúa chuyển đổi (ha)

Ghi chú

Tổng

Đất 2 vụ lúa

Đất 1 vụ lúa

I

Trồng cây hàng năm

 

 

 

 

1

Dưa chuột

 

 

 

 

2

Khoai tây

 

 

 

 

3

….

 

 

 

 

II

Trồng cây ăn quả, cây cảnh

 

 

 

 

1

Nhãn

 

 

 

 

2

Bưởi

 

 

 

 

3

….

 

 

 

 

III

Nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng lúa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Nơi nhận:

Thủ trưởng đơn vị