Quyết định 626/2009/QĐ-UBND phê duyệt Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, thực hiện theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành
Số hiệu: | 626/2009/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Phú Yên | Người ký: | Lê Kim Anh |
Ngày ban hành: | 17/04/2009 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Chính sách xã hội, Xây dựng nhà ở, đô thị, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 626/2009/QĐ-UBND |
Tuy Hòa, ngày 17 tháng 4 năm 2009 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ HỘ NGHÈO VỀ NHÀ Ở THỰC HIỆN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 167/2008/QĐ-TTG NGÀY 12 THÁNG 12 NĂM 2008 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở;
Căn cứ Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010;
Căn cứ Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn;
Căn cứ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Công văn số 2561/BXD-QLN ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Bộ Xây dựng về việc triển khai thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, kèm theo Đề cương xây dựng Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở; Công văn số 340/BXD-QLN ngày 10 tháng 3 năm 2009 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn, bổ sung việc xây dựng Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở để thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 48/TTr-SXD ngày 17 tháng 4 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, thực hiện theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ, với các nội dung chủ yếu sau:
Thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên quan điểm xã hội hóa, nhà nước và nhân dân cùng làm, với việc huy động tổng hợp các nguồn lực: nhà nước - cộng đồng - bản thân hộ nghèo. Mọi hộ nghèo chưa có nhà ở hoặc nhà ở tạm bợ, dột nát có nguy cơ sập đổ đều được nhà nước hỗ trợ kinh phí để xây dựng nhà ở, không phân biệt sắc tộc, tôn giáo; thực hiện theo thứ tự ưu tiên: hộ gia đình có công cách mạng - hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số - hộ gia đình trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai - hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn - hộ gia đình sinh sống tại vùng đặc biệt khó khăn - hộ gia đình còn lại.
- Đảm bảo cho hộ nghèo có nhà ở ổn định, an toàn, không phải sống trong tình trạng nhà dột nát, nhà ổ chuột, nhà nằm ở khu vực nguy hiểm ven sông, ven biển, đồng thời động viên tinh thần và tạo cơ hội cho hộ nghèo yên tâm làm việc, tăng thu nhập và vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo.
- Đến cuối năm 2011, cơ bản thực hiện xong chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, trong đó hoàn thành việc hỗ trợ cho đối tượng là hộ nghèo thuộc diện chính sách và hộ đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định. Đến cuối năm 2012, hoàn thành thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo quy định của Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.
- Góp phần cải thiện chất lượng nhà, bảo đảm an sinh xã hội ở nông thôn.
Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo quy định của Quyết định này chỉ áp dụng cho các hộ đang cư trú tại khu vực nông thôn, không phải là khu vực đô thị như phường, thị trấn ở các đô thị loại đặc biệt, loại I, II, III, IV và loại V được quy định tại Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ (quy định tại khoản 3, Điều 2 của Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ và mục 1 của Công văn số 340/BXD-QLN ngày 10 tháng 3 năm 2009 của Bộ Xây dựng).
4. Đối tượng được hỗ trợ về nhà ở:
- Là hộ nghèo (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010) đang cư trú tại địa phương, có tên trong danh sách hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý tại thời điểm Quyết định 167/2008/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành.
- Hộ nghèo đó chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở.
- Hộ nghèo đó chưa được hỗ trợ xây dựng nhà ở theo các chương trình khác của Trung ương, địa phương hoặc các tổ chức đoàn thể.
- Hỗ trợ trực tiếp đến hộ gia đình để xây dựng nhà ở theo đối tượng quy định.
- Bảo đảm công khai, công bằng và minh bạch đến từng hộ gia đình trên cơ sở pháp luật và chính sách của nhà nước; phù hợp với phong tục tập quán của mỗi dân tộc, vùng, miền, bảo tồn bản sắc văn hóa của từng dân tộc; phù hợp với điều kiện thực tiễn và gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.
- Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp để xây dựng được một căn nhà có diện tích sử dụng tối thiểu 28m2, tuổi thọ căn nhà từ 10 năm trở lên.
- Ngân sách Trung ương hỗ trợ 6 triệu đồng/hộ. Đối với những hộ dân thuộc diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở đang cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn thì ngân sách Trung ương hỗ trợ 7 triệu đồng/hộ.
- Ngân sách Trung ương cân đối bổ sung thêm 20% (do tỉnh Phú Yên phải cân đối từ ngân sách Trung ương 70% dự toán chi ngân sách năm 2008). Như vậy tổng cộng ngân sách Trung ương hỗ trợ 7,2 triệu đồng/hộ; đối với hộ sống trong vùng đặc biệt khó khăn, hỗ trợ 8,4 triệu đồng/hộ.
Ngoài ra, các địa phương có trách nhiệm hỗ trợ thêm ngoài phần ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh và huy động cộng đồng giúp đỡ các hộ làm nhà ở.
Hộ dân có nhu cầu, được vay tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để làm nhà ở. Mức vay tối đa 8 triệu đồng/hộ, lãi suất vay 3%/năm. Thời hạn vay là 10 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm. Thời gian trả nợ là 5 năm, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu là 20% tổng số vốn đã vay.
- Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.
- Vốn đối ứng của ngân sách tỉnh: do địa phương thuộc diện khó khăn về ngân sách, phải bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương trên 70% dự toán chi ngân sách địa phương năm 2008, nên Trung ương hỗ trợ toàn bộ (20%) phần đối ứng của địa phương.
- Vốn huy động từ Quỹ “Ngày vì người nghèo” các cấp.
- Vốn huy động của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh.
- Vốn huy động cộng đồng, dòng tộc, tự có của bản thân hộ nghèo.
- Vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội.
9. Số lượng hộ nghèo cần hỗ trợ về nhà ở trên địa bàn tỉnh:
Tổng số hộ thuộc diện đối tượng được hỗ trợ về nhà ở tại khu vực nông thôn (tính đến thời điểm Quyết định 167/2008/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành): 4.121 hộ.
Xác định cụ thể theo từng loại sau:
- Tổng số hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số: 1.506 hộ.
- Tổng số hộ gia đình là người kinh: 2.615 hộ.
- Tổng số hộ đang cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng đặc biệt khó khăn: 1.042 hộ; trong đó:
+ Hộ là đồng bào dân tộc thiểu số: 585 hộ.
+ Hộ là người kinh: 457 hộ.
- Tổng số hộ xin vay tiền từ Ngân hàng Chính sách xã hội: 3.579 hộ.
10. Yêu cầu về diện tích và chất lượng nhà ở xây dựng mới:
Thiết kế 02 mẫu nhà áp dụng xây dựng nhà ở cho hộ nghèo; trong đó có Mẫu số 1 áp dụng cho vùng đồng bằng, Mẫu số 2 áp dụng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (các mẫu này đã được áp dụng trong Đề án xóa nhà ở tạm giai đoạn 2006-2008 của tỉnh Phú Yên). Các mẫu nhà này là quy định tối thiểu về diện tích và chất lượng phải áp dụng. Tuy nhiên, tùy theo khả năng đóng góp của cộng đồng và vốn tự có của hộ nghèo, có thể xây dựng nhà với quy mô lớn hơn, chất lượng cao hơn. Cụ thể các mẫu thiết kế như sau:
- Đối với mẫu thiết kế nhà ở đồng bằng: nhà cấp 4, niên hạn sử dụng trên 15 năm, diện tích xây dựng 28m2, mái ngói, những trường hợp khó khăn có thể lợp tôn, nhưng phải bảo đảm chiều cao tối thiểu là 3,5m (điểm cao nhất của mái), tường gạch trát vữa xi măng, quét vôi, nền lát gạch ceramic hoặc láng vữa xi măng, cửa đi, cửa sổ panô, gỗ nhóm 3.
- Đối với nhà đồng bào dân tộc thiểu số: nhà cấp 4, nhà sàn, khung gỗ, niên hạn sử dụng trên 15 năm, có 6 cột, sàn gỗ ván, vách ván hoặc cót tre, mò o; cột, kèo, gỗ mái, ván sàn gỗ nhóm 3, vách ván gỗ nhóm 3 hoặc nhóm 4; diện tích xây dựng 28m2, mái ngói, những trường hợp khó khăn có thể lợp tôn, nhưng phải bảo đảm chiều cao tối thiểu là 3,5m (tính từ sàn nhà đến điểm cao nhất của mái).
11. Tổng số vốn thực hiện Đề án: 107,146 tỷ đồng. Trong đó:
- Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ: 30,922 tỷ đồng.
- Vốn ngân sách địa phương (vốn ngân sách tỉnh và các huyện): 5 tỷ đồng.
- Vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội: 28,164 tỷ đồng.
- Dự kiến vốn huy động từ Quỹ “Ngày vì người nghèo” các cấp: 14 tỷ đồng.
- Dự kiến vốn huy động của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh: 10 tỷ đồng.
- Dự kiến vốn huy động cộng đồng, dòng tộc, tự có của bản thân hộ nghèo: 19,06 tỷ đồng.
a) Năm 2009: hoàn thành các công tác chuẩn bị và thực hiện hỗ trợ nhà ở cho: 1.603 hộ thuộc đối tượng ưu tiên 1 và 2 (hộ gia đình có công cách mạng và hộ đồng bào dân tộc thiểu số).
b) Năm 2010: thực hiện hỗ trợ nhà ở cho 1.727 hộ thuộc đối tượng ưu tiên 3 và 4 (hộ gia đình sống trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai và hộ có hoàn cảnh khó khăn).
c) Năm 2011 và 2012: thực hiện hỗ trợ cho các đối tượng còn lại, gồm: 791 hộ.
13. Tiến độ huy động vốn hàng năm:
a) Năm 2009:
Tổng số vốn cần có để thực hiện: 41,678 tỷ đồng. Trong đó:
- Vốn ngân sách Trung ương: 12,293 tỷ đồng;
- Vốn ngân sách địa phương: 2 tỷ đồng;
- Vốn vay tín dụng ưu đãi: 11,3 tỷ đồng;
- Vốn huy động khác: 16,085 tỷ đồng.
b) Năm 2010:
Tổng số vốn cần có để thực hiện: 44,902 tỷ đồng. Trong đó:
- Vốn ngân sách Trung ương: 12,546 tỷ đồng;
- Vốn ngân sách địa phương: 2 tỷ đồng;
- Vốn vay tín dụng ưu đãi: 12,3 tỷ đồng;
- Vốn huy động khác: 18,056 tỷ đồng.
c) Năm 2011 và 2012:
Tổng số vốn cần có để thực hiện: 20,566 tỷ đồng. Trong đó:
- Vốn ngân sách Trung ương: 6,083 tỷ đồng;
- Vốn ngân sách địa phương: 1 tỷ đồng;
- Vốn vay tín dụng ưu đãi: 4,564 tỷ đồng;
- Vốn huy động khác: 8,919 tỷ đồng.
a) Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Chỉ đạo việc lập và phê duyệt Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên địa bàn tỉnh, gửi Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành liên quan; chỉ đạo củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện các mục tiêu giảm nghèo các cấp;
- Cụ thể hóa nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao các địa phương tại Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008;
- Chỉ đạo bố trí đủ vốn ngân sách tỉnh theo Đề án được duyệt và công tác lập dự toán, quản lý cấp phát, thanh - quyết toán nguồn vốn hỗ trợ theo quy định của Bộ Tài chính;
- Định kỳ 6 tháng một lần báo cáo kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở về Bộ Xây dựng để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
b) Đối với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã có nhiệm vụ:
- Sở Xây dựng:
+ Chủ trì lập Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt vào cuối quý I năm 2009. Thiết kế các mẫu nhà ở;
+ Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Tuy Hòa thực hiện việc bình xét, lập danh sách, phân loại đối tượng ưu tiên được hỗ trợ về nhà ở theo quy định;
+ Tổ chức triển khai thực hiện Đề án được duyệt và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh việc báo cáo định kỳ 6 tháng một lần về Bộ Xây dựng và sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án này;
+ Lập dự toán chi phí xây dựng Đề án và chi phí hoạt động hàng năm của Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và giải quyết việc làm của tỉnh giai đoạn 2006-2010 để thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư:
+ Cân đối kế hoạch vốn hàng năm và cấp kinh phí theo tiến độ Đề án được duyệt để đảm bảo thực hiện đúng tiến độ của Đề án đề ra;
+ Tham gia kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án của các địa phương.
- Sở Tài chính:
+ Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối và bố trí ngân sách thực hiện Đề án theo đúng tiến độ;
+ Theo dõi việc cấp phát, thanh - quyết toán kinh phí của Đề án;
+ Tham gia kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án của các địa phương.
- Sở Tài nguyên và Môi trường:
+ Hướng dẫn các địa phương giải quyết đất ở cho những hộ nghèo chưa có đất ở;
+ Tham gia kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án của các địa phương.
- Sở Lao động-Thương binh và Xã hội:
+ Phối hợp với các sở, ban, ngành thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh; kết hợp lồng ghép các chương trình mục tiêu về xóa đói, giảm nghèo với chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo;
+ Tham gia kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án của các địa phương.
- Ban Dân tộc tỉnh:
+ Phối hợp với các sở, ban, ngành thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số;
+ Tham gia kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án của các địa phương.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Tuy Hòa:
+ Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân các xã thực hiện việc bình xét, lập danh sách, phân loại đối tượng ưu tiên được hỗ trợ về nhà ở theo quy định và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Xây dựng (cơ quan chủ trì Đề án);
+ Xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực tại địa phương để thực hiện có hiệu quả Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Tổ chức triển khai thực hiện Đề án tại địa phương;
+ Chỉ đạo việc giải quyết đất ở cho những hộ nghèo chưa có đất ở hoặc diện tích đất ở nhỏ so với quy định;
+ Phân công cán bộ giám sát, theo dõi, hướng dẫn hộ nghèo xây dựng nhà ở đảm bảo về quy mô và chất lượng nhà ở;
+ Tham gia kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án tại địa phương.
+ Kiểm tra, theo dõi việc cấp phát, thanh - quyết toán nguồn vốn hỗ trợ xây dựng nhà ở tại địa phương.
c) Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và cấp huyện:
Bảo đảm kinh phí cho hộ nghèo có tên trong danh sách xin vay của Đề án này vay tiền để xây dựng nhà ở theo đúng tiến độ.
d) Đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội:
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội: Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Tỉnh đoàn và các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động nguồn lực, xây dựng Quỹ “Ngày vì người nghèo”, xây dựng nhà đại đoàn kết, để góp phần thực hiện thành công Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở từ nay đến năm 2012.
e) Các cơ quan thông tin đại chúng Trung ương và địa phương:
Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền rộng rãi để toàn xã hội tham gia hưởng ứng, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Lao động-Thương binh và Xã hội; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Tuy Hòa và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
BẢNG TỔNG HỢP XIN VAY VỐN
(Kèm theo Quyết định số 626/2009/QĐ-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên)
TT |
Tên huyện, thành phố |
Số hộ xin vay (hộ) |
Số tiền (triệu đồng) |
1. |
Huyện Sông Cầu |
550 |
4.071 |
2. |
Huyện Phú Hòa |
73 |
553 |
3. |
Thành phố Tuy Hòa |
18 |
144 |
4. |
Huyện Đông Hòa |
155 |
1.240 |
5. |
Huyện Tây Hòa |
171 |
1.260 |
6. |
Huyện Sông Hinh |
464 |
3.712 |
7. |
Huyện Đồng Xuân |
716 |
5.728 |
8. |
Huyện Tuy An |
513 |
4.104 |
9. |
Huyện Sơn Hòa |
919 |
7.352 |
|
Tổng cộng |
3.579 |
28.164 |
BẢNG TÍNH TOÁN VỐN CẦN THIẾT THỰC HIỆN ĐỀ ÁN VÀ VỐN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG HỖ TRỢ
(Kèm theo Quyết định số 626/2009/QĐ-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên)
Tổng số vốn cần để thực hiện Đề án:
4.121 hộ x 26 triệu đồng/nhà = 107.146 triệu đồng (107,146 tỷ đồng).
Trong đó:
- Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ:
3.079 hộ x 6 triệu đồng/hộ = 18.474 triệu đồng (18,474 tỷ đồng).
1.042 hộ x 7 triệu đồng/hộ = 7.294 triệu đồng (7,294 tỷ đồng).
Cộng: 25,768 tỷ đồng.
- Vốn ngân sách Trung ương cân đối bổ sung (do tỉnh Phú Yên khó khăn về ngân sách địa phương):
25,768 tỷ đồng x 20% = 5,1536 tỷ đồng.
Vậy tổng cộng vốn Trung ương hỗ trợ:
25,768 tỷ đồng + 5,1536 tỷ đồng = 30,9216 tỷ đồng.
Lấy tròn số: 30,922 tỷ đồng.
Công văn số 340/BXD-QLN về việc hướng dẫn bổ sung việc xây dựng Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở để thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ do Bộ Xây dựng ban hành Ban hành: 10/03/2009 | Cập nhật: 11/03/2009
Quyết định 167/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở Ban hành: 12/12/2008 | Cập nhật: 15/12/2008
Công văn số 2561/BXD-QLN về việc triển khai thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở do Bộ Xây dựng ban hành Ban hành: 23/12/2008 | Cập nhật: 26/12/2008
Quyết định 30/2007/QĐ-TTg ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn Ban hành: 05/03/2007 | Cập nhật: 30/05/2007
Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 Ban hành: 29/06/2005 | Cập nhật: 20/05/2006
Quyết định 170/2005/QĐ-TTg về chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 Ban hành: 08/07/2005 | Cập nhật: 20/05/2006
Nghị định 72/2001/NĐ-CP về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị Ban hành: 05/10/2001 | Cập nhật: 09/12/2009