Quyết định 623/QĐ-UBND năm 2013 về phê duyệt "Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Lai Châu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030"
Số hiệu: 623/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu Người ký: Lê Xuân Phùng
Ngày ban hành: 06/06/2013 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Văn hóa , thể thao, du lịch, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 623/QĐ-UBND

Lai Châu, ngày 06 tháng 6 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LAI CHÂU ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 27 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;

Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008;

Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lai Châu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, với các nội dung chính sau:

1. Điều chỉnh, bổ sung quan điểm phát triển du lịch

a) Phát triển du lịch Lai Châu phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và du lịch của cả nước, định hướng phát triển du lịch vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ, với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các ngành kinh tế khác.

b) Phát triển du lịch Lai Châu theo hướng bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ vững quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự an toàn xã hội; giữ gìn cảnh quan và môi trường.

c) Phát triển du lịch Lai Châu trong mối liên hệ vùng, cả nước và quốc tế để khai thác cả nguồn khách du lịch quốc tế và nội địa trong đó chú trọng phát triển khách du lịch nội địa và tăng cường thu hút khách quốc tế đến.

d) Phát triển đồng thời du lịch văn hóa và sinh thái với việc lấy du lịch sinh thái làm mũi nhọn và tiền đề phát triển du lịch văn hóa để khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch của tỉnh.

đ) Phát triển du lịch Lai Châu đảm bảo hài hòa vừa có chất lượng, theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại vừa dân dã, có trọng tâm, trọng điểm để từng bước hòa nhập với phát triển du lịch khu vực và cả nước.

e) Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về du lịch của các địa phương, các thành phần kinh tế trên địa bàn Lai Châu.

2. Điều chỉnh, bổ sung mục tiêu phát triển du lịch

a) Điều chỉnh, bổ sung mục tiêu chung: Phấn đấu để đến năm 2020, du lịch Lai Châu cơ bản trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu khối dịch vụ tạo tiền đề đến năm 2030 là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ; sản phẩm du lịch chất lượng, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Lai Châu, thân thiện với môi trường; đưa Lai Châu trở thành một trong những địa phương đạt mức trung bình khá về du lịch.

b) Điều chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu phát triển du lịch

• Khách du lịch:

+ Khách quốc tế: Điều chỉnh tốc độ tăng trưởng về khách du lịch quốc tế đạt 12,2%/năm cho giai đoạn 2012-2015; 12%/năm cho giai đoạn 2016-2020; đạt 11%/năm sau năm 2020. Đến năm 2015 đón 20 nghìn lượt khách; năm 2020 đón được 35 nghìn; năm 2025 đón 60 nghìn lượt và năm 2030 đón 100 nghìn lượt khách.

Ngày lưu trú trung bình khách quốc tế đạt từ 1,5 ngày vào năm 2015; 1,8 ngày vào năm 2020 và 2,2 - 2,5 ngày sau năm 2020; mức chi tiêu bình quân khoảng 80 - 100USD /người/ ngày đêm cho giai đoạn 2012-2020; 120USD /người/ ngày đêm cho giai đoạn sau năm 2020.

+ Khách nội địa: Điều chỉnh tốc độ tăng trưởng về khách du lịch nội địa đạt 11,4%/năm cho giai đoạn 2012-2015; 9,3 % cho giai đoạn 2016-2020; 6%/năm sau năm 2020. Đến năm 2015 đón được 160 nghìn lượt; năm 2020 đón 250 nghìn lượt và năm 2025 đón 350 nghìn lượt; năm 2030 đạt 450 nghìn lượt khách nội địa.

Ngày lưu trú trung bình khách nội địa đạt từ 1,8 ngày vào năm 2015; 2,0 ngày vào năm 2020 và 2,2 - 2,5 ngày sau năm 2020; mức chi tiêu bình quân khoảng 800.000 - 1.000.000 đồng /người/ ngày đêm (tương đương 35-45 USD); sau năm 2020 trên 1.000.000 đồng.

• Tổng thu từ khách du lịch: Điều chỉnh tốc độ tăng trưởng về tổng thu từ khách du lịch đạt 10,7% /năm cho giai đoạn 2012-2015; 10%/năm cho giai đoạn 2016-2020 và 8 %/năm sau năm 2020.

Năm 2015 tổng thu từ khách du lịch đạt gần 270 tỷ đồng (tương đương 13,4 triệu USD); năm 2020 đạt gần 540 tỷ đồng (26,3 triệu USD); năm 2025 đạt 960 tỷ đồng (46,9 triệu USD) và năm 2030 đạt hơn 1.650 tỷ đồng (tương đương 80,6 triệu USD)

- Giá trị gia tăng GDP du lịch: Đạt tốc độ tăng trưởng 32,6%/năm cho giai đoạn 2012-2015; 14,1%/năm cho giai đoạn 2016-2020; 11 - 12%/năm cho giai đoạn sau năm 2020.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; tăng cường đầu tư, xây dựng các khu, tuyến, điểm du lịch; nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở lưu trú đảm bảo đủ 800 buồng năm 2015; 1.300 buồng năm 2020; 1.900 buồng năm 2025 và 2.800 buồng vào năm 2030 trong đó tỷ lệ buồng đạt chất lượng 3 sao trở lên chiếm 10 - 25% theo từng giai đoạn

Phấn đấu đến năm 2020 Lai Châu có 1 khu du lịch quốc gia, và nhiều điểm du lịch địa phương quan trọng khác đạt tiêu chí của Luật Du lịch.

- Lao động và việc làm: Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội. Đến 2015 tạo được khoảng 3.600 lao động trong đó có 1.200 lao động trực tiếp; năm 2020 có 5.850 lao động trong đó 1.950 trực tiếp, năm 2025 có 9.120 lao động trong đó có 3.040 lao động trực tiếp và năm 2030 có 13.440 lao động trong đó có 4.480 lao động trực tiếp

- Văn hóa - xã hội: Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa các dân tộc; tăng cường tình yêu quê hương, đất nước, ý thức tự hào dân tộc cho nhân dân; giảm nghèo và vươn lên làm giàu.

- Môi trường: Phát triển du lịch xanh, du lịch cộng đồng và du lịch có trách nhiệm, gắn hoạt động du lịch với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Quốc phòng, an ninh: Phát triển du lịch với vai trò tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế, góp phần giữ vững an ninh toàn vẹn lãnh thổ; ổn định về chính trị và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội vùng biên giới.

3. Điều chỉnh các định hướng phát triển

a) Điều chỉnh định hướng phát triển thị trường khách du lịch

- Thị trường khách quốc tế:

+ Ưu tiên phát triển thị trường gần: Thị trường ASEAN, đặc biệt là Thái Lan và Lào; thị trường Đông Á - Thái Bình Dương (Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc).

+ Duy trì phát triển thị trường truyền thống: Thị trường Tây Âu, thị trường Bắc Mỹ, Úc, Đông Âu.

+ Hướng tới thị trường mở rộng: Trung cận Đông và Ấn Độ, gắn với hành lang Đông-Tây.

- Thị trường khách nội địa: Chú trọng khai thác các nguồn đến từ các tỉnh trong vùng và vùng phụ cận đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội và từ trong tỉnh. Tiến tới mở rộng phát triển thị trường khách các tỉnh Bắc Trung Bộ, miền Trung và Nam Bộ. Hướng khai thác tập trung các dòng khách:

- Khách du lịch sinh thái, tham quan thắng cảnh.

- Khách du lịch lễ hội, tâm linh.

- Khách du lịch thương mại, du lịch công vụ.

- Khách du lịch cuối tuần.

b) Điều chỉnh định hướng phát triển sản phẩm du lịch

- Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch theo lãnh thổ

+ Tập trung phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh ở khu vực Sìn Hồ; Du lịch văn hóa tại các bản Pú Đao, Hon, Hồ Thầu, Vàng Pheo...;

+ Du lịch tham quan hang động và lễ hội ở Bình Lư-Tiên Sơn, Pusamcap;

+ Du lịch cửa khẩu Ma Lu Thàng, du lịch sự kiện ở thị xã Lai Châu, đặc biệt sau khi Lai Châu được công nhận thành phố.

+ Du lịch sinh thái hồ: Hồ Lai Châu, Huội Quảng, bản Chát.

- Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch theo nhu cầu thị trường

+ Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh: Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng núi Sìn Hồ.

+ Du lịch tham quan, nghiên cứu: Tham quan hang động, cảnh quan Bình Lư, Pusamcap, các bản văn hóa Pú Đao, Bản Hon, v.v...

+ Du lịch thể thao, khám phá các đỉnh núi cao, sông Nậm Mu, Nậm Ma.

+ Du lịch thương mại, công vụ.

c) Điều chỉnh tổ chức không gian du lịch

- Phát triển du lịch Lai Châu theo vùng: Phát triển theo 3 không gian

+ Không gian du lịch Trung tâm: Gồm thị xã Lai Châu, các huyện Tam Đường, Phong Thổ và Sìn Hồ (cao nguyên Sìn Hồ) với trọng tâm là thị xã Lai Châu.

+ Không gian du lịch Đông Nam: Gồm địa bàn hai huyện Than Uyên và Tân Uyên.

+ Không gian du lịch phía Tây: Gồm phần lãnh thổ hai huyện Mường Tè, Nậm Nhùn, tiếp giáp Mường Lay tỉnh Điện Biên.

- Điều chỉnh, bổ sung hệ thống khu, điểm du lịch:

Trên cơ sở định hướng Quy hoạch 2006 trong giai đoạn phát triển mới ngoài việc bổ sung khu du lịch Pusamcap ở thị xã Lai Châu quy mô khoảng 200-300 ha, tiếp tục định hướng phát triển các khu du lịch trên cho giai đoạn tiếp theo. Tập trung phát triển khu du lịch Sìn Hồ với định hướng mở rộng quy mô hơn 500 ha cho phù hợp tiêu chí khu du lịch quốc gia.

- Bổ sung tuyến du lịch

Tiếp tục phát triển các tuyến nội tỉnh, liên tỉnh và quốc tế theo quy hoạch 2006, bên cạnh đó phát triển bổ sung thêm một số tuyến du lịch mới; Tuyến thị xã Lai Châu - Sìn Hồ - Nậm Nhùn - Mường Tè (theo tỉnh lộ 129, 128 và 127).

Đặc biệt quan tâm các tuyến quốc tế với Vân Nam (Trung Quốc) qua cửa khẩu Ma Lù Thàng và với các tỉnh Bắc Lào (CHDCND Lào) qua cửa khẩu Tây Trang và cửa khẩu Huổi Puốc - Na Son của tỉnh Điện Biên.

d) Điều chỉnh định hướng đầu tư phát triển du lịch

- Điều chỉnh tổng nhu cầu đầu tư: Được tính toán điều chỉnh là: 3.593 tỷ đồng, tương đương 171 triệu USD.

- Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn:

+ Vốn ngân sách nhà nước, bao gồm cả ODA chiếm khoảng 10-12% (tức khoảng 540 tỷ đồng) ....

+ Nguồn vốn khác, bao gồm cả FDI chiếm khoảng 88% (tương đương 3.053 tỷ đồng).

• Điều chỉnh, bổ sung phân kỳ đầu tư:

+ Từ nay đến năm 2015: 546 tỷ đồng (26 triệu USD)

+ Từ 2016 - 2020: 714 tỷ đồng (34 triệu USD)

+ Từ 2021 - 2030: 2.333 tỷ đồng (111 triệu USD), được chia làm hai giai đoạn.

• Các khu vực tập trung đầu tư: Các khu, điểm, du lịch quan trọng mang ý nghĩa vùng theo các địa bàn trọng điểm. Ưu tiên đầu tư phát triển khu du lịch Sìn Hồ.

• Điều chỉnh, bổ sung các dự án đầu tư trọng điểm: Trong số 14 dự án đề xuất năm 2006, bổ sung dự 1 án (khu du lịch Pusamcap ở thị xã Lai Châu); mở rộng quy mô đầu tư một số dự án trong đó đặc biệt là dự án khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng núi Sìn Hồ. Tổng cộng có 15 dự án, trong đó có 1 dự án về phát triển nguồn nhân lực; 1 dự án về xúc tiến, quảng bá; 1 dự án về phát triển tài nguyên, bảo vệ môi trường; 12 dự án các khu, điểm, sản phẩm du lịch. (Có phụ lục kèm theo)

4. Giải pháp thực hiện

a) Hoàn thiện cơ chế chính sách và các quy định của pháp luật

- Tạo cơ chế, chính sách thuận lợi cho đầu tư du lịch; khuyến khích đầu tư vào các vùng đất còn hoang sơ, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, núi cao, biên giới.

- Khuyến khích phát triển các loại hình du lịch gắn với bảo tồn tự nhiên và văn hóa, hỗ trợ xúc tiến quảng bá du lịch trong và ngoài nước, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch.

- Tạo điều kiện thuận lợi để khách du lịch qua lại khu vực biên giới, đến các điểm du lịch vùng sâu, vùng xa.

b) Tăng cường hiệu quả công tác quản lý

- Nâng cao năng lực cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đủ mạnh đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch.

- Phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo nhà nước về du lịch của tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phối hợp liên ngành.

- Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý phát triển du lịch theo quy hoạch.

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền giáo dục góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của cộng đồng về phát triển du lịch; phát huy tinh thần chủ động, tích cực, nỗ lực của người dân trong quá trình phát triển du lịch.

- Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng hoạt động du lịch. Nghiên cứu và tổng kết, trao đổi kinh nghiệm về phát triển du lịch tỉnh Lai Châu.

c) Tích cực huy động vốn đầu tư

- Tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch. Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các khu du lịch điểm du lịch quốc gia, các tiềm năng ở các vùng sâu vùng xa; đầu tư bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, môi trường tại các khu du lịch, đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá và phát triển nguồn nhân lực du lịch.

- Tranh thủ sự giúp đỡ và phối hợp với các Bộ, Ngành ở Trung ương để thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án của các ngành khác có liên quan.

- Huy động tối đa các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế đảm bảo nhu cầu đầu tư phát triển du lịch: Phát huy vai trò năng động của thị trường tài chính trong nhân dân; đa dạng hóa các loại hình đầu tư; xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư; đẩy mạnh xúc tiến, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); tăng cường thực hiện xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch.

d) Chú trọng phát triển nguồn lực du lịch

- Khuyến khích các dự án đầu tư phát triển du lịch trực tiếp nước ngoài, các dự án phát triển hạ tầng nông thôn.

- Hỗ trợ kinh phí ngân sách phát triển hạ tầng các khu, điểm du lịch, ưu tiên vùng có hoàn cảnh đặc biệt, vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, biên giới.

- Tiếp tục chính sách khuyến khích xã hội hóa và tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch.

- Lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án của các Bộ, ngành trên địa bàn gắn với phát triển du lịch.

- Phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ ngành du lịch ở cơ sở, đặc biệt chú trọng cộng đồng dân cư vùng sâu, vùng xa.

- Tăng cường trang thiết bị, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong phát triển du lịch.

đ) Chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn và có sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế tiến tới xây dựng thương hiệu du lịch Lai Châu

- Đẩy mạnh phát triển sản phẩm gắn với tài nguyên tự nhiên, với văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu.

- Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo.

- Phát triển du lịch có trách nhiệm.

e) Tăng cường phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch

- Đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông chính theo các tuyến du lịch, hệ thống giao thông nông thôn, đặc biệt là hệ thống giao thông đến các khu, điểm du lịch.

- Xây dựng hệ thống các công trình dịch vụ, cứu nạn, cứu hộ đảm bảo điểm đến an toàn, thân thiện.

g) Tăng cường hợp tác quốc tế phát triển du lịch

- Hợp tác trong khuôn khổ quốc gia.

- Xây dựng chương trình hợp tác với các tỉnh vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.

- Mở rộng hợp tác du lịch với các nước trong khu vực theo hành lang xuyên Á, GMS thông qua hệ thống cửa khẩu biên giới đường bộ.

h) Chú trọng công tác phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường

- Tăng cường công tác quản lý, giám sát đối với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.

- Xây dựng quy hoạch và kế hoạch bảo vệ tài nguyên, môi trường gắn với các chương trình, dự án phát triển du lịch.

- Liên kết với cộng đồng dân cư trong việc quản lý và khai thác tài nguyên du lịch.

- Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo, đào tạo, giáo dục môi trường.

- Tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong hoạt động du lịch và trong quản lý, giám sát môi trường.

- Nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Không ngừng phát triển và làm giàu các tài nguyên du lịch.

Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương liên quan trong việc lồng ghép các chương trình, các dự án đầu tư bảo vệ, tôn tạo di tích, môi trường đặc biệt là các dự án phát triển làng nghề ở nông thôn. v.v...

5. Tổ chức thực hiện

a) Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Lai Châu

Chỉ đạo giải quyết những vấn đề mang tính liên ngành, liên vùng (huyện, thị xã, thành phố) trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch.

b) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch; thường trực giúp UBND tỉnh theo dõi, tổng hợp, đôn đốc các cấp, các ngành thực hiện chức năng nhiệm vụ đối với quy hoạch theo sự phân công của UBND tỉnh.

- Chủ trì phối hợp với các ngành thực hiện điều chỉnh các quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư phát triển du lịch; xây dựng đề án xúc tiến quảng bá và phát triển nguồn nhân lực du lịch thời kỳ đến 2030.

- Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã tiến hành điều chỉnh định hướng phát triển du lịch trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tại từng địa phương phù hợp với nội dung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đã được phê duyệt, nâng cao nhận thức du lịch và ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch cho nhân dân..

- Thực hiện lồng ghép mục tiêu phát triển văn hóa, thể thao với du lịch.

- Xây dựng chương trình hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong nước và hợp tác quốc tế về du lịch phù hợp với định hướng của quy hoạch.

c) Các Sở, ban ngành, chính quyền các địa phương trong tỉnh

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện tốt các nội dung quy hoạch du lịch đã đề ra, trong đó đặc biệt chú trọng lồng ghép các chương trình dự án của ngành, địa phương với phát triển du lịch.

Điều 2. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng và UBND các huyện, thị xã tổ chức quản lý, thực hiện tốt nội dung “Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lai Châu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ VH-TT&DL;
- TT. Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- BCĐ PTDL tỉnh;
- Lưu: VT, VX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Xuân Phùng

 

DANH MỤC

DỰ ÁN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VỀ DU LỊCH LAI CHÂU ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030
(Kèm theo Quyết định số: 623/QĐ-UBND ngày 06/6/2013 của UBND tỉnh Lai Châu)

TT

Tên dự án

Quy mô

(ha)

Nhu cầu và phân kỳ vốn đầu tư

(Tỷ VND)

Nguồn vốn

Ghi chú

Tổng

2011 - 2015

2016-2020

Sau 2020

Ngân sách

Khác

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

1

Khu vui chơi giải trí tổng hợp thị xã Lai Châu kết hợp Bản văn hóa du lịch Bản Hon, Pusamcap, Gia Khâu, Thèn Sin

280

250

50

70

130

25

225

Vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng khung và XD bản văn hóa

2

Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng núi ở Sìn Hồ, Dào San

500

1.000

100

284

616

100

900

Vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng khung

3

Khu du lịch nghỉ dưỡng suối nước nóng Vàng Pó gắn với cụm điểm du lịch Mường So và kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng

100

220

50

60

110

20

200

Vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng khung

4

Khu du lịch đèo Hoàng Liên gắn với du lịch sinh thái hang động Tiên Sơn, bản du lịch Hồ Thầu, Bản Bo, Vàng Pheo, Nà Luồng, Pú Đao, Phiêng Hào, Nậm Sáng, Thẩm Phé...

150

250

50

70

130

25

225

Vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng khung và XD bản văn hóa

5

Phát triển hệ thống khách sạn nhà hàng; và các dịch vụ đi kèm

-

518

146

20

352

-

518

Thực hiện Xã hội hóa phát triển du lịch

6

Khu du lịch sinh thái Tà Tổng kết hợp sinh thái hồ Nậm Hằng và điểm tham quan điểm di tích lịch sử Lê Lợi, Đèo Vãn Long, du lịch lòng hồ Sông Đà

150

200

75

50

75

20

180

Vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng khung và tôn tạo di tích

7

Khu du lịch sinh thái hồ Huổi Quảng

50

75

15

15

45

-

75

Vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng khung

8

Khu du lịch sinh thái hồ Bản Chát

50

75

-

10

65

-

75

Thực hiện xã hội hóa

9

Khu du lịch hang dơi Hua Bum

20

50

-

10

40

-

50

Thực hiện xã hội hóa

10

Khu di tích lịch sử cách mạng bản Lướt

20

25

-

5

20

-

25

Thực hiện xã hội hóa

11

Khu du lịch nghỉ dưỡng tắm nước nóng Mường Khoa

20

25

-

5

20

-

25

Thực hiện xã hội hóa

12

Khu du lịch sinh thái đầu nguồn suối Nậm Lằn

20

25

-

5

20

-

25

Thực hiện xã hội hóa

13

Đào tạo nguồn nhân lực

-

140

20

5

115

70

70

Kết hợp ngân sách với huy động ủng hộ của doanh nghiệp

14

Xúc tiến quảng bá

-

140

20

5

115

70

70

Kết hợp ngân sách với huy động ủng hộ của doanh nghiệp

15

Tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, khôi phục các lễ hội, làng nghề truyền thống trên địa bàn.

-

600

20

100

480

210

390

Thực hiện theo hình thức lồng ghép các chương trình, dự án của các ngành liên quan và xã hội hóa

 

Tổng cộng

1.360

3.593

546

714

2.333

540

3.053