Quyết định 62/2015/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn chức danh đối với Trưởng, Phó phòng thuộc Thanh tra tỉnh; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra sở, ban, ngành; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra huyện, thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng
Số hiệu: | 62/2015/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lâm Đồng | Người ký: | Đoàn Văn Việt |
Ngày ban hành: | 26/10/2015 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Cán bộ, công chức, viên chức, Tổ chức bộ máy nhà nước, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 62/2015/QĐ-UBND |
Đà Lạt, ngày 26 tháng 10 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV ngày 08 tháng 9 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 213-QĐ/TU ngày 04 tháng 5 năm 2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng về việc ban hành quy định tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý tỉnh Lâm Đồng;
Xét đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh và Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tiêu chuẩn chức danh đối với Trưởng, Phó phòng và tương đương thuộc Thanh tra tỉnh; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra sở, ban, ngành; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra huyện, thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Chánh Thanh tra tỉnh; Giám đốc/Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TIÊU CHUẨN CHỨC DANH ĐỐI VỚI TRƯỞNG, PHÓ PHÒNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG THUỘC THANH TRA TỈNH; CHÁNH THANH TRA, PHÓ CHÁNH THANH TRA SỞ, BAN, NGÀNH; CHÁNH THANH TRA, PHÓ CHÁNH THANH TRA HUYỆN, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 62/2015/QĐ-UBND ngày 26/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định tiêu chuẩn chức danh đối với Trưởng, Phó phòng và tương đương thuộc Thanh tra tỉnh; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra sở, ban, ngành (gọi chung là Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra cấp sở); Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc (gọi chung là Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra cấp huyện) thuộc tỉnh Lâm Đồng.
2. Quy định này áp dụng đối với người được xem xét bổ nhiệm các chức danh đối với Trưởng, Phó phòng và tương đương thuộc Thanh tra tỉnh; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra cấp sở; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra cấp huyện; làm cơ sở để Thanh tra tỉnh, các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc thực hiện quy trình quy hoạch, bổ nhiệm theo phân cấp và các quy định hiện hành.
Điều 2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng, Phó phòng và tương đương thuộc Thanh tra tỉnh: là công chức lãnh đạo các phòng nghiệp vụ và Văn phòng; có trách nhiệm lãnh đạo, điều hành hoạt động của Phòng nghiệp vụ và Văn phòng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp lãnh đạo Thanh tra tỉnh thực hiện công tác theo dõi quản lý nhà nước, công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra tỉnh và trước pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra cấp sở: là công chức lãnh đạo Thanh tra cấp sở; có trách nhiệm lãnh đạo, điều hành hoạt động của Thanh tra sở thực hiện công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của sở; chịu trách nhiệm trước Giám đốc sở và trước pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ.
3. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra cấp huyện: là công chức lãnh đạo Thanh tra cấp huyện; có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành hoạt động của Thanh tra cấp huyện. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; lãnh đạo Thanh tra huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và trước pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.
1. Về phẩm chất chính trị:
a) Yêu nước, trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội;
b) Có lý lịch rõ ràng, đảm bảo về tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
c) Làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, hiệu quả, dám nghĩ, dám làm và chịu trách nhiệm cá nhân. Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, trung thực, thẳng thắn, không cơ hội; có tinh thần tích cực, nghiêm túc trong đấu tranh tự phê bình và phê bình; không tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí;
d) Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt; gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; gương mẫu về đạo đức, lối sống; gắn bó mật thiết với nhân dân, được tập thể công chức nơi công tác và nhân dân nơi cư trú tín nhiệm.
2. Về năng lực công tác:
a) Có năng lực tham mưu, tổ chức, thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghiên cứu, tham mưu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng các chương trình, kế hoạch và đề xuất các giải pháp về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Có năng lực phân tích, đánh giá những vấn đề thuộc phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực, địa phương;
b) Nắm vững nguyên tắc, chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội;
c) Có năng lực tổ chức, quản lý, điều hành; có khả năng quy tụ, đoàn kết công chức, thanh tra viên, phát huy sức mạnh tập thể và phối hợp tốt với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện nhiệm vụ được giao;
d) Có khả năng phối hợp hoặc tham gia thực hiện các nội dung có liên quan đến công việc đang đảm nhiệm, chức năng, nhiệm vụ của phòng, đơn vị;
đ) Có khả năng làm Trưởng đoàn các đoàn thanh tra có quy mô rộng, tình tiết phức tạp, liên quan đến nhiều đơn vị, lĩnh vực;
e) Có khả năng tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện các cuộc thanh tra được giao; tham gia xây dựng các quy trình nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng. Trực tiếp hoặc tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, thanh tra viên làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, công tác thanh tra và phòng, chống tham nhũng.
3. Về hiểu biết:
a) Nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phương hướng, nhiệm vụ của ngành Thanh tra. Hiểu biết sâu về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công tác;
b) Nắm vững kiến thức pháp luật và nghiệp vụ công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, có năng lực tổ chức quản lý, điều hành;
c) Am hiểu tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước và các lĩnh vực chuyên ngành khác có liên quan. Nắm được tâm tư, nguyện vọng của công chức, thanh tra viên dưới quyền.
4. Về uy tín, sức khỏe:
a) Uy tín: thể hiện thông qua kết quả đánh giá cán bộ hàng năm, trong 3 năm liên tục trước thời điểm bổ nhiệm phải đạt mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên;
b) Sức khỏe: có sức khỏe đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ, quyền hạn của chức danh bổ nhiệm.
5. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị:
a) Tốt nghiệp đại học trở lên theo chuyên ngành, chuyên môn phù hợp với lĩnh vực công tác của vị trí bổ nhiệm. Đối với cán bộ dưới 45 tuổi phải tốt nghiệp đại học hệ chính quy;
b) Đã xếp lương ngạch chuyên viên và tương đương trở lên;
c) Có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên;
d) Đã được bồi dưỡng chương trình chuyên viên chính và tương đương;
đ) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; ở những vị trí bổ nhiệm cần sử dụng tiếng dân tộc thiểu số thì thay thế yêu cầu về ngoại ngữ bằng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ không phải là người dân tộc thiểu số;
e) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Điều 4. Điều kiện để xem xét bổ nhiệm
1. Là công chức, được tuyển dụng, bổ nhiệm ngạch từ Thanh tra viên hoặc tương đương trở lên.
2. Được quy hoạch vào chức danh bổ nhiệm hoặc tương đương.
3. Tuổi bổ nhiệm lần đầu đối với các chức vụ: Trưởng, phó phòng nghiệp vụ và tương đương thuộc Thanh tra tỉnh; Chánh Thanh tra, Phó Chánh thanh tra cấp sở không quá 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ.
4. Tuổi bổ nhiệm lần đầu đối với các chức vụ: Chánh Thanh tra, Phó Chánh thanh tra cấp huyện không quá 45 tuổi (kể cả nam và nữ).
5. Không trong thời gian bị thi hành kỷ luật một trong các hình thức được quy định tại Điều 79 Luật Cán bộ, Công chức. Có hồ sơ, lý lịch cá nhân đầy đủ, rõ ràng, theo đúng Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị “về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng” và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
6. Thời gian và kinh nghiệm công tác:
a) Đối với chức danh Trưởng phòng và tương đương thuộc Thanh tra tỉnh; Chánh Thanh tra cấp sở, Chánh Thanh tra cấp huyện: có quá trình công tác trong ngành thanh tra hoặc làm công tác quản lý nhà nước, công tác quản lý trong các cơ quan của Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội từ 05 năm trở lên tính đến thời điểm được xét bổ nhiệm; có kinh nghiệm công tác lãnh đạo, quản lý từ cấp Phó phòng Thanh tra tỉnh, Phó Chánh Thanh tra cấp sở, Phó Chánh Thanh tra cấp huyện hoặc tương đương trở lên và có kinh nghiệm trong công tác thanh tra;
b) Đối với chức danh Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Thanh tra tỉnh, Phó Chánh Thanh tra cấp sở, Phó Chánh Thanh tra cấp huyện: có quá trình công tác trong ngành thanh tra hoặc làm công tác quản lý nhà nước, công tác quản lý trong các cơ quan của Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội từ 03 năm trở lên tính đến thời điểm được xét bổ nhiệm, có kinh nghiệm công tác thanh tra.
7. Đối với Chánh Thanh tra cấp huyện, Chánh Thanh tra cấp sở trước khi bổ nhiệm phải có văn bản thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh; đối với Phó Chánh Thanh tra cấp sở, Phó Chánh Thanh tra cấp huyện trước khi bổ nhiệm phải trao đổi với Chánh Thanh tra tỉnh.
8. Trường hợp đặc biệt chưa hội đủ các tiêu chuẩn theo quy định nêu trên trên do điều kiện khách quan, như: chưa được đào tạo đạt chuẩn, chưa đủ các tiêu chuẩn theo quy định trên do các điều kiện khách quan, nhưng có năng lực thực sự nổi trội trong chỉ đạo, hoạt động thực tiễn, được cán bộ, đảng viên và nhân dân tín nhiệm; cán bộ là người dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên, thì Giám đốc/Thủ trưởng cấp Sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, cân nhắc thận trọng và xin ý kiến của cấp trên đối với từng trường hợp cụ thể trước khi quyết định.
1. Chánh Thanh tra tỉnh có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy định này; tổng hợp các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện (nếu có) trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết;
b) Rà soát lại tiêu chuẩn của Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Thanh tra tỉnh. Trường hợp chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định này, thì tạo điều kiện để công chức được đào tạo bồi dưỡng hoàn thiện tiêu chuẩn theo quy định;
c) Xây dựng quy hoạch cán bộ, công chức vào các chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Thanh tra tỉnh. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý;
d) Thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động các chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Thanh tra tỉnh theo đúng quy định của pháp luật và quyết định này.
2. Giám đốc/Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc có trách nhiệm:
a) Tiến hành rà soát lại tiêu chuẩn của Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra sở, ngành; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra huyện, thành phố. Trường hợp chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định này, thì có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện để cán bộ, công chức được đào tạo bồi dưỡng hoàn thiện tiêu chuẩn theo quy định;
b) Xây dựng quy hoạch cán bộ, công chức vào các chức danh Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra sở, ngành; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra huyện, thành phố theo thẩm quyền;
c) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý làm nguồn bổ nhiệm các chức danh Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra sở, ngành; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra huyện, thành phố;
d) Thực hiện quy trình, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động các chức danh Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra sở, ngành; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra huyện, thành phố theo đúng quy định của pháp luật và quyết định này./.
Thông tư liên tịch 03/2014/TTLT-TTCP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Ban hành: 08/09/2014 | Cập nhật: 16/09/2014
Thông tư 03/2014/TT-BTTTT về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin Ban hành: 11/03/2014 | Cập nhật: 13/03/2014
Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 24/01/2014 | Cập nhật: 07/02/2014