Quyết định 62/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành
Số hiệu: | 62/2008/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Cần Thơ | Người ký: | Trần Thanh Mẫn |
Ngày ban hành: | 18/07/2008 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài nguyên, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 62/2008/QĐ-UBND |
Cần Thơ, ngày 18 tháng 7 năm 2008 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Điều 2. Giao cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn tổ chức, triển khai và thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau mười ngày và phải được đăng trên báo Cần Thơ chậm nhất là năm ngày, kể từ ngày ký. Những quy định trước đây của Ủy ban nhân dân thành phố (kể cả tỉnh Cần Thơ cũ) trái với Quyết định này đều được bãi bỏ.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, giám đốc sở, thủ trưởng cơ quan, ban ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 62/2008/QĐ-UBND ngày18 tháng 7 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
Điều 1. Tài nguyên khoáng sản thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý
Việc quản lý, bảo vệ, khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng có hiệu quả tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thành phố là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và cá nhân.
1. Quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
2. Các hoạt động khoáng sản:
a) Khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản;
b) Khai thác tận thu khoáng sản;
c) Khai thác và chế biến khoáng sản đối với khu vực đã được điều tra, đánh giá hoặc thăm dò, phê duyệt trữ lượng mà không nằm trong quy hoạch khai thác, chế biến khoáng sản toàn quốc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc không thuộc diện dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia.
1. Các cơ quan chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản.
2. Các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản.
3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động khoáng sản
1. Hoạt động khoáng sản phải tuân theo Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
2. Tài nguyên khoáng sản phải được quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
3. Hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải tuân theo quy hoạch; bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên khác; giữ gìn cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử - văn hóa; không làm hư hại các công trình công cộng, công trình quốc phòng, tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng; ổn định, cải thiện đời sống nhân dân địa phương; đảm bảo quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội.
4. Sử dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp để tăng hệ số thu hồi khoáng sản; nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; bảo vệ môi sinh, môi trường.
Điều 5. Nghiêm cấm các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp, ngoài khu vực cho phép, gây ô nhiễm môi trường, vi phạm pháp luật.
Điều 6. Khi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác và nạo vét tận thu khoáng sản ở vùng có mặt nước phải đảm bảo cách đầu cồn và đuôi cồn từ 1.000m trở lên; cách khu vực bến phà Cần Thơ phía thượng lưu bến phà từ 1.000m và hạ lưu bến phà từ 500m trở lên; khu vực hành lang bảo vệ cầu Cần Thơ theo qui định của ngành giao thông.
Điều 7. Bảo vệ tài nguyên và môi trường
Tổ chức và cá nhân hoạt động khoáng sản có trách nhiệm:
1. Bảo vệ tài nguyên khoáng sản:
a) Mọi tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ bảo vệ, giữ gìn bí mật nhà nước về tài nguyên khoáng sản;
b) Khi lập quy hoạch xây dựng khu dân cư, công trình cố định ở khu vực có tài nguyên khoáng sản đã được điều tra, đánh giá hoặc thăm dò, phê duyệt trữ lượng khoáng sản, phải có ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường;
c) Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên khoáng sản trong khu vực được phép hoạt động;
d) Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản phải đánh giá, tổng hợp và báo cáo các loại tài nguyên khoáng sản phát hiện trong khu vực được phép thăm dò với cơ quan chức năng, không làm tổn thất tài nguyên;
e) Tổ chức, cá nhân được phép khai thác, chế biến khoáng sản phải thu hồi tối đa khoáng sản có ích, không lãng phí tài nguyên; bảo quản khoáng sản; khi phát hiện khoáng sản mới, phải báo cáo cơ quan chức năng.
2. Bảo vệ môi trường:
a) Sử dụng công nghệ, thiết bị, vật liệu và biện pháp bảo vệ môi trường, hạn chế tối đa tác động xấu đến các thành phần môi trường; phục hồi môi sinh, môi trường và đất đai sau khi kết thúc từng giai đoạn hoặc toàn bộ hoạt động khoáng sản;
b) Chịu mọi phí tổn về bảo vệ, phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai, được xác định trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường và báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác, chế biến khoáng sản hoặc đề án thăm dò khoáng sản; khắc phục các sự cố môi trường;
c) Ký quỹ phục hồi môi trường, đất đai; nộp phí bảo vệ môi trường.
Điều 8. Điều kiện hoạt động khoáng sản
Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản khi hội đủ điều kiện tại Điều 6 Luật Khoáng sản; Điều 17, Điều 18 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ.
1. Giám đốc điều hành mỏ được bổ nhiệm phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 19 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ.
2. Giám đốc điều hành mỏ do tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản cử ra để trực tiếp điều hành các hoạt động khai thác khoáng sản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nhiệm vụ được giao.
3. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải báo cáo về trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của Giám đốc điều hành mỏ với Sở Tài nguyên và Môi trường.
4. Tổ chức, cá nhân không được hoạt động khai thác khoáng sản khi không có Giám đốc điều hành mỏ.
Điều 10. Giấy phép khảo sát khoáng sản
1. Giấy phép khảo sát khoáng sản được cấp đối với khu vực không có tổ chức, cá nhân nào đang thăm dò hoặc khai thác khoáng sản hợp pháp; không được chuyển nhượng; bị thu hồi theo quy định tại Điều 24 Luật Khoáng sản.
2. Diện tích khu vực được cấp cho một giấy phép không quá 500 km2, trừ khi Thủ tướng Chính phủ cho phép.
3. Thời hạn của một giấy phép không quá mười hai (12) tháng, được gia hạn một lần không quá mười hai (12) tháng. Tại thời điểm xin gia hạn, giấy phép còn thời hạn trên ba mươi (30) ngày.
Điều kiện gia hạn quy định tại Điều 48 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ.
4. Hồ sơ cấp, gia hạn, cho phép trả lại Giấy phép quy định tại Điều 59 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ.
Điều 11. Giấy phép thăm dò khoáng sản
1. Giấy phép thăm dò khoáng sản được cấp đối với khu vực không có tổ chức, cá nhân nào đang thăm dò hoặc khai thác hợp pháp; bị thu hồi theo Điều 29 Luật Khoáng sản.
2. Diện tích khu vực thăm dò của một giấy phép thuộc đất liền không quá hai (02) km2, ở vùng có mặt nước không quá một (01) km2.
3. Thời hạn của một giấy phép không quá hai mươi bốn (24) tháng và được gia hạn không quá hai lần với tổng thời gian không quá hai mươi bốn (24) tháng. Tại thời điểm xin gia hạn, giấy phép còn thời hạn trên ba mươi (30) ngày.
Điều kiện gia hạn quy định tại Điều 49 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ.
4. Hồ sơ cấp, cấp lại, gia hạn, trả lại giấy phép, chuyển nhượng, thừa kế quyền thăm dò khoáng sản quy định tại Điều 60 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ.
Điều 12. Giấy phép khai thác khoáng sản
1. Giấy phép khai thác khoáng sản được cấp cho tổ chức, cá nhân đã hoàn thành nghĩa vụ ghi trong giấy phép thăm dò; bị thu hồi theo Điều 39 Luật Khoáng sản.
2. Thời hạn của giấy phép theo báo cáo nghiên cứu khả thi từng dự án, nhưng không quá ba mươi (30) năm và được gia hạn nhiều lần, phù hợp với trữ lượng khoáng sản đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, nhưng không quá hai mươi (20) năm. Tại thời điểm xin gia hạn, giấy phép còn thời hạn trên chín mươi (90) ngày;
Điều kiện gia hạn quy định tại Điều 50 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ.
3. Hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại, chuyển nhượng giấy phép, thừa kế quyền khai thác quy định tại Điều 61 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ.
Điều 13. Giấy phép khai thác tận thu
1. Giấy phép khai thác tận thu chỉ cấp cho tổ chức, cá nhân Việt Nam, ưu tiên cấp cho tổ chức, cá nhân thường trú tại địa phương nơi có khoáng sản; không cấp đối với khu vực đang có hoạt động thăm dò hoặc khai thác hợp pháp và khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật Khoáng sản; bị thu hồi theo Điều 53 Luật Khoáng sản.
2. Diện tích khai thác của một giấy phép cấp tối đa mười (10) ha cho một tổ chức, một (01) ha cho một cá nhân.
3. Thời hạn của giấy phép không quá ba (03) năm, được gia hạn nhiều lần nhưng tổng thời gian gia hạn không quá hai (02) năm. Tại thời điểm xin gia hạn, giấy phép còn thời hạn trên ba mươi (30) ngày.
Điều kiện gia hạn quy định tại Điều 52 Luật Khoáng sản.
4. Hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại giấy phép quy định tại Điều 61 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ.
Điều 14. Khai thác khoáng sản không bắt buộc thăm dò
1. Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, trừ cát, sỏi lòng sông, với công suất không quá 100.000 m3/năm, thời hạn khai thác không quá năm (05) năm, kể cả gia hạn.
2. Khai thác tận thu khoáng sản.
Điều 15. Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không phải xin phép
1. Khai thác trong phạm vi đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư, mà sản phẩm khai thác chỉ sử dụng cho công trình đó. Trước khi khai thác khoáng sản, phải đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch tại Sở Tài nguyên và Môi trường.
2. Khai thác trong diện tích đất ở hợp pháp của hộ gia đình, cá nhân mà sản phẩm chỉ phục vụ việc xây dựng của hộ gia đình, cá nhân đó.
Điều 16. Giấy phép chế biến khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động chế biến khoáng sản phải xin cấp giấy phép chế biến, trừ trường hợp hoạt động chế biến kèm theo hoạt động khai thác đã được cấp phép; bị thu hồi theo Điều 56 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ.
2. Thời hạn của một giấy phép xác định trên cơ sở dự án đầu tư chế biến khoáng sản, không quá ba mươi (30) năm và được gia hạn nhiều lần, nhưng không quá hai mươi (20) năm. Tại thời điểm xin gia hạn, giấy phép còn thời hạn trên chín mươi (90) ngày.
Điều kiện gia hạn quy định tại Điều 51 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ.
3. Hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại, chuyển nhượng giấy phép, cho thừa kế quyền chế biến quy định tại Điều 62 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ.
Điều 17. Trình tự và thời gian thẩm định, cấp giấy phép hoạt động khoáng sản quy định tại Điều 63 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ.
Điều 18. Mẫu đơn, bản đồ khu vực, báo cáo, giấy phép về hoạt động khoáng sản quy định tại Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 19. Chấm dứt hiệu lực giấy phép hoạt động khoáng sản
1. Giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản chấm dứt hiệu lực khi có một trong các trường hợp:
a) Giấy phép bị thu hồi;
b) Giấy phép hết hạn;
c) Giấy phép được trả lại.
2. Khi giấy phép hết hiệu lực thì:
a) Các quyền liên quan đến giấy phép cũng chấm dứt;
b) Các công trình, thiết bị đảm bảo an toàn môi sinh, môi trường và đất đai đều thuộc sở hữu Nhà nước, không được tháo dỡ, phá hủy, chuyển đi;
c) Ngoài các tài sản quy định tại điểm b khoản này, số còn lại phải di chuyển ra khỏi khu vực đã hoạt động khoáng sản. Sau thời hạn quy định, tài sản còn lại đều thuộc sở hữu của nhà nước;
d) Doanh nghiệp phải phục hồi môi sinh, môi trường và đất đai.
Điều 20. Tổ chức, cá nhân trước khi tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản ở vùng có mặt nước phải xin phép sử dụng vùng nước theo qui định của pháp luật hiện hành.
Điều 21. Ủy ban nhân dân thành phố thống nhất quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn thành phố theo quy định tại Luật Khoáng sản và theo phân cấp của Chính phủ.
Điều 22. Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các đơn vị liên quan:
a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố ban hành văn bản quản lý hoạt động khoáng sản;
b) Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân thành phố quy hoạch, kế hoạch quản lý, bảo vệ, thăm dò, khai thác, chế biến các loại khoáng sản tại khoản 2, Điều 2 của Quy định này. Triển khai, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt;
c) Nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố về khu vực cấm khai thác, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép quy định tại Điều 20, Điều 21 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ; công bố và tổ chức đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều 56 Luật Khoáng sản;
d) Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn, giám sát và kiểm tra việc thực thi pháp luật về khoáng sản; xây dựng chính sách khuyến khích việc nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào quản lý, bảo vệ, khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản.
2. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản, khai thác tận thu khoáng sản; phê duyệt trữ lượng trong báo cáo thăm dò khoáng sản.
3. Thẩm định, tham gia thẩm định: Báo cáo đánh giá trữ lượng, đánh giá tác động môi trường và dự án đầu tư trong hoạt động khoáng sản.
4. Tiếp nhận, hướng dẫn và thẩm định hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại, chuyển nhượng, thừa kế quyền sử dụng giấy phép hoạt động khoáng sản; giao giấy phép cho doanh nghiệp.
5. Giải quyết thủ tục về sử dụng đất trong hoạt động khoáng sản theo quy định.
6. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, xử lý hoặc đề xuất xử lý vi phạm trong hoạt động khoáng sản.
7. Tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động khoáng sản theo quy định.
8. Đăng ký hoạt động khoáng sản.
9. Thông báo các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động khai thác khoáng sản cho Ủy ban nhân dân quận, huyện biết để phối hợp quản lý.
Điều 23. Sở Công thương: phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện trong quản lý nhà nước về khai thác và chế biến khoáng sản được quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 2 của Quy định này.
1. Phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện trong quản lý nhà nước về khai thác và chế biến khoáng sản quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 2 của Quy định này.
2. Đề xuất địa điểm, quy hoạch, bố trí các khu vực chế biến khoáng sản, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
Điều 25. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: phối hợp các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện đề xuất việc khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản đối với khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn đất ngập nước, khu vực bảo tồn địa chất, công trình thủy lợi, đê điều.
Điều 26. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch: phối hợp các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện đề xuất việc khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch.
Điều 27. Bộ Chỉ huy quân sự thành phố: phối hợp các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện đề xuất việc khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản phù hợp với quy hoạch an ninh - quốc phòng kết hợp phát triển kinh tế - xã hội.
Điều 28. Công an thành phố: phối hợp các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện trong việc quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản; truy quét đối tượng hoạt động khoáng sản trái phép; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Điều 29. Ủy ban nhân dân quận, huyện
1. Thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản tại địa phương, bảo vệ môi sinh, môi trường; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, an toàn lao động tại khu vực hoạt động khoáng sản.
2. Giải quyết các thủ tục đất đai theo thẩm quyền.
3. Phối hợp với các sở, ngành liên quan trong việc xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản tại địa phương; tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định của Nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong hoạt động khoáng sản.
4. Tổ chức kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
5. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản thuộc thẩm quyền trên địa bàn.
6. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố về hoạt động khoáng sản trên địa bàn theo phạm vi, nhiệm vụ của mình.
Điều 30. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
1. Tuyên truyền, phổ biến quy định của Nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.
2. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản trái phép trên địa bàn.
3. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản theo thẩm quyền.
4. Quản lý và bảo vệ các biển báo, mốc giới của Nhà nước về tài nguyên khoáng sản.
5. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân quận, huyện về hoạt động khoáng sản trên địa bàn theo phạm vi, nhiệm vụ của mình.
Điều 31. Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chức năng quy định tại Chương III của Quy định này có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các hoạt động khoáng sản trên địa bàn theo quy định của Luật Khoáng sản và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Điều 32. Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trái phép, cản trở hoạt động khoáng sản hợp pháp, cản trở việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản, cản trở các hoạt động quản lý của nhà nước; người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định về khoáng sản sẽ bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật, phải bồi thường thiệt hại hoặc bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Điều 33. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc phát hiện, quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản thì được khuyến khích, khen thưởng.
Điều 34. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định, nếu có vướng mắc, phát sinh, yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị và cá nhân kịp thời phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Thông tư 01/2006/TT-BTNMT thực hiện Nghị định 160/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật Khoáng sản sửa đổi Ban hành: 23/01/2006 | Cập nhật: 20/05/2006
Nghị định 160/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoáng sản và Luật Khoáng sản sửa đổi Ban hành: 27/12/2005 | Cập nhật: 20/05/2006