Quyết định 61/2003/QĐ-UB phê duyệt dự án “Quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và những năm tiếp theo
Số hiệu: | 61/2003/QĐ-UB | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lâm Đồng | Người ký: | Phan Thiên |
Ngày ban hành: | 08/05/2003 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Văn hóa , thể thao, du lịch, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 61/2003/QĐ-UB |
Đà Lạt, ngày 08 tháng 05 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994 ;
- Căn cứ Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999, Nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000 và Nghị định 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ;
- Căn cứ quyết định số 57/2002/QĐ-TTg ngày 26/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thể dục thể thao đến năm 2010;
- Căn cứ chỉ thị số 21 -CT/TU ngày 18/11/2002 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Lâm Đồng về việc thực hiện chỉ thị số 17 -CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về phát triển thể dục thể thao đến năm 2010;
- Xét Tờ trình số 353TT-KHĐT ngày 24/04/2003 của Sở Kế hoạch và đầu tư về việc đề nghị phê duyệt dự án “Quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và những năm tiếp theo”;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 : Phê duyệt dự án “Quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và những năm tiếp theo”
1.1/ Tên dự án : “Quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và những năm tiếp theo”
1.2/ Địa điểm : Trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng.
1.3/ Mục tiêu dự án :
- Mở rộng và phát triển phong trào TDTT quần chúng, tăng cường thể lực cho mọi đối tượng trong xã hội.
-Thực hiện hiệu quả xã hội hóa các hoạt động TDTT;
- Nâng cao trình độ và thành tích TDTT đỉnh cao;
1.4/ Nội dung quy hoạch :
a/ Quy hoạch phát triển sự nghiệp phát triển TDTT quần chúng:
· Mục tiêu phát triển sự nghiệp TDTT quần chúng :
- Giai đoạn 2003- 2010, đầu tư phát triển vững chắc và ổn định trên 35 bộ môn thể thao ; các địa phương căn cứ vào đặc điểm của mình để lựa chọn và ưu tiên phát triển những bộ môn TDTT thích hợp.
- Đến năm 2010 toàn Tỉnh có 18% dân số tập luyện TDTT thường xuyên và trên 20% vào những năm tiếp theo ; có 8 -10% số hộ gia đình thể thao.
- Đến năm 2010 có 95% trường học phổ thông, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp thực hiện giáo dục thể chất có nề nếp, trong đó có 65% số trường học hoạt động TDTT ngoại khóa thường xuyên, 75% học sinh và trên 90% sinh viên trên địa bàn toàn tỉnh đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, 100% các trường từ bậc trung học cơ sở trở lên có giáo viên TDTT chuyên trách.
- Đến năm 2010 có 100% cán bộ chiến sĩ tham gia tập luyện TDTT thường xuyên và đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo quy định.
- Đối với cán bộ công chức, công nhân, viên chức, mỗi người phải thường xuyên luyện tập một môn thể thao.
- Phát triển hoạt động TDTT trong đồng bào dân tộc thiểu số, khai thác, giữ gìn và phát triển các môn thể thao truyền thống của dân tộc Tây Nguyên như bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co, vật… ; tổ chức thường xuyên các hoạt động tập luyện, biểu diễn và thi đấu, định kỳ tổ chức hội thao dân tộc thiểu số.
Thể thao phục vụ du lịch : dựa vào đặc điểm tự nhiên – xã hội để xây dựng và phát triển các môn thể thao mang tích đặc thù của Tỉnh nhằm thu hút sự quan tâm và tham gia của du khách.
- Tổ chức các giải thi đấu TDTT cấp tỉnh hàng năm qua đó tìm chọn và xây dựng lực lượng cho các đội tuyển của tỉnh Lâm Đồng.
· Quy hoạch phát triển một số bộ môn trong phong trào TDTT quần chúng:
- Các môn điền kinh, thể dục dưỡng sinh : Gồm các môn tập chạy, nhảy, đu, ném, thể dục dưỡng sinh… cần được đặt trong tiêu chuẩn rèn luyện bắt buộc cho học sinh, sinh viên, quân nhân các lực lượng vũ trang trên tất cả các địa bàn. Riêng các huyện Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt cần phát triển mạnh để có đội tuyển thi đấu ở các giải cấp khu vực và toàn quốc.
- Các môn thể thao trong nhà : Gồm các môn võ (Taekwondo, Karatedo, Pencaksilat, Wushu, Judo, võ cổ truyền, Vovinam…), các môn bóng bàn, cầu lông, Billard và Snooker, Patin, Bowling, Cử tạ, Aerobic, thể dục thẩm mỹ, thể dục thể hình, các môn cờ … cần tập trung phát triển ở khu vực đô thị. Từ hoạt động quần chúng, phát hiện và đào tạo nhân tài để thành lập đội tuyển có khả năng thi đấu ở các giải quốc gia.
- Các môn thể thao dưới nước : Gồm các môn bơi lội, đua thuyền, lướt ván, đua mô tô thủy … cần được đầu tư để phát triển trên một số hồ trong tỉnh. Các hoạt động thể thao dưới nước cần phù hợp với tính chất của các khu du lịch. Tại các huyện Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đơn Dương phát triển môn bơi lội cho thanh thiếu niên nhằm bảo vệ tính mạng trong mùa ngập lũ.
- Các môn chơi bóng đối kháng đông người : Gồm các môn bóng đá, bóng đá mini, bóng rổ, bóng chuyền…. là những môn thể thao được quần chúng trong các lứa tuổi ham thích, dễ dàng tổ chức tập luyện, thi đấu tại các điểm dân cư. Quy hoạch đến năm 2010, tất cả các xã, phường và thị trấn trong tỉnh đều có sân bóng đá và bóng chuyền. Tập trung phát triển môn bóng rổ và quần vợt tại các khu đô thị. Qua phát triển phong trào, phát hiện bồi dưỡng nhân tài cho đội tuyển của Tỉnh.
- Các môn thể thao du lịch : Gắn kết chặt chẽ hoạt động du lịch với thể thao và văn hóa. Dự kiến phát triển những môn thể thao phục vụ du lịch như bơi thuyền buồm, đi xuồng vượt thác, đua ngựa, leo núi, dù lượn, Golf, lướt ván, trượt nước nghệ thuật… tại Đà Lạt và khu vực xã Lát – Suối Vàng – Đan Kia.
b/ Thể thao thành tích cao :
· Quy hoạch phát triển sự nghiệp TDTT thành tích cao :
- Dựa trên nền tảng phát triển 35 bộ môn thể thao trên địa bàn toàn tỉnh, từ nay đến năm 2010 thành lập đội tuyển cấp tỉnh ở 7 môn : bóng đá, điền kinh, võ thuật, bóng rổ, cờ vua, quần vợt và thể dục thể hình để tham gia các giải khu vực và quốc gia.
- Đến năm 2010, Lâm Đồng có vị trí là một trong hai tỉnh đứng hàng đầu về TDTT ở khu vực Tây nguyên và có vị trí thứ 4 đến thứ 6 trong các tỉnh miền núi và thứ hạng khoảng 30 trong cả nước.
- Đầu tư nâng cấp cơ sở và trang thiết bị tập luyện, thi đấu cho công tác huấn luyện đối với các đội dự tuyển, đội dự tuyển trẻ, đặc biệt đối với các vận động viên có khả năng giành huy chương.
- Từng bước triển khai thực hiện cơ chế chuyên nghiệp cho một số môn thể thao.
- Tăng cường cơ sở vật chất ngành TDTT để đến năm 2010 Lâm Đồng có khả năng đăng cai tổ chức các giải thi đấu thể thao cấp quốc gia và khu vực.
· Quy hoạch thành tích của phong trào TDTT thành tích cao:
- Quy hoạch đến năm 2010, tỉnh Lâm Đồng có từ 7 – 10 môn thể thao mũi nhọn, đạt thứ hạng cao so với các tỉnh cùng khu vực và các tỉnh miền núi trong cả nước.
- Phấn đấu đưa đội tuyển bóng đá tỉnh đứng trong hàng ngũ các đội bóng chuyên nghiệp của cả nước.
- Quy hoạch đến năm 2010 Lâm Đồng có 60 vận động viên cấp 1 ; 08 vận động viên cấp kiện tướng ; số giải thi đấu cấp quốc gia đạt 5 giải/năm và số huy chương đạt được qua các giải thi đấu TDTT toàn quốc là :
- Huy chương vàng : 12 chiếc
- Huy chương bạc : 20 chiếc
- Huy chương đồng : 60 chiếc
c/ Tăng cường quan hệ giao lưu TDTT với các tỉnh :
Giữ vững và duy trì mối quan hệ giao lưu và hợp tác của TDTT Lâm Đồng với các tỉnh bạn. Sẵn sàng cử các đoàn vận động viên gặp gỡ và tham gia thi đấu các giải trong khu vực.
d/ Nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong TDTT :
Từng bước tham gia công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động TDTT nhằm phục vụ cho công tác quản lý, tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện, trọng tài và nâng cao trình độ, sức khỏe, thành tích thể thao cho các vận động viên.
e/ Quy hoạch cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp TDTT:
· Tuyến xã, phường : Các xã, phường, thị trấn phải quy hoạch qũy đất dành cho hoạt động TDTT của địa phương mình, mỗi xã có ít nhất 1 sân bóng đá đủ kích thước. Mỗi thôn, bản, khu phố có ít nhất một điểm tập luyện thể dục thể thao tập trung, các câu lạc bộ thể dục thể thao.
· Khu vực nội thị thành phố Đàlạt và thị xã Bảo Lộc : Tăng cường khai thác có hiệu quả các cơ sở TDTT đã có. Hình thành mạng lưới các sân tập luyện TDTT tại các khu dân cư tập trung. Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp và cơ sở du lịch, nghỉ dưỡng… dành qũy đất và đầu tư xây dựng các công trình TDTT đơn hoặc đa môn để phục vụ cán bộ, công chức và khách du lịch.
· Đối với trường học : Quy hoạch quỹ đất và tăng cường đầu tư xây dựng các công trình TDTT trong trường học. Đảm bảo diện tích sân bãi và cây xanh theo tiêu chuẩn quy định. Đối với các trường trung học có quy mô từ 27 lớp trở lên cần đầu tư xây dựng các phòng tập TDTT.
· Đối với các huyện : Đầu tư xây dựng tại mỗi huyện một sân vận động có khán đài và nhà tập TDTT đa năng. Đến năm 2005, 100% số huyện, thị có sân vận động cấp huyện ; đến năm 2010 toàn tỉnh có 8 - 9 sân có khả năng đăng cai tổ chức các giải bóng đá và điền kinh cấp tỉnh và có 1-2 sân vận động đạt yêu cầu đăng cai tổ chức giải thi đấu cấp quốc gia ở một số môn. Đầu tư xây dựng bể bơi tại các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên và Đơn Dương.
· Đối với các trung tâm cụm xã : đầu tư xây dựng tại mỗi cụm một sân TDTT cơ bản.
· Đối với cấp Tỉnh :
- Đầu tư xây dựng Trung tâm TDTT Tỉnh tại Đà Lạt với chức năng là trung tâm huấn luyện, đào tạo vận động viên, tổ chức các giải thi đấu TDTT cấp tỉnh và quốc gia ; gồm các công trình cấp kỹ thuật hạng 1 và 2 như sau :
. Nhà thi đấu đa môn với khán đài 3.000 chỗ.
. Sân vận động trung tâm với khán đài 25.000 chỗ.
. Bể bơi có cầu nhảy và khán đài 2000 chỗ.
. Sân thể thao cơ bản dùng cho luyện tập thi đấu và phục vụ khách du lịch.
. Bể bơi phổ thông dùng cho luyện tập của người lớn và trẻ em.
. Câu lạc bộ các bộ môn thể thao, sân bãi, nhà tập …, văn phòng, hội trường cho các câu lạc bộ, các liên đoàn thể thao
. Nhà nghỉ cho vận động viên : 30 phòng.
- Đầu tư xây dựng Trung tâm TDTT thị xã Bảo Lộc : gồm các công trình cấp kỹ thuật hạng 2 như sau :
. Sân vận động trung tâm có khán đài 15.000 chỗ
. Bể bơi có cầu nhảy và khán đài 1.500 chỗ
. Nhà thi đấu đa môn có khán đài 2.000 chỗ
. Một số sân thể thao bóng nhỏ dùng cho luyện tập
. Bể bơi phổ thông dùng cho luyện tập của người lớn và trẻ em
. Nhà nghỉ cho vận động viên : 15 phòng.
- Huy động các cơ quan, các ban ngành đầu tư các công trình thể thao như bể bơi, sân tennis, sân bóng rổ, sân bóng chuyền, bến thuyền, hệ thống cáp treo, sân nhảy ….đạt cấp kỹ thuật hạng 1 và 2 nhằm phục vụ tập luyện, kết hợp tổ chức các giải thi đấu.
· Đối với Trung ương : đầu tư xây dựng tại Phước Thành – thành phố Đà Lạt một trung tâm đào tạo vận động viên cấp toàn quốc và khu vực các tỉnh phía Nam
Tổng hợp số lượng công trình TDTT quy hoạch đến 2005 và 2010 :
STT |
Công trình |
Kế hoạch 2001 – 2010 |
|||
|
|
ĐVT |
2005 |
2010 |
Cấp đầu tư |
1 |
Sân vận động trung tâm |
Sân |
1 |
2 |
Cấp tỉnh |
2 |
Sân vận động huyện, thị xã |
Sân |
8 |
8 |
Cấp huyện |
3 |
Sân thể thao cơ bản TTCX |
Sân |
18 |
18 |
Cấp xã |
4 |
Bể bơi tập luyện và thi đấu |
Bể |
- |
2 |
Cấp tỉnh |
5 |
Bể bơi tập phổ thông |
Bể |
3 |
6 |
Cấp huyện |
6 |
Nhà thể thao đa môn cỡ lớn |
Nhà |
3 |
11 |
Cấp huyện |
7 |
Nhà thể thao ở trường học, xã |
Nhà |
12 |
16 |
Cấp cơ sở |
8 |
Sân quần vợt cơ sở |
Sân |
40 |
44 |
Cấp cơ sở |
9 |
Sân bóng đá cơ sở |
Sân |
150 |
150 |
Cấp cơ sở |
10 |
Sân Golf |
Sân |
1 |
1 |
Cấp quốc gia |
11 |
Sân bóng chuyền cơ sở |
Sân |
185 |
247 |
Cấp cơ sở |
12 |
Sân bóng rổ cơ sở |
Sân |
12 |
13 |
Cấp cơ sở |
13 |
CLB Patin |
CLB |
8 |
8 |
Cấp cơ sở |
14 |
CLB tập thể dục thẩm mỹ |
CLB |
12 |
16 |
Cấp cơ sở |
15 |
CLB tập cử tạ và thể hình |
CLB |
10 |
18 |
Cấp cơ sở |
16 |
CLB tập võ - vật cổ truyền |
CLB |
5 |
43 |
Cấp cơ sở |
17 |
CLB tập bắn súng, cung nỏ |
CLB |
- |
2 |
Cấp cơ sở |
18 |
CLB tập bóng bàn – Billard |
CLB |
10 |
20 |
Cấp cơ sở |
19 |
CLB Bowling |
CLB |
- |
4 |
Cấp tỉnh |
20 |
CLB các môn võ hiện đại |
CLB |
- |
5 |
Cấp tỉnh |
f/ Quy hoạch quỹ đất cho phát triển TDTT đến năm 2010 và những năm sau :
Quy hoạch diện tích đất TDTT đến năm 2010 và những năm sau : là 315,052 ha,
Trong đó :
- Đất chuyên dùng cho TDTT thuộc các cơ quan Nhà nước quản lý sử dụng : |
241,72 ha |
- Đất du lịch dùng cho TDTT thuộc các tổ chức quản lý sử dụng : |
60,00 ha |
- Đất của các cơ quan đơn vị dùng cho TDTT tự quản lý sử dụng : |
11,73 ha |
- Đất trường học dùng xây nhà tập TDTT (chưa kể diện tích sử dụng làm sân chơi bãi tập theo quy hoạch mạng lưới trường học : 3,5-4m2/học sinh) : |
1,60 ha |
g/ Quy hoạch vốn đầu tư phát triển TDTT đến năm 2010 và những năm sau:
Quy hoạch vốn đầu tư phát triển TDTT đến năm 2010 và những năm sau : 197,94 tỷ đồng, chủ yếu đầu tư xây dựng các công trình TDTT (chưa tính vốn đền bù, giải toả).
Nguồn vốn đầu tư : được huy động từ các nguồn :
- Vốn huy động từ trong nhân dân và các tổ chức kinh tế xã hội : chiếm 24,13% tổng vốn đầu tư
- Vốn ngân sách nhà nước : chiếm 75,87% tổng vốn đầu tư bao gồm :
. Đầu tư Khu trung tâm TDTT Đà Lạt và Bảo Lộc : 63,786 tỷ đồng (chỉ tính vốn xây dựng các công trình thể thao).
. Đầu tư xây dựng công trình TDTT tại các trường trung học phổ thông : 6,8 tỷ đồng.
. Đầu tư các công trình TDTT công cộng ở trung tâm các huyện, xã : 70 tỷ đồng.
h/ Bước đi đầu tư cơ sở TDTT đến năm 2005:
- 2003 - 2004 : Đầu tư xây dựng trụ sở Sở Thể dục Thể thao tỉnh tại số 05 Hồ Tùng Mậu – Đà Lạt, chuyển giao cơ sở số 02 – Yersin và khu vực liền kề cho Trung tâm đào tạo – huấn luyện thể thao tỉnh.
- Đầu tư xây dựng mới khu Trung tâm TDTT Tỉnh và bố trí sắp xếp lại theo quy hoạch thành phố Đà Lạt đã được phê duyệt.
- Đầu tư xây dựng khu Trung tâm TDTT thị xã Bảo Lộc.
- Đầu tư xây dựng 11 sân vận động, 9 nhà tập TDTT, 18 sân TDTT cơ bản tại các thị trấn, trung tâm cụm xã.
- Đầu tư tại mỗi thôn, bản, làng, khu phố có ít nhất một điểm tập TDTT tập trung.
- Đầu tư tại mỗi xã có ít nhất một sân bóng đá đủ diện tích.
- Đầu tư xây dựng nhà tập TDTT trong các trường phổ thông trung học.
i/ Các giải pháp thực hiện quy hoạch :
- Thu hút vốn đầu tư phát triển sự nghiệp TDTT : tập trung vốn ngân sách kết hợp huy động các nguồn vốn đầu tư bên ngoài để xây dựng các Khu trung tâm TDTT, các công trình TDTT công cộng ở trung tâm các huyện, thị xã, thị trấn và trong các trường học. Thực hiện xã hội hóa đối với các hoạt động TDTT, tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi về đất đai, vay vốn, miễn giảm thuế … để huy động các thành phần kinh tế trong và ngoài Tỉnh đầu tư xây dựng các công trình TDTT và mở rộng các hoạt động TDTT.
Vận động toàn dân tham gia rèn luyện TDTT : đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động toàn dân, tiến hành định kỳ Đại hội TDTT các cấp ; bồi dưỡng, đào tạo và tăng cường lực lượng cán bộ TDTT ở các cấp đặc biệt ở cấp cơ sở. Phát triển các mô hình câu lạc bộ TDTT .
Phát triển phong trào TDTT trong trường học : bồi dưỡng chuyên môn và bố trí đủ giáo viên TDTT cho các trường học. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất TDTT. Hoàn thiện các chương trình giáo dục thể chất và nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa. Hoàn thiện nội dung và hệ thống thi đấu thể thao trong trường học qua hội khỏe Phù Đổng, đại hội TDTT sinh viên, Hội thi văn - hóa thể thao các trường phổ thông dân tộc nội trú.
Phát triển phong trào TDTT đối với cán bộ ,chiến sĩ các lực lượng vũ trang : tổ chức tốt các giải thi đấu TDTT ; duy trì các hội thao, đại hội TDTT quốc phòng và đại hội khỏe vì an ninh tổ quốc ; phát triển các câu lạc bộ TDTT trong các cơ quan, đơn vị vũ trang.
Phát triển các môn thể thao dân tộc : đa dạng hoá và hoàn thiện thể thức thi đấu các môn thể thao dân tộc,
Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động TDTT : đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động TDTT ở một số môn thể thao có tính phổ cập và hấp dẫn cao người xem như bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, võ - vật, quần vợt…
Quy hoạch quỹ đất xây dựng các công trình TDTT.
Củng cố và phát triển các câu lạc bộ thể dục thể thao ở cơ quan, xí nghiệp với những hình thức thích hợp.
Tổ chức lại bộ máy quản lý điều hành có hiệu quả từ cấp tỉnh đến cơ sở.
Các ưu đãi đối với các đơn vị, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực TDTT : được miễn giảm tiền thuê đất sử dụng cho các hoạt động TDTT ; được ưu đãi về thuế, vay vốn ; được quảng cáo sản phẩm của mình trên trang phục, dụng cụ, phương tiện thể thao tập và thi đấu trong các công trình thể thao do họ đầu tư ; vận động viên, huấn luyện viên được tạo thuận lợi để cư trú tại Lâm Đồng…
Điều 2 : Giao Sở Thể dục thể thao tỉnh Lâm Đồng cùng các địa phương, các Sở Ban Ngành có liên quan, trên cơ sở dự án quy hoạch được duyệt, cụ thể hoá vào kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm và hàng năm của Tỉnh, Ngành và từng địa phương, xây dựng thành các chương trình hành động, có kế hoạch huy động vốn đầu tư trong nước và tranh thủ tối đa các nguồn vốn bên ngoài để thực hiện dự án.
Điều 3 : Các ông : Chánh Văn phòng HĐND và UBND Tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Thể dục thể thao, Xây dựng, Tài chính-Vật giá, Địa Chính, Khoa học công nghệ và môi trường, Lao động thương binh và xã hội, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt và Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thi hành kể từ ngày ký./-
|
TM. UBND TỈNH LÂM ĐỒNG |
Nghị định 07/2003/NĐ-CP sửa đổi Quy chế quản lý đầu tư xây dựng ban hành kèm Nghị định 52/1999/NĐ-CP và Nghị định 12/2000/NĐ-CP Ban hành: 30/01/2003 | Cập nhật: 08/12/2012
Quyết định 57/2002/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thể dục thể thao đến năm 2010 Ban hành: 26/04/2002 | Cập nhật: 07/09/2011
Nghị định 12/2000/NĐ-CP sửa đổi Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-Cp Ban hành: 05/05/2000 | Cập nhật: 07/12/2012
Nghị định 52/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng Ban hành: 08/07/1999 | Cập nhật: 06/12/2012