Quyết định 60/2017/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp và trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Số hiệu: 60/2017/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn Người ký: Lý Thái Hải
Ngày ban hành: 29/12/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 60/2017/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 29 tháng 12 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu h tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giao thông Vận tải, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT ngày 08 tháng 8 năm 2014 của Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 1659/TTr-SGTVT ngày 25 tháng 12 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phân công, phân cấp và trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Điều 2. Bãi bỏ Quyết định số 1264/2012/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành Quy định về quản lý, bảo trì đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 01 năm 2018.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Chính phủ;
- Bộ Giao thông vận tải;
- Cục Kiểm tra VB
QPPL-B Tư pháp;
- TTTU. HĐND, UBND tỉnh;
- Đoàn ĐB
QH đơn vị tnh;
- UBMTT
Q Việt Nam tỉnh;
- TT Công báo - tin học;
- LĐVP;
- Lưu: VT, CNXDCB, NCKSTT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lý Thái Hải

 

QUY ĐỊNH

VỀ PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI THÁC ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BC KẠN
(Ban hành theo Quyết định số 60/2017/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tnh Bc Kạn)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy định này quy định về phân công, phân cấp và trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

2. Những nội dung không đề cập tại Quy định này, được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến phân công, phân cấp và trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đường giao thông nông thôn bao gồm: Đường trục xã, đường liên xã, đường trục thôn; đường trong ngõ xóm và các điểm dân cư tương đương; đường trục chính nội đồng.

2. Cơ quan quản lý đường bộ địa phương là Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện); Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã).

3. Chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn (sau đây gọi chung là Chủ quản lý sử dụng) là tên gọi chung của tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao quản lý, vận hành khai thác và sử dụng đường giao thông nông thôn, do nhà nước đầu tư; Chủ đầu tư đối với đường giao thông nông thôn không do Nhà nước góp vốn đầu tư; cộng đồng dân cư đối với đường giao thông nông thôn do cộng đồng đóng góp hoặc các tổ chức, cá nhân đóng góp vn đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành khai thác và bảo trì.

4. Đơn vị trực tiếp quản lý vận hành khai thác đường giao thông nông thôn (sau đây gọi chung là Đơn vị quản lý) là tổ chức, cá nhân được Chủ quản lý sử dụng giao nhiệm vụ, ký kết hợp đồng thực hiện việc quản lý, vận hành khai thác; bo dưỡng thường xuyên đường giao thông nông thôn.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Phân công, phân cấp quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn

1. Đối với đường thuộc sở hữu Nhà nước:

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Chquản lý sử dụng đối với các công trình sau:

Đường giao thông nông thôn, do Nhà nước đầu tư, hỗ trợ vốn đầu tư hoặc nhận bàn giao do cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân đầu tư thuộc hệ thống đường do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã làm Chủ quản lý sử dụng đối với đường giao thông nông thôn do Nhà nước đầu tư, hỗ trợ vốn đầu tư hoặc nhận bàn giao do cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân đầu tư thuộc hệ thống đường do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý trừ các công trình quy định tại Điểm a Khoản này.

2. Đối với đường giao thông nông thôn, do cộng đồng dân cư đóng góp hoặc các tổ chức, cá nhân đóng góp vốn đầu tư xây dựng, Chủ đầu tư là Chủ quản lý sử dụng.

Trường hợp cộng đồng dân cư, cá nhân sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn nhưng không đủ khả năng làm Chủ quản lý sử dụng thì cơ quan được phân cấp tại Khoản 1 Điều này thực hiện quyền, nghĩa vụ của Chủ quản lý sử dụng.

Trường hợp đường giao thông nông thôn được xây dựng bằng nhiều nguồn vốn thì các bên góp vốn thống nhất lựa chọn Chủ quản lý sử dụng.

Điều 5. Trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn theo phân cấp tại Điểm a Khoản 1 Điều 4.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức triển khai thực hiện quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn do mình quản lý theo phân cấp tại Điểm b Khoản 1 Điều 4.

3. Đối với đường giao thông nông thôn do cộng đồng dân cư đóng góp hoặc các tổ chức, cá nhân đóng góp vốn đầu tư xây dựng, Chủ quản lý sử dụng tổ chức triển khai thực hiện quản lý, vận hành khai thác, tổ chức giao thông theo phân cấp tại Khoản 2 Điều 4.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 6. Trách nhiệm của Chủ quản lý sử dụng

1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan Nhà nước cấp trên (nếu có) về việc quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn theo quy định của pháp luật.

2. Chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn có thể ủy quyền, giao nhiệm vụ, ký kết hợp đồng với Đơn vị quản lý đthực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn. Trong trường hợp này, Chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi sự cố hay xuống cấp của công trình trong thời gian vận hành khai thác.

Điều 7. Trách nhiệm của đơn vị quản lý

Đơn vị quản lý đường giao thông nông thôn chịu trách nhiệm theo ủy quyền, văn bản giao nhiệm vụ, hợp đồng ký kết với Chủ quản lý sử dụng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn đúng với nội dung được giao và quy định tại Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT .

Điều 8. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải

1. Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, Chủ quản lý sử dụng theo thẩm quyền trong việc thực hiện các quy định về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn.

2 Trả lời bằng văn bản đối với Quy trình quản lý, vận hành khai thác khi Chủ đầu tư, Chủ quản lý sử dụng đề nghị góp ý kiến.

3. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện và các sở, ngành liên quan đtuyên truyền, phổ biến, giáo dục và thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo trì đường giao thông nông thôn.

4. Hàng năm, thống kê, tổng hợp theo phân loại và chiều dài đường giao thông nông thôn trên địa bàn, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Giao thông vận tải; tng hp tình hình quản lý, vận hành khai thác toàn bộ hệ thng đường giao thông nông thôn trên địa bàn, danh sách các công trình bị hư hỏng, xung cấp không đủ điều kiện khai thác an toàn báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý.

Điều 9. Trách nhiệm của Sở Tài chính

1. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc cân đối kế hoạch ngân sách, thanh quyết toán nguồn kinh phí quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định hiện hành.

2. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ kinh phí để xử lý các công trình đường giao thông nông thôn bị hư hỏng xuống cấp, bảo đảm cho việc quản lý, vận hành khai thác an toàn.

Điều 10. Trách nhiệm của Sở Xây dựng

Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trong công tác quản lý quy hoạch các dự án thuộc thẩm quyền quản lý liên quan đến hệ thống đường giao thông nông thôn.

Điều 11. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hp với S Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cp xác định phạm vi, ranh gii đất hành lang an toàn giao thông; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các thủ tục về thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất dọc hành lang an toàn giao thông nông thôn; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sn liên quan đến an toàn trong quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn.

Điều 12. Trách nhiệm Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Tổ chức thực hiện quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 quy định này.

2. Phê duyệt Quy trình quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn theo phân công, phân cấp.

3. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp xã, Cộng đồng dân cư và các cơ quan trực thuộc trong việc thực hiện các trách nhiệm đối với việc quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn theo quy định này.

4. Tổng hợp tình hình quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn, danh sách các công trình trên địa bàn bị hư hỏng, xuống cấp không đủ điều kiện khai thác an toàn gửi Sở Giao thông vận tải tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý.

5. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các sở, ban, ngành liên quan để kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn trên địa bàn. Quản lý sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật. Phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ.

6. Hàng năm xây dựng kế hoạch vốn và cân đối ngân sách cho quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn theo phân công, phân cấp.

Điều 13. Trách nhiệm Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Tổ chức thực hiện quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 4 Quy định này.

2. Phê duyệt Quy trình quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn theo phân công, phân cấp, đúng quy định.

3. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Cộng đồng dân cư trong việc thực hiện trách nhiệm đối với việc quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn thuộc quyền sở hữu của cộng đồng dân cư.

4. Tng hợp tình hình quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn, danh sách các công trình trên địa bàn bị hư hỏng, xuống cấp không đủ điều kiện khai thác an toàn báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.

5. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, các sở, ban, ngành liên quan để tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy định về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn.

6. Hàng năm xây dựng kế hoạch vốn và cân đối ngân sách cho quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn theo phân công, phân cấp.

Điều 14. Trách nhiệm của cộng đồng dân cư sở hữu đường giao thông nông thôn

1. Tổ chức thực hiện quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn do cộng đồng làm chủ quản lý sử dụng.

2. Thực hiện theo hướng dẫn, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền các cấp về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn bảo đảm an toàn giao thông, an toàn công trình; báo cáo khó khăn, vướng mắc trong việc quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn cho Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Phát hiện, ngăn chặn các tổ chức, cá nhân phá hoại công trình đường giao thông nông thôn, xâm phạm hành lang an toàn đường giao thông nông thôn và các hành vi vi phạm khác.

Điều 15. Tổ chức thực hiện

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh, các cơ quan, tổ chức và cá nhân phản ánh kịp thời về Sở Giao thông vận tải đ tng hợp, nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung theo quy định./.