Quyết định 60/2001/QĐ-UB phê duyệt Đề án Cai nghiện và quản lý sau cai nghiện giai đoạn 2001-2005 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
Số hiệu: | 60/2001/QĐ-UB | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Đà Nẵng | Người ký: | Nguyễn Bá Thanh |
Ngày ban hành: | 10/05/2001 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Trật tự an toàn xã hội, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 60/2001/QĐ-UB |
Đà Nẵng, ngày 10 tháng 5 năm 2001 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CAI NGHIỆN VÀ QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN GIAI ĐOẠN 2001-2005 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21 tháng 6 năm 1994;
- Căn cứ Nghị quyết số 07/2000/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2000 của Hội đồng nhân dân thành phố khóa VI;
- Căn cứ Quyết định số 13/2000/QĐ-UB ngày 28 tháng 1 năm 2000 của Ủy ban nhân dân về một số chủ trương, biện pháp điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước năm 2000;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 651/LĐTBXH ngày 3 tháng 4 năm 2001,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Phê duyệt Đề án Cai nghiện và quản lý sau cai nghiện giai đoạn 2001-2005 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2: Thủ trường các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và căn cứ đề án, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể để triển khai; hướng đẫn, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện đề án.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4: Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các quận, huyện căn cứ quyết định thi hành.
Nơi gửi: |
TM. UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG |
ĐỀ ÁN
CAI NGHIỆN VÀ QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN GIAI ĐOẠN 2001-2005 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 60/2001/QĐ-UB ngày 10 tháng 5 năm 2001 của UBND thành phố Đà Nẵng).
Trong những năm qua, UBND thành phố Đà Nẵng đã tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện công tác cai nghiện và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện, giúp đỡ ngươi nghiện ma túy hội nhập cộng đồng và đã đạt dược một số kết quả đáng khích lệ Tỷ lệ người nghiện ma túy hoàn lương cao tăng dần qua các năm: từ 28,2% năm 1997 tăng lên 64,4% cuối năm 2000; tỷ lệ phát sinh người nghiện mới giảm từ 28% năm 1997 xuống 11% cuối năm 2000. Đặc biệt, các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, các trường phổ thông trung học và phổ thông cơ sở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã ngăn chặn được tệ nạn ma túy xâm nhập vào trường học. Tuy nhiên, nạn nghiện hút, sừ dụng các chất ma túy và tình trạng người nghiện ma túy trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều phức tạp. Bên cạnh đó, bằng nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi và thâm độc, bọn tội phạm ma túy văn tiếp tục lén lút đưa eáe chất ma túy vào Đà Nẵng, gây tác hại xấu cho xã hội.
Từ thực trạng trên, để thực hiện có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống ma túy, góp phần thực hiện thắng lơi Chương trình thành phố "5 không" được ban hành theo Quyết định số 129/2000/QĐ-UB ngày 28 tháng 12 năm 2000 của UBND thành phố Đà Nẵng, trong đó có mục tiêu "Phấn đấu đến cuối năm 2005 thành phố Đà Nẵng không còn người nghiện ma túy", Ủy ban nhân dân thành phố thông qua Đề án "Cai nghiện và quản lý sau cai nghiện giai đoạn 2001-2005 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng" với những nội dung sau:
I. MỤC TIÊU ĐỀ ÁN:
1. Tổ chức cai nghiện và phục hồi cho tất cả người nghiện ma túy cư trú trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, giảm cơ bản những tác hại do người nghiện ma túy gây nên.
2. Giảm tỷ lệ phát sinh người nghiện mới từ 11% cuối năm 2000 xuống 9% năm 2001 và 6,5% năm 2002, cơ bản không còn người nghiện ma túy vào năm 2005.
3. Giảm tỷ lệ tái nghiện từ 35,6% cuối năm 2000 xuống 25% năm 2001 và 15% năm 2002, cơ bản không còn người tái nghiện vào năm 2005.
4. Tăng tỷ lệ xã, phường không có người nghiện ma túy từ 21,3% cuối năm 2000 lên 35% năm 2001 và 50% năm 2002, cơ bản đạt 100% xã, phường không có người nghiện ma túy vào năm 2005.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ CỦA ĐỀ ÁN:
1. Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, nhất là trong học sinh, sinh viên và thanh thiếu niên, trong cán bộ, công chức Nhà nước, lực lượng vũ trang về tác hại, hiểm họa của ma túy và các biện pháp phòng, chống ma túy nhằm nâng cao nhận thức và ý thức tham gia của người dân trong cuộc đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy.
Việc tuyên truyền phải được thực hiện bằng các hình thức phong phú, sinh động, thiết thực: trên các phương tiện truyền thông đại chúng; qua các hình ảnh trực quan bằng pan, áp phích; trong sinh hoạt văn hóa văn nghệ; lồng ghép trong các chương trình phòng chống mại dâm, ma túy, AIDS, phòng chống tội phạm và trong các chương trình khác tại địa phương.
2. Tổ chức kiện toàn và tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện, phục vụ cai nghiện và quản lý sau cai nghiện; trang bị đủ dụng cụ, thuốc cai nghiện chữa bệnh và phác đồ eai nghiện cho Trung tâm cai nghiện, giáo dục và dạy nghề 05-06 thành phố Đà Nẵng (viết tắt lả Trung tâm GDDN 05 - 06), nhằm phục vụ có hiệu quả công tác cai nghiện tại Trung tâm.
3. Tiến hành điều tra, phúc tra lập hồ sơ số người đã và đang nghiện ma túy, tổ chức phân loại, tiến hành lập thủ tục đưa người nghiện ma túy vào cơ sở chữa bệnh theo đúng quy định trong thời gian từ 3 tháng đến 1 năm. Đối với người nghiện ma túy đã nhiễm HIV/AIDS mà gia đình và địa phương không quản lý được thì lập hồ sơ đưa vào Trung tâm GDDN 05-06 cai nghiện và nuôi dưỡng lâu dài.
4. Tiếp tục duy trì và xây dựng xã, phường lảnh mạnh về văn hóa, hạn chế đến mức thấp nhất tệ nạn xã hội, tiến đến xã phường không còn người nghiện ma túy vào năm 2005.
5. Tặng cường công tác tư vấn hướng nghiệp, tổ chức hỗ trợ vốn cho vay vốn, hướng dẫn cho người nghiện ma túy còn sức lao động có việc làm sinh sống hội nhập cộng đồng; thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, quản lý tốt địa bàn nhằm thực hiện đạt các chỉ tiêu đặt ra trong đề án.
6. Tiến hành ngay các thủ tục theo quy định để xây dựng "Trung tâm GDDN 05-06 thành phố tại thôn Phò Nam, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang theo chủ trương của UBND thành phố, sớm đưa Trung tâm đi vào hoạt động.
III. TRIỂN KHAI THỰC HIÊN ĐỀ ÁN
1. Chức năng. nhiêm vu của các ngành trong việc triển khai đề án:
a. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực, giúp UBND thành phố triển khai đề án ở các cấp, các ngành, địa phương và có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Hỗ trợ các ngành, địa phương triển khai thực hiện đề án;
- Tiếp nhận, thu thập, kiểm tra để lập hồ sơ đề nghị đưa người nghiện ma túy vào cơ sở chữa bệnh theo đúng quy dình của pháp luật. Đối với số người nghiện ma túy bị nhiễm HIV/AIDS mà gia đình và địa phương không quản lý được thì lập thủ tục đề nghị đưa vào T.rung tâm GDNN 05-06 để Cai nghiện và nuôi dưỡng lâu dài ;
- Thực hiện tốt công tác quản lý nuôi dưỡng chữa bệnh ban đầu cho người nghiện ma túy do Công an các cấp tập trung tạm gởi chờ làm thủ tục thành Chủ tịch UBND thành phố ra quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh;
- Chỉ đạo củng cố, kiện toàn bộ máy điều hành của Trung tâm GDDN 05-06, tăng cường năng lực hoạt động của Trung tâm; Phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành các thủ tục theo qui định để khởi công xây dựng mới và hoàn thành đưa vào sử dụng Trung tâm GDDN 05-06 thành phố vào năm 2002.
- Định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND thành phố về thành hình thực hiện đề án; đề xuất những biện pháp cụ thể để bảo đảm việc thực hiện các mục tiêu và hoạt động đã đề ra trong đề án.
b) Sở Y tế
- Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (viết tắt là Sở LĐTBXH) và UBND các địa phương tổ chức cai nghiện cho người nghiện ma túy ở cộng đồng và gia đình; Chỉ đạo các đơn vị y tế phối hợp với ngành LĐTBXH tổ chức xét nghiệm máu, khám và điều trị bệnh cho những người nghiện ma túy tại nhà Trung chuyển đối tượng 05-06 và Trung tâm GDDN 05-06 thành phố; hướng dẫn, giúp đỡ Trung tâm GDDN 05-06 thực hiện công tác cai nghiện đúng theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế.
- Tăng cường công tác kiểm tra các hoạt động buôn bán thuốc tân dược trên địa bàn thành phố; phát hiện và xử lý nghiêm theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý việc lưu hành, sử dụng thuốc gây nghiện trái mục đích chữa bệnh.
c) Công an thành phố:
Thực hiện các biện pháp để phát hiện, lập hồ sơ truy tố theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng buôn bán, tàng trữ, sản xuất, vận chuyển ma túy, thuốc tân dược gây nghiện; triệt phá các ổ nhóm tổ chức sử dụng chất ma túy;
- Phối hợp với ngành lao động, thương binh - xã hội và y tế hoàn tất thủ tục, lập hồ sơ đề nghị đưa người nghiện ma túy vào cơ sở chữa bệnh theo đúng quy định ; chuyển giao đối tượng đến Trung tâm GDDN 05-06 đề cai nghiện sau khi có quyết định tập trung cai nghiện của Chủ tịch UBND thành phố; tổ chức tư vấn giúp người nghiện ma túy hội nhập cộng đồng;
- Hỗ trợ lực lượng bảo vệ cho Trung tâm GDDN 05-06 và nhà Trung chuyển đối tượng 05-06 khi có yêu cầu theo đề nghị của Lãnh đạo Sở LĐTBXH hoặc lãnh đạo các đơn vị trên.
d) Các Sở: Văn hóa - thông tin. Tư Pháp. Giáo dục - Đào tạo:
- Phối hợp các cơ quan truyền thông đại chúng tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về tác hại của tệ nạn ma túy và âm mưu của bọn tội phạm nhàm nâng cao nhận thức phòng chống ma túy có hiệu quả, vận động nhân dân đề cao cảnh giác tố giác bọn tội phạm, vận động người nghiện đi cai nghiện và tuyên truyền giúp đỡ người nghiện ma túy hội nhập cộng đồng.
- Sở Tư pháp phối hợp với Sở LĐTBXH, Y tế, Công an nghiên cứu trình UBND thành phố Quy định về việc quản lý người nghiện ma túy trên địa bàn thành phố.
e) UBND các quận. huyện:
Hàng năm có kế hoạch cụ thể và chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, UBND các phường, xã trên địa bàn thực hiện các chỉ tiêu theo đề án này ;
- Chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng các xã, phường lành mạnh về văn hóa, hạn chế đến mức thấp nhất tệ nạn xã hội, tiến đến xã, phường không có người nghiện ma túy vào năm 2005.
- Chỉ đạo Công an và phòng LĐTBXH quận, huyện tiến hành điều tra, lập hồ sơ người đang nghiện ma túy và hoàn tất các thủ tục theo quy định để đề nghị tập trung cai nghiện; Chỉ đạo Trung tâm y tế phối hợp với phòng LĐTBXH và các cơ quan liên quan hướng dẫn giúp đỡ các gia đình và cơ sở y tế tổ chức việc cai nghiện cho những người mới nghiện;
- Tổ chức tư vấn và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện nhằm giúp người nghiện ma túy hội nhập cộng đồng.
f. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn Lao động thành phố, Thành đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân thành phố tăng cường chỉ đạo các tổ chức thành viên phối hợp chặt chẽ với ngành LĐTBXH và Công an thành phố để triển khai các hoạt động của đề án.
g) Các cơ quan nêu tại khoản 1 trên đây (trừ các tổ chức nêu tại điểm f có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện đề án của ngành, địa phương mình với UBND thành phố (thông qua Sở LĐTBXH) định kỳ 3 tháng một lấn để theo đòi chỉ đạo.
2. Thời gian thực hiện:
- Trong quý II năm 2001: Triển khai xong đề án trong các cơ quan, ban ngành đoàn thể, UBND quận, huyện và 47 xã, phường. Các cơ quan truyền thông đại chúng, các ngành liên quan, UBND các địa phương tổ chức đợt cao điểm tuyên truyền giáo dục tác hại của ma túy, vận động nhân dân tham gia phát hiện, tố giác và đưa người nghiện ma túy đi cai nghiện.
- Tháng 12/2001: Tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm và tiếp tục đề ra các giải pháp thực hiện mục tiêu đề án.
- Hàng năm: Đều tổ chức tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện đề án ở từng cấp, từng địa phương.
IV. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ KINH PHÍ, CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TRUNG TÂM GDDN 05, 06 VÀ LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM:
1. Về kinh Phí: Thực hiện trong kinh phí chi thường xuyên hàng năm của Chương trình phòng chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện và quản lý sau cai nghiện.
Hàng năm Sở LĐTBXH (cơ quan thường trực đề án) lập dự trù kinh phí đề nghị Sở Kế hoạch - ĐầU tư, Sở Tài thành - Vật giá tham mưu trình UBND thành phố phê duyệt.
Về chế độ nuôi dưỡng: Mức chi 100.000 đ/người/tháng cho các đối tượng đang được quản lý tại TTGDDN 05-06, bao gồm tiền mua lương thực, thực phẩm, chất đốt, các nhu yếu phẩm thiết yếu khác và chi phí vận chuyển. Thời gian hưởng kinh phí do Nhà nước đài thọ thực hiện theo Quyết định của UBND thành phố.
Ngoài ra, Trung tâm có trách nhiệm tổ chức cho những đối tượng còn sức lao động tham gia sản xuất để cải thiện thêm đời sống hằng ngày.
- Về chế độ cai nghiện: Mức chi 250.000 đ/người cho cả đợt điều trị bao gồm tiền thuốc cắt cơn, thuốc thang rối loạn sinh học, thuốc cấp cứu, thuốc bổ (nếu có) và chi phí xét nghiệm ma túy, trong đó tiền thuốc cắt cơn tối đa không quá 70.000 đồng/người cho cả đợt điều trị.
- Về chế độ khám, chữa bệnh: Mức chi 80.000 đ/người cho cả đợt điều trị để xét nghiệm máu, mua thuốc điều trị các bệnh hoa liễu và bệnh thông thường khác.
Chi phí dạy nghề: Mức chi 240.000 đ/người/khóa để học nghề và chi phí thi tốt nghiệp. Trường hợp chưa tuyển được giáo viên, cho phép thuê giáo viên nhưng tiền công không quá 600.000 đ/ngướil/háng trong thời gian thực tế có dạy nghề tại Trung tâm.
- Chi phí dạy văn hóa: Mức chi 50.000đ/người/khóa để mua sách vở và dụng cụ học tập. Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm cung cấp đủ sách giáo khoa cho Sở LĐTBXH để tổ chức dạy văn hóa, xóa mù chữ cho các đối tượng đang được quản lý tại Trung tâm.
- Mua sắm tư trang: Mức chi bình quân 50.000đ/người để mua chăn màn, áo quần và chiếu phục vụ đối tượng trong thời gian quản lý giáo dục tại Trung tâm.
2. Về chế độ đãi ngộ: Lực lượng lao động tại Trung tâm GDDN 05-06 được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định hiện hành của Nhà nước, bao gồm:
- Trợ cấp khu vực;
- Trợ cấp làm thêm giờ
- Phụ cấp trách nhiệm và độc hại nguy hiểm;
- Phụ cấp trực y tế 24/24 giờ;
- Bồi dưỡng hiện vật do làm việc trong môi trường độc hại nguy hiểm;
- Phụ cấp thu hút 50% lương chính;
- Được nghỉ phép và thanh toán tiền tàu xe đi phép;
- Ngoài ra, còn được thanh toán chế độ công tác phí khi đi công tác tại các quận trong thành phố như đi công tác ngoài tỉnh theo quy định của UBND thành phố.
Nhân viên hợp đồng tại Trung tâm cũng được hưởng các chế độ đãi ngộ nói trên và trả theo hợp đồng lao động.
Trên đây là nội dung của Đề án cai nghiện và quản lý sau cai nghiện giai đoạn 2001-2005. Căn cứ vào đề án, yêu cầu các cơ quan, địa phương có kế hoạch tổ chức triển khai ngay, kết hợp triển khai lồng ghép với các phương trình, các cuộc vận động và phong trào ở địa phương, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có liên quan khác trong quá trình thực hiện, đảm bảo mục tiêu thành phố Đà Nẵng không có người nghiện ma túy vào năm 2005.
Quyết định 129/2000/QĐ-UB về Kế hoạch thực hiện chương trình thành phố năm không do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Ban hành: 28/12/2000 | Cập nhật: 18/12/2012