Quyết định 592/1999/QĐ-BGTVT ban hành những quy định về kỹ thuật, trình tự khi tiến hành giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án xây dựng công trình giao thông do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu: | 592/1999/QĐ-BGTVT | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Lê Ngọc Hoàn |
Ngày ban hành: | 12/03/1999 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Đất đai, Giao thông, vận tải, Xây dựng nhà ở, đô thị, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
|
Số: 592/1999/QĐ-BGTVT |
Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 1999
|
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
- Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước về cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải;
- Căn cứ Nghị định số 22/1998/ND-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;
- Căn cứ vào tính chất đặc thù của các dự án xây dựng công trình giao thông và trải dài qua nhiều địa phương, kéo dài nhiều năm;
- Xét đề nghị của ông Cục trưởng Cục Giám định & QLCL CTGT;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 2: Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Đối với các dự án đang triển khai dở dang:
Các dự án đang triển khai dở dang và đã bắt đầu thực hiện chi trả đền bù được tiếp tục thực hiện theo kế hoạch phương án, chính sách (RAP) được Bộ GTVT đã phê duyệt. Riêng việc thực hiện kiểm kê trong hành lang bảo vệ đường bộ 20 m trong mục 3 của bản quy định nêu trên, các Ban QLDA báo cáo Bộ quyết định cụ thể.
Các dự án mới bắt đầu triển khai và đã được Bộ GTVT phê duyệt kế hoạch, phương án và chính sách thì các Ban QLDA lập để trình Bộ duyệt sửa đổi bổ sung những điều khoản cần thiết cho phù hợp với quy định mới này.
Nơi nhận : |
BỘ TRƯỞNG |
VỀ KỸ THUẬT, TRÌNH TỰ KHI TIẾN HÀNH GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG PHỤC VỤ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
(Ban hành kèm theo QĐ số 592/1999/QĐ-BGTVT ngày 11/03/1999)
Những quy định về kỹ thuật, trình tự khi tiến hành giải phóng mặt bằng (GPMB) phục vụ các dự án xây dựng công trình giao thông, đối tượng là các QL, công trình trên QL, cầu trên đường sắt. và cảng biển. Các công trình tỉnh lộ trở xuống, Cục ĐBVN chỉ đạo các sở GTVT, GTCC hướng dẫn sau khi có chấp thuận của UBND các tỉnh, thành phố.
1/ Kế hoạch giải phóng mặt bằng:
Ngay sau khi dự án được phê duyệt, Chủ đầu tư phải tiến hành lập kế hoạch và phương án giải phóng mặt bằng (GPMB). Bản kế hoạch và phương án GPMB trước khi được Bộ phê duyệt cần được chuyển tới và lấy ý kiến của:
UBND các tỉnh, thành phố có liên quan tới dự án.
Bộ Tài chính đối với các dự án ODA, đối tượng là: Các công trình đường kéo dài qua nhiều địa phương hoặc một địa phương nhưng có khối lượng GPMB lón và phức tạp, công trình cầu cảng lớn qua khu vực đông dân cư hoặc công trình cầu nối hai tỉnh, thành phố.
Sau khi kế hoạch và phương án GPMB được phê duyệt, Chủ đầu tư khẩn trương chuyển và triển khai xuống các địa phương có dự án.
Đồng thời với việc chuẩn bị kế hoạch, phương án nêu trên, Chủ đầu tư cần làm những thủ tục cần thiết với Bộ và các tỉnh, thành phố liên quan với những nội dung sau:
Chủ trương của Bộ thông báo tới các địa phương và GPMB triển khai dự án (kế hoạch thực hiện trước hay sau khi duyệt TKKT; Đề nghị lập các Hội đồng đền bù hay các Ban GPMB; Dự kiến thời gian; Xin phép địa phương cho tiến hành cắm cọc, kiểm kê trước khi có giấy phép thu hồi đất chính thức.v...v...).
Tiếp xúc và làm việc với UBND các tỉnh, thành phố để triển khai thành lập các tổ chức GPMB ở địa phương, xác lập với địa phương về cơ chế quan hệ làm việc.
Tổ chức đi thị sát hiện trường xác định những đoạn tuyến thuận lợi cả về kỹ thuật và khối lượng đền bù nhỏ để chủ động triển khai trước.
2.1/ Công trình đi qua khu đông dân cư (khu các hộ dân lập thành dãy nhưng không phải là thị trấn, thị xã) : Tối thiểu là 1,5 m.
a/ 1,5 m - 3m đối với đường.
b/ 3,0 m - 7,0m đối với công trình cầu (theo từng mức độ khó khăn của từng dự án, công trình cụ thể).
Trên dòng chảy không thể có bất cứ vật chướng ngại nào nên không phải quy định ở đây.
2.2/ Công trình đi qua đất nông,lâm nghiệp, đất nhàn rỗi:
a/ 3,0 m đối với đường.
b/ 7,0 m đối với công trình cầu.
2.3/ Công trình đi qua đô thị có qui hoạch được duyệt: Là phạm vi mở hè cần thiết được Bộ GTVT chấp thuận về qui mô (bề rộng hè mà Bộ GTVT thoả thuận sẽ nhỏ hơn hoặc bằng so với qui hoạch - Nếu địa phương có nhu cầu kết hợp giải toả đúng bằng qui hoạch thì mọi chi phí GPMB ngoài phạm vi dự án thống nhất giải quyết, do địa phương đảm nhận).
2.4/ Công trình đi qua đô thị chưa có quy hoạch: Tối đa tới 3,5 m - 5,0m.
Chú ý: Đối với công trình cầu, phạm vi cắm chỉ giới GPMB quy định trên (2.1.b và 2.2.b) áp dụng kể từ mép sau mố (tiếp giáp với nhịp) về mỗi bên như sau: - 50 m đối với cầu có chiều dài ³ 100m
20 m đối với cầu có chiều dài < 100m.
(Trường hợp công trình đi qua khu đô thị, khu đông dân cư, khó khăn về GPMB sẽ được xét cụ thể về chiều dài sau mố).
3/ Cắm mốc lộ giới và quản lý hành lang bảo vệ đường bộ (BCĐB):
Cọc mốc cắm để xác định hành lang bảo vệ công trình theo thiết kế mới gọi là mốc lộ giới. Khi cắm mốc chỉ giới GPMB để xây dựng công trình, đồng thời cắm mốc lộ giới hành lang BVĐB (theo NĐ 203 hiện hành là 20m tính từ chân taluy, mép ngoài công trình ra mỗi bên). Tính từ ngày cắm mốc lộ giới, địa phương thông báo cho nhận dân không được xây dựng mới, cơi nới rộng hoặc xây thêm chiều cao kiến trúc nhà cửa trong hành lang BVĐB được xác định này; Những hộ vi phạm kể từ thời điểm này khi triển khai mở đường hay xây dựng mới công trình giao thông sẽ không được xét đền bù những phần cơi nới, lấn chiếm hoặc nâng cao. Tất cả các công trình kiến trúc, CTCC trên đất và đặt ngầm dưới đất xây dựng thêm trong hành lang 20 m kể từ ngày cắm mốc đều phải xin phép Bộ GTVT, địa phương không cấp phép xây dựng trong hành lang đó. Các hộ, đơn vị có nhà cửa và công trình trên hành lang bảo vệ đường bộ phải có kế hoạch di dời ra khỏi hành lang này. Ban GPMB, đồng thời với việc GPMB phải tiến hành kiểm kê hiện trạng nhà cửa, công trình trong hành lang BVĐB 20m.
Hồ sơ kiểm kê gồm:
Biên bản kiểm kê (có mẫu hướng dẫn riêng) thực trạng về nhà cửa, công trình kiến trúc + ảnh chụp và quay phim đối với nhà;
Một bình đồ duỗi thẳng 1/1000 đăng ký vị trí + kiểm kê qui mô hiện trạng, ảnh chụp và quay phim đối với công trình công cộng.
Dự án ghi vốn để thực hiện việc đăng ký, kiểm kê này. Hồ sơ đưa vào lưu trữ làm cơ sở pháp lý khi thực hiện giải toả xây dựng mới ở các giai đoạn sau. Hồ sơ được các hộ, các cơ quan có nhà cửa, công trình ký xác nhận thực trạng, được Chủ đầu tư, Hội đồng hay Ban GPMB các cấp và chính quyền các cấp xác nhận, và được bàn giao cho cơ quan quản lý khai thác và Chính quyền địa phương, UBND tỉnh, thành phố, huỵện, xã, Cục ĐBVN lưu giữ (Kể cả mốc lộ giới HL BVĐB và mốc chỉ giới GPMB).
Cắm mốc chỉ giới GPMB và mốc lộ giới hành lang bảo vệ đường bộ do chủ đầu tư tổ chức thực hiện.
4.1/ Một số căn cứ có tính nguyên tắc chỉ đạo:
Ngoài các nguyên tắc mà Nghị định 22/CP đã nêu, ở đây làm rõ thêm về việc đền bù, hỗ trợ đất trong hành lang bảo vệ đường bộ theo Nghị định 203/HĐBT ngày 21/12/1982, dựa trên cơ sở các Nghị định, Quyết định của Chính phhủ, Chủ tịch HĐBT, Thông tư hướng dẫn của Bộ GTVT như sau:
A/ Điều 7- Nghị định 203/HĐBT qui định hành lang bảo vệ công trình giao thông đường bộ với hệ thống đường Quốc lộ là 20m, tính từ chân ta luy nền đường đắp, đỉnh ta luy nền đường đào hay mép ngoài của công trình.
B/ Điều 8 - Nghị định 203/HĐBT qui định: Trong phạm vi hành lang bảo vệ đường bộ (HLBVĐB), nghiêm cấm xây dựng nhà cửa, lều quán, kho tàng,công trình ( tạm thời hay vĩnh cửu ). Những nhà cửa, công trình, kho tàng v.v... đã có trước ngày ban hành điều lệ này, nếu xét thấy không ảnh hưởng tới dự ổn định, bền vững của cầu đường và an toàn giao thông thì tạm thời được để lại nhưng không phát triển thêm.
C/ Ngày 03-1-1990, Chủ tịch HĐBT ban hành quyết định số 06/CT "Về việc thực hiện Nghị định 203/HĐBT về điều lệ bảo vệ đường bộ đối với các quốc lộ " chỉ rõ:
C.1/ Trên các QL, đặc biệt đối với QL 1, kể từ ngày ban hành Điều lệ bảo vệ đường bộ, tất cả các công trình như đường điện, đường bưu điện, mương máng thuỷ lợi, các công sở, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, nhà ở lều quán tư nhân v.v... đã làm trong khu vực lưu không (bao hàm phạm vi đường và HLBVĐB) do các cấp chính quyền phường, xã, quận, huyện, hoặc tỉnh, thành phố cấp đất hoặc tự ý XD là vi phạm luật lệ. Trong thời gian 6 tháng, kể từ ngày ký quyết định này, các cơ quan và tư nhân vi phạm phải di chuyển các công trình nói trên ra khỏi hành lang của khu vực lưu thông (từ chân ta luy đường đắp hoặc đỉnh mái đường đào ra môĩ bên là 20m). Nhà nước miễn phạt và không đền bù. Những đoạn quốc lộ đi trùng với đường Đô thị sau khi đã được nâng cấp đúng với qui hoạch được duyệt thì hành lang bảo vệ đường là bề rộng của hè.
C.2/ Các công trình đã có trong phạm vi lưu không trước ngày ban hành Nghị định 203/HĐBT nếu chưa di chuyển. Sau khi chính quyền địa phương xã, huyện hoặc tỉnh, Thành phố, đặc khu đã xác minh rõ ràng, Nhà nước sẽ tuỳ từng trường hợp cụ thể để đền bù theo quy định hiện hành. Trường hợp công trình nằm trên hành lang bảo vệ, không ảnh hưởng trực tiếp nhiều đến việc bảo vệ đường, việc di chuyển gây tốn kém lãng phí lớn thì Bộ GTVT xét cho tạm thời chưa di chuyển nhưng phải cam kết thực hiện theo điều lệ BVĐB và di chuyển ngay khi mở rộng đường.
D/ Ngày 16/6/1990, Bộ GTVT và BĐ có thông tư số 704/GTTB "Hướng dẫn thi hành QĐ số 06/CT của Chủ tịch HĐBT" quy định phạm vị giải toả bước 1 hành lang BVĐB theo Nghị định 203/HĐBT với quốc lộ là:
7 m đối với đường cấp III
5 m đối với đường cấp I, II và IV
Tính từ chân ta luy nền đường đắp hoặc đỉnh mái đường đào trở ra mỗi bên.
E/ Điều 7 Nghị định 22/1998/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định 22/CP) ngày 24/4/1998 quy định người bị thu hồi về đất vi phạm quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt đã công bố hoặc vi phạm hành lang bảo vệ công trình, người lấn chiếm trái phép thì khi Nhà nước thu hồi đất không được đền bù thiết hại về đất.
Tổng hợp các điều khoản từ A-E, đối chiếu với thực tiễn do tồn tại về lịch sử quản lý đất đai, về sự phổ cập nhận thức về thực hiện Nghị định 203/HĐBT trong các cấp chính quyền, trong nhân dân ở các địa phương còn chậm và không đều, vì vậy khi thu hồi đất để XDCT GT trong các dải hành lang:
Hành lang BVĐB 20m, dưới đây họi tắt là A.
Hành lang giải toả bước I trong hành lang BVĐB là 7 m, 5 m dưới đây gọi tắt là A1.
Dải hành lang BVĐB giải toả sau bước I dưới đây gọi tắt là A2:
A2 = A - A1 = 20 - (7 hoặc 5 m) = (13 hoặc 15 m).
4.2/ Xử lý đền bù như sau:
a/ Đối với đất nông nghiệp: Đền bù bình thường theo các điều khoản qui định tại Điều 6- NĐ 22/CP.
b/ Đối với đất thổ cư:
b.1/ Đất thổ cư nằm trong phạm vi A (20m) có từ trước 21/12/1982 được chính quyền cấp xã, phường thời điểm đó xác nhận và được cho phép chưa giải toả của Bộ GTVT hay cấp được uỷ quyền của Bộ GTVT thì được đền bù theo đất hợp pháp. Tài sản trên đất có ở thời điểm trên được đền bù theo quy định NĐ 22/NĐ-CP.
b.2/ Đất thổ cư được các cấp chính quyền xã, phường trở lên cấp và cho phép xây dựng trong thời điểm từ sau 21/12/1982 đến 8/1/1988 (ngày ban hành luật đất đai) trong phạm vi A (20m) và được cho phép chưa giải toả của Bộ GTVT hay cấp được ủy quyền, xét đền theo đất nông nghiệp công thêm giá trị vượt lập hoặc xét mức đền bù theo tỷ lệ hợp lý do địa phương xem xét quyết định. Tài sản được đền bù 100% giá trị thiệt hại.
b.3/ Đất thổ cư được các cấp chính quyền xã, phường trở lên ở thời điểm đó cấp cấp từ sau 8/1/1988 đến 16/6/1990 (ngày Bộ GTVT ban hành Thông tư 704/GTĐB nêu trên) và được phép chưa giải toả của Bộ GTVT hay cấp được uỷ quyền trong phạm vi A2 thì xét đền bù, hỗ trợ mức thấp hơn trường hợp (b.2).
b.4/ Tương tự như với (b.3) nhưng trong phạm vi dải A1 chỉ xét trợ cấp tài sản.
b.5/ Mọi trường hợp cấp đất hoặc lấn chiếm trong toàn bộ hành lang A (20m) kể từ sau 15/10/1993 đều không hợp pháp và không được đền bù.
b.6/ Trường hợp đặc biệt hộ bị giải toả (hợp pháp hoặc bất hợp pháp) nếu địa phương xác định rõ không có chỗ ở nào khác thì có thể xét hỗ trợ bằng cấp đất tái định cư.
c/ Như nêu ở mục 1 khi triển khai dự án CTGT sẽ thực hiện cắm mốc chỉ giới GPMB và giải toả như sau:
Gọi phạm vi công trình chiếm dụng vĩnh viễn là B1 (m)
Gọi phạm vi giải toả từ mép B1 về hai phía là B2 (m) - giá trị B2 theo quy định ở mục 2:
B = B1 + 2B2
c.1/ Đất thu hồi trong phạm vi B 1 tiến hành đền bù vĩnh viễn tuỳ theo tính hợp pháp như các trường hợp nêu trên ở mục ( 3.2. a,b ) nêu trên.
c.2/ Đất bị thu hồi trong phạm vi B2:
c.2.1/ Nếu đất nông lâm nghiệp hoặc đất nhàn rỗi: Chỉ giải toả mượn tạm thời trong thời kỳ xây dựng dự án, sau khi kết thúc dự án được hoàn trả lại cho mục đích cấy trồng cây nông, lâm nghiệp ngắn hạn và chỉ bồi thường gía trị thiệt hại hoa màu.
c.2.2/ Nếu là đất thổ cư: Giải toả vĩnh viễn nhà, vật kiến trúc trên đất, nghiêm cấm mọi sự tái xây dựng trên dải đất này. Thực hiện đền bù 100% giá trị đất cho các trường hợp hợp pháp đối với đất trên đó đã có nhà, còn đối với đất thổ cư chưa có nhà chỉ đền bù phần chênh lệch giữa đất thổ cư với đất nông nghiệp.
5/ Phương thức đền bù về đất thổ cư:
Để giảm chi ngân sách, phương thức đền bù đất thổ cư đề nghị các địa phương thực hiện:
a. Đối với đất đô thị:
a.1. Các hộ bị ảnh hưởng còn đất lùi lại phía sau để ở ³ 40 m2 thì coi như còn đủ để ở và không thu hồi, đền bù mảnh đất còn lại này. Nếu mảnh đất bị giải toả ở phía trước ³ 40 m2 thì đền bù bằng đổi đất ở các khu TĐC, nếu < 40 m2 thì đền bù bằng tiền.
a.2. Các hộ bị ảnh hưởng còn đất lùi lại phía sau < 40 m2, nếu phù hợp với qui hoạch của địa phương, và chủ hộ muốn ở lại thì đồng ý để lại không thu hồi, đền bù, nếu không thì đền bù cùng với đất bị giải toả ở phía trước.
Nếu ở lại thì đền bù đất bị giải toả ở phía trước theo (a.1).
Nếu di chuyển đi thì được đền bù:
Nếu tổng diện tích được đền bù < 40 m2 thì được đền bằng tiền hoặc được di chuyển tới khu TĐC tập trung theo diện tích tối thiểu do điạ phương quy định, có đối trừ chênh lệch, hoặc phù hợp vào điều kiện tham chiếu của đối tác tài trợ (Vốn ODA).
Nếu tổng diện tích được đền bù ³ 40 m2 thì chủ yếu đền bù bằng di chuyển tới khu TĐC tập trung. Nếu đất khu TĐC tập trung không thể đền bù đủ diện tích đất bị thu hồi thì phần còn lại mới tiến hành đền bằng tiền.
b. Đối với đất ở nông thôn:
Áp dụng tương tự như đối với đất ở đô thị nhưng với mức giới hạn là 100 m2 (thay các chỉ số 40 m2 bằng 100 m2 ở các công thức trên)
c. Đơn giá đất:
Do UBND tỉnh, thành phố quyết định, hệ số K áp dụng cho giá đất phải được sự thoả thuận của Bộ Tài chính nhằm khắc phục sự chênh lệch khác biệt giá giữa các địa phương gần kề nhau, cùng một dự án, cùng một loại đất. Đơn giá đất tại các khu TĐC do UBND tỉnh, thành phố quyết định nhưng nhất thiết phải có sự tham gia ý kiến của Chủ đầu tư để xác định tính hợp lý, phù hợp với chi phí đầu tư xây dựng và khắc phục hiện tượng giảm quá thấp giá đất ở các khu TĐC so với thực tiễn.
Ngoài các chính sách hỗ trợ quy định tại NĐ 22/CP, bổ sung:
Những hỗ trợ mang tính xã hội, giải quyết cho các hộ dân phát sinh thêm do đặc thù của địa phương mà tỉnh, thành phố đề xuất thì phải có sự thoả thuận của Bộ Tài chínhvà Bộ GTVT và phù hợp với điều khoản thoả thuận trong hiệp định đối với các dự án ODA.
7/ Tổ chức triển khai thực hiện đền bù GPMB:
7.1/ Mỗi tỉnh, thành phố thành lập một Hội đồng đền bù GPMB hoặc Ban GPMB, do Phó chủ tịch UBND tỉnh, thành phố làm Chủ tịch hoặc Trưởng ban, bổ sung thêm một Phó Ban thường trực là Giám đốc Sở GTVT, để chỉ đạo công tác GPMB và thẩm định phương án GPMB.
7.2/ Các cấp Quận, huyện, thị xã, phường, thị trấn có một Ban GPMB ở từng cấp do Chủ tịch hoặc phó chủ tịch làm trưởng Ban.UBND tỉnh, thành phố thống nhất với Chủ đầu tư và ra quyết định giao cho cấp có đủ tư cách pháp nhân để ký hợp đồng về triển khai công tác GPMB với Chủ đầu tư.
7.3/ Trước khi tiến hành kiểm kê GPMB:
Chủ đầu tư và Ban GPMB công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương về chủ trương xây dựng dựa án, công bố bản vẽ phạm vi giải toả cho nhân dân biết, tuyên truyền liên tục ít nhất 7 ngày.
Chủ đầu tư cho tiến hành cắm mốc tim công trình, mốc chỉ giới GPMB và mốc lộ giới và giao cọc cho Ban GPMB địa phương đảm nhận. Nếu trong quá trình thi công có chỉnh lý công trình làm thay đổi hệ cọc cẵm ban đầu thì phải thông báo, giải thích cho địa phương, nhân dân biết.
8/ Trình tự lập và phê duyệt các phương án đền bù quy định như sau:
8.1/ Đền bù đất, nhà cửa, vật kiến trúc, hoa màu, cây cối, mồ mả ... theo trình tự như sau:
a/ UBND tỉnh, thành phố phê duyệt trên cơ sở trình của Ban GPMB địa phương và thẩm định Hội đồng GPMB của Tỉnh, Thành phố.
b/ Sau khi đã có quyết định ở bước (a), Chủ đầu tư tập hợp, kiểm tra, trình cơ quan được thừa uỷ quyền của Bộ GTVT ra quyết định chấp thuận.
c/ - Thời gian thẩm định của Hội đồng GPMB: Tối đa là 12 ngày kể từ ngày nhận được phương án đền bù do các Ban GPMB địa phương trình.
Tối đa sau 7 ngày khi có quyết định của UBND Tỉnh, Thành phố, Chủ đầu tư phải có tờ trình Bộ duyệt.
Tối đa 4 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ trình của chủ đầu tư, cơ quan được uỷ quyền của Bộ phải ra QĐ chấp thuận.
Trong thời hạn trên, nếu có vấn đề vướng mắc không giải quyết được thì các cấp có liên quan phải có ý kiến trả lời.
8.2/ Đối với đền bù di dời các công trình kỹ thuật hạ tầng (gọi là công trình công cộng - CTCC) như điện nước, thông tin, thuỷ lợi, công trình ngầm, trụ sở cơ quan, công trình Quốc phòng v.v ...
a/ Phương án thiết kế và dự toán đền bù, di dời: Thực hiện bởi cơ quan tư vấn có đủ tư cách pháp nhân được Chủ đầu tư hay người được uỷ quyền của Chủ đầu tư (Ban GPMB địa phương) lập nên. Đơn vị tư vấn này do Ban GPMB lựa chọn có sự chấp thuận của Chủ đầu tư, công trình có quy mô lớn phải có ý kiến của Cục GĐ & QLCL CTGT. Thiết kế phải được cơ quan chuyên ngành đủ thẩm quyền thẩm định.
b/ Duyệt thiết kế và dự toán:
Sau khi hoàn thành (bước a), trên cơ sở hồ sơ trình của Ban GPMB địa phương, Chủ đầu tư tập hợp, rà soát, kiểm tra và trình Bộ (cấp được uỷ quyền của Bộ) thẩm duyệt và ra quyết định phê duyệt thiết kế và dự toán.
c/ Nguyên tắc đền bù, di dời các CTCC chỉ làm công trình di dời mới thay thế công trình phải tháo dỡ, di dời về quy mô kỹ thuật bằng quy mô hiện trạng (có tính thu hồi giá trị cũ). Việc chủ công trình kết hợp yêu cầu nâng cấp thì giá trị chênh lệch do nhu cầu cải tạo nâng cấp sẽ do Chủ công trình tự đầu tư), khắc phục tình trạng các đơn vị có công trình cần di dời xây dựng phương án có qui mô lớn hơn và khác với qui mô thực trạng.
d/ Qui định thời hạn các bước:
d.1/ Thẩm định thiết kế (bước a) tối đa 15 ngày.
d.2/ Sau khi thiết kế nộp hồ sơ, tối đa sau 10 ngày Ban GPMB có hồ sơ trình Chủ đầu tư.
d.3/ Chủ đầu tư, tối đa sau 7 ngày khi nhận được hồ sơ của Ban GPMB, phải trình Bộ GTVT phê duyệt.
d.4/ Cơ quan được thừa uỷ quyền xét duyệt của Bộ, tối đa sau 7 ngày nhận được hồ sơ trình của Chủ đầu tư phải ra quyết định phê duyệt. Trong thời hạn trên, nếu có vướng mắc tồn tại về mặt hồ sơ, các cơ quan, đơn vị phải có văn bản trả lời.
d.5/ Sau khi có QĐ phê duyệt, đơn vị có công trình phải thực hiện ngay sau 30 ngày phải di dời ra khỏi mặt bằng giải toả (với các công trình đặc biệt, có tính phức tạp, thời gian di chuyển thống nhất với Chủ công trình và Ban GPMB). Vượt quá thời hạn này, Chủ đầu tư phải báo cáo Bộ cho phép. Nếu di chuyển chậm, đơn vị có công trình phải bồi thường kinh phí thiệt hại do ảnh hưởng đến tiến độ của Dự án, kinh phí được khấu trừ vào dự toán di chuyển.
8.3/ Hướng dẫn xác định tiêu chuẩn, quy mô, phân loại và trình tự xây dựng các khu tái định cư phục vụ công tác GPMB.
a/ Định nghĩa:
Tái định cư (TĐC) là biện pháp nhằm ổn định, khôi phục đời sống cho các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án, khi mà đất định cư cũ bị thu hồi hết hoặc thu hồi không hết, mảnh còn lại không đủ điều kiện để ở lại ở nơi cũ, phải di chuyển đến nơi ở mới, dưới các hình thức : tập trung, phân tán và tự nguyện di chuyển. Các hộ di chuyển vào khu TĐC bao gồm:
Hộ bị ảnh hưởng giải toả bởi dự án chiếm dụng đất xây dựng CTGT.
Hộ bị ảnh hưởng bởi dự án chiếm dụng đất để xây dựng các hạng mục của khu TĐC, hoặc bị ảnh hưởng khi di chuyển các công trình kỹ thuật hạ tầng để GPMB xây dựng CTGT.
b/ Nguyên tắc - Xác lập các khu TĐC tập trung:
b.1/ Để tương xứng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng (CSHT) cho khu TĐC, yêu cầu số hộ tối thiểu là 10 hộ trở lên.
Trường hợp đặc biệt, Chủ đầu tư báo cáo Bộ xem xét xử lý.
b.2/ Điều kiện ràng buộc để làm căn cứ lập hồ sơ xây dựng khu TĐC tập trung:
b.2.1/ Phải có bảng tổng hợp kê tổng số hộ tình nguyện vào TĐC tập trung, kèm theo biên bản cam kết vào khu TĐC ký giữa chủ hộ và Ban GPMB địa phương. Trong bảng tổng hợp đó cần ghi rõ diện tích bố trí vào khu TĐC cho từng hộ và tổng cộng diện tích cần bố trí cho TĐC.
b.2.2/ Quyết định của UBND tỉnh, thành phố về chủ trương cho lập khu TĐC dùng vào mục đích GPMB phục vụ dự án XDCTGT, cho phép tiến hành lựa chọn vị trí phù hợp với quy hoạch của địa phương.
b.2.3/ Bản vẽ sơ họa đường bao mặt bằng dự kiến bố trí khu TĐC tỷ lệ 1/1000 được cấp có thẩm quyền của địa phương chấp thuận.
b.3/ Một số nguyên tắc:
b.3.1/ Các hộ đã ký vào kiểm kê cam kết vào TĐC thì ràng buộc phải vào TĐC, không được chuyển sang phương thức đền bù khác.
b.3.2/ Khu TĐC tập trung sau khi đã tiến hành xây dựng và bố trí các hộ dân vào có thể xảy ra các trường hợp:
Không đủ diện tích vì số hộ phát sinh đăng ký thêm sau kiểm kê, trường hợp này tuỳ theo tình hình cụ thể mà giải quyết lập khu TĐC mới hoặc mở rộng thêm khu TĐC hiện tại nếu có thể, hoặc điều tiết sang khu TĐC khác với cùng một dự án.
Nếu trường hợp đặc biệt nào đó sau khi đã không thể bố trí hết số dân tự nguyện vào TĐC mà có dư thừa diện tích >20% thì UBND tỉnh, thành phố cần có ý kiến đề xuất giải quyết, Bộ GTVT xem xét chấp thuận hoặc xử lý cụ thể.
c/ Hình thức và qui mô các khu TĐC:
c.1/ Khu TĐC tập trung:
Qui mô khu TĐC:
Khu TĐC loại nhỏ: từ 10 đến 30 hộ
Khu TĐC loại vừa: từ 31 đến 60 hộ
Khu TĐC loại lớn : trên 60 hộ
Tổng diện tích khu TĐC (chưa kể đường dẫn):
St = ( Sl + Scc ) x K.
Trong đó:
St là tổng diện tích của khu TĐC (chưa kể chân taluy)
Sl là tổng diện tích các loại lô đất cấp cho các hộ dân theo tổng hợp thống kê ban đầu nêu trên.
Scc là diện tích dự phòng ( tính bằng 10% của Sl ) để có mặt bằng xây dựng các công trình phúc lợi công cộng mà dự án chấp thuận hoặc chia thêm lô.
K là hệ số tính đến các diện tích phục vụ cho XD cơ sở hạ tầng cho khu TĐC như đường vào, đường giao thông nội bộ, cấp thoát nước, điện, hệ thống kỹ thuật khác , cây xanh. (Hệ số k = 1,3 đối với khu TĐC loại nhỏ; 1,25 đối với khu TĐC loại vừa và bằng 1,2 đối với khu TĐC loại lớn).
Cơ sở hạ tầng các khu TĐC:
Cơ sở hạ tầng các khu TĐC bao gồm: đắp nền, cấp thoát nước, cấp điện, cây xanh, đường giao thông nội bộ và đường vào khu TĐC được qui định chung dưới đây. Quy mô thiết kế phải được Cấp được uỷ quyền phê duyệt của Bộ GTVT thoả thuận thống nhất trước và duyệt .
c.2/ Tái định cư phân tán:
c.2.1/ Qui mô:
Trong trường hợp đặc biệt khi có tổng số hộ dân trong cụm nhỏ hơn 10 hộ hoặc lớn hơn, nhưng do sự đặc thù của địa phương không thể tổ chức gom lại cùng chung sống trên một khu TĐC tập trung, có yêu cầu phân tán chính đáng được địa phương xem xét chấp thuận thì dự án giải quyết phương án tái định cư phân tán.
c.2.2/ Diện tích:
Diện tích mỗi hộ vào TĐC phân tán được tính bằng 1,3 lần diện tích lô tiêu chuẩn để làm đường vào và trồng cây xanh phía mặt tiền. Diện tích lô tiêu chuẩn do UBND tỉnh, thành phố qui định.
Hồ sơ san lấp mặt bằng (theo diện tích qui định), bản vẽ sơ hoạ mặt bằng được cấp, khối lượng và dự toán san lấp mặt bằng (theo đơn giá của tỉnh ban hành) được Bộ GTVT phê duyệt.
Kinh phí đầu tư san lấp phải được đối trừ chênh lệch với nơi ở cũ.
Để tạo điều kiện các hộ dân tổ chức theo TĐC phân tán, ngoài các khoản đền bù, trợ cấp theo chế độ, mỗi hộ được hỗ trợ 1,5 triệu đồng để các hộ dân tự XD đường vào, cấp điện, nước.
d/ Trình tự lập hồ sơ và xây dựng các khu TĐC tập trung:
Bước 1: Điều tra thu thập các số liệu cơ bản về các hộ vào khu TĐC:
Đây là bước quan trọng để triển khai các bước tiếp theo. Bước này cần tiến hành đồng thời ngày sau khi kiểm kê, đo đạc, nhằm xác định chính xác các hộ dân có nhu cầu vào TĐC tránh việc san lấp tràn lan gây lãng phí kinh phí đầu tư XDvà lãng phí quỹ đất.
Bước 2: Chọn vị trí khu TĐC:
Chọn vị trí knu TĐC đạt đựợc các yêu cầu tiện lợi sinh hoạt, đi lại cho các hộ dân, đồng thời phù hợp với qui hoạch của địa phương, thuận lợi về kinh tế, kỹ thuật XD của địa phương.
Giới thiệu và tham khảo ý kiến các hộ dân vị trí khu đất TĐC. Nếu đa số các hộ dân tán thành vị trí khu đất để XD khu TĐC thì lấy vị trí khu đất đó để chính thức thiết kế.
Ban GPMB lập tờ trình, trình UBND Tỉnh, Thành phố phê duyệt vị trí và xin cấp đất XD khu TĐC, đồng thời tiến hành chọn Tư vấn để Khảo sát - thiết kế qui hoạch khu TĐC.
Bước 3: Thiết kế khu tái định cư:
Căn cứ vào bản vẽ quy hoạch khu TĐC được duyệt, căn cứqui mô, tiêu chuẩn xây dựng khu TĐC, Chủ đầu tư hoặc cấp được uỷ nhiệm của Chủ đầu tư ở địa phương lựa chọn, ký hợp đồng khảo sát thiết kế kỹ thuật thi công khu TĐC.
Ngay sau khi thiết kế qui hoạch được duyệt tiến hành cắm cọc qui hoạch cho phù hợp với phạm vi chiếm dụng đất để lập khu TĐC. Việc cắm cọc do đơn vị Tư vấn KSTK phối hợp Ban GPMB địa phương thực hiện.
Tư vấn triển khai thiết kế kỹ thuật khu TĐC, Ban GPMB tiến hành kiểm đếm đo đạc đất đai, tài sản bị ảnh hưởng do việc chiếm dụng đất làm TĐC, áp giá đền bù, lên phương án trình duyệt kinh phí cho các hộ theo chính sách qui định của Dự án.
Tư vấn và Ban GPMB Tỉnh, thành phố hoặc cấp được uỷ quyền gửi hồ sơ cho Chủ đầu tư kiểm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán xây dựng khu TĐC và trình Bộ GTVT phê duyệt. Tiến hành xây dựng khu TĐC sau khi đã được phê duyệt theo quy định quản lý đầu tư xây dựng hiện hành.
Bước 4: Xây dựng khu TĐC: Việc xây dựng các khu TĐC cần tiến hành đi trước một bước, khẩn trương để nhanh chóng phục vụ cho công tác di dời, giải toả, cho phép duyệt từng hạng mục và thi công dần từng bước : San lấp, đường sá, cấp thoát nước, điện, hoàn thiện.
Bước 5: Phân lô:
Ngay sau khi thiết kế kỹ thuật được duyệt, tiến hành phân lô. Trình tự như sau:
Ban GPMB tỉnh, thành phố lập qui chế phân lô thống nhất với Chủ đầu tư và trình cấp có thẩm quyền của địa phương quyết định. Nguyên tắc phân lô căn cứ vào mức độ bị thu hồi đất của từng hộ, trong đó ưu tiên các hộ đang kinh doanh tại nơi ở cũ, các gia đình được hưởng chế độ (thương binh, liệt sỹ) hoặc hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn, ưu tiên các vị trí thuận lợi hơn để tạo điều kiện ổn định cuộc sống. Có thể dùng hình thức bốc thăm các hộ trong nhóm có cùng tiêu chuẩn.
Ban GPMB tỉnh, thành phố chuyển danh sách kèm theo sơ đồ phân lô cho UBND cấp thẩm quyền để xem xét chỉ đạo giải quyết các thủ tục giao đất.
Sau khi các hạng mục XD khu TĐC đã hoàn thành và được tổ chức nghiệm thu theo qui định hiện hành của Nhà nước, Ban GPMB tỉnh, thành phố bàn giao khu TĐC cho cấp chính quyền địa phương quản lý theo quy định của UBND tỉnh, thành phố.
Bước 6: Xây dựng và di chuyển vào TĐC:
Hoàn thiện thủ tục cho các hộ dân vào TĐC nhận cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong khu TĐC. Ban GPMB tỉnh, thành phố cần tổ chức giải quyết giúp dỡ các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn để nhanh chóng hoàn thành việc XD nhà ở theo đúng thời hạn qui định. Chậm nhất sau 4 tháng kể từ ngày giao đất ở khu TĐC, hộ di dời phải bàn giao mặt bằng bị chiếm dụng để cho nhà thầu vào thi công.
e/ Quy định thời gian ở các bước:
e.1/ Sau khi có bản tổng hợp kiểm kê nhu cầu cần xây dựng khu TĐC, Ban GPMB tỉnh hoặc quận, huyện hoặc đơn vị được UBND tỉnh, thành phố giao nhiệm vụ phải trình UBND tỉnh, thành phố ra quyết định về chủ trương, vị trí lập khu TĐC. Bước này thực hiện tối đa 1 tháng.
e.2/ Thiết kế mặt bằng quy hoạch về phê duyệt mặt bằng: 20 ngày.
e.3/ Thiết kế và dự toán khu TĐC: 30 ngày
e.4/ Chủ đầu tư xem xét để trình duyệt sau khi nhận được hồ sơ của địa phương: Tối đa 7 ngày.
e.5/ Bộ Giao thông vận tải sau khi nhận được hồ sơ trình của Chủ đầu tư, xét duyệt tối đa 7 ngày.
e.6/ Thi công: Hoàn thành trong vòng 2 tháng.
9/ Duyệt chi phí cho công tác thực hiện GPMB:
Duyệt chi phí cho các tổ chức, các Ban GPMB do Bộ GTVT hoặc cấp được thừa uỷ quyền của Bộ phê duyệt. Mức chi phí theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
a. Nếu các tỉnh, thành phố mà đã ra quyết định hướng dẫn mức chi phí cho công việc thực hiện công tác GPMB thì quy định đó phải có sự thoả thuận của Bộ Tài chính. Trên cơ sở đó, Bộ GTVT sẽ ra QĐ phê duyệt một lần và khoán gọn cho toàn bộ dự án.
b. Trường hợp khác, các Ban GPMB lập dự toán chi tiêu thường xuyên theo kế hoạch GPMB của dự án, thông qua Chủ đầu tư trình Bộ GTVT phê duyệt. Trong cơ cấu dự toán phải đảm bảo thủ tục: Mức hưởng lương, phụ cấp của từng đối tượng thành viên làm GPMB theo danh sách quyết định thành lập các Hội đồng, các Ban GPMB do Sở Tài chính - Vật giá đề xuất, UBND tỉnh, thành phố quyết định chấp thuận.
10/ Thanh quyết toán vốn GPMB:
10.1/ Sau khi có phương án đền bù (hồ sơ kiểm kê về khối lượng) Ban GPMB phải niêm yết danh sách cho các hộ dân trong thời gian 7 ngày.
10.2/ Phương án đền bù hoàn chỉnh (kiểm kê, áp giá đền bù) Ban GPMB niêm yết danh sách cho các hộ dân biết trong thời gian 7 ngày. Nếu không có ý kiến vướng mắc nào khác, thủ tục trình duyệt, chấp thuận, chi trả kinh phí đền bù sẽ được thực hiện.
10.3/ Chi trả tiền đền bù, hỗ trợ đất và tài sản trên đất: Chủ đầu tư chuyển tiền về tài khoản của Ban GPMB địa phương, theo giá trị được phê duyệt và theo kế hoạch, đồng thời thường xuyên kiểm tra chi tiêu sau khi cấp phát. Ban GPMB địa phương chịu trách nhiệm thanh toán trả tiền trực tiếp cho đối tượng được nhận tiền đền bù, hỗ trợ, thực hiện những khoản chi được phê duyệt và quyết toán với Chủ đầu tư./
Nghị định 22/1998/NĐ-CP về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước nước thu hồi để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng Ban hành: 24/04/1998 | Cập nhật: 17/09/2012