Quyết định 580/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch Bảo tồn và Phát triển bền vững Khu Bảo tồn thiên nhiên An Toàn, tỉnh Bình Định đến năm 2020
Số hiệu: | 580/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Định | Người ký: | Trần Thị Thu Hà |
Ngày ban hành: | 11/03/2013 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 580/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 11 tháng 3 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN AN TOÀN, TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 và Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
Căn cứ Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020;
Căn cứ Thông tư số 78/2011/TT- BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
Căn cứ văn bản số 3452/BNN-TCLN ngày 23/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về góp ý Quy hoạch Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn, tỉnh Bình Định đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 886/QĐ-CTUBND ngày 15/4/2009 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc chuyển đổi Lâm trường An Sơn thành Ban Quản lý Rừng đặc dụng An Toàn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch Bảo tồn và Phát triển bền vững Khu Bảo tồn thiên nhiên An Toàn, tỉnh Bình Định đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:
1. Tên dự án: Quy hoạch Bảo tồn và Phát triển bền vững Khu Bảo tồn thiên nhiên An Toàn, tỉnh Bình Định đến năm 2020.
2. Cơ quan chủ quản: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định.
3. Chủ đầu tư: Ban Quản lý Rừng đặc dụng An Toàn.
4. Đơn vị tư vấn lập quy hoạch: Trung tâm Quy hoạch Nông nghiệp nông thôn Bình Định.
5. Mục tiêu dự án:
a. Bảo vệ các mẫu rừng nhiệt đới và á nhiệt đới với tính đa dạng sinh học cao của duyên hải Nam Trung Bộ; bảo vệ nhiều loài động thực vật rừng có nguồn gen đặc hữu, quý hiếm và các loài đang bị đe dọa.
b. Bảo vệ và phục hồi môi trường, cân bằng sinh thái nhằm tăng độ che phủ rừng, tăng chất lượng rừng để phát huy khả năng phòng hộ môi trường, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ hồ đập v.v…
c. Cải thiện và nâng cao đời sống của người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo thông qua các chương trình hoạt động của dự án và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đệm. Phát huy tiềm năng to lớn của khu rừng về giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học.
6. Vị trí, ranh giới, quy mô dự án:
a. Vị trí, ranh giới
Thuộc xã An Toàn, huyện An Lão, tỉnh Bình Định; có tọa độ địa lý giới hạn như sau:
Từ 108037’27” đến 108047’06” kinh độ Đông;
Từ 14021’57” đến 14036’57” vĩ độ Bắc.
Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi;
Phía Đông giáp xã An Vinh, An Quang, An Nghĩa huyện An Lão, tỉnh Bình Định và giáp huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định;
Phía Nam giáp huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định;
Phía Tây giáp Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, tỉnh Gia Lai.
b. Quy mô diện tích
Tổng diện tích tự nhiên là 22.450 ha; bao gồm 24 tiểu khu nằm trong quy hoạch các khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định phê duyệt.
7. Quy hoạch các phân khu chức năng:
a. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
Diện tích 6.097,9 ha, chiếm 27,2% tổng diện tích khu bảo tồn.
b. Phân khu phục hồi sinh thái
Diện tích 16.352,1 ha, chiếm 72,8% tổng diện tích khu bảo tồn.
c. Phân khu hành chính và dịch vụ
Trụ sở chính tại thôn III, xã An Toàn, huyện An Lão và Văn phòng đại diện tại 288 - đường Trần Hưng Đạo, thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
8. Các dự án triển khai hoạt động:
a. Dự án Bảo vệ
- Thành lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng trực thuộc Ban Quản lý Rừng đặc dụng An Toàn;
- Tổ chức hội nghị ranh giới và đóng cột mốc, bảng: 101 mốc; 04 bảng nội quy; 04 bảng tuyên truyền; 04 biển dự báo cháy rừng và 500 biển cấm lửa;
- Tổ chức quản lý bảo vệ rừng, xây dựng các trạm bảo vệ rừng: 05 trạm, diện tích xây dựng 40m2/trạm; 02 trạm hạ thế điện và các công trình phù trợ khác;
- Làm, tôn tạo đường tuần tra bảo vệ rừng kết hợp du lịch sinh thái: 30 km;
- Phòng cháy chữa cháy rừng: Làm 10 km đường ranh cản lửa; 2 chòi canh lửa;
- Khoán bảo vệ rừng: 12.962 ha;
- Mua sắm các trang thiết bị: Gồm các thiết bị văn phòng, các phương tiện phục vụ trực tiếp và phục vụ đời sống.
b. Dự án Phục hồi hệ sinh thái
- Xây dựng vườn ươm cây giống: 1,0 ha.
- Xây dựng vườn thực vật: 20,0 ha.
- Xây dựng trung tâm cứu hộ động vật: 01 trung tâm.
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh: 1.000 ha.
- Trồng rừng: 100 ha.
c. Dự án Nghiên cứu khoa học và đào tạo
- Điều tra cơ bản khu hệ động vật rừng và sưu tập mẫu vật, tiêu bản, hình ảnh phục vụ cho cho bảo tàng: 01 đề tài;
- Điều tra cơ bản khu hệ thực vật rừng và thu thập tiêu bản, mẫu vật, hình ảnh cho bảo tàng: 01 đề tài;
- Điều tra cơ bản khu hệ côn trùng và thu thập tiêu bản, mẫu vật, hình ảnh cho bảo tàng: 01 đề tài;
- Điều tra nghiên cứu tình trạng, phân bố yêu cầu sinh thái của Chà vá chân xám và Vượn má hung: 01 đề tài;
- Thử nghiệm, di thực nhân giống một số loài cây quý hiếm: 01 đề tài;
- Đào tạo nguồn nhân lực.
d. Dự án Xây dựng cơ bản
- Xây dựng trụ sở ban quản lý, các công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình phù trợ khác, bao gồm: nhà trụ sở, nhà bảo tàng, nhà Hạt Kiểm lâm, nhà công vụ, nhà kho, để xe. Tổng diện tích xây dựng là 800 m2.
- Các công trình hạ tầng kỹ thuật khác: 01 trạm hạ thế, khoảng 300 m đường nội bộ, 08 trụ đèn cao áp và một số công trình phù trợ khác.
đ. Dự án phát triển kinh tế - xã hội
- Xây dựng các mô hình vườn rừng khuyến nông khuyến lâm: 10 ha;
- Hướng dẫn chăn nuôi và qui hoạch vùng chăn thả: Hỗ trợ ban đầu 5 triệu đồng/hộ để phát triển chăn nuôi;
- Tạo việc làm mới gắn với công tác bảo vệ rừng.
e. Dự án đầu tư vùng đệm
- Tổ chức các biện pháp bảo vệ rừng, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học;
- Hỗ trợ cộng đồng dân cư vùng đệm về kỹ thuật canh tác nông, lâm nghiệp có hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường và phù hợp với tập quán địa phương;
- Tổ chức hoạt động sử dụng bền vững và chia sẻ lợi ích tài nguyên rừng;
- Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức pháp luật bảo vệ rừng, bảo tồn hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
g. Dự án Phát triển du lịch
- Làm đường du lịch kết hợp với đường tuần tra, đường dân sinh;
- Xây dựng trung tâm dịch vụ, bao gồm: hệ thống nhà làm việc, hệ thống các khu dịch vụ, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí;
- Mua sắm phương tiện phục vụ du khách.
9. Khái toán vốn đầu tư:
a. Khái toán tổng vốn đầu tư: 50.458 triệu đồng (Năm mươi tỷ, bốn trăm năm mươi tám triệu đồng).
b. Vốn đầu tư theo các dự án
- Dự án Bảo vệ: 22.924,9 triệu đồng.
- Dự án Phục hồi hệ sinh thái: 8.758,4 triệu đồng.
- Dự án Nghiên cứu khoa học: 2.000,0 triệu đồng.
- Dự án Xây dựng cơ bản: 6.724,7 triệu đồng.
- Dự án Phát triển kinh tế xã hội: 2.150,0 triệu đồng ;
- Dự án đầu tư vùng đệm : 7.900,0 triệu đồng
c. Nguồn vốn đầu tư:
- Vốn ngân sách nhà nước gồm: Ngân sách của Trung ương hỗ trợ, ngân sách tỉnh;
- Các nguồn vốn khác như: Thu từ cung ứng dịch vụ môi trường rừng; vốn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước…
10. Thời gian thực hiện: Đến năm 2020.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp UBND huyện An Lão thực hiện công bố quy hoạch nêu trên; chỉ đạo xây dựng các dự án ưu tiên và tổ chức thực hiện các dự án theo kế hoạch vốn phân bổ, được giao hàng năm của cấp có thẩm quyền và đúng theo quy hoạch được duyệt.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND huyện An Lão, Giám đốc Ban Quản lý Rừng đặc dụng An Toàn, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng Ban hành: 24/12/2010 | Cập nhật: 28/12/2010
Quyết định 18/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 Ban hành: 05/02/2007 | Cập nhật: 09/02/2007
Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng Ban hành: 03/03/2006 | Cập nhật: 20/05/2006