Quyết định 58/QĐ-UBND năm 2007 về Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành
Số hiệu: 58/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang Người ký: Chẩu Văn Lâm
Ngày ban hành: 23/02/2007 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 58/QĐ-UBND

Tuyên Quang, ngày 23 tháng 02 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Ch­ương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2006 - 2010;

Căn cứ Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II);

Căn cứ Thông tư­ liên tịch số 676/2006/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 8/8/2006 của Uỷ ban Dân tộc - Bộ Kế hoạch và Đầu tư­- Bộ Tài chính- Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn h­ướng dẫn thực hiện Ch­ương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2006 - 2010;

Thực hiện Kết luận số 14-KL/TU ngày 26/12/2006 Kết luận Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (kỳ thứ 13);

Xét đề nghị của Ban Dân tộc và Tôn giáo tại công văn số 293/BDTTG-DT ngày 20/12/2006,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2006 - 2010, gọi tắt là Chương trình 135 giai đoạn II (kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Giao Ban Dân tộc và Tôn giáo (cơ quan thường trực Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình 135 cấp tỉnh) chủ trì, phối hợp với các Thành viên Ban chỉ đạo hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Các ông (bà): Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, các Thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình 135 cấp tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành liên quan; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các xã thuộc Chương trình 135 giai đoạn II chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Chẩu Văn Lâm

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II
(Kèm theo Quyết định số 58/QĐ-UBND ngày 23/02/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)

PHẦN I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Kế hoạch xác định quan điểm, mục tiêu và hướng đầu tư, cơ cấu đầu tư, các nhiệm vụ và giải pháp nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2006 - 2010.

Kế hoạch cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh, khả thi đạt hiệu quả cao, đảm bảo phát triển bền vững. Kế hoạch cụ thể, một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của các cấp, các ngành; định thời gian hoàn thành.

PHẦN II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

A. Khái quát tình hình thực hiện Chương trình 135 giai đoạn I

Sau 7 năm thực hiện Chương trình 135, trong quá trình thực hiện, đã lồng ghép với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội khác trên địa bàn, tạo những chuyển biến trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở các xã thuộc Chương trình 135.

Hệ thống cơ sở hạ tầng được cải thiện rõ rệt, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân, nhất là hệ thống giao thông, thuỷ lợi phục vụ sản xuất. 90% các thôn bản thuộc các xã 135 có đường ô tô đến trung tâm; 100% số xã được sử dụng điện lưới quốc gia với gần 60% số hộ được sử dụng điện; 100% số xã có điện thoại.

Đời sống nhân dân từng bước được nâng lên. Tỷ lệ hộ nghèo ở các xã 135 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2001 - 2005) giảm từ 19,4% năm 2001 xuống 5,8% năm 2005. Cơ bản bảo đảm an ninh lương thực tại các xã. Sản xuất có tiến bộ, khắc phục dần được tình trạng độc canh, từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Các lĩnh vực văn hoá - xã hội có những chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục, y tế được nâng lên. 100% số xã có trường tiểu học, trung học cơ sở; năm 2003 có 61/61 xã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Trình độ đội ngũ cán bộ của xã thuộc Chương trình 135 được nâng lên. Đến năm 2005 có 54,9% cán bộ xã 135 có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, trong đó 14,4% đạt trình độ đại học, cao đẳng; 40% cán bộ xã có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.

Một số hạn chế, tồn tại:

Cơ cấu đầu tư mới chỉ tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng; chưa điều chỉnh kịp thời cơ cấu đầu tư theo hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển sản xuất hàng hoá; sản xuất ở các xã thuộc Chương trình 135 chủ yếu là thuần nông;

Việc đầu tư các công trình thuộc Chương trình 135 còn dàn trải, chủ yếu đầu tư các công trình có qui mô nhỏ, ít công trình có qui mô lớn để có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội một vùng hoặc một cụm xã. Hiệu quả đầu tư một số công trình chưa cao; tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ đầu tư xây dựng và quyết toán công trình chưa đáp ứng yêu cầu; việc quản lý, bảo trì, sử dụng một số công trình sau đầu tư chưa đạt hiệu quả cao.

Công tác xã hội hoá trong thực hiện Chương trình 135 còn chậm. Việc huy động các nguồn lực từ các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh cho Chương trình 135 còn hạn chế.

Vai trò chủ đầu tư (UBND xã) chưa được phát huy mạnh mẽ; còn thụ động, trông chờ vào sự hỗ trợ của cán bộ huyện. Công tác đào tạo, tập huấn mới tập trung vào đội ngũ cán bộ xã; chưa chú trọng đào tạo nâng cao năng lực cán bộ thôn bản và cộng đồng.

Một số nguyên nhân chủ yếu

Công tác quy hoạch tổng thể ở các xã 135 chưa được chú trọng; việc lập kế hoạch đầu tư các công trình thuộc Chương trình 135 chủ yếu do nhu cầu tự phát của nhân dân trong xã nên hiệu quả đầu tư chưa cao.

Trình độ quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện của cán bộ các cấp còn hạn chế, nhất là cấp xã. Công tác phối hợp, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra của các cấp, các ngành chức năng còn hạn chế.

B. Kế hoạch thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II

I. Các xã thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II

Tổng số xã thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II là 31 xã, bao gồm:

- 27 xã theo Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

- 04 xã thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II bằng ngân sách địa phương:

+ Thực hiện từ năm 2006: Xã Thành Long, Yên Lâm (huyện Hàm Yên);

+ Thực hiện từ năm 2007: Xã Hồng Thái, Khau Tinh (huyện Na Hang).

(Có danh sách kèm theo)

II. Thực trạng các xã thuộc Chương trình 135 giai đoạn II

Sản xuất chủ yếu là thuần nông, còn manh mún, phân tán; nhận thức của nhân dân về sản xuất hàng hoá chưa có sự chuyển biến rõ rệt; việc chế biến, nâng cao giá trị sản phẩm còn hạn chế; một số hộ gia đình, thôn bản thiếu đất sản xuất.

Hệ thống khuyến nông chậm được củng cố, hoạt động chưa đạt hiệu quả cao; việc xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp còn hạn chế; kinh tế lâm nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chậm phát triển. Các công trình hạ tầng đã được quan tâm đầu tư trong những năm qua, song chưa đồng bộ.

Đời sống của của nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006 - 2010) còn cao.

III. Quan điểm, mục tiêu đến năm 2010

1. Quan điểm

Thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội các xã thuộc Chương trình 135 một cách bền vững, đầu tư tập trung, có hiệu quả, bảo đảm chất lượng, không dàn trải, lãng phí.

Phát huy tính tự giác vươn lên; ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, các cấp, các ngành và nhân dân địa phương.

Thực hiện lồng ghép Chương trình 135 với các chương trình khác trên cùng địa bàn bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch và hiệu quả.

2. Mục tiêu chủ yếu

a) Mục tiêu chung

Tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển và mức sống của nhân dân các xã thuộc Chương trình 135 so với mức bình quân của tỉnh. Bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh.

b) Một số mục tiêu cụ thể đến năm 2010

- Giảm hộ nghèo xuống dưới 30% (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ).

- Về phát triển sản xuất: Nâng cao trình độ sản xuất cho đồng bào các dân tộc, chuyển dịch về cơ cấu kinh tế. Trên 70% diện tích lúa được tưới chắc.

- Về phát triển cơ sở hạ tầng: Các xã cơ bản có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống (giao thông, thuỷ lợi, trường học, trạm y tế, điện sinh hoạt, nước sinh hoạt).

Nâng cấp các tuyến đường từ trung tâm xã đến thôn, bản để đi lại thuận tiện; 100% xã có đủ trường, lớp học, có lớp bán trú ở nơi cần thiết, kiên cố hoá các trường trung tâm, bán kiên cố đối với các lớp học thôn bản; 100% xã có trạm y tế kiên cố đảm bảo đạt chuẩn; trên 80% số hộ được sử dụng điện; trên 65% số hộ được sử dụng nước sạch;

- Kiểm soát, ngăn chặn các bệnh dịch; trên 60% số hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh; huy động trẻ trong độ tuổi đi học tiểu học đạt 95%; đi học trung học cơ sở đạt 75%; trên 95% người dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý được trợ giúp pháp lý.

- Bổ sung kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ xã, thôn, bản. Nâng cao năng lực của cộng đồng; tạo điều kiện để cộng đồng dân cư tham gia có hiệu quả vào việc thực hiện, giám sát hoạt động của Chương trình.

- Phấn đấu đến hết năm 2010, tất cả các xã thuộc Chương trình 135 giai đoạn II cơ bản hoàn thành các mục tiêu của Chương trình.

II. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

1. Nhiệm vụ

a) Phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc

- Hỗ trợ xây dựng và phổ biến nhân rộng mô hình sản xuất; chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất; cải tạo và phát triển đàn gia súc, gia cầm.

- Hỗ trợ mua sắm thiết bị, máy móc, công cụ chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

- Hỗ trợ nâng cao hiệu quả các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công.

- Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất cho nhân dân.

b) Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu

Đầu tư một số công trình thiết yếu, có tác dụng thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống của nhân dân. Chủ yếu tập trung sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường giao thông hiện có; đầu tư các công trình phục vụ sản xuất: thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương; đầu tư một số công trình phục vụ đời sống như điện sinh hoạt, cấp nước sinh hoạt tập trung.

c) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn bản và cộng đồng

- Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng:

+ Cán bộ, công chức cấp xã.

+ Ban quản lý, ban giám sát Chương trình 135 cấp xã.

+ Trưởng thôn, phó trưởng thôn.

+ Bồi dưỡng nâng cao năng lực cộng đồng.

- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng:

+ Hỗ trợ kinh phí đào tạo cán bộ xã, cán bộ nguồn của xã tại các lớp đại học tại chức tổ chức tại tỉnh; các lớp cao đẳng, trung học chuyên nghiệp tại các trường chuyên nghiệp của tỉnh.

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ xã.

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, điều hành Chương trình 135.

+ Tập trung bồi dưỡng, tập huấn kỹ thuật sản xuất, chuyển giao khoa học kỹ thuật và nâng cao trình độ cho cộng đồng.

+ Bồi dưỡng, tập huấn các nội dung khác căn cứ yêu cầu thực tế.

- Phương thức đào tạo, bồi dưỡng:

+ Đối với đào tạo cán bộ xã, cán bộ nguồn của xã tại các lớp đại học tại chức tổ chức tại tỉnh; các lớp cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; rà soát danh sách cụ thể, chuyển kinh phí cho các trường của tỉnh để tổ chức đào tạo.

+ Đối với các lớp bồi dưỡng, đào tạo khác: Tổ chức các lớp ở tỉnh, huyện để tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, phù hợp với từng đối tượng, nội dung đào tạo.

+ Yêu cầu phải "tài liệu hoá" các nội dung tập huấn, đào tạo để người được tập huấn sử dụng tra cứu thuận tiện, lâu dài, có hiệu quả.

+ Tập trung ưu tiên bồi dưỡng, tập huấn kỹ thuật, chuyển giao kỹ thuật cho cộng đồng, chủ yếu tổ chức ở cơ sở gắn với thực hành và các mô hình thực tế.

2. Giải pháp chủ yếu

a) Về vốn

Dự kiến vốn đầu tư giai đoạn 2006 - 2010 là 132.580 triệu đồng, định hướng cơ cấu đầu tư như sau:

STT

Dự án thành phần

Kinh phí (Tr. đồng)

Cơ cấu (%)

 

Tổng cộng

132.580,0

100,0

1

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng

92.800,0

70,0

2

Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

33.145,0

25,0

3

Dự án nâng cao năng lực cán bộ và cộng đồng

6.6350,0

5,0

- Nguồn vốn đầu tư:

+ Vốn Chương trình 135:            116.100 triệu đồng.

+ Ngân sách địa phương:           16.480 triệu đồng.

Ngoài các nguồn vốn trên huy động sự hỗ trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, các nguồn viện trợ để tham gia thực hiện Chương trình 135. Khuyến khích, vận động các doanh nghiệp có điều kiện đóng góp, ủng hộ vốn thực hiện Chương trình và lồng ghép với các chương trình, dự án khác trên địa bàn trong quá trình thực hiện.

b) Về quy hoạch

Hoàn thành quy hoạch sử dụng đất cấp xã; giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân.

Hoàn thành quy hoạch trung tâm các xã, trung tâm cụm xã. Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã thuộc Chương trình 135.

Quy hoạch, rà soát, di chuyển các hộ dân sinh sống tại nơi đặc biệt khó khăn đến định cư tại nơi ở mới, bảo đảm về đất sản xuất, đất ở và các điều kiện để phát triển sản xuất.

c) Về cơ chế thực hiện Chương trình 135

Ban hành quy định về quản lý thực hiện Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh theo hướng tiếp tục phân cấp mạnh cho cơ sở; quản lý chặt chẽ nguồn vốn, tránh thất thoát, lãng phí.

Tiếp tục giao cho các xã làm chủ đầu tư các công trình xây dựng trên địa bàn. Phân cấp cho Chủ tịch UBND các huyện quyết định phê duyệt hồ sơ đầu tư xây dựng các công trình 135 theo quy định của tỉnh.

Chỉ đạo chặt chẽ việc lựa chọn lực lượng thi công; đối với công trình, phần việc kỹ thuật không phức tạp, yêu cầu chủ đầu tư giao cho Hợp tác xã, các tổ đội xây dựng ở thôn bản tổ chức nhân dân trong xã tự thi công công trình, để có việc làm, tăng thu nhập.

d) Lồng ghép có hiệu quả trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án khác trên địa bàn

Lồng ghép trong quá trình thực hiện các chương trình dự án khác trên địa bàn các xã thuộc Chương trình 135, đảm bảo có hiệu quả, tránh chồng chéo; phát huy hiệu quả của của từng chương trình, dự án.

Thực hiện các chương trình như Chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, Chương trình 134, dự án đa dạng hoá thu nhập nông thôn, chương trình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, các Chương trình mục tiêu quốc gia…, đảm bảo hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng xã.

Tiếp tục thực hiện các chính sách đối với nhân dân các xã thuộc Chương trình 135 như trợ giá, trợ cước hàng chính sách xã hội, khám chữa bệnh miễn phí, các chính sách xã hội khác theo quy định.

e) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, tránh lãng phí, thất thoát vốn. Đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ, công khai trong thực hiện Chương trình, nâng cao hiệu quả công tác giám sát, đảm bảo chất lượng công trình.

f) Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. Phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể trong việc thực hiện Chương trình 135 và tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

g) Chú trọng giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn nhất là vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo.

III. Tổ chức thực hiện kế hoạch

1. Kiện toàn, ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình 135 cấp tỉnh, cấp huyện.

Kiện toàn Ban quản lý, Ban giám sát chương trình 135 cấp xã thuộc Chương trình 135. Rà soát, hướng dẫn cụ thể về chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý, Ban giám sát xã.

2. Củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực Ban Dân tộc Tôn giáo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thường trực Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình 135 cấp tỉnh.

3. Phân công trách nhiệm cụ thể cho các Thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình 135 và các cấp, các ngành trong việc phối hợp thực hiện.

4. Ban hành quy định về quản lý, điều hành Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh; quy định trình tự, thủ tục về quản lý đầu tư xây dựng; cấp phát, thanh toán, quyết toán vốn; quy định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành; định thời gian hoàn thành.

5. Các Thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình 135 cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, Chủ tịch UBND các xã thuộc Chương trình 135:

- Căn cứ kế hoạch này để cụ thể trong kế hoạch hàng năm; đề ra các giải pháp cụ thể, quy định rõ từng mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian và phân công người chịu trách nhiệm từng phần việc.

- Chủ động phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tăng cường hướng dẫn, kiểm tra cơ sở, giải quyết kịp thời những phát sinh vướng mắc thuộc thẩm quyền.

- Định kỳ (hàng quý, 6 tháng và cả năm) chủ động kiểm điểm tình hình thực hiện, báo cáo UBND tỉnh, đồng gửi Ban Dân tộc và Tôn giáo.

Ban Dân tộc và Tôn giáo tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện Quy định này, định kỳ (hàng quý, 6 tháng và cả năm) báo cáo và kịp thời đề xuất, kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh.

6. Hàng năm Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình 135 cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình 135; đề ra giải pháp thực hiện bảo đảm hiệu quả. Kịp thời điều chỉnh mục tiêu, hướng đầu tư và giải pháp cho phù hợp với thực tế.

7. Cuối năm 2010, Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình 135 cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức tổng kết thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II./.

DANH SÁCH XÃ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II

(Kèm theo Quyết định số 58/QĐ-UBND ngày 23/02/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)

STT

TÊN HUYỆN, XÃ

GHI CHÚ

 

Tổng cộng: 31 xã

 

I

Huyện Na Hang: 11 xã

 

1

Khuôn Hà

 

2

Phúc Yên

 

3

Lăng Can

 

4

Thượng Giáp

 

5

Xuân Lập

 

6

Yên Hoa

 

7

Sinh Long

 

8

Sơn Phú

 

9

Thượng Nông

 

10

Hồng Thái

NSĐP đầu tư 2007 - 2010

11

Khau Tinh

NSĐP đầu tư 2007 - 2010

II

Huyện Chiêm Hoá: 9 xã

 

1

Phú Bình

 

2

Tân Mỹ

 

3

Bình An

 

4

Hồng Quang

 

5

Trung Hà

 

6

Tri Phú

 

7

Linh Phú

 

8

Kiên Đài

 

9

Bình Phú

 

III

Huyện Hàm Yên: 4 xã

 

1

Minh Khương

 

2

Yên Thuận

 

3

Thành Long

NSĐP đầu tư 2007 - 2010

4

Yên Lâm

NSĐP đầu tư 2007 - 2010

IV

Huyện Yên Sơn: 4 xã

 

1

Kim Quan

 

2

Hùng Lợi

 

3

Trung Minh

 

4

Kiến Thiết

 

V

Huyện Sơn Dương: 3 xã

 

1

Trung Yên

 

2

Lương Thiện

 

3

Bình Yên

 

 

MỘT SỐ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU TRONG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II

(Kèm theo Quyết định số 58/QĐ-UBND ngày 23/02/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)

STT

Nội dung công việc

Trách nhiệm thực hiện

Thời gian hoàn thành

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

 

1

Kiện toàn, ban hành quy chế Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình 135 cấp tỉnh

UBND tỉnh

Ban DTTG, Sở Nội vụ

Quý IV/2006

2

Kiện toàn, ban hành quy chế Ban chỉ đạo Chương trình 135 cấp huyện

UBND các huyện

Ban DTTG

Quý IV/2006

3

Kiện toàn, quy định chức năng, nhiệm vụ Ban Quản lý, Ban giám sát Chương trình 135 các xã

UBND các huyện

Ban DTTG

Quý I/2007

4

Củng cố, kiện toàn Ban Dân tộc và Tôn giáo

Sở Nội vụ

Ban DTTG

Quý I/2007

5

Ban hành quy định quản lý thực hiện Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

UBND tỉnh

Ban DTTG, Sở KHĐT, Sở TC, Sở XD, KBNN tỉnh

Quý I/2007

6

Về quy hoạch

 

 

 

 

- Quy hoạch sử dụng đất cấp xã

UBND các xã thuộc Chương trình 135

UBND huyện, Sở TNMT

Quý IV/2007

 

- Giao đất, giao rừng; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân.

UBND các huyện

Sở TNMT

Quý IV/2007

 

- Quy hoạch trung tâm các xã, trung tâm cụm xã; quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng các xã thuộc Chương trình 135.

UBND các huyện

Sở Xây dựng, các Sở chuyên ngành

Quý IV/2007

 

- Quy hoạch các khu dân cư, tổ chức di dời các hộ dân ở vùng nguy hiểm, vùng rừng đặc dụng, phòng hộ xung yếu, vùng không có điều kiện phát triển đến định cư tại nơi ở mới, bảo đảm đất ở, đất sản xuất và các điều kiện phát triển sản xuất, ổn định đời sống

UBND các huyện

Sở Nông nghiệp và PTNT

Quý IV/2007

7

Tổng hợp, xây dựng Kế hoạch Chương trình 135 hàng năm

Ban DTTG

UBND các huyện, xã thuộc Chương trình 135; Các Sở: KHĐT, TC, NNPTNT, NV

Tháng 10 năm trước của năm kế hoạch

8

Huy động nguồn vốn khác (ngoài vốn Chương trình 135, ngân sách địa phương) để thực hiện Chương trình 135

Ban DTTG

Sở KHDT, Sở TC

 

9

Sơ kết thực hiện Chương trình 135 hàng năm

Ban DTTG

Các Thành viên BCĐ CT 135 cấp tỉnh

Quý IV hàng năm

10

Tổng kết thực hiện Chương trình 135

UBND tỉnh

Các Thành viên BCĐ CT 135 cấp tỉnh

Năm 2010