Quyết định 575/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Số hiệu: 575/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Vũ Đức Đam
Ngày ban hành: 04/05/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 14/05/2015 Số công báo: Từ số 547 đến số 548
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Khoa học, công nghệ, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 575/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHU VÀ VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Công nghệ cao ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM

1. Khai thác lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, nguồn lực và kinh tế, xã hội của từng vùng sinh thái để phát triển ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, góp phần thực hiện các mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp của cả nước, từng vùng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

2. Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là hạt nhân công nghệ để nhân rộng ra các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

3. Xã hội hóa tối đa đầu tư xây dựng các khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp và các tổ chức khoa học công nghệ, thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Góp phần đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia và gia tăng xuất khẩu.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2020

- Xây dựng 10 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong đó có 8 khu đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập.

- Hình thành một số vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tập trung vào các đối tượng: Rau, hoa, cà phê, chè, thanh long, bò sữa, bò thịt, gia cầm, tôm (mặn, lợ).

- Xây dựng cơ sở pháp lý, mô hình tổ chức, nguồn nhân lực phục vụ quản lý và điều hành các hoạt động của khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Xây dựng được một số giải pháp, chính sách để thực hiện quy hoạch và phát triển các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Góp phần thực hiện các mục tiêu Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012.

b) Định hướng đến năm 2030

- Hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật và đưa vào hoạt động hiệu quả ít nhất 10 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Tiếp tục chọn lọc, thành lập một số khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đáp ứng quy định.

- Mở rộng về quy mô và đối tượng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

III. NỘI DUNG CHỦ YẾU

1. Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc quy hoạch tổng thể phải đáp ứng các quy định tại Điều 32 Luật Công nghệ cao và các quy định sau đây:

a) Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bao gồm các phân khu chức năng chủ yếu:

- Khu trung tâm hành chính;

- Khu nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm và trình diễn mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

- Khu đào tạo, chuyển giao công nghệ, trình diễn và giới thiệu sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

- Khu đầu tư sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

- Khu xử lý chất thải.

b) Hoạt động của khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

- Hoạt động khoa học và công nghệ:

+ Tham gia nghiên cứu và phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển, thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điểm a, b, c, d, đ Khoản 1 Điều 16 Luật Công nghệ cao;

+ Nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

+ Chuyển giao công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Hoạt động đào tạo nhân lực công nghệ cao:

+ Đào tạo và huấn luyện công nhân, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý về ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp;

+ Phối hợp đào tạo cử nhân, kỹ sư, thạc sỹ, tiến sĩ trong một số chuyên ngành vsinh học, nông nghiệp thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển.

- Hoạt động sản xuất, dịch vụ;

+ Sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục sản phm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;

+ Tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

+ Thực hiện dịch vụ tư vấn công nghệ cao trong nông nghiệp; dịch vụ cung ứng vật tư, thiết bị và tiêu thụ sản phẩm;

+ Thực hiện dịch vụ dân sinh.

- Tham gia các hoạt động ươm tạo công nghệ cao lĩnh vực nông nghiệp, ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

2. Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

a) Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nơi sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp để sản xuất một hoặc một số sản phm nông sản hàng hóa có lợi thế của vùng bảo đảm đạt năng suất, chất lượng cao, giá trị gia tăng cao và thân thiện với môi trường.

b) Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc quy hoạch tổng thể cn đáp ứng các quy định:

- Có điều kiện tự nhiên thích hợp, thuộc vùng chuyên canh sản xuất tập trung một hoặc một số sản phẩm hàng hóa theo quy định tại Quyết đnh số 1895/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ; phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành, sản phẩm tại địa phương;

- Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh về giao thông, thủy lợi, điện; thuận lợi cho các doanh nghiệp, trang trại, hộ nông dân tổ chức sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao;

- Sản phẩm sản xuất trong vùng là sản phẩm có lợi thế của vùng, có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao;

- Có các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân tham gia đầu tư, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

3. Quy hoạch, xây dựng khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

a) Đến năm 2020

- Quy hoạch khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Ngoài 2 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang và Phú Yên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tiếp tục quy hoạch và xây dựng 8 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập (khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên; khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh, tỉnh Quảng Ninh; khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa; khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Khánh Hòa, tỉnh Khánh Hòa; khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lâm Đồng, tỉnh Lâm Đồng; khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh; khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bình Dương, tỉnh Bình Dương; khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cần Thơ, thành phố Cần Thơ).

- Quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

+ Về trồng trọt: Các vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao, tập trung tại Tây Nguyên, Tây Bắc và Bắc Trung bộ; các vùng sản xut chè ứng dụng công nghệ cao: Sản xuất chè xanh tập trung tại Thái Nguyên, sản xuất chè olong tập trung tại Lâm Đồng; các vùng sản xuất thanh long ứng dụng công nghệ cao tập trung tại Bình Thuận; các vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao, tập trung tại Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố HChí Minh, Lâm Đồng; các vùng sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao, tập trung tại Lào Cai, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng; các vùng sản xuất cây ăn quả chủ lực xuất khẩu ứng dụng công nghệ cao, tập trung tại Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

+ Về chăn nuôi: Các vùng chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao, tập trung tại Sơn La, Hà Nội, Nghệ An và Lâm Đồng; các vùng chăn nuôi lợn ngoại ứng dụng công nghệ cao, tập trung tại vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ; các vùng chăn nuôi gia cm ứng dụng công nghệ cao, tập trung tại vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Bắc Trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

+ Về thủy sản: Các vùng sản xuất tôm nước mặn, nước lợ ứng dụng công nghệ cao, tập trung tại vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

b) Định hướng đến năm 2030

- Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

+ Hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng, hoạt động có hiệu quả 10 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được thành lập thuộc quy hoạch tng thể.

+ Nghiên cứu quy hoạch các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang và các tỉnh còn lại.

+ Chọn lọc thành lập các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đáp ứng quy định tại Khoản 1 Mục III Điều 1 Quyết định này và Điều 33 Luật Công nghệ cao trên phạm vi toàn quốc.

- Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

+ Về trồng trọt: Mở rộng quy mô ứng dụng công nghệ cao đối với các đi tượng giai đoạn 2015 - 2020 trên cơ sở phù hợp với quy hoạch tổng thể phát trin kinh tế, xã hội, phát trin ngành, sản phm tại địa phương, cân đối cung cầu; bổ sung các vùng sản xuất một số sản phẩm chủ lực ứng dụng công nghệ cao như: Hồ tiêu, cây ăn quả khác, cây dược liệu...

+ Về chăn nuôi: Mở rộng quy mô ứng dụng công nghệ cao đối với các đi tượng giai đoạn 2015 - 2020 trên cơ sở phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, phát triển ngành, sản phm tại đa phương, cân đối cung cu.

+ Về thủy sản: Mở rộng quy mô ứng dụng công nghệ cao đối với các đối tượng giai đoạn 2015 - 2020 trên cơ sở phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, phát triển ngành, sản phẩm tại địa phương, cân đối cung cầu; bổ sung các vùng sản xuất một ssản phẩm chủ lực ứng dụng công nghệ cao khác như: Cá tra, cá nước lạnh, nhuyễn thể.

4. Danh mục các khu, địa điểm, quy mô, lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao quy hoạch đến năm 2020, định hướng nghiên cứu quy hoạch đến năm 2030 được nêu chi tiết tại Phụ lục ban hành kèm theo quyết định này.

Việc xem xét, điều chỉnh, bổ sung danh mục khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao căn cứ quy định tại Khoản 1 Mục III Điều 1 Quyết định này và Điều 33 Luật Công nghệ cao.

IV. CÁC GIẢI PHÁP

1. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ quản lý khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

2. Quy hoạch, sử dụng đất đai

a) Các địa phương trong quy hoạch: Dành đất cho xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 5 Điều 33 Luật Công nghệ cao.

b) Xây dựng quy hoạch khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng miền, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất.

3. Nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực

a) Phát triển nguồn nhân lực đvề số lượng và chất lượng để thực hiện nhiệm vụ phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

b) Có chính sách thu hút và sử dụng nguồn nhân lực công nghệ cao theo quy định tại Điều 29 Luật Công nghệ cao.

4. Nguồn vốn đầu tư thực hiện quy hoạch

a) Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư thực hiện quy hoạch, xây dựng khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

b) Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Khoản 3 Điều 33 Luật Công nghệ cao; hỗ trợ xây dng hạ tầng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Quyết định s1895/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ; khuyến khích xã hội hóa và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

c) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở nghiên cứu ứng dụng, đào tạo, sản xuất, dịch vụ trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và đầu tư sản xuất, hoạt động dịch vụ trong vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

d) Các nguồn vốn khác theo quy định.

5. Khoa học và công nghệ

a) Triển khai các hoạt động tạo và phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Mục II Điều 1 Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phục vụ phát triển các khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

b) Tiếp tục triển khai việc xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp, bền vững môi trường tại khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

c) Tiếp tục triển khai các hoạt động khoa học công nghệ phục vụ phát triển các khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao một cách hiệu quả và bền vững, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường và bảo đảm sức khỏe cộng đồng.

d) Hoạt động khoa học công nghệ phục vụ phát triển các khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng các cơ chế, chính sách ưu đãi về huy động nguồn vn đầu tư, chính sách ưu đãi tín dụng theo quy định hiện hành.

6. Hợp tác quốc tế

Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển, nhập công nghệ cao trong nông nghiệp, thu hút vốn đầu tư; đào tạo cán bộ, trao đổi chuyên gia; tổ chức hội thảo, hội chợ giới thiệu công nghệ cao trong nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

7. Cơ chế chính sách

a) Ưu đãi vđt đai theo quy định tại Khoản 2 Điều 33 Luật Công nghệ cao và các văn bản quy định của pháp luật về đất đai.

b) Hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Quy hoạch tổng thể

- Đi với khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập: Căn cứ điều kiện cụ thể, ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa không quá 70% để đầu tư xây dựng hạ tầng trong khu (hạ tầng thông tin, giao thông, điện, nước, trụ sở điều hành, hệ thống xử lý chất thải).

- Đối với vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Căn cứ điều kiện cụ th, ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng hạ tầng trong vùng (hệ thống giao thông, hệ thống thủy lợi tưới tiêu và xử lý chất thải) theo các dự án được duyệt.

c) Doanh nghiệp hoạt động trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng mức ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các ưu đãi khác đối với doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Luật Công nghệ cao.

d) Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, phát triển thị trường và ứng dụng khoa học công nghệ

- Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường và ứng dụng khoa học công nghệ đối với tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư xây dựng khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ và các văn bản quy định hiện hành.

- Ưu tiên triển khai các nhiệm vụ tạo và phát triển công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp tại khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Hỗ trợ các hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

đ) Hỗ trợ các hình thức hợp tác, liên kết tổ chức sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa người sản xuất, các trang trại, thợp tác, hợp tác xã với doanh nghiệp để tăng cường năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo các quy định hiện hành.

e) Hỗ trợ xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm của khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì, phối hp với các Bộ, ngành liên quan thẩm định đề án thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.

b) Chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn và kiểm tra việc trin khai thực hiện .Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

d) Chủ trì, phối hợp bổ sung điều chỉnh quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đề xuất với các Bộ, ngành, địa phương liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, tổng hợp, cân đối vốn đầu tư phát triển, thẩm tra hỗ trợ địa phương xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc quy hoạch, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất về mô hình và cơ chế quản lý đối với các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,

3. Bộ Tài chính

a) Thực hiện theo dõi, kim tra, thm định việc hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Quy hoạch, phát triển các khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng cơ sở dữ liệu, hạ tng thông tin về công nghệ cao nói chung và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng;

b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tchức, tham gia chợ, hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

5. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan liên quan thẩm định về nhiệm vụ và đồ án Quy hoạch chung xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định hiện hành.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan xây dựng cơ chế, chính sách và đáp ứng các khoản tín dụng, bảo lãnh vốn vay, hỗ trợ lãi suất vay để thực hiện Quy hoạch theo quy định.

7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào Quy hoạch tổng thể:

a) Dành đất cho xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 5 Điều 33 Luật Công nghệ cao;

b) Xây dựng đề án thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

c) Chủ động xây dựng, khuyến khích doanh nghiệp, các khu và vùng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương;

d) Phê duyệt quy hoạch chung vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được cấp có thẩm quyền công nhận trên địa bàn địa phương;

đ) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, liên quan tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư vào các khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

e) Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức hội chợ, triển lãm công nghệ cao trong nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

g) Tổ chức triển khai các nội dung đầu tư xây dựng và phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ liên quan để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

h) Lồng ghép việc xây dựng khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với các nhiệm vụ phát triển của ngành, địa phương, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội;

i) Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, quy định các chính sách ưu đãi khác đối với khu nông nghiệp ng dụng công nghệ cao và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao xây dựng trên địa bàn;

k) Đề xuất các văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung để thực hiện quy hoạch và phát triển các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao một cách hiệu quả, bền vững.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN; các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b). M

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vũ Đức Đam

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC KHU NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04 tháng 05 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên

Diện tích (ha)

Địa điểm

Lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao

Phân kỳ

1.

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Thái Nguyên

300,0

Huyện Phổ Yên và Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

- Trồng trọt (rau, hoa, nấm, chè, cây lâm nghiệp);

- Chăn nuôi (bò thịt, gia cầm);

- Thủy sản (cá nước ngọt);

- Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp.

2020

2.

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh

106,0

Huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

- Trồng trọt (giống và sản phẩm rau, hoa, nấm, cây ăn quả, cây cảnh, cây lâm nghiệp);

- Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp.

2020

3.

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Thanh Hóa

200,0

Huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

- Trồng trọt (rau, hoa, mía đường, cây lâm nghiệp);

- Chăn nuôi (bò thịt, lợn, gia cầm);

- Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp.

2020

4.

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Khánh Hòa

65,9

Huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa

- Trồng trọt (giống và sản phẩm lúa, ngô, rau, hoa, mía, điều, xoài);

- Chăn nuôi (giống lợn);

- Thủy sản (cá nước ngọt).

2020

5.

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lâm Đồng

221,0

Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng

- Trồng trọt (rau, hoa chất lượng cao, cây ăn quả ôn đới, ngô, cà phê, hồ tiêu, chè, cây dược liệu, cây lâm nghiệp);

- Chăn nuôi (bò thịt, bò sữa);

- Thủy sản (cá nước lạnh);

- Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp.

2020

6.

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên

460,0

Huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên

- Trồng trọt (rau, hoa, lúa, mía, cây ăn quả đặc sản, cây lâm nghiệp);

- Chăn nuôi (bò thịt, lợn thịt, gia cầm siêu thịt, siêu trứng);

- Thủy sản (nước ngọt, nước mặn);

- Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp.

2020

7.

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh

88,2

Huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh

- Trồng trọt (giống và sản phẩm rau, hoa quả);

- Thủy sản (cá cảnh);

2020

8.

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bình Dương

412,0

Huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

- Trồng trọt (rau, hoa, nấm, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, mía, cây dược liệu);

- Chăn nuôi (bò thịt, bò sữa, lợn thịt, gia cầm);

- Thủy sản (cá cảnh);

- Bảo quản chế biến sản phẩm nông nghiệp.

2020

9.

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang

415

Huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang

- Trồng trọt (rau, hoa, lúa đặc sản, cây ăn quả đặc sản, phân bón vi sinh, nấm ăn và nấm dược liệu);

- Chăn nuôi (lợn thịt, gia cầm siêu thịt, siêu trứng);

- Thủy sản (nước ngọt, nước mặn);

- Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp.

2020

10.

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Cần Thơ

244,0

Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ

- Trồng trọt (rau, hoa, lúa chất lượng cao, cây ăn quả đặc sản);

- Chăn nuôi (lợn, gà, vịt);

- Thủy sản (cá nước ngọt, tôm nước lợ);

- Bảo quản chế biến sản phẩm nông nghiệp.

2020

11.

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hà Nội

96,6

Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

- Trồng trọt (rau, hoa, cây cảnh);

- Thủy sản (cá nước ngọt).

2030

12.

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lào Cai

200,0

Huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Trồng trọt (giống và sản phẩm chè, rau, hoa, cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu);

- Thủy sản (cá nước lạnh);

- Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp.

2030

13.

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Thọ

300,0

Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ

- Trồng trọt (giống và sản phẩm lúa chất lượng cao, nấm, rau, hoa, chè, cây ăn quả);

- Chăn nuôi (bò thịt, gia cầm);

- Thủy sản (cá nước ngọt);

- Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp.

2030

14.

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Sơn La

200,0

Huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

- Trồng trọt (rau, hoa, chè, cây ăn quả ôn đới);

- Chăn nuôi (bò sữa, bò thịt);

- Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp.

2030

15.

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Nam Định

200,0

Huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

- Trồng trọt (giống và sản phẩm rau, hoa, giống lúa và lúa gạo chất lượng cao);

- Chăn nuôi (lợn và gia cầm chất lượng cao);

- Thủy sản (thủy sản nước lợ, mặn);

- Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp.

2030

16.

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hải Phòng

200,0

Huyện An Lão, thành phố Hải Phòng

- Trồng trọt (rau, hoa, nấm, cây ăn quả);

- Chăn nuôi (lợn, gia cầm);

- Thủy sản (giống và sản phẩm thủy sản (nước lợ, nước mặn);

- Chế phẩm sinh học;

- Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp.

2030

17.

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Nghệ An

200,0

Huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

- Trồng trọt (giống và sản phẩm rau, hoa, lạc, cam, bưởi, cây thức ăn chăn nuôi);

- Chăn nuôi (bò thịt, bò sữa, gia cầm);

- Thủy sản (cá nước ngọt);

- Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp.

2030

18.

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hà Tĩnh

140,0

Huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

- Trồng trọt (giống và sản phẩm rau, hoa, nấm, cây ăn quả);

- Chăn nuôi (bò thịt, gia cầm);

- Thủy sản (cá nước ngọt).

2030

19.

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ngãi

190,0

Huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

- Trồng trọt (rau, hoa, nấm);

- Thủy sản (cá nước ngọt).

2030

20.

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ĐắkNông

120,0

Thị xã Gia Nghĩa, tỉnh ĐắkNông

- Trồng trọt (giống và sản phẩm hoa, rau, nấm ăn, nấm dược liệu, cây ăn quả, cà phê, hồ tiêu, mắc ca);

- Thủy sản (cá nước ngọt).

2030

21.

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bà Rịa - Vũng Tàu

150,0

Huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

- Trồng trọt (giống rau, hoa, cây cảnh, cây ăn quả đặc sản, lúa đặc sản, hồ tiêu, ca cao, cây lâm nghiệp, cây dược liệu);

- Chăn nuôi (giống lợn, gia cầm, bò thịt).

2030

22.

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Tiền Giang

200,0

Huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang

- Trồng trọt (cây ăn quả, rau, hoa, cây cảnh);

- Chăn nuôi (lợn, gia cầm);

- Thủy sản (thủy sản nước ngọt);

- Sản xuất phân bón, thuốc và chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp.

2030

 

- Điều này được bổ sung bởi Điều 1 và Điều 2 Quyết định 694/QĐ-TTg năm 2017

Điều 1. Bổ sung Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu vào Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 phê duyệt tại Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ với địa điểm quy mô quy định tại Điều 2 Quyết định này.

Điều 2. Thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu.

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu được xây dựng tại xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, với tổng diện tích tự nhiên toàn khu là 418,91 ha.

Xem nội dung VB
Điều 32. Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

1. Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là khu công nghệ cao tập trung thực hiện hoạt động ứng dụng thành tựu nghiên cứu và phát triển công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.

2. Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có các nhiệm vụ sau đây:

a) Thực hiện các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

b) Liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp;

c) Đào tạo nhân lực công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp;

d) Tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

đ) Thu hút nguồn đầu tư, nhân lực công nghệ cao trong nước và ngoài nước thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.

3. Điều kiện thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được quy định như sau:

a) Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển nông nghiệp và nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Có quy mô diện tích, điều kiện tự nhiên thích hợp với từng loại hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp; địa điểm thuận lợi để liên kết với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo có trình độ cao;

c) Hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ thuận lợi đáp ứng yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, đào tạo, thử nghiệm và trình diễn ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp;

d) Có nhân lực và đội ngũ quản lý chuyên nghiệp.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động của khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Xem nội dung VB
Điều 16. Phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp

1. Phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

a) Chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao;

b) Phòng, trừ dịch bệnh;

c) Trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao;

d) Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp;

đ) Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp;

Xem nội dung VB
Điều 33. Biện pháp thúc đẩy đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển công nghệ cao

1. Trong quy hoạch sử dụng đất đai phải dành đất cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển công nghệ cao.

2. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với đất để xây dựng cơ sở nghiên cứu, đào tạo, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, cơ sở thử nghiệm, trình diễn, sản xuất sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao, hạ tầng thông tin, giao thông, điện, nước, trụ sở điều hành, hệ thống xử lý chất thải trong khu công nghệ cao.

3. Nhà nước hỗ trợ xây dựng hạ tầng thông tin, giao thông, điện, nước, trụ sở điều hành, hệ thống xử lý chất thải trong khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

4. Ưu đãi khác do Chính phủ quy định theo thẩm quyền.

5. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư vào khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Xem nội dung VB
Điều 33. Biện pháp thúc đẩy đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển công nghệ cao

1. Trong quy hoạch sử dụng đất đai phải dành đất cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển công nghệ cao.

2. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với đất để xây dựng cơ sở nghiên cứu, đào tạo, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, cơ sở thử nghiệm, trình diễn, sản xuất sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao, hạ tầng thông tin, giao thông, điện, nước, trụ sở điều hành, hệ thống xử lý chất thải trong khu công nghệ cao.

3. Nhà nước hỗ trợ xây dựng hạ tầng thông tin, giao thông, điện, nước, trụ sở điều hành, hệ thống xử lý chất thải trong khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

4. Ưu đãi khác do Chính phủ quy định theo thẩm quyền.

5. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư vào khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Xem nội dung VB
Điều 33. Biện pháp thúc đẩy đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển công nghệ cao

1. Trong quy hoạch sử dụng đất đai phải dành đất cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển công nghệ cao.
...

5. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư vào khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Xem nội dung VB
Điều 29. Thu hút, sử dụng nhân lực công nghệ cao

1. Nhà nước có cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút, sử dụng nhân lực công nghệ cao, bao gồm:

a) Tạo môi trường làm việc, sống thuận lợi cho hoạt động công nghệ cao;

b) Chế độ tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm;

c) Bổ nhiệm vào vị trí then chốt để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Nhà nước;

d) Ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập cá nhân;

đ) Tạo điều kiện tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về công nghệ cao;

e) Tôn vinh, khen thưởng người có thành tích xuất sắc.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách cụ thể quy định tại khoản 1 Điều này


Xem nội dung VB
Điều 33. Biện pháp thúc đẩy đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển công nghệ cao
...

3. Nhà nước hỗ trợ xây dựng hạ tầng thông tin, giao thông, điện, nước, trụ sở điều hành, hệ thống xử lý chất thải trong khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Xem nội dung VB
Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Chương trình) với những nội dung chủ yếu sau đây:

...

II. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Tạo và phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp

Triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, tạo và phát triển các công nghệ cao trong nông nghiệp thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và các công nghệ tiên tiến để sản xuất các sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển, bao gồm:

a) Công nghệ trong chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi và giống thủy sản cho năng suất, chất lượng cao

- Về cây trồng nông, lâm nghiệp: Tập trung nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sử dụng ưu thế lai, công nghệ đột biến thực nghiệm và công nghệ sinh học để tạo ra các giống cây trồng mới có các đặc tính nông học ưu việt (năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận), phù hợp với yêu cầu của thị trường; công nghệ nhân giống để đáp ứng nhu cầu cây giống có chất lượng cao, sạch bệnh;

- Về giống vật nuôi: Nghiên cứu cải tiến công nghệ sinh sản, đặc biệt là công nghệ tế bào động vật trong đông lạnh tinh, phôi và cấy chuyển hợp tử, phân biệt giới tính, thụ tinh ống nghiệm, tập trung vào bò sữa, bò thịt; áp dụng phương pháp truyền thống kết hợp với công nghệ sinh học trong chọn tạo và nhân nhanh các giống vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao;

- Về giống thủy sản: Tập trung nghiên cứu kết hợp phương pháp truyền thống với công nghệ di truyền để chọn tạo một số giống loài thủy sản sạch bệnh, có tốc độ sinh trưởng nhanh và sức chống chịu cao; phát triển công nghệ tiên tiến sản xuất con giống có chất lượng cao đối với các đối tượng nuôi chủ lực.

b) Công nghệ trong phòng, trừ dịch hại cây trồng, vật nuôi và thủy sản

- Đối với cây trồng nông lâm nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh, công nghệ enzym và protein để tạo ra các quy trình sản xuất quy mô công nghiệp các chế phẩm sinh học dùng trong bảo vệ cây trồng; nghiên cứu phát triển các kit để chẩn đoán, giám định bệnh cây trồng; nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ viễn thám trong quản lý và phòng trừ dịch sâu, bệnh hại cây trồng nông lâm nghiệp;

- Đối với vật nuôi: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để chẩn đoán bệnh ở mức độ phân tử; nghiên cứu công nghệ sản xuất kít để chẩn đoán nhanh bệnh đối với vật nuôi; nghiên cứu sản xuất vắc-xin thú y, đặc biệt là vắc-xin phòng, chống bệnh cúm gia cầm, bệnh lở mồm, long móng, tai xanh ở gia súc và các bệnh nguy hiểm khác;

- Đối với thủy sản: Nghiên cứu sản xuất một số loại kit để chẩn đoán nhanh bệnh ở thủy sản; nghiên cứu ứng dụng sinh học phân tử và miễn dịch học, vi sinh vật học trong phòng, trị một số loại dịch bệnh nguy hiểm đối với thủy sản.

c) Công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao

- Về trồng trọt: Nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ tổng hợp và tự động hóa quá trình trồng trọt và thu hoạch các loại cây trồng trong nhà lưới, nhà kính, như: Giá thể, công nghệ thủy canh, tưới nước tiết kiệm, điều tiết tự động dinh dưỡng, ánh sáng, chăm sóc, thu hoạch; nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ thâm canh và quản lý cây trồng tổng hợp (ICM); quy trình công nghệ sản xuất cây trồng an toàn theo VietGAP;

- Về trồng rừng: Nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ tổng hợp trong trồng rừng thâm canh;

- Về chăn nuôi: Nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ tổng hợp và tự động hóa quá trình chăn nuôi quy mô công nghiệp, có sử dụng hệ thống chuồng kín, hệ thống điều hòa nhiệt độ, độ ẩm phù hợp, hệ thống phân phối và định lượng thức ăn tại chuồng;

- Về nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản: Nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ nuôi thâm canh, nuôi siêu thâm canh, công nghệ xử lý môi trường trong nuôi trồng một số loài thủy sản chủ lực; công nghệ tiên tiến trong đánh bắt hải sản theo hướng hiệu quả và bền vững nguồn lợi.

d) Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị mới sử dụng trong nông nghiệp

- Nghiên cứu tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, sau thu hoạch và chế biến đối với cây trồng nông, lâm nghiệp, đặc biệt là cây trồng trong nhà kính, nhà lưới, như: Phân bón chuyên dụng, giá thể, chế phẩm sinh học, chất điều hòa sinh trưởng, khung, nhà lưới, lưới che phủ, hệ thống tưới, thiết bị chăm sóc, thu hoạch, hệ thống thông thoáng khí;

- Nghiên cứu tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, như: thức ăn, chế phẩm sinh học; khung nhà, hệ thống chiếu sáng, hệ thống phân phối thức ăn, thu hoạch trong chăn nuôi; hệ thống điều khiển tự động trong sản xuất thức ăn chăn nuôi; hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn, hệ thống điều tiết nước tuần hoàn, hệ thống mương nổi, hệ thống ao nhân tạo trong nuôi trồng thủy sản.

đ) Công nghệ trong bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp:

- Đối với sản phẩm nông nghiệp: Nghiên cứu phát triển công nghệ chiếu xạ, công nghệ xử lý hơi nước nóng, công nghệ xử lý nước nóng, công nghệ sấy lạnh, sấy nhanh trong bảo quản nông sản; công nghệ sơ chế, bảo quan rau, hoa, quả tươi quy mô tập trung; công nghệ bao gói khí quyển kiểm soát; công nghệ bảo quản lạnh nhanh kết hợp với chất hấp thụ etylen để bảo quản rau, hoa, quả tươi; công nghệ tạo màng trong bảo quản rau, quả, thịt, trứng; công nghệ lên men, công nghệ chế biến sâu, công nghệ sinh học và vi sinh sản xuất chế phẩm sinh học và các chất màu, chất phụ gia thiên nhiên trong bảo quản và chế biến nông sản;

- Đối với sản phẩm lâm nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa nhằm tiết kiệm nguyên liệu, thời gian và nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ; công nghệ biến tính gỗ, công nghệ sấy sinh thái, công nghệ ngâm, tẩm để bảo quản gỗ; công nghệ sinh học sản xuất chế phẩm bảo quản, chế phẩm chống mối, mọt thế hệ mới; công nghệ sản xuất các màng phủ thân thiện với môi trường;

- Đối với sản phẩm thủy sản: Nghiên cứu phát triển công nghệ bảo quản dài ngày sản phẩm thủy sản trên tàu khai thác xa bờ; công nghệ sinh học sản xuất các chất phụ gia trong chế biến thủy sản; công nghệ chế biến chuyên sâu các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng cao.

e) Công nghệ trong lĩnh vực thủy lợi

- Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ dự báo, tích trữ và khai thác nguồn nước; công nghệ thu trữ nước để cung cấp nước ổn định, hiệu quả phục vụ đa mục tiêu; công nghệ thi công công trình thủy lợi; công nghệ lọc và cấp nước ngọt cho các vùng đất nhiễm mặn, ven biển, hải đảo; công nghệ xử lý nước thải và vệ sinh môi trường nông thôn;

- Nghiên cứu phát triển công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây trồng nông, lâm nghiệp; công nghệ vật liệu mới, giải pháp kết cấu mới, thiết bị mới phục vụ thi công công trình thủy lợi;

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tự động hóa, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý, điều hành công trình thủy lợi.

g) Nhập khẩu và làm chủ công nghệ cao trong nông nghiệp

Lựa chọn nhập một số công nghệ cao trong nông nghiệp mà trong nước chưa có; tiến hành nghiên cứu thử nghiệm, làm chủ và thích nghi công nghệ cao nhập từ nước ngoài vào điều kiện sinh thái và thực tế của nước ta, đặc biệt là công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

2. Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp

Triển khai các đề án, dự án ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp trên cơ sở kết quả nghiên cứu hoặc chuyển giao công nghệ, bao gồm các đề án, dự án có hoạt động triển khai thực nghiệm nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; sản xuất thử nghiệm nhằm hoàn thiện công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao ở quy mô sản xuất nhỏ; xây dựng mô hình và đầu tư sản xuất sản phẩm để tạo ra các sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, có thể thay thế sản phẩm nhập khẩu, cụ thể:

a) Trong trồng trọt

- Sản xuất giống và ứng dụng rộng rãi các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt và khả năng chống chịu cao, tập trung vào các đối tượng cây trồng chủ lực phục vụ cho an ninh lương thực, xuất khẩu và thay thế nhập khẩu; từng bước áp dụng trong sản xuất giống cây trồng biến đổi gen (ngô, đậu tương, bông);

- Sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, an toàn và hiệu quả cao áp dụng quy trình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), VietGAP, tập trung vào các loại cây lương thực, cây thực phẩm, cây ăn quả và cây công nghiệp chủ lực;

- Sản xuất rau an toàn, hoa cao cấp trong nhà lưới, nhà kính;

- Nhân giống và sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu quy mô tập trung;

- Sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học, các bộ kít chẩn đoán bệnh, các loại phân bón thế hệ mới trong trồng trọt và bảo vệ cây trồng nông nghiệp.

b) Trong chăn nuôi

- Sản xuất giống vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao, tập trung vào một số loại vật nuôi chủ lực, như: Bò, lợn, gia cầm;

- Chăn nuôi gia cầm, lợn, bò quy mô công nghiệp;

- Sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học, các loại thức ăn chăn nuôi, vắc-xin, bộ kít mới trong chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh.

c) Trong lâm nghiệp

- Nhân nhanh và sản xuất giống quy mô công nghiệp một số giống cây trồng lâm nghiệp mới, như: Keo lai, bạch đàn bằng công nghệ mô, hom;

- Trồng rừng kinh tế theo phương pháp thâm canh;

- Ứng dụng công nghệ viễn thám, hệ thống thông tin địa lý, hệ thống định vị toàn cầu trong quản lý và bảo vệ rừng.

d) Trong thủy sản

- Nhân nhanh và sản xuất giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao, tập trung vào một số đối tượng thủy sản chủ yếu, như: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, các loại cá nước ngọt, cá biển có giá trị cao, nhuyễn thể hai mảnh vỏ;

- Nuôi thâm canh, siêu thâm canh, tự động kiểm soát và xử lý môi trường bằng các công nghệ tiên tiến (chemicalfog, biofloc, lọc sinh học) trong nuôi trồng một số loài thủy sản, như: Cá, tôm;

- Sản xuất thức ăn, các loại thuốc phòng trị bệnh thủy sản, sản xuất các bộ kít chẩn đoán nhanh bệnh trên các đối tượng nuôi thủy sản;

- Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý để quy hoạch, quản lý và khai thác nguồn lợi hải sản, các vùng nuôi trồng thủy sản.

đ) Trong thủy lợi

- Ứng dụng công nghệ tự động hóa, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý để quản lý, khai thác và điều hành các công trình thủy lợi;

- Sản xuất vật liệu mới, thiết bị và thi công các công trình thủy lợi;

- Xây dựng và mở rộng mô hình ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho một số loại cây trồng nông, lâm nghiệp.

e) Trong chế biến, bảo quản

- Sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học, các chất phụ gia thiên nhiên, các chất màu để bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy sản;

- Xây dựng và mở rộng mô hình bảo quản, chế biến sâu các sản phẩm nông sản;

- Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản và chế biến gỗ; vật liệu và công nghệ nano để nâng cao độ bền cơ học, độ bền sinh học của gỗ rừng trồng mọc nhanh; sản xuất vật liệu mới dạng bio-composite từ gỗ và thực vật có sợi;

- Xây dựng và mở rộng mô hình bảo quản dài ngày sản phẩm thủy sản trên tàu cá; chế biến các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng cao.

g) Trong cơ điện, tự động hóa, sản xuất vật tư, máy móc, thiết bị

- Ứng dụng các công nghệ tiên tiến, bao gồm công nghệ điều khiển tự động hóa cơ điện, điện tử trong sản xuất các loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy, hải sản;

- Xây dựng và phát triển các cơ sở tự động hoặc bán tự động trong trồng trọt (nhân giống và sản xuất rau, hoa), chăn nuôi (lợn, gà, bò), thủy sản (sản xuất giống và nuôi thâm canh cá, tôm).

Xem nội dung VB
Điều 33. Biện pháp thúc đẩy đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển công nghệ cao
...

2. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với đất để xây dựng cơ sở nghiên cứu, đào tạo, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, cơ sở thử nghiệm, trình diễn, sản xuất sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao, hạ tầng thông tin, giao thông, điện, nước, trụ sở điều hành, hệ thống xử lý chất thải trong khu công nghệ cao

Xem nội dung VB
Điều 19. Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
...

2. Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này được ưu đãi, hỗ trợ như sau:

a) Hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

b) Được xem xét hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, thử nghiệm, đào tạo, chuyển giao công nghệ từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao.

Xem nội dung VB
Điều 9. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường và áp dụng khoa học công nghệ

1. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, ưu đãi đầu tư và khuyến khích đầu tư được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau:

a) Hỗ trợ 70% kinh phí đào tạo nghề trong nước. Mỗi lao động chỉ được hỗ trợ đào tạo một lần và thời gian đào tạo được hỗ trợ kinh phí không quá 6 tháng. Mức kinh phí đào tạo phải phù hợp với các quy định hiện hành.

Trường hợp nhà đầu tư tuyển dụng lao động dài hạn chưa qua đào tạo nghề, đang sinh sống trong rừng đặc dụng để đào tạo và sử dụng, góp phần bảo vệ rừng đặc dụng thì doanh nghiệp được hỗ trợ chi phí đào tạo trực tiếp một lần tại doanh nghiệp cho mỗi lao động là 3 triệu đồng/3 tháng.

b) Hỗ trợ 50% chi phí quảng cáo doanh nghiệp và sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng; 50% kinh phí tham gia triển lãm hội chợ trong nước; được giảm 50% phí tiếp cận thông tin thị trường và phí dịch vụ từ cơ quan xúc tiến thương mại của Nhà nước.

c) Hỗ trợ 70% kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới do doanh nghiệp chủ trì thực hiện nhằm thực hiện dự án, hoặc doanh nghiệp mua bản quyền công nghệ thực hiện dự án; được hỗ trợ 30% tổng kinh phí đầu tư mới để thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm.

2. Các khoản hỗ trợ nêu tại Điểm a và b Khoản 1 Điều này được thực hiện theo dự án đầu tư. Tổng các khoản hỗ trợ cho một dự án tối đa không quá 10% tổng mức đầu tư dự án và không quá 1 tỷ đồng. Trường hợp doanh nghiệp không sử dụng hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước, các hỗ trợ này được tính vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp khi quyết toán với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Các khoản hỗ trợ đối với các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này được lấy từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia và Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các bộ, tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương và từ nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo Nghị định này, mức hỗ trợ tối đa không quá 3 tỷ đồng/dự án

Xem nội dung VB
Điều 33. Biện pháp thúc đẩy đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển công nghệ cao

1. Trong quy hoạch sử dụng đất đai phải dành đất cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển công nghệ cao.

...

5. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư vào khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Xem nội dung VB