Quyết định 572/QĐ-LĐTBXH Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu: 572/QĐ-LĐTBXH Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Đào Hồng Lan
Ngày ban hành: 19/04/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Dân số, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 572/QĐ-LĐTBXH

Hà Nội, ngày 19 tháng 04 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM NĂM 2017

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 1555/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020;

Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BLĐTBXH ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tổ chức Tháng hành động vì trẻ em;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Tr em,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Trẻ em, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Tuyên giáo TW (để báo cáo);
- PTTg Vũ Đức Đam (để báo cáo);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: GDĐT, YT, VHTTDL, TTTT. CA;
- TW Đoàn TNCS HCM;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố;
- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, TE (2b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đào Hồng Lan

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM NĂM 2017
(Kèm theo Quyết định số 572/QĐ-LĐTBXH ngày 19 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

I. CHỦ ĐỀ THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM

Luật trẻ em được Quốc hội thông qua vào tháng 4 năm 2016, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2017 với nhiều quy định mới, cụ thể về bảo vệ trẻ em nói chung, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em nói riêng. Đồng thời, trong những năm qua, nhiều chính sách và chương trình về bảo vệ trẻ em được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành ban hành, thhiện sự quan tâm của Nhà nước, xã hội đối với việc thực hiện quyền trẻ em.

Tháng hành động vì trẻ em từ ngày 01 tháng 6 đến ngày 30 tháng 6 năm 2017 là thời điểm Luật trẻ em bắt đầu có hiệu lực. Việc thực hiện Tháng hành động vì trẻ em hằng năm cũng được quy định trong Luật trẻ em.

Tháng 11 năm 2016, Hội nghị cấp cao lần thứ 3 về hợp tác Nam - Nam về thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được tổ chức tại Ma-lay-sia với chủ đề “Một tỷ khối óc - trẻ em thông minh hơn, nền kinh tế mạnh hơn”. Đại biểu các nước tham dự Hội nghị đã cùng thảo luận về thực trạng và cam kết thúc đẩy các biện pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trong khu vực.

Đthực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế về quyền trẻ em của Việt Nam và các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chọn chủ đề Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 là “Triển khai Luật trẻ em và phòng, chng bạo lực, xâm hại trẻ em”.

II. MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG

1. Trin khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Luật trẻ em về bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em, đặc biệt là quy định về bảo vệ trẻ em.

2. Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền hỗ trợ, can thiệp, xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em; ưu tiên tiếp nhận, xử lý kịp thời tin báo, tố giác về bạo lực, xâm hại trẻ em, bảo vệ trẻ em là nạn nhân trong quá trình tố tụng.

3. Thúc đy việc phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật cho cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và trẻ em về bảo vệ trẻ em; kỹ năng phòng ngừa, xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em; phát hiện, lên tiếng tố cáo các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em.

4. Thực hiện “Mùa hè an toàn cho trẻ em”, tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và chính quyền, đoàn thcấp cơ sở trong quản lý, giám sát, hướng dẫn trẻ em vui chơi an toàn, lành mạnh, bích và phòng, chống tai nạn, thương tích trong dịp hè.

III. THÔNG ĐIỆP, KHẨU HIỆU TRUYỀN THÔNG

1. Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 - Triển khai Luật trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.

2. Thực hiện Luật trẻ em đbảo vệ con em của chúng ta.

3. Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng môi trường an toàn đtrẻ em không bị bạo lực, xâm hại.

4. Roi vọt không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng.

5. Hãy gọi 18001567 để lên tiếng tố cáo mọi hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em.

6. Pháp luật nghiêm trị mọi hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em.

7. Mùa hè an toàn, lành mạnh cho mọi trẻ em.

IV. SỰ KIỆN, HOẠT ĐỘNG

1. Lễ phát động và các sự kiện trong Tháng hành động vì trẻ em năm 2017

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em cấp quốc gia vào ngày 27/5/2017 tại Hà Nội; các địa phương tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em trong thời gian từ ngày 25/5 đến ngày 01/6/2017.

- Chủ tịch nước gặp mặt đại biểu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Phủ Chủ tịch và các hoạt động của đại biểu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Hà Nội.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành triển khai Luật trẻ em và ký cam kết kế hoạch phối hợp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.

2. Tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn

- Tổ chức tập huấn về cơ chế phối hợp, cơ chế thông tin, báo cáo, giải trình, trách nhiệm, quyền hạn thực hiện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân được quy định tại Luật trẻ em cho cán bộ, công chức, viên chức chủ chốt các ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan ở Trung ương và địa phương.

- Tổ chức họp báo và hội thảo, tập huấn báo chí nhằm định hướng truyền thông, thông tin về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.

- Tổ chức hội nghị, hội thảo, diễn đàn về các giải pháp tăng cường phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; tập huấn quy trình hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại và trẻ em có nguy cơ bị xâm hại, đặc biệt xâm hại tình dục.

3. Hoạt động truyền thông

- Truyền thông về Luật trẻ em và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật trẻ em; Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 và các chương trình, kế hoạch có liên quan.

- Tập hợp, cập nhật, biên tập, sản xuất các sản phẩm truyền thông về: (i) Những quy định về bảo vệ trẻ em trong Luật trẻ em; (ii) Kỹ năng phòng ngừa, xử lý các hành vi, tình huống xâm hại tình dục trẻ em cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em; (iii) Phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực.

- Truyền thông và quảng bá các sản phẩm truyền thông về bảo vệ trẻ em, kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.

- Phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức có liên quan và hướng dẫn địa phương triển khai các hoạt động truyền thông:

+ Tuyên truyền, phổ biến Luật trẻ em và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật trẻ em; Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 và các văn bản, tài liệu khác có liên quan đến chủ đề Tháng hành động vì trẻ em năm 2017.

+ Tổ chức các hoạt động truyền thông tại cộng đồng cho gia đình, nhà trường, trẻ em về mối nguy him và hậu quả của các yếu tố, hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; về trách nhiệm phát hiện thông tin, thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; các cơ quan, địa chỉ có trách nhiệm tiếp nhận thông tin vụ việc và hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại.

+ Phổ biến các khẩu hiệu, thông điệp, phóng sự, video clip, tài liệu, áp phích, băng rôn... về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.

4. Hỗ tr, chăm sóc trẻ em b bo lc, xâm hi

- Tchức các hoạt động: Tiếp nhận, điều trị, tư vấn chăm sóc sức khỏe, trị liệu tâm lý cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại.

- Vận động xã hội cùng Nhà nước hỗ trợ, can thiệp, chăm sóc các trường hợp trẻ em là nạn nhân của bạo lực, xâm hại và trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, xâm hại, đặc biệt trẻ em bị xâm hại tình dục. Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và Quỹ Bảo trợ trẻ em địa phương vận động các nhà tài trợ hỗ trợ trẻ em bị bạo lực, xâm hại và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

- Thăm, tặng quà, trao học bổng, đỡ đầu, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.

5. Tổ chức Diễn đàn trẻ em tại địa phương

Hướng dẫn địa phương tổ chức Diễn đàn trẻ em các cấp (theo Thông tư số 33/2014/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tổ chức Diễn đàn trẻ em các cấp) với chủ đề “Trẻ em với vn đề phòng, chng bạo lực, xâm hại trẻ em” đđại diện trẻ em thảo luận, đề xuất các kiến nghị, sáng kiến về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; cử đại diện trẻ em tham dự Diễn đàn trẻ em quốc gia lần thứ 5 (dự kiến tổ chức tháng 8 năm 2017 tại Hà Nội).

6. Hoạt động kỳ nghỉ hè an toàn, lành mạnh

- Kiểm tra, rà soát, phát hiện kịp thời các khu vực thường xảy ra tai nạn đuối nước hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước đcó biện pháp chủ động phòng ngừa, bảo đảm an toàn cho trẻ em trong dịp nghỉ hè, mùa mưa bão và mùa nước ni.

- Tổ chức việc bàn giao, tiếp nhận và quản lý trẻ em về sinh hoạt hè tại xã, phường, thị trấn, cộng đồng dân cư; tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí; tổ chức các lớp dạy bơi, trang bị các kỹ năng an toàn trong môi trường nước, an toàn khi tham gia giao thông, kỹ năng cứu hộ và sơ cứu trẻ em bị tai nạn, thương tích đtrẻ em có kỳ nghỉ hè an toàn, lành mạnh.

- Tổ chức các hoạt động câu lạc bộ, đội, nhóm của trẻ em; các chương trình, hoạt động do trẻ em khởi xướng và thực hiện tại địa phương để trẻ em học các kỹ năng an toàn cá nhân, tự bảo vệ mình trước các nguy cơ bị bạo lực, xâm hại, phát hiện, tố cáo các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em.

- Bố trí kinh phí và vận động xã hội xây dựng các công trình dành cho trẻ em (khu vui chơi giải trí, bbơi, nâng cấp trường, lớp học...).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cục Trẻ em

- Tham mưu, trình lãnh đạo Bộ ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2017.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội, Văn phòng Bộ, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai các hoạt động chuẩn bị tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em.

- Tổ chức họp báo và hội thảo, tập huấn báo chí về truyền thông trong Tháng hành động vì trẻ em.

- Tập hợp, biên soạn tài liệu, sản xuất các sản phẩm truyền thông, cung cấp thông tin truyền thông trong Tháng hành động vì trẻ em.

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và báo cáo tng kết Tháng hành động vì trẻ em.

2. Văn phòng Bộ

- Sắp xếp lịch làm việc để Lãnh đạo Bộ tham gia các hoạt động trong Tháng hành động vì trẻ em.

- Phối hợp với Cục Trẻ em tổ chức họp báo, tập huấn cho phóng viên báo chí và tổ chức các hoạt động truyền thông về Tháng hành động vì trẻ em.

3. Quỹ Bảo trtrẻ em Việt Nam

- Tổ chức chương trình gặp mặt của Chủ tịch nước với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6.

- Chuẩn bị quà cho các đoàn của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Lãnh đạo Bộ đi thăm, tặng quà cho trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhân dịp Tháng hành động vì trẻ em.

- Vận động các nhà tài trợ ủng hộ hỗ trợ, chăm sóc trẻ em bị bạo lực, xâm hại và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

4. Trung tâm Thông tin, Tạp chí Gia đình và Trẻ em, Báo Lao động và Xã hội, Tạp chí Lao động và Xã hội, Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông

Phối hợp với Cục Trẻ em, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam truyền thông về Luật trẻ em và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật trẻ em; xây dựng chuyên mục truyền thông về Tháng hành động vì trẻ em trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ, báo và tạp chí để phản ánh kịp thời nội dung và hoạt động triển khai Tháng hành động vì trẻ em tại Trung ương và địa phương; triển khai chuyên trang, chuyên mục giáo dục knăng phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt xâm hại tình dục trẻ em cho cha, mẹ, thành viên gia đình và trẻ em.

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch Tháng hành động vì trẻ em năm 2017; chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương và báo cáo cấp ủy Đảng chỉ đạo các tổ chức chính trị - xã hội có kế hoạch cụ thể triển khai Luật trẻ em, Tháng hành động vì trẻ em và Mùa hè an toàn cho trẻ em.

- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy định hướng truyền thông Luật trẻ em, Tháng hành động vì trẻ em và Mùa hè an toàn cho trẻ em.

- Tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em với chủ đề “Triển khai Luật trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em” và Diễn đàn trẻ em cấp tỉnh.

- Thúc đẩy thực hiện quy trình hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại và trẻ em có nguy cơ bị xâm hại, bạo lực; hỗ trợ chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh Đoàn, Thành Đoàn triển khai thực hiện các hoạt động kỳ nghỉ hè an toàn, lành mạnh, đặc biệt là bàn giao và quản lý trẻ em trong dịp hè; hướng dẫn tổ chức các lớp kỹ năng cho trẻ em về an toàn, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

- Tổng kết, đánh giá, báo cáo kết quả Tháng hành động vì trẻ em năm 2017.

VI. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch, báo cáo kết quả triển khai Tháng hành động vì trẻ em như sau:

1. Xây dựng và phê duyệt Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 trước ngày 15/5/2017.

2. Báo cáo kết quả triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Cục Trẻ em, địa chỉ số 35 Trần Phú, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; điện thoại: 04.37475628) trước ngày 10/7/2017 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.