Quyết định 565/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề cương và Dự án xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành
Số hiệu: | 565/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Cao Bằng | Người ký: | Nguyễn Bích Ngọc |
Ngày ban hành: | 25/04/2017 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 565/QĐ-UBND |
Cao Bằng, ngày 25 tháng 04 năm 2017 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước của Quốc hội, số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015.
Căn cứ Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Căn cứ Công văn số 9500/VPCP-KTTH ngày 07 tháng 11 năm 2015 của Văn phòng Chính phủ về việc báo cáo kết quả thực hiện Quyết định số 23/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 2577/QĐ-BTC ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2017;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề cương và kinh phí Dự án xây dựng 02 mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên dự án:
- Dự án 1: Mô hình chuỗi liên kết phát triển thị trường sản xuất và tiêu thụ Miến dong.
- Dự án 2: Mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm Gừng trâu.
2. Chủ đầu tư: Sở Công Thương.
3. Cơ quan phối hợp thực hiện:
Các sở, ngành: Kế hoạch-Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, UBND các huyện vùng dự án và các cơ quan có liên quan.
4. Mục tiêu của các dự án:
- Dự án 1: Xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ hàng nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp thông qua hợp tác xã tại những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung (áp dụng đối với sản phẩm Miến dong);
- Dự án 2: Xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ hàng nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp thông qua hộ kinh doanh tại những vùng sản xuất nông nghiệp không tập trung (áp dụng đối với sản phẩm Gừng trâu).
5. Nội dung chính của Đề cương các dự án:
- Đánh giá khái quát thực trạng tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp thông qua hợp tác xã (hộ kinh doanh) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2016.
- Đề ra mục tiêu, phương án và tổ chức thực hiện xây dựng mô hình thí điểm Doanh nghiệp - Hợp tác xã - Nông dân và mô hình thí điểm Doanh nghiệp - Hộ kinh doanh - Nông dân tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ thực hiện dự án mô hình thí điểm Doanh nghiệp - Hợp tác xã - Nông dân và mô hình thí điểm Doanh nghiệp - Hộ kinh doanh - Nông dân tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp.
- Tổ chức thực hiện và kiến nghị.
(Có Đề cương chi tiết từng dự án kèm theo).
6. Sản phẩm của các dự án:
- Báo cáo tổng hợp và thuyết minh của dự án;
- Phụ lục hệ thống bảng biểu số liệu kèm theo;
- Mô hình thí điểm: mô hình Doanh nghiệp - Hợp tác xã - Nông dân (Dự án 1) và mô hình Doanh nghiệp - Hộ kinh doanh - Nông dân (Dự án 2).
7. Kinh phí thực hiện:
Tổng kinh phí: 1.170 triệu đồng (Một tỷ một trăm bảy mươi triệu đồng chẵn), trong đó:
- Nhà nước hỗ trợ:
+ Ngân sách Trung ương (NSTW): 1.000 triệu đồng (500 triệu đồng/mô hình theo Quyết định số 2577/QĐ-BTC ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2017).
- Phần xã hội hóa: Doanh nghiệp đầu tư: 125 triệu đồng; Hợp tác xã đầu tư: 25 triệu đồng; Nông dân đầu tư: 20 triệu đồng;
8. Thời gian thực hiện các dự án: năm 2017.
Điều 2. Sở Công Thương có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng và triển khai thực hiện các dự án xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đúng quy định hiện hành, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đề ra; thực hiện thủ tục thanh, quyết toán theo quy định của Nhà nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện Nguyên Bình, Hà Quảng các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
DỰ ÁN XÂY DỰNG MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM (DOANH NGHIỆP/LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ - HỢP TÁC XÃ - NÔNG DÂN) TIÊU THỤ NÔNG SẢN VÀ CUNG ỨNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP
(Kèm theo Quyết định số: 565/QĐ-UBND ngày 25/04/2017 của UBND tỉnh)
1. Căn cứ lập dự án:
- Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020";
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
- Công văn số 9500/VPCP-KTTH ngày 7 tháng 11 năm 2015 của Văn phòng Chính phủ về việc báo cáo kết quả thực hiện Quyết định số 23/QĐ-TTg ;
- Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 2577/QĐ-BTC ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2017.
- Tên dự án: Xây dựng mô hình thí điểm Doanh nghiệp/Liên hiệp Hợp tác xã - Hợp tác xã - Nông dân (DN/LHHTX-HTX-ND) tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp “Mô hình chuỗi liên kết phát triển thị trường sản xuất và tiêu thụ miến dong”.
- Cơ quan quản lý dự án: UBND tỉnh Cao Bằng;
- Cơ quan chủ trì: Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng
- Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các cơ quan có liên quan.
- Các chủ thể trong mô hình thí điểm (Doanh nghiệp/Liên hiệp Hợp tác xã, hợp tác xã, hộ nông dân được lựa chọn):
+ Công ty TNHH Nông lâm nghiệp Đức Chung.
+ HTX miến dong Cốc Phường (địa chỉ xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng).
+ Trên 100 hộ dân xóm Cốc Phường, Phia Đén, Bản Phiêng, Bản Chang (xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng).
2. Mục tiêu của dự án: Xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ hàng nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp thông qua hợp tác xã tại những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.
3. Phạm vi thực hiện dự án:
- Mô hình thí điểm tại một số vùng sản xuất hàng hóa nông sản tập trung theo quy hoạch.
- Phạm vi: trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
4. Thời gian thực hiện dự án: 2017
5. Sản phẩm của dự án:
- Báo cáo tổng hợp và thuyết minh của dự án;
- Phụ lục hệ thống bảng biểu số liệu kèm theo;
- Mô hình thí điểm: DN/LHHTX-HTX-ND
6. Đối tượng hưởng lợi dự án:
- Doanh nghiệp/Liên hiệp HTX;
- Hợp tác xã, tổ hợp tác;
- Trang trại, nông dân;
- Các đơn vị có liên quan.
7. Tổng kinh phí của dự án:
Tổng kinh phí của dự án: 550 triệu đồng, trong đó:
- Doanh nghiệp đầu tư: 25 triệu đồng;
- Hợp tác xã đầu tư : 25 triệu đồng;
- Nhà nước hỗ trợ:
+ NS TW: 500 triệu đồng (Quyết định số 2577/QĐ-BTC ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2017);
B. NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN: gồm 4 phần:
1. Đánh giá khái quát thực trạng tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp thông qua HTX trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2016.
2. Đề ra mục tiêu, phương án và tổ chức thực hiện xây dựng mô hình thí điểm (DN/LHHTX-HTX-ND) tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020.
3. Đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ thực hiện dự án mô hình thí điểm (DN/LHHTX-HTX-ND) tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp.
4. Tổ chức thực hiện và kiến nghị.
Phần 1
ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG TIÊU THỤ NÔNG SẢN VÀ CUNG ỨNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THÔNG QUA HTX TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRONG GIAI ĐOẠN 2012-2016
I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ NÔNG SẢN VÀ CUNG ỨNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THÔNG QUA HTX
1. Tình hình sản xuất nông sản
2. Tình hình tiêu thụ nông sản
3. Tình hình cung ứng vật tư nông nghiệp
4. Sự liên kết giữa hợp tác xã với các chủ thể sản xuất, kinh doanh khác trong tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp
5. Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp thông qua HTX trên địa bàn tỉnh
5.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân
5.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ NÔNG SẢN VÀ CUNG ỨNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THÔNG QUA HỢP TÁC XÃ
1. Công tác quy hoạch sản xuất những mặt hàng nông sản chủ yếu và quy hoạch phát triển thương mại tại địa phương
2. Chủ trương, định hướng của tỉnh về tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp thông qua hợp tác xã
3. Công tác xây dựng, tổ chức thực hiện pháp luật, cơ chế chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp
3.1. Cơ chế, chính sách của tỉnh đã ban hành nhằm khuyến khích tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp thông qua hợp tác xã
3.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cơ chế chính sách tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp
3.3. Tổ chức thực hiện pháp luật và cơ chế, chính sách (Trung ương và địa phương) liên quan đến tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp
3.4. Kiểm tra việc thực hiện pháp luật, cơ chế, chính sách và xử lý vi phạm liên quan đến tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp
3.5. Tác động của cơ chế, chính sách khuyến khích các chủ thể sản xuất, kinh doanh tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp thông qua hợp tác xã
4. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp thông qua HTX
4.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân
4.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
Phần 2
MỤC TIÊU, PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM (DN/LHHTX-HTX-ND) TIÊU THỤ NÔNG SẢN VÀ CUNG ỨNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2017-2020
I. MỤC TIÊU XÂY DỰNG MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM
II. PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM
1. Lựa chọn mặt hàng đưa vào mô hình thí điểm
1.1. Mặt hàng nông sản cần tiêu thụ (phân tích sự cần thiết của mặt hàng đưa vào mô hình thí điểm)
1.2. Mặt hàng vật tư nông nghiệp cần cung ứng (phân tích sự cần thiết của mặt hàng đưa vào mô hình thí điểm)
2. Lựa chọn chủ thể tham gia mô hình thí điểm
2.1. Những căn cứ để lựa chọn Doanh nghiệp/Liên hiệp Hợp tác xã:
- Khả năng tuyên truyền, phổ biến khoa học - kỹ thuật sản xuất nông nghiệp và cơ chế, chính sách liên quan;
- Số lượng hợp đồng tiêu thụ nông sản đã thực hiện thành công;
- Số lượng nông sản doanh nghiệp tiêu thụ bình quân/năm;
- Số cơ sở kinh doanh trực thuộc hoặc số đại lý của Doanh nghiệp/Liên hiệp Hợp tác xã tham gia tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp;
- Nguồn vốn;
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật của Doanh nghiệp/Liên hiệp Hợp tác xã (kho, phương tiện vận tải, cơ sở chế biến,...);
- Nguồn cung ứng vật tư nông nghiệp ổn định;
- Thị trường tiêu thụ nông sản ở trong và ngoài nước tương đối ổn định;
- Không vi phạm hợp đồng đã ký kết.
2.2. Những căn cứ để lựa chọn Hợp tác xã:
- Số lượng xã viên có khả năng hướng dẫn nông dân về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp và nghiệp vụ thực hiện hợp đồng kinh tế;
- Có khả năng tập hợp nông dân tham gia sản xuất, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp;
- Số lượng hợp đồng tiêu thụ hợp tác xã ký với nông dân được thực hiện thành công;
- Nguồn vốn;
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật của hợp tác xã (kho, cửa hàng, phương tiện vận tải,...).
2.3. Những căn cứ để lựa chọn hộ nông dân:
- Diện tích sản xuất những mặt hàng nông sản được lựa chọn đưa vào mô hình thí điểm phù hợp với quy mô của dự án;
- Số hợp đồng tiêu thụ nông sản ký với hợp tác xã (hoặc doanh nghiệp) được thực hiện thành công;
- Không vi phạm hợp đồng đã ký kết.
3. Nhiệm vụ của các chủ thể tham gia mô hình
4. Phương thức liên kết, cơ chế hoạt động của mô hình
5. Điều kiện để mô hình hoạt động hiệu quả, bền vững
Phần 3
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỖ TRỢ THỰC HIỆN DỰ ÁN MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM (DN/LHHTX-HTX-ND) TIÊU THỤ NÔNG SẢN VÀ CUNG ỨNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP
I. Nhóm giải pháp về quy hoạch phát triển sản xuất những mặt hàng nông sản chủ yếu và quy hoạch phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh
II. Nhóm giải pháp về chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với chủ thể tham gia mô hình thí điểm (chính sách thuế, tín dụng, đất đai, xúc tiến thương mại,...)
III. Nhóm giải pháp về phát triển hạ tầng thương mại để tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia mô hình thí điểm mở rộng mạng lưới kinh doanh
IV. Nhóm giải pháp về bồi dưỡng, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã,... tham gia mô hình thí điểm
V. Các giải pháp khác (tổ chức quản lý, tuyên truyền, xử lý vi phạm, hợp đồng kinh tế...)
Phần 4
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kế hoạch và tiến độ thực hiện dự án
STT |
NỘI DUNG VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ |
THỜI ĐIỂM HOÀN THÀNH |
1 |
Khảo sát thực tế, nghiên cứu lựa chọn mặt hàng và chủ thể tham gia mô hình thí điểm, xây dựng nội dung và dự toán kinh phí thực hiện Dự án |
Đơn vị chủ trì sẽ bố trí lịch trình triển khai thực hiện cho phù hợp với từng loại mặt hàng nông sản được chọn; hạn nộp báo cáo tổng kết thực hiện dự án về Bộ trước ngày 30/12/2017 |
2 |
Tổ chức hội thảo, góp ý xây dựng Dự án |
|
3 |
Chỉnh sửa, thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt Dự án |
|
4 |
Tổ chức thực hiện Dự án |
|
5 |
Sơ kết, đánh giá tác động kinh tế, xã hội của việc thực hiện Dự án |
|
6 |
Tổng kết, đánh giá tác động kinh tế, xã hội của việc thực hiện Dự án và báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công Thương |
2. Phân công thực hiện
2.1. Trách nhiệm của Sở Công Thương
2.2. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành khác
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư
c) Sở Tài chính
d) Liên minh Hợp tác xã tỉnh
đ) Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
e) Trách nhiệm của các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân tham gia mô hình
3. Kiến nghị để hoàn thiện và nhân rộng mô hình
3.1. Đối với UBND tỉnh;
3.2. Đối với Bộ Công Thương;
3.3. Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
3.4. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
3.5. Đối với Bộ Tài chính;
3.6. Đối với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam;
3.7. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
3.8. Đối với các Hiệp hội ngành hàng liên quan;
3.9. Đối với các Tập đoàn, Tổng công ty liên quan.
DỰ ÁN XÂY DỰNG MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM (DOANH NGHIỆP - HỘ KINH DOANH - NÔNG DÂN) TIÊU THỤ NÔNG SẢN VÀ CUNG ỨNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP
(Kèm theo Quyết định số: 565/QĐ-UBND ngày 25/4/2017 của UBND tỉnh)
1. Căn cứ lập dự án:
- Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010- 2015 và định hướng đến năm 2020";
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
- Công văn số 9500/VPCP-KTTH ngày 7 tháng 11 năm 2015 của Văn phòng Chính phủ về việc báo cáo kết quả thực hiện Quyết định số 23/QĐ-TTg ;
- Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 2577/QĐ-BTC ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2017.
- Tên dự án: Xây dựng mô hình thí điểm (Doanh nghiệp - Hộ kinh doanh - Nông dân) tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp “Mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm gừng trâu”.
- Cơ quan quản lý dự án: UBND tỉnh Cao Bằng;
- Cơ quan chủ trì: Sở Công Thương
- Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các cơ quan có liên quan.
- Các chủ thể trong mô hình thí điểm (Doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hộ nông dân được lựa chọn):
+ Công ty TNHH Nông - Lâm nghiệp Đức Chung;
+ 04 hộ kinh doanh xã Nội Thôn, xã Cải Viên, huyện Hà Quảng;
+ Trên 120 hộ dân xã Nội Thôn, xã Cải Viên, huyện Hà Quảng.
2. Mục tiêu của dự án: Nghiên cứu, xây dựng mô hình thí điểm (Doanh nghiệp - Hộ kinh doanh - Nông dân) tiêu thụ hàng nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp cho nông dân thông qua hộ kinh doanh tại những vùng sản xuất nông nghiệp không tập trung.
3. Phạm vi thực hiện dự án:
- Mô hình thí điểm tại một số vùng sản xuất hàng hóa nông sản không tập trung.
- Phạm vi: trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
4. Thời gian thực hiện dự án: giai đoạn 2017
5. Sản phẩm của dự án:
- Báo cáo tổng hợp và thuyết minh của dự án;
- Phụ lục hệ thống bảng biểu số liệu kèm theo;
- Mô hình thí điểm: Doanh nghiệp - Hộ kinh doanh - Nông dân.
6. Đối tượng hưởng lợi dự án:
- Doanh nghiệp;
- Hộ kinh doanh;
- Nông dân;
- Các đơn vị có liên quan.
7. Tổng kinh phí của dự án:
Tổng kinh phí của dự án: 620 triệu đồng, trong đó:
- Nhà nước hỗ trợ:
+ Ngân sách hỗ trợ (NSTW): 500 triệu đồng (Quyết định số 2577/QĐ-BTC ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2017);
- Doanh nghiệp đầu tư: 100 triệu đồng;
- Nông dân đầu tư: 20 triệu đồng;
B. NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN: gồm 4 phần:
1. Đánh giá khái quát thực trạng tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp thông qua hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2016.
2. Đề ra mục tiêu, phương án và tổ chức thực hiện xây dựng mô hình thí điểm (Doanh nghiệp - Hộ kinh doanh - Nông dân) tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020.
3. Đề xuất giải pháp nhằm hỗ trợ thực hiện các dự án mô hình thí điểm (Doanh nghiệp - Hộ kinh doanh - Nông dân) tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp.
4. Tổ chức thực hiện và kiến nghị.
Phần 1
ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG TIÊU THỤ NÔNG SẢN VÀ CUNG ỨNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THÔNG QUA HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRONG GIAI ĐOẠN 2012-2016
I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ NÔNG SẢN VÀ CUNG ỨNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THÔNG QUA HỘ KINH DOANH
1. Tình hình sản xuất nông sản
2. Tình hình tiêu thụ nông sản
3. Tình hình cung ứng vật tư nông nghiệp
4. Sự liên kết giữa các hộ sản xuất, kinh doanh với các chủ thể sản xuất, kinh doanh khác trong tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp
5. Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp thông qua hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh
5.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân
5.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ NÔNG SẢN VÀ CUNG ỨNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THÔNG QUA HỘ KINH DOANH
1. Công tác định hướng sản xuất những mặt hàng nông sản chủ yếu
2. Chủ trương, định hướng của tỉnh trong việc khuyến khích, tạo điều kiện để các hộ kinh doanh tham gia tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp
3. Chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để hộ kinh doanh tham gia tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp
3.1. Cơ chế, chính sách của tỉnh đã ban hành nhằm khuyến khích tạo điều kiện để các hộ kinh doanh tham gia tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp
3.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và cơ chế, chính sách về thương mại nói chung, tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp nói riêng cho các hộ kinh doanh
3.3. Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện pháp luật, cơ chế chính sách (Trung ương và địa phương) khuyến khích, tạo điều kiện để các hộ kinh doanh tham gia tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp
3.4. Tác động của cơ chế, chính sách về tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp đối với hoạt động của các hộ kinh doanh
4. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp thông qua hộ kinh doanh
4.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân
4.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
Phần 2
MỤC TIÊU, PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM (DOANH NGHIỆP - HỘ KINH DOANH - NÔNG DÂN) TIÊU THỤ NÔNG SẢN VÀ CUNG ỨNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2017-2020
I. MỤC TIÊU XÂY DỰNG MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM
II. PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM
1. Lựa chọn mặt hàng đưa vào mô hình thí điểm
1.1. Mặt hàng nông sản cần tiêu thụ (phân tích sự cần thiết của mặt hàng đưa vào mô hình thí điểm)
1.2. Mặt hàng vật tư nông nghiệp cần cung ứng (phân tích sự cần thiết của mặt hàng đưa vào mô hình thí điểm)
2. Lựa chọn chủ thể tham gia mô hình thí điểm
2.1. Những căn cứ để lựa chọn Doanh nghiệp:
- Khả năng tuyên truyền, phổ biến khoa học - kỹ thuật sản xuất nông nghiệp và cơ chế, chính sách liên quan;
- Số lượng hợp đồng tiêu thụ nông sản đã thực hiện thành công;
- Số cơ sở kinh doanh trực thuộc hoặc số đại lý của doanh nghiệp tham gia tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp;
- Nguồn vốn;
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật của doanh nghiệp (kho, cơ sở kinh doanh, phương tiện vận tải, cơ sở chế biến,...);
- Nguồn cung ứng vật tư ổn định;
- Thị trường tiêu thụ nông sản ở trong và ngoài nước;
- Không vi phạm hợp đồng đã ký kết với nông dân.
2.2. Những căn cứ để lựa chọn hộ kinh doanh:
- Số lượng hợp đồng hộ kinh doanh đã ký với nông dân được thực hiện thành công;
- Khả năng hướng dẫn nông dân kỹ thuật sản xuất nông nghiệp và nghiệp vụ thực hiện hợp đồng;
- Nguồn vốn;
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật của hộ kinh doanh (kho, cửa hàng, phương tiện vận tải, cơ sở chế biến,...)
- Không vi phạm hợp đồng đã ký kết với nông dân.
2.3. Những căn cứ để lựa chọn hộ nông dân:
- Diện tích sản xuất những mặt hàng nông sản được lựa chọn đưa vào mô hình thí điểm phù hợp với quy mô của dự án;
- Số hợp đồng kinh tế ký với hộ kinh doanh (hoặc doanh nghiệp) được thực hiện thành công;
- Không vi phạm hợp đồng đã ký kết.
3. Nhiệm vụ của các chủ thể tham gia mô hình
4. Phương thức liên kết, cơ chế hoạt động của mô hình
5. Điều kiện để mô hình hoạt động hiệu quả, bền vững
Phần 3
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỖ TRỢ THỰC HIỆN DỰ ÁN MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM (DOANH NGHIỆP - HỘ KINH DOANH - NÔNG DÂN) TIÊU THỤ NÔNG SẢN VÀ CUNG ỨNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP
I. Nhóm giải pháp về quy hoạch phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh
II. Nhóm giải pháp về chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với chủ thể tham gia mô hình thí điểm (chính sách đất đai, thuế, tín dụng, xúc tiến thương mại, thông tin thị trường,...)
III. Nhóm giải pháp về phát triển hạ tầng thương mại để hỗ trợ cho các chủ thể tham gia mô hình thí điểm phát triển sản xuất kinh doanh
IV. Nhóm giải pháp về bồi dưỡng, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các chủ thể tham gia mô hình thí điểm
V. Các giải pháp khác (tổ chức quản lý, tuyên truyền, xử lý vi phạm, hợp đồng kinh tế,...)
Phần 4
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kế hoạch và tiến độ thực hiện dự án
STT |
NỘI DUNG |
THỜI ĐIỂM HOÀN THÀNH |
1 |
Khảo sát thực tế, nghiên cứu lựa chọn mặt hàng và chủ thể tham gia mô hình thí điểm, xây dựng nội dung và dự toán kinh phí thực hiện Dự án |
Đơn vị chủ trì, sẽ bố trí lịch trình triển khai thực hiện cho phù hợp với từng loại mặt hàng nông sản được chọn; hạn nộp báo cáo tổng kết thực hiện dự án về Bộ trước ngày 30/12/2017 |
2 |
Tổ chức hội thảo, góp ý xây dựng Dự án |
|
3 |
Chỉnh sửa, thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt Dự án |
|
4 |
Tổ chức thực hiện Dự án |
|
5 |
Sơ kết, đánh giá tác động kinh tế, xã hội của việc thực hiện Dự án |
|
6 |
Tổng kết, đánh giá tác động kinh tế, xã hội của việc thực hiện Dự án và báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công Thương |
2. Phân công thực hiện
2.1. Trách nhiệm của Sở Công Thương
2.2. Trách nhiệm của các Sở, ban ngành khác
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư;
c) Sở Tài chính;
d) Liên minh Hợp tác xã tỉnh;
đ) Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
g) Trách nhiệm của các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân tham gia mô hình.
3. Kiến nghị để hoàn thiện và nhân rộng mô hình
3.1. Đối với UBND tỉnh;
3.2. Đối với Bộ Công Thương;
3.3. Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
3.4. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
3.5. Đối với Bộ Tài chính;
3.6. Đối với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam;
3.7. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
3.8. Đối với các Hiệp hội ngành hàng liên quan;
3.9. Đối với các Tập đoàn, Tổng công ty liên quan.
Quyết định 23/QĐ-TTg năm 2021 về phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 Ban hành: 07/01/2021 | Cập nhật: 07/01/2021
Quyết định 2577/QĐ-BTC năm 2016 về giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2017 Ban hành: 29/11/2016 | Cập nhật: 06/12/2016
Quyết định 1600/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 16/08/2016 | Cập nhật: 22/08/2016
Quyết định 23/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng Thăng Long Ban hành: 06/01/2014 | Cập nhật: 10/01/2014
Quyết định 62/2013/QĐ-TTg chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn Ban hành: 25/10/2013 | Cập nhật: 30/10/2013
Quyết định 23/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020" Ban hành: 06/01/2010 | Cập nhật: 07/01/2010
Quyết định 1600/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt điều chỉnh mức vay làm nhà ở và mua trả chậm nền nhà ở trong các cụm tuyến dân cư thuộc chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long Ban hành: 15/10/2009 | Cập nhật: 19/10/2009
Quyết định 1600/QĐ-TTg bổ sung dự toán ngân sách năm 2008 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Ban hành: 07/11/2008 | Cập nhật: 15/11/2008