Quyết định 562/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam
Số hiệu: 562/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Vũ Văn Ninh
Ngày ban hành: 05/04/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Doanh nghiệp, hợp tác xã, Tài sản công, nợ công, dự trữ nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 562/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY MẸ - TỔNG CÔNG TY MÁY ĐỘNG LỰC VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;

Căn cứ Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;

Căn cứ Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015”;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (Tổng công ty) với những nội dung chính sau đây:

1. Tên gọi, trụ sở chính:

a) Tên tiếng Việt: Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP.

b) Loại hình hoạt động: Công ty cổ phần

c) Tên giao dịch quốc tế: VIET NAM ENGINE AND ARGRICULTURAL MACHINERY CORPORATION;

d) Tên viết tắt: VEAM;

đ) Trụ sở chính: Lô D, Khu D1, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội

e) Điện thoại: 04. 62800802

g) Fax: 04. 62800809

2. Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam ktừ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, có con dấu riêng, được mở tài Khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ của Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP phù hợp với Luật doanh nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan.

Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP kế thừa các quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam trước khi chuyển đổi, được tiếp tục kinh doanh các ngành, nghề hiện Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam đang thực hiện và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.

3. Hình thức cổ phần hóa: Kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn Điều lệ

4. Vốn Điều lệ và cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu:

a) Vốn Điều lệ: 13.288.000.000.000 đồng (Mười ba ngàn hai trăm tám mươi tám tỷ đồng), tương đương 1.328.800.000 cổ phần.

b) Cơ cấu vốn Điều lệ:

Tổng số cổ phần: 1.328.800.000 cổ phần, mệnh giá một cổ phần là 10.000 đng, trong đó:

- Cổ phần Nhà nước nắm giữ là: 677.688.000 cổ phần, chiếm 51% vốn Điều lệ.

- Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động: 5.669.100 cổ phần, chiếm 0,43% vốn Điều lệ, trong đó:

+ Cổ phần được mua ưu đãi theo quy định tại Khoản 1, Điều 48 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ là: 3.593.400 cổ phần.

+ Cổ phần được mua thêm theo quy định tại Khoản 2, Điều 48 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ là: 2.075.700 cổ phần.

- Cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược: 478.368.000 cổ phần, chiếm 36,00% vốn Điều lệ.

- Cổ phần bán đấu giá công khai ra bên ngoài doanh nghiệp: 167.074.900 cổ phần, chiếm 12,57%vốn Điều lệ.

5. Về mức giá khởi Điểm bán cổ phần lần đầu, Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Bộ trưởng Bộ Công Thương căn cứ quy định hiện hành, tình hình thực tế của doanh nghiệp, quyết định và chịu trách nhiệm về mức giá khởi Điểm bán đấu giá cổ phần lần đầu. Việc bán cổ phần lần đầu ra công chúng được thực hiện theo phương thức bán đấu giá tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

6. Trước mắt, giao Bộ Công Thương tiếp tục là cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam sau khi cổ phần hóa; xây dựng lộ trình thoái vốn nhà nước nắm giữ tại Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP xuống dưới mức chi phối theo quy định và hoàn thành trong giai đoạn năm 2016-2018.

7. Lựa chọn nhà đầu tư chiến lược:

Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Btrưởng Bộ Công Thương căn cứ quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần và các quy định pháp luật liên quan để xây dựng tiêu chí và quyết định lựa chọn nhà đầu tư chiến lược. Việc xây dựng tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược cần bảo đảm các Điều kiện ràng buộc nhà đầu tư chiến lược gắn bó lâu dài đphát triển Tổng công ty sau khi cổ phần hóa và thực hiện sau khi bán đấu giá cổ phần lần đu ra công chúng.

8. Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP thực hiện thuê đất của Nhà nước và trtiền thuê đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất.

9. Phương án sp xếp lao động:

- Tổng số lao động tại thời Điểm công bố giá trị doanh nghiệp: 3.144 người.

- Tổng số lao động chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần: 3.106 người.

- Số lao động nghviệc tại thời Điểm công bố giá trị doanh nghiệp: 38 người.

10. Chi phí cổ phần hóa:

Giao Bộ Công Thương phê duyệt quyết toán chi phí cổ phần hóa; Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam quyết định và chịu trách nhiệm về các chi phí thực tế, cn thiết để thực hiện quá trình cổ phần hóa theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công Thương:

- Quyết định các nội dung quy định tại Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 10 Điều 1 Quyết định này.

- Chỉ đạo Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam tổ chức, triển khai bán cổ phần ra công chúng. Khi có đủ Điều kiện, thực hiện niêm yết cổ phiếu của Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Chỉ đạo Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam công bố đầy đủ thông tin về doanh nghiệp cổ phần hóa, trong đó có nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết các vướng mắc liên quan đến tài chính, đất đai, tài sản... trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp của Tổng công ty (công văn số 9816/VPCP-ĐMDN ngày 18 tháng 11 năm 2015 của Văn phòng Chính phủ) và các nội dung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định này; Tách giá trị Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Yên Thành (Nhà máy) ra khỏi giá trị Tổng công ty khi thực hiện cổ phần hóa và bàn giao nguyên trạng về Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nông nghiệp để phục vụ Mục đích khảo nghim và thiết kế chế tạo máy nông nghiệp của Viện như đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 10002/BKHĐT-PTDN ngày 12 tháng 11 năm 2015), thực hiện chính sách bán cổ phần ưu đãi theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 48 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ cho người lao động tại Nhà máy này; Thực hiện chuyển Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam thành công ty cổ phần theo đúng quy định của pháp luật.

- Cử người đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo và hướng dẫn việc đăng ký doanh nghiệp của Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam.

3. Hội đồng thành viên Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam cho đến khi bàn giao toàn bộ tài sản, tiền vốn, lao động, đất đai cho Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và Hội đồng thành viên Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp;
- Tổng công ty Máy ĐL & Máy NN Việt Nam;
- Viện nghiên cứu Thiết kế chế tạo máy NN;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, KTN, TKBT;
- Lưu: Văn thư, ĐMDN (3b)

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vũ Văn Ninh

 

Điều 48. Chính sách ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa
1. Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước với giá bán bằng 60% giá đấu thành công thấp nhất (trường hợp đấu giá công khai trước) hoặc bằng 60% giá bán thành công thấp nhất cho các nhà đầu tư chiến lược (đối với trường hợp bán cho nhà đầu tư chiến lược trước).

Xem nội dung VB
Điều 48. Chính sách ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa
...

2. Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, thuộc đối tượng doanh nghiệp cần sử dụng và có cam kết làm việc lâu dài cho doanh nghiệp trong thời hạn ít nhất là 03 năm (kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu) sẽ được mua thêm cổ phần ưu đãi theo quy định sau:
a) Mua thêm theo mức 200 cổ phần/01 năm cam kết làm việc tiếp trong doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 2.000 cổ phần cho một người lao động.
Riêng người lao động là các chuyên gia giỏi, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao làm việc tại doanh nghiệp được mua thêm theo mức 500 cổ phần/01 năm cam kết làm việc tiếp trong doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 5.000 cổ phần cho một người lao động. Doanh nghiệp cổ phần hóa căn cứ đặc thù ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của mình xây dựng và quyết định các tiêu chí để xác định chuyên gia giỏi, có trình độ nghiệp vụ cao và phải được nhất trí thông qua tại Đại hội công nhân viên chức của doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa.
b) Giá bán cổ phần ưu đãi cho người lao động mua thêm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được xác định là giá đấu thành công thấp nhất (trường hợp đấu giá công khai trước) hoặc bằng giá bán thành công thấp nhất cho các nhà đầu tư chiến lược (đối với trường hợp bán cho nhà đầu tư chiến lược trước).
c) Mỗi một người lao động chỉ được hưởng quyền mua thêm cổ phần ưu đãi theo một mức xác định tại điểm a khoản 2 Điều này.
d) Số cổ phiếu ưu đãi người lao động mua thêm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông sau khi kết thúc thời gian cam kết.
Trường hợp công ty cổ phần thực hiện tái cơ cấu dẫn tới người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động, thôi việc, mất việc theo quy định của Bộ luật Lao động trước thời hạn đã cam kết thì số cổ phần đã được mua thêm sẽ được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Trường hợp người lao động có nhu cầu bán lại cho doanh nghiệp số cổ phần này thì công ty cổ phần có trách nhiệm mua lại với giá sát với giá giao dịch trên thị trường.
Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn đã cam kết thì phải bán lại cho công ty cổ phần toàn bộ số cổ phần đã được mua thêm với giá sát với giá giao dịch trên thị trường nhưng không vượt quá giá đã được mua tại thời điểm cổ phần hóa.

Xem nội dung VB
Điều 48. Chính sách ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa
1. Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước với giá bán bằng 60% giá đấu thành công thấp nhất (trường hợp đấu giá công khai trước) hoặc bằng 60% giá bán thành công thấp nhất cho các nhà đầu tư chiến lược (đối với trường hợp bán cho nhà đầu tư chiến lược trước).

2. Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, thuộc đối tượng doanh nghiệp cần sử dụng và có cam kết làm việc lâu dài cho doanh nghiệp trong thời hạn ít nhất là 03 năm (kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu) sẽ được mua thêm cổ phần ưu đãi theo quy định sau:
a) Mua thêm theo mức 200 cổ phần/01 năm cam kết làm việc tiếp trong doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 2.000 cổ phần cho một người lao động.
Riêng người lao động là các chuyên gia giỏi, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao làm việc tại doanh nghiệp được mua thêm theo mức 500 cổ phần/01 năm cam kết làm việc tiếp trong doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 5.000 cổ phần cho một người lao động. Doanh nghiệp cổ phần hóa căn cứ đặc thù ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của mình xây dựng và quyết định các tiêu chí để xác định chuyên gia giỏi, có trình độ nghiệp vụ cao và phải được nhất trí thông qua tại Đại hội công nhân viên chức của doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa.
b) Giá bán cổ phần ưu đãi cho người lao động mua thêm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được xác định là giá đấu thành công thấp nhất (trường hợp đấu giá công khai trước) hoặc bằng giá bán thành công thấp nhất cho các nhà đầu tư chiến lược (đối với trường hợp bán cho nhà đầu tư chiến lược trước).
c) Mỗi một người lao động chỉ được hưởng quyền mua thêm cổ phần ưu đãi theo một mức xác định tại điểm a khoản 2 Điều này.
d) Số cổ phiếu ưu đãi người lao động mua thêm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông sau khi kết thúc thời gian cam kết.
Trường hợp công ty cổ phần thực hiện tái cơ cấu dẫn tới người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động, thôi việc, mất việc theo quy định của Bộ luật Lao động trước thời hạn đã cam kết thì số cổ phần đã được mua thêm sẽ được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Trường hợp người lao động có nhu cầu bán lại cho doanh nghiệp số cổ phần này thì công ty cổ phần có trách nhiệm mua lại với giá sát với giá giao dịch trên thị trường.
Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn đã cam kết thì phải bán lại cho công ty cổ phần toàn bộ số cổ phần đã được mua thêm với giá sát với giá giao dịch trên thị trường nhưng không vượt quá giá đã được mua tại thời điểm cổ phần hóa.

Xem nội dung VB