Quyết định 553/QĐ-UBND năm 2010 về Chương trình, kế hoạch và giải pháp thực hiện Nghị quyết 09/NQ-TU về xây dựng, cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Số hiệu: 553/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam Người ký: Lê Minh Ánh
Ngày ban hành: 03/02/2010 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 553/QĐ-UBND

Tam Kỳ, ngày 03 tháng 02 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 09/NQ-TU NGÀY 04/5/2009 CỦA TỈNH ỦY VỀ XÂY DỰNG, CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 09/NQ-TU ngày 04/5/2009 của Tỉnh ủy về việc xây dựng, cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 608/TTr-KH-ĐT ngày 07/12/2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình, kế hoạch và giải pháp thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-TU ngày 04/5/2009 của Tỉnh ủy về xây dựng, cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Điều 2. Các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thành phố (dưới đây gọi là các địa phương, đơn vị) có trách nhiệm:

- Triển khai thực hiện những nhiệm vụ trong Chương trình, kế hoạch và giải pháp theo quyết định này.

- Xây dựng Chương trình, kế hoạch và giải pháp cụ thể sát với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị để triển khai thực hiện nhằm góp phần cải thiện môi trường đầu tư ngày càng tốt hơn.

- Trường hợp, trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc các địa phương, đơn vị phản ánh với Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, tham mưu trình UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung.

- Ngày 30/6 và 31/12 hằng năm, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh về tình hình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường và thu hút đầu tư.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện.

- Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Chương trình, kế hoạch và giải pháp trong kế hoạch hằng năm.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư và thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- TTTU, HĐND, UBND tỉnh;
- VP Tỉnh ủy;
- VP Đoàn ĐB Quốc hội và HĐND tỉnh;
- CPVP;
- Lưu: VT, TH, KTN, VX, ĐN, KTTH (Mỹ).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Minh Ánh

 

PHÂN CÔNG MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 09/NQ-TU NGÀY 04/5/2009 CỦA TỈNH ỦY VỀ XÂY DỰNG, CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

( Kèm theo Quyết định số 553/QĐ-UBND ngày 03/ 02 /2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh )

STT

Đơn vị chủ trì

Nội dung công việc

1

Công an tỉnh

- Phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội quản lý chặt chẽ lao động là người nước ngoài trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Sở Ngoại vụ trong việc xem xét cấp thẻ ABTC cho doanh nhân theo đúng quy định.

- Tạo điều kiện thuận lợi việc giải quyết lưu trú cho người nước ngoài.

- Kiểm tra và phối hợp với các đơn vị kiểm tra đúng theo quy định.

- Kiểm tra, ngăn chặn và phản ánh kịp thời việc DN làm ảnh hưởng đến môi trường sống.

- Phối hợp tốt với các cơ quan liên quan trong việc giải quyết thủ tục thành lập DN.

- Dự báo và ngăn chặn những hành động phá hoại kinh tế, đảm bảo an ninh xã hội.

- Phối hợp với Sở Xây dựng trong việc giải quyết nhanh việc thỏa thuận PCCC đối với hồ sơ thiết kế, quy hoạch của DN.

2.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp hiệu quả với Cục thuế tỉnh, Công an tỉnh để cải tiến quy trình, rút ngắn thời gian đăng ký thành lập mới và đăng ký bổ sung của doanh nghiệp.

- Chủ trì phối hợp với Cục thuế rà soát doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hằng năm.

- Xây dựng và phát triển Trung tâm thông tin và đào tạo để hỗ trợ doanh nghiệp và phục vụ công tác quản lý nhà nước về doanh nghiệp.

- Tiếp tục triển khai Chương trình trợ giúp đàp tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Chương trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hằng năm.

- Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế để đào tạo kỹ năng điều hành, quản lý cho cán bộ và doanh nghiệp.

- Củng cố và nâng cấp Cổng thông tin doanh nghiệp và đầu tư ( quangnam business.gov.vn ).

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và doanh nghiệp thành lập Hiệp hội doanh nghiệp Quảng Nam. Tranh thủ sự tài trợ của các tổ chức quốc tế để hỗ trợ cho Hiệp hội này và những hiệp hội đang hoạt động, xây dựng các giải thưởng có chất lượng cao để suy tôn những doanh nhân, doanh nghiệp có công đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế địa phương tỉnh Quảng Nam.

- Đôn đốc các chủ đầu tư các dự án đã được cấp thỏa thuận địa điểm, nhất là các dự án du lịch ven biển Điện Bàn-Hội An thực hiện dự án đúng cam kết.

- Tranh thủ các nguồn vốn nhằm rà soát, thống kê và tổng hợp các dự án đã và đang đầu tư trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ doanh nghiệp và công tác quản lý nhà nước.

- Xây dựng đề án củng cố, tăng cường cơ sở vật chất và nhân lực và phát triển hệ thống đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và huyện theo Nghị định 56/ NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp DN nhỏ và vừa.

- Tranh thủ nguồn vốn của ILO về Chương trình dự án tạo việc làm cho thanh niên qua phát triển kinh tế địa phương tại Quảng Nam để phát triển doanh nghiệp.

- Xây dựng kế hoạch bố trì nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng ( giao thông ) cho các khu, cụm công nghiệp hoạt động có tính khả thi và các dự án trọng điểm, chiến lược của tỉnh.

- Phối hợp với các hiệp hội tổ chức đối thoại công tư, hỗ trợ các huyện, thành phố trong việc đối thoại với doanh nghiệp để có chất lượng cao.

- Tổng hợp các dự án đã có chủ trương, thủ tục đầu tư do tỉnh hoặc huyện, thành phố cấp, nhưng chưa triển khai, tham mưu UBND tỉnh giải quyết.

- Xây dựng quy trình thủ tục đầu tư để doanh nghiệp nhận biết và thực hiện các thủ tục.

- Xây dựng quy chế phối hợp giải quyết thủ tục đầu tư trên địa bàn tỉnh.

3.

 

Sở Xây dựng

 

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND huyện, thành phố nhanh chóng trong việc xác định vị trí, diện tích cho dự án đầu tư của doanh nghiệp, trình UBND tỉnh cấp thỏa thuận địa điểm đối với dự án ngoài khu, cụm công nghiệp.

- Thực hiện kiểm tra, quản lý hệ thống chất lượng, thi công đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường theo kế hoạch; hướng dẫn chủ đầu tư tổ chức kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình xây dựng.

- Nâng cao chất lượng, tăng cường hướng dẫn công tác cấp phép xây dựng để tạo điều kiện cho các tổ chức, công dân xây dựng đúng quy hoạch. Kết hợp tăng cường kiểm tra, giám sát xây dựng theo giấy phép xây dựng và phối hợp xử lý kiên quyết, dứt điểm các vi phạm TTXD theo đúng quy định.

- Hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp trong công tác quy hoạch dự án và các quy định về xây dựng của Chính phủ và của UBND tỉnh. Tập trung rà soát, đẩy nhanh xây dựng và hoàn thiện các quy hoạch xây dựng của Thành phố và huyện.

- Phối hợp với đơn vị tư vấn đề xuất những điểm kết nối trên tuyến đường cao tốc Đà Nẵng- Dung Quất đi qua địa phận tỉnh nhằm tạo điều kiện phát triển các khu, cụm công nghiệp.

- Kịp thời cung cấp thông tin, giải quyết các thủ tục hành chính trong quy hoạch xây dựng liên quan đến các dự án đầu tư cho doanh nghiệp.

4.

Sở Tài chính

- Rà soát, kiểm tra và đề xuất giá cho thuê đất cho phù hợp với tình hình thực tế, có tính đến yếu tố cạnh tranh thu hút đầu tư.

- Tham mưu đẩy mạnh công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước còn lại hiện nay.

- Cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp và hỗ trợ đào tạo.

- Chủ trì và phối hợp với các địa phương xây dựng Đề án giao đất có thu tiền thuê đất một lần ở những vị trí, địa điểm có nhiều lợi thế sinh lợi ở các địa phương.

- Cân đối, bố trí kinh phí cho các cơ quan thực hiện những công việc quan trọng phục vụ cho phát triển doanh nghiệp.

5

Sở Nội vụ

- Kiểm tra và đẩy mạnh cơ chế một cửa, cơ chế liên thông ở một số lĩnh vực liên quan đến doanh nghiệp và đầu tư làm chuyển biến mạnh trong việc xây dựng, cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh.

- Rà soát, kiểm tra việc thực hiện mang thẻ công chức trong giờ làm việc ở các cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở vật chất nơi tiếp dân và doanh nghiệp.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, chuyên viên phục vụ hệ thống đăng ký kinh doanh, quản lý doanh nghiệp và đầu tư đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính ở các các cơ quan, các cấp, đặc biệt là lĩnh vực liên quan đến doanh nghiệp và đầu tư dân doanh.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng các giải thưởng dành cho doanh nhân và doanh nghiệp nhằm suy tôn những doanh nhân và doanh nghiệp đã có những đóng góp nhất định cho công cuộc phát triển tỉnh nhà.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và doanh nghiệp trong việc xây dựng Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan tranh thủ nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế để đào tạo nghiệp vụ và ngoại ngữ cho cán bộ, công chức.

- Chủ trì và phối hợp với Sở Tài nguyên-Môi trường lập Đề án xây dựng Ban giải phóng mặt bằng cấp tỉnh để hỗ trợ DN và địa phương.

6.

Sở Tài Nguyên & Môi trường

- Phối hợp với Sở Nội vụ trong việc xây dựng Đề án thành lập Ban Giải Phóng Mặt Bằng của tỉnh mang tính chuyên nghiệp để hỗ trợ các địa phương và doanh nghiệp.

 

 

- Đẩy nhanh tiến độ hình thành và phát triển thị trường bất động sản chính thức, đồng thời với việc xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan.

- Định kỳ rà soát, điều chỉnh lại cơ chế đền bù GPMB theo thẩm quyền của tỉnh, đồng thời kiến nghị Trung ương cho phép điều chỉnh những quy định không phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện GPMB theo quy hoạch, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

- Rà soát lại quỹ đất, lập và hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đến cấp xã và công khai các quy hoạch, quỹ đất còn chưa sử dụng.

- Rà soát, cải tiến các thủ tục và quy trình giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến giao đất, cho thuê đất cho doanh nghiệp, giải quyết kịp thời các vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến đất đai.

- Tăng cường công tác kiểm tra về việc các doanh nghiệp thực hiện việc bảo vệ môi trường.

- Phối hợp với các cơ quan của tỉnh có liên quan và hỗ trợ địa phương thực hiện nhanh chóng trong việc xác định vị trí, địa điểm và diện tích trong việc hoàn thành các thủ tục để doanh nghiệp xin thỏa thuận địa điểm.

- Củng cố và phát triển Trung tâm phát triển quỹ đất

- Đẩy mạnh việc tập huấn, đào tạo cán bộ nghiệpvụ ở địa phương trong công tác liên quan về đất đai và tài nguyên, môi trường.

- Rà soát và kiến nghị những vướng mắc, không phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh của các quy định của nhà nước, kiến nghị Bộ, Ngành và Chính phủ sửa đổi.

- Rà soát các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho các chủ đầu tư các dự án, đối với những dự án không triển khai hoặc triển khai chậm,… thì đề xuất UBND tỉnh thu hồi hoặc có biện pháp chế tài phù hợp.

7.

 

Sở Công Thương

 

- Tăng cường hơn nữa công tác xúc tiến thương mại, nâng cao hiệu quả, lấy kết quả xuất khẩu, kinh doanh của doanh nghiệp làm thước đo cho hoạt động hỗ trợ của tỉnh.

- Khuyến khích tạo điều kiện phát triển thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh trên địa bàn như đào tạo, kế toán, tư vấn tài chính, tư vấn quản lý….

- Kịp thời cập nhật cung cấp thông tin giới thiệu năng lực sản xuất và sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp trên địa bàn. Cung cấp thông tin, dự báo về tình hình cung cầu, giá cả thị trường giúp doanh nghiệp chủ động việc tổ chức sản xuất kinh doanh.

- Tiếp tục tổ chức rà soát, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp giai đoạn đến 2015, tầm nhìn tới 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp,

điểm công nghiệp, làng nghề đến năng 2015, tầm nhìn 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại giai đoạn đến 2015, tầm nhìn tới 2020,.…

- Thực hiện Đề án liên kết 3 nhà “khoa học - quản lý – doanh nghiệp” thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh. (2009 - 2010)

- Duy trì hoạt động đối thoại thường xuyên với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu; hỗ trợ các doanh nghiệp, làng nghề xây dựng, phát triển và quản lý thương hiệu.

- Tăng cường hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý thị trường.

- Tham gia xây dựng thành công chuỗi giá trị Mây-tre và rau sạch do ILO tài trợ và tìm những chuỗi giá trị sản phẩm có giá trị và tiềm năng cạnh tranh của tỉnh để tiếp tục xây dựng và tranh thủ thêm các nguồn tài trợ để xây dựng hoàn chỉnh từng chuổi giá trị.

- Xây dựng trình UBND tỉnh quy hoạch khóang sản trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch về tổ chức hội chợ, triển lãm sản phẩm trong tỉnh, ngoài tỉnh và ở nước ngoài kết hợp với xác tiến đầu tư, thương mại.

- Tổ chức đào tạo cho doanh nghiệp về những quy định cơ bản của VN tham gia WTO.

- Xây dựng quy hoạch các trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch.

8.

BQL các Khu công nghiệp và BQL Khu kinh tế mở Chu Lai

- Xây dựng cơ chế chính sách, tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia và xây dựng và phát triển hạ tầng các khu công nghiệp theo quy hoạch. Công khai quy trình trên trang web của tỉnh và một số Sở, Ban, Ngành liên quan; đồng thời rút ngắn thời gian, giảm chi phí trong việc hoàn tất thủ tục hồ sơ giao đất, cho thuê đất trong các khu công nghiệp, khu kinh tế mở cho các doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, xây dựng và quảng bá hình ảnh Khu kinh tế mở Chu Lai.

- Tập trung công tác đền bù giải phóng mặt bằng kịp thời bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư triển khai dự án.

- Đầu tư hạ tầng kinh tế -xã hội đảm bảo yêu cầu của nhà đầu tư.

- Chủ động nguồn lao động để cung ứng cho doanh nghiệp.

9.

 

Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội

 

- Phối hợp với Trung ương, tăng cường hợp tác với các tổ chức nước ngoài để đào tạo nâng cao, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề.

- Phối hợp cùng các hiệp hội, các tổ chức công đoàn tổ chức các hội thảo, cung cấp thông tin về các quy định liên quan đến lao động, nhằm điều chỉnh hiệu quả quan hệ “chủ doanh

nghiệp - người lao động ”.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm giới thiệu việc làm, xây dựng Sàn giao dịch việc làm của tỉnh.

- Phối hợp với Sở Tài chính về chế độ hỗ trợ đào tạo tay nghề của các doanh nghiệp theo quy chế hỗ trợ của Nhà nước.

- Phối hợp với các doanh nghiệp đào tạo kiến thức cơ bản về luật lao động đối với người lao động.

- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về những quy định của Nhà nước về việc sử dụng lao động.

- Thực hiện thành công Chương trình tạo việc làm cho thanh niên qua phát triển kinh tế địa phương tỉnh Quảng Nam của ILO tài trợ.

- Phối hợp với công an tỉnh, giải quyết kịp thời Giấy phép lao động cho người nước ngoài và tăng cường quản lý lao động người nước ngoài trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch, phối hợp với doanh nghiệp được phép đào tạo cho người lao động đi lao động ở nước ngoài.

- Tổ chức tọa đàm với doanh nghiệp có chức năng đào tạo để đào tạo có chất lượng và đúng với nhu cầu của doanh nghiệp.

10.

Sở Khoa học và Công nghệ

-Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về vai trò của việc đổi mới kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tư vấn về các loại hình, trình độ công nghệ.

-Triển khai chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp theo Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg ngày 04/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

-Hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế (ISO, TQM…), xây dựng hệ thống quản lý quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký chất lượng, nhãn mác, in mã số, vạch sản phẩm.

11

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

-Xây dựng các cụm kinh tế chăn nuôi, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi và giết mổ, chế biến.

-Hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất cây giống, con giống, tuyên truyền kiến thức phòng ngừa dịch bệnh gia súc, gia cầm cho người dân và doanh nghiệp.

- Xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm gỗ rừng trồng, xây dựng những cụm công nghiệp chuyên chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu gỗ rừng trồng, sản phẩm ngoài gỗ.

- Hỗ trợ liên kết, liên danh, liên doanh nghiên cứu nhân rộng mô hình nuôi cá nước ngọt và các vật nuôi có giá trị.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Công thương thực hiện thành công chuỗi giá trị rau sạch do ILO tài trợ, nghiên cứu ứng dụng quy trình công nghệ sản phẩm sạch trong chăn nuôi, nhân rộng mô hình sản xuất muối sạch tại huyện Núi Thành.

- Xây dựng các cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm. Xây dựng chương trình hỗ trợ phát triển vật nuôi.

- Xây dựng chương trình trợ giúp HTX nông nghiệp phát triển kinh doanh và xây dựng quỹ hỗ trợ HTX.

- Xây dựng phát triển loại hình kinh tế trang trại sản xuất và kinh doanh, chế biến nông lâm, ngư nghiệp và phát trển ngành nghề nông thôn.

12

Sở Tư pháp

- Xây dựng kế hoạch củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức tư pháp, cơ quan thi hành án trên địa bàn.

- Là đầu mối của UBND tỉnh theo dõi quá trình xây dựng, ban hành các quy định liên qua đến hoạt động của doanh nghiệp, có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh về những trường hợp ban hành “ giấy phép con ” hoặc các quy định vi phạm pháp Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư gây phiền hà cho doanh nghiệp của các cấp, các ngành, để UBND tỉnh kịp thời giải quyết.

- Đẩy mạnh công tác tập huấn các luật liên quan đến doanh nghiệp.

13

Sở Ngoại vụ

- Phối hợp với các cơ quan liên quan của tỉnh vận động nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài và các nguồn khác để hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp.

- Xây dựng Đề án quảng bá hình ảnh, tiềm năng, lợi thế của tỉnh ở nước ngoài thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, Website của tỉnh và các kênh thông tin khác.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xem xét cấp thẻ ABTC cho các doanh nghiệp có năng lực xuất khẩu, trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, Sở KKế hoạch và Đầu tư, Ban Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức các buổi giao lưu, tọa đàm với các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh.

- Hỗ trợ thông tin và thủ tục để doanh nghiệp của tỉnh đầu tư vào một số địa phương của Lào, đặc biệt ở tỉnh kết nghĩa Sê Kông.

14

 

Sở Giao thông - Vận tải

 

- Theo dõi và phối hợp với các đơn vị, cơ quan được giao triển khai các dự án hạ tầng quan trọng như Cầu Cửa Đại, nạo vét luồng cảng Kỳ Hà, nâng cấp sân bay Chu Lai, xây dựng đường giao thông Nam Quảng Nam, các đường đến trung tâm các xã chưa có đường ôtô.

- Phối hợp xây dựng chương trình xúc tiến nguồn vốn ODA về việc nạo vét sông Trường Giang nhằm phục vụ phát triển kinh tế vùng động lực.

- Phối hợp, kiểm tra và đề xuất hướng giải quyết các tuyến đường vào khu, cụm công nghiệp,... đã được xây dựng, nhưng chưa hoàn thành.

- Công khai và giải quyết các thủ tục đăng ký ngành nghề hoạt

động giao thông vận tải cho DN.

- Tập trung, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đường Nam Quảng Nam ( Giai đoạn I & II )

- Phối hợp với Sở Xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch các điểm đấu nối với quốc lộ, đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi và đường Hồ Chí Minh.

15

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Kiến nghị và làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc hướng dẫn cụ thể điều kiện để đạt là Khu du lịch sinh thái nhằm tạo điều kiện khai thác tiềm năng của tỉnh.

- Phối hợp với Sở Công thương hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm đặc thù của tỉnh Quảng Nam phục vụ du khách.

- Hỗ trợ đào tạo dịch vụ phục vụ du khách ở các địa phương, trước hết là ở các trung tâm du lịch của tỉnh.

- Đẩy mạnh hoạt động của Hiệp hội du lịch, tổ chức các cuộc tọa đàm để doanh nghiệp thực hiện tốt các chủ trương của tỉnh.

- Tranh thủ các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế để phát triển các làng nghề, bảo vệ môi trường.

16.

Cục Thuế

- Tăng cường hướng dẫn, giải đáp chính sách thuế, thủ tục nộp thuế, kịp thời giải đáp các vướng mắc cho doanh nghiệp: thực hiện các chứng từ, kê khai, báo cáo trong quá trình hoạt động…

- Rà soát xóa bỏ các thủ tục, hồ sơ gây khó khăn phiền hà, giảm bớt thời gian chờ đợi giải quyết công việc của người nộp thuế.

- Thực hiện đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, đảm bảo cán bộ thuế có trình độ, kiến thức, kỹ năng quản lý thuế tiên tiến, đồng thời có đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử tốt.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu quản lý thuế.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hằng năm.

- Kịp thời phúc đáp về thuế và những ưu đãi liên quan đến các dự án đầu tư dân doanh và việc xác định mã số thuế doanh nghiệp để phục vụ đăng ký kinh doanh.

17

Ban Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh

- Xây dựng Đề án Trung tâm dịch vụ một cửa, một cửa liên thông điện tử tỉnh Quảng nam trên lĩnh vực đầu tư.

- Xây dựng Đề án Trung tâm thông tin dữ liệu phục vụ XTĐT tỉnh Quảng Nam.

- Xây dựng Đề án chiến lược xúc tiến đầu tư giai đoạn 2010-2015.

- Đào tạo kỹ năng xúc tiến đầu tư cho các đối tượng có liên quan.

- Thiết lập quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước để hỗ trợ trong công tác xúc tiến đầu tư và thương mại.

- Xây dưng Cổng thông tin quảng bá tỉnh Quảng Nam và phục vụ công tác xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp.

- Xây dựng bộ tài liệu thống nhất phục vụ xúc tiến đầu tư.

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành một số quy chế liên quan đến công tác xúc tiến đầu tư.

- Biên soạn tập sách Cẩm nang đầu tư vào Quảng Nam(Việt- Anh )

- Vận động nguồn ODA, NGO cho việc cải thiện sinh kế cho người dân sau khi GPMB, tổ chức các chương trình đào tạo nghề phù hợp cho người lao động.

- Rà soát các dự án bị vướng mắc để kiến nghị UBND tỉnh, cơ quan liên quan tạo điều kiện giải quyết.

- Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp dài hạn.

18

UBND các huyện, thành phố

-Xây dựng và triển khai kế hoạch hành động nhằm cải thiện môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh trong địa bàn quản lý, tập trung vào các chỉ tiêu thành phần của chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI )còn yếu kém, đặc biệt là công tác thỏa thuận mặt bằng, giải phóng mặt bằng, công khai hóa và minh bạch hóa các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp và đầu tư, thường xuyên tổ chức đối thoại với doanh nghiệp và tập trung giải quyết những vấn đề DN kiến nghị một cách kịp thời, xác định rõ từng mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp thực hiện và phân công người chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể liên quan đến DN.

- Kiện toàn Ban Giải phóng mặt bằng, đôn đốc và tăng cường nhân lực, nâng cao công tác chuyên môn Phòng Tài nguyên và Môi trường để đảm bảo giải quyết tốt các thủ tục về mặt bằng cho DN và thủ tục đất đai cho người dân.

- Đẩy mạnh việc hoàn thành các khu tái định cư cho người dân nhằm thúc đẩy các dự án đầu tư dân doanh thực hiện đúng cam kết tiến độ thực hiện dự án.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch dài hạn cho các đối tác tham gia, xây dựng biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các ban, ngành, các đơn vị liên quan trên địa bàn nhằm cải thiện môi trường đầu tư.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan đề xuất thu hồi hoặc có giải pháp hữu hiệu đối với những dự án chậm được triển khai hoặc không triển khai.

- Kiện toàn hệ thống đăng ký kinh doanh cấp huyện, thành phố, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc quản lý doanh nghiệp trên địa bàn huyện, thành phố.

- Tuyên truyền và có kế hoạch, giải pháp hữu hiệu trong việc thu hút đầu tư và hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp.