Quyết định 552/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt dự án quy hoạch vùng chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ gia cầm tập trung tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2008 – 2020
Số hiệu: | 552/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu | Người ký: | Trần Ngọc Thới |
Ngày ban hành: | 04/03/2010 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 552/QĐ-UBND |
Vũng Tàu, ngày 04 tháng 3 năm 2010 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 09/TTr-SNN-NN ngày 13 tháng 01 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt dự án quy hoạch vùng chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ gia cầm tập trung tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2008 – 2020, nội dung như sau:
- Phát huy tối đa các lợi thế phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung, chuyển đổi mạnh từ chăn nuôi tự phát, quy mô nhỏ sang sản xuất hàng hóa theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp với quy mô vừa và lớn trên cơ sở quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung. Phát triển chăn nuôi gia cầm gắn kết chặt chẽ và đồng bộ từ khâu sản xuất – thu mua – chế biến – bảo quản – tiêu thụ, đồng thời với ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, thú y, quy trình nuôi dưỡng để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
- Tiến hành xây dựng vùng chăn nuôi thâm canh kết hợp với xây dựng vùng an toàn dịch bệnh để tạo ra ngày một nhiều sản phẩm (thịt, trứng gia cầm) có chất lượng cao, khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, chất lượng đồng đều, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong trong nội bộ tỉnh và các tỉnh lân cận, nhất là thành phố Hồ Chí Minh.
- Đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi gia cầm nhằm tạo thêm thu nhập, việc làm cho lao động nông thôn, phân công lại lao động xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ IV (nhiệm kỳ 2005 – 2010), Chương trình hành động số 24 ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng tàu, quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2006 – 2015 và định hướng đến năm 2020 cũng như chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2008, ngành chăn nuôi gia cầm tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong giai đoạn 2008 – 2020 phấn đấu đạt các mục tiêu sau đây:
1. Mục tiêu chung:
- Tạo ra bước đột phá mới về hệ thống tổ chức sản xuất chăn nuôi gia cầm từ khâu sản xuất – thu mua – chế biến – bảo quản – tiêu thụ.
- Nâng cao hiệu quả và tăng giá trị sản xuất chăn nuôi gia cầm từ 11,67% năm 2006 lên 15 – 16% trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi vào năm 2010, 20 – 21% vào năm 2015 và đến năm 2020 đạt 21 – 22% tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi.
- Chủ động kiểm soát và khống chế được dịch cúm gia cầm, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh khác gây ra cho đàn gia cầm, đảm bảo an toàn dịch tễ, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường từ những hoạt động chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển và kinh doanh sản phẩm gia cầm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đồng thời bảo vệ tốt nhất đàn gia cầm.
- Xây dựng các vùng chăn nuôi gia cầm tập trung, sản xuất ra sản phẩm gia cầm có chất lượng cao, giá thành hợp lý, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và về lâu dài sẽ hướng đến xuất khẩu.
- Khai thác triệt để các lợi thế, đất đai, lao động và các giống gia cầm phù hợp để đẩy nhanh tốc độ phát triển chăn nuôi gia cầm.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Từ năm 2008 đến năm 2010:
+ Rà soát, thống kê và tổ chức sắp xếp các trang trại chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y và môi trường. Quy hoạch vùng chăn nuôi gia cầm tập trung hàng hóa (công nghiệp và bán công nghiệp), thực hiện đổi mới tổ chức hệ thống sản xuất chăn nuôi gia cầm.
+ Tiến hành di dời các trại chăn nuôi và cơ sở giết mổ gia cầm không đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường ra khỏi khu dân cư.
+ Kiểm soát và khống chế được dịch cúm gia cầm và các dịch bệnh nguy hiểm, nhất là các dịch bệnh có thể lây lan sang người.
+ Hoàn thiện mạng lưới thú y, đảm bảo an toàn vệ sinh sản phẩm gia cầm từ khâu nuôi dưỡng – giết mổ – chế biến – bảo quản – phân phối – tiêu thụ – bàn ăn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đồng thời bảo vệ tốt đàn gia cầm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
- Giai đoạn 2011 – 2015: hình thành các vùng chăn nuôi gia cầm tập trung, phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng trang trại.
- Đến năm 2020: phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng công ty, doanh nghiệp và trang trại với phương thức chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp.
Một số chỉ tiêu chăn nuôi gia cầm chủ yếu giai đoạn 2008 – 2010, 2011 – 2015 và đến năm 2020 như sau:
Stt |
Hạng mục |
Đơn vị tính |
Mục tiêu đến năm 2010 |
Mục tiêu đến năm 2015 |
Mục tiêu đến năm 2020 |
I |
Chất lượng đàn gia cầm |
|
|
|
|
1 |
Tỷ lệ gia cầm giống mới |
% |
95 |
98 |
100 |
II |
Tỷ trọng sản phẩm hàng hóa nuôi theo hướng trang trại tập trung |
|
|
|
|
1 |
Gà (nuôi bán CN và CN) |
% |
85 |
90 |
95 |
2 |
Vịt ((nuôi ao + chuồng) |
- |
50 |
80 |
90 |
III |
Quy mô đàn gia cầm |
1.000con |
2.600 |
3.860 |
4.800 |
1 |
Đàn gà |
- |
2.280 |
3.640 |
4.600 |
2 |
Đàn vịt |
- |
320 |
220 |
200 |
IV |
Sản lượng sản phẩm gia cầm |
|
|
|
|
1 |
Thịt gà |
- |
8.140 |
15.020 |
19.880 |
2 |
Thịt vịt |
- |
600 |
350 |
310 |
3 |
Trứng gia cầm |
1.000quả |
77.910 |
135.600 |
193.890 |
1. Vùng tập trung các trang trại chăn nuôi gia cầm và phương thức nuôi:
Chủ động tổ chức sản xuất tập trung để nâng cao năng suất, chất lượng và tạo ra khối lương hàng hoá lớn, đáp ứng yêu cầu của thị trường, ổn định về số lượng và thời gian cung cấp với chất lượng tốt và đạt tiêu chuẩn theo từng loại sản phẩm, sản phẩm tạo ra có gia thành hợp lý, có khả năng cạnh tranh; đồng thời kiểm soát dịch bệnh được hiệu quả hơn nhất là trong bối cảnh dịch cúm gia cầm đang diễn biến phức tạp, cũng như góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi gia cầm gây ra.
Quy hoạch vùng tập trung các trang trại chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cụ thể như sau:
Stt |
Đơn vị |
Quy mô trang trại và loại gia cẩm |
|
Gà |
Vịt |
||
I |
THỊ XÃ BÀ RỊA |
|
|
1 |
Xã Long Phước |
Trang trại quy mô vừa và lớn |
Trang trại quy mô nhỏ |
II |
HUYỆN TÂN THÀNH |
|
|
1 |
Xã Châu Pha |
Trang trại quy mô nhỏ |
|
2 |
Xã Hắc Dịch |
Trang trại quy mô nhỏ |
|
3 |
Xã Sông Xoài |
Trang trại quy mô vừa và lớn |
|
III |
HUYỆN XUYÊN MỘC |
|
|
1 |
Xã Bàu Lâm |
Trang trại quy mô nhỏ |
|
2 |
Xã Bông Trang |
Trang trại quy mô nhỏ |
|
3 |
Xã Bưng Riềng |
Trang trại quy mô nhỏ |
|
4 |
Xã Hòa Bình |
Trang trại quy mô nhỏ |
|
5 |
Xã Hòa Hiệp |
Trang trại quy mô vừa và lớn |
|
6 |
Xã Hòa Hội |
Trang trại quy mô nhỏ |
|
7 |
Xã Hòa Hưng |
Trang trại quy mô nhỏ |
|
8 |
Xã Phước Tân |
Trang trại quy mô nhỏ |
|
9 |
Xã Tân Lâm |
Trang trại quy mô vừa và lớn |
|
10 |
Xã Xuyên Mộc |
Trang trại quy mô nhỏ |
|
IV |
HUYỆN LONG ĐIỀN |
|
|
1 |
Xã An Nhứt |
|
Trang trại quy mô nhỏ |
2 |
Xã Tam Phước |
|
Trang trại quy mô nhỏ |
V |
HUYỆN ĐẤT ĐỎ |
|
|
1 |
Xã Phước Long Thọ |
Trang trại quy mô nhỏ |
Trang trại quy mô nhỏ |
2 |
Xã Long Tân |
Trang trại quy mô vừa và lớn |
Trang trại quy mô nhỏ |
4 |
Xã Láng Dài |
Trang trại quy mô nhỏ |
Trang trại quy mô nhỏ |
5 |
Xã Phước Hội |
Trại giống của tỉnh |
Trang trại quy mô nhỏ |
VI |
HUYỆN CHÂU ĐỨC |
|
|
1 |
Xã Bình Ba |
Trang trại quy mô vừa và lớn |
|
2 |
Xã Suối Nghệ |
Trang trại quy mô nhỏ |
|
3 |
Xã Nghĩa Thành |
Trang trại quy mô nhỏ |
|
4 |
Xã Đá Bạc |
Trang trại quy mô vừa và lớn |
|
5 |
Xã Suối Rao |
Trang trại quy mô vừa và lớn |
|
6 |
Xã Sơn Bình |
Trang trại quy mô nhỏ |
|
7 |
Xã Xuân Sơn |
Trang trại quy mô nhỏ |
|
8 |
Xã Bình Trung |
Trang trại quy mô vừa và lớn |
|
9 |
Xã Bàu Chinh |
Trang trại quy mô vừa và lớn |
|
10 |
Xã Kim Long |
Trang trại quy mô vừa và lớn |
|
11 |
Xã Quảng Thành |
Trang trại quy mô nhỏ |
|
12 |
Xã Xà Bang |
Trang trại quy mô nhỏ |
|
13 |
Xã Láng Lớn |
Trang trại quy mô vừa và lớn |
|
Đặc biệt, ở khu vực xã Sông Xoài – huyện Tân Thành và xã Láng Lớn, Bình Ba – huyện Châu Đức, đây là khu vực tập trung các trang trại chăn nuôi gà quy mô lớn lại ở gần hồ Đá Đen nên yêu cầu phải nuôi công nghiệp với hệ thống chuồng kín (chuồng lạnh).
2. Quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ gia cầm tập trung đến năm 2020:
a) Thành phố Vũng Tàu: các cơ sở giết mổ gia cầm đảm bảo vệ sinh thú y sẽ cho hoạt động tạm thời đến năm 2010 và chậm nhất là năm 2012 các cơ sở giết mổ gia cầm trên địa bàn thành phố phải ngừng hoạt động.
b) Thị xã Bà Rịa: đến năm 2010 (chậm nhất là năm 2012) sẽ giải tỏa di dời tất cả các cơ sở giết mổ gia cầm đến khu vực giết mổ gia cầm tập trung xây dựng mới ở vị trí ấp Phước Hữu - xã Long Phước, công suất cơ sở giết mổ gia cầm khoảng: 2.000 – 2.500 con/ngày.
c) Huyện Tân Thành: gia cầm được tập trung giết mổ tại nhà máy giết mổ gia cầm của Công ty Phú An Sinh tại ấp 2, xã Hắc Dịch với công suất giết mổ: 12.000 – 15.000 gia cầm/giờ.
d) Huyện Xuyên Mộc: cho phép 03 cơ sở giết mổ gia cầm hiện tại thuộc xã Phước Bửu, Bưng Riềng, Xuyên Mộc tiếp tục giết mổ gia cầm đến hết năm 2010 và cơ sở giết mổ tại xã Hòa Hiệp cho phép hoạt động đến hết năm 2015. Đến năm 2015 tất cả số gia cầm giết mổ của huyện sẽ tập trung về khu giết mổ gia cầm xây dựng mới ở xã Phước Tân (cùng vị trí với khu giết mổ gia súc) với công suất 1.500 – 2.000 con gia cầm/ngày
đ) Huyện Long Điền: không bố trí cơ sở giết mổ gia cầm, gia cầm làm sẵn do các địa phương khác cung cấp.
e) Huyện Đất Đỏ: đến năm 2012 xây dựng 1 khu giết mổ gia cầm tập trung ở vị trí thuộc ấp Phước Lộc, xã Phước Hội với công suất 500 con gia cầm/giờ cung cấp gia cầm giết mổ sẵn cho khu vực thị trấn Đất Đỏ, Long Mỹ và Phước Hải.
g) Huyện Châu Đức: năm 2010 xây dựng 1 khu giết mổ gia cầm tập trung ở vị trí ấp Quảng Thành 2, xã Nghĩa Thành và năm 2011 xây dựng 1 khu giết mổ gia cầm tập trung ở vị trí ấp Hưng Long, xã Kim Long. Công suất mỗi khu giết mổ gia cầm: 1.500 – 2.000 con/ngày.
h) Huyện Côn Đảo: đến năm 2015 xây dựng khu giết mổ gia cầm công suất 250 – 300 con/ngày ở vị trí khu vực Bến Đầm (gần cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệ Côn Đảo).
Như vậy, dự kiến quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ gia cầm tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu từ 22 cơ sở năm 2008 sẽ giảm còn 13 cơ sở vào năm 2010 (tổng công suất giết mổ 10.600 – 13.900 con gia cầm/ngày); năm 2015 còn 1 cơ sở, 6 khu và 1 công ty (tổng công suất giết mổ 13.400 – 19.000 con gia cầm/ngày) và đến năm 2020 tập trung còn 6 khu và 1 công ty giết mổ gia cầm với tổng công suất giết mổ 19.500 – 24.800 con gia cầm/ngày.
3. Tổ chức hệ thống kinh doanh buôn bán sản phẩm gia cầm:
- Tại các khu đô thị và khu dân cư tập trung ở các thị trấn, quanh các khu công nghiệp, sẽ có một số cửa hàng chuyên bán thực phẩm (thịt tươi sống, thịt đông lạnh và thực phẩm chế biến) phục vụ cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp và nhân dân trong khu vực. Định hướng giai đoạn 2015 – 2020 sẽ xây dựng chợ Nam Kỳ Khởi Nghĩa ở thành phố Vũng Tàu thành chợ đầu mối kinh doanh thịt.
- Chợ đầu mối bán buôn thịt gia cầm phải có kho mát, kho trữ lạnh. Cấm kinh doanh buôn bán gia cầm sống tại các chợ trên địa bàn phường, trị trấn, các quầy sạp bán sản phẩm gia cầm phải có tủ trữ lạnh. Đặc biệt xây dựng các mô hình chợ an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Đối với các chợ bán lẻ ở thành phố, thị xã, tập trung nâng cấp các chợ hiện hữu, đặc biệt là nâng cấp khu vực bán buôn thực phẩm, kiên quyết giải tán các chợ tự phát và những nơi buôn bán thịt không theo quy hoạch, khuyến khích phát triển các hệ thống siêu thị, các cửa hàng bán lẻ về thực phẩm trong thành phố, trung tâm các huyện; đặc biệt chú ý đến địa bàn dân cư, khu công nghiệp theo quy hoạch.
- Trong các chợ huyện cần xây dựng khu vực độc lập bán thực phẩm và thiết kế các ô, quầy sạp cũng như sắp xếp các ngành hàng cho phù hợp, nhất là khu vực bán thực phẩm tươi sống. Tất cả các điểm bán sản phẩm gia cầm làm sẵn, cũng như việc kinh doanh ở các chợ bán lẻ phải được chấn chỉnh, cải tạo, nâng cấp theo tiêu chí đã quy định. Riêng các cửa hàng chuyên doanh thịt gia cầm phải có tủ mát để chứa thịt, phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Trong các chợ nông thôn phải thiết kế các ô, quầy sạp cũng như sắp xếp các ngành hàng cho phù hợp, nhất là khu vực bán gia cầm sống, sản phẩm gia cầm qua giết mổ.
- Sản phẩm thịt gia cầm phải được kiểm dịch và có dấu kiểm soát vệ sinh thú y, gia cầm sống bán ở chợ nông thôn phải có giấy chứng nhận tiêm phòng. Thực phẩm đóng gói sẵn phải được ghi nhãn; nhãn thực phẩm phải ghi đầy đủ, chính xác, rõ ràng, trung thực về thành phần thực phẩm và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
1. Nhóm giải pháp về kỹ thuật:
a) Giống gia cầm:
- Phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ chủ yếu sử dụng giống gia cầm địa phương, sẽ tự cung cấp giống. Đối với phương thức chăn nuôi gia trại, bán công nghiệp sử dụng giống gà Tam Hoàng, Lương Phượng, Kabir, Sasso, IAS-JA-57, BT2,... và phương thức công nghiệp sử dụng giống gà hướng thịt : ISA - 30MPK, AA,… và giống gà hướng trứng : Hyline, Brown Nick, Babcock B380,...
- Đối với giống gia cầm nhập nội có năng suất cao nuôi công nghiệp, từ nay đến năm 2015 để đáp ứng nhu cầu sản xuất, hướng chính vẫn là mua các giống gà bố mẹ từ các công ty giống vốn 100% nước ngoài về các trại gà giống ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do tư nhân quản lý sản xuất gà giống thương phẩm nhằm giải quyết một phần nhu cầu giống tại chỗ; mặt khác, có thể trực tiếp mua giống gà thương phẩm hoặc hợp đồng nuôi gia công với các công ty chăn nuôi ngoài tỉnh như Công ty cổ phần, Công ty Giống Gia cầm miền Nam,...
- Đặc biệt, khi di dời và xây dựng mới trại gà giống Phước Hưng và trại gà Phước Cơ đến địa điểm mới ở xã Phước Hội - huyện Đất Đỏ, ngoài việc mở rộng quy mô, công suất đàn gà giống, cần thiết phải đa dạng hóa về giống gà (nhất là giống gà lông màu) và loại hình sản xuất (sản xuất gà giống, gà thịt, gà đẻ trứng thương phẩm,...) để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra, cũng cần khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh xây dựng trại gà giống gia cầm bố mẹ với quy mô 5.000 – 10.000 con/trại, để đáp ứng nhu cầu con giống; đặc biệt là giống gà lông màu và giống gà lai cung cấp một phần con giống gia cầm cho các trang trại chăn nuôi trong tỉnh.
b) Nghiên cứu áp dụng một số kiểu chuồng nuôi phù hợp nhằm dễ khống chế và kiểm soát dịch bệnh:
- Trên cơ sở các kiểu chuồng nuôi hiện có, cần tiếp tục cải tiến tổng kết một số mẫu chuồng phù hợp để khuyến cáo áp dụng cho trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn; lựa chọn 2 kiểu chuồng chính là: kiểu chuồng kín hoàn toàn (chuồng lạnh) và kiểu chuồng hở nuôi nhốt.
- Yêu cầu đối với cả hai kiểu chuồng là tiểu khí hậu trong chuồng nuôi phải phù hợp với từng lứa tuổi đàn gà, không khí trong chuồng nuôi dễ dàng lưu thông và phải thuận tiện cho công tác vệ sinh tiêu độc. Trại chăn nuôi phải có tường, rào ngăn cách, có vùng đệm an toàn.
c) Giải quyết đủ nhu cầu thức ăn tinh cho đàn gia cầm:
- Xây dựng thêm một dây chuyền chế biến thức ăn chăn nuôi (công suất khoảng 20.000 tấn/năm) ở trại gà giống Đất Đỏ để chủ động nguồn thức ăn cho chăn nuôi của trại và dành một phần cung cấp cho thị trường trong tỉnh.
- Đối với các trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ, để giảm giá thành mỗi trang trại có thể mua nguyên liệu có sẵn tại địa phương và thức ăn đậm đặc tự trộn làm thức ăn cho chăn nuôi. Bên cạnh đó, các trang trại quy mô nhỏ có thể hợp tác lại để hợp đồng mua thức ăn chăn nuôi với số lượng lớn và ổn định trực tiếp ở các nhà máy, sẽ giảm được các chi phí vận chuyển, chi phí gián tiếp khác,… Các trang trại chăn nuôi quy mô lớn cần đầu tư trang bị máy móc và mua nguyên liệu về tự chế biến thức ăn chăn nuôi để cung cấp cho đàn gia cầm nuôi trong nội bộ trại hoặc hợp đồng với các nhà máy sản xuất thức ăn công nghiệp để bảo đảm cung cấp ổn định về số lượng và chất lượng thức ăn chăn nuôi với giá hợp lý.
d) Về giải pháp khoa học – công nghệ trong chăn nuôi: Ứng dụng công nghệ chẩn đoán phòng trừ dịch bệnh, công nghệ xử lý môi trường,… Áp dụng công thức lai tạo giữa giống gà địa phương với các giống gà lông màu nhập nội và sử dụng tủ ấp. Thiết kế chuồng gà kiểu chuồng kín, có hệ thống làm mát chống nóng, tự động cấp thức ăn, nước uống, thực hiện qui trình cùng vào – cùng ra. Trại chăn nuôi phải có tường, rào ngăn cách, có vùng đệm an toàn. Đồng thời áp dụng biện pháp chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học.
đ) Giải pháp về thú y: Nâng cao năng lực ngành thú y trên các lĩnh vực : giám sát, thông tin dịch bệnh, phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch - kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc thú y, công tác cán bộ và giáo dục, tuyên truyền. Đồng thời có sự đầu tư thích hợp cho ngành Thú y để có đủ năng lực hoạt động, đáp ứng được yêu cầu thực tế; trong đó, ưu tiên đầu tư cho công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và công tác tuyên truyền.
e) Công tác khuyến nông: mở rộng và nâng cao chất lượng chương trình đào tạo, tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi gia cầm, quy trình và các biện pháp phòng chống dịch bệnh, biện pháp nuôi gia cầm an toàn sinh học, gắn đào tạo với thực tiễn sản xuất. Thông qua các chương trình, dự án để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới. Cung cấp các thông tin về giống, về giá cả vật tư đầu vào, thị trường tiêu thụ và giá cả sản phẩm,… Phối hợp cùng với Ủy ban nhân dân các huyện tổ chức các mô hình chăn nuôi và nhân rộng các mô hình điển hình về tổ chức chăn nuôi gia cầm bảo đảm an toàn dịch bệnh và có hiệu quả kinh tế cao.
2. Nhóm giải pháp về chính sách:
a) Điều chỉnh một số chính sách và quy định về điều kiện chăn nuôi : Rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành một số văn bản, chính sách mới về sản xuất chăn nuôi. Trước mắt sẽ xây dựng và ban hành quy định về điều kiện hoạt động về sản xuất kinh doanh của cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, hoạt động dịch vụ về sản xuất thức ăn chăn nuôi, dịch vụ giết mổ, sơ chế, bảo quản, vận chuyển sản phẩm gia cầm.
b) Chính sách hỗ trợ, khuyến khích các hộ, trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ, kinh doanh gia cầm nằm trong khu dân cư, đô thị,… di dời và chuyển đổi ngành nghề sản xuất để chủ động phòng chống dịch và ô nhiễm môi trường.
c) Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi (trang trại, sản xuất giống, thức ăn gia súc,…).
d) Chính sách về đất đai: Tạo điều kiện chủ trang trại được thuê đất lâu dài đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phát triển chăn nuôi với thời gian ít nhất từ 20 đến 30 năm trở lên theo tinh thần Nghị quyết số 03/2000-NQ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại (điểm a khoản 3), Nghị quyết 09/2000-NQ-CP và Quyết định 167/2001/QĐ-TTg.
đ) Chính sách về đầu tư và tín dụng : Huy động ngân sách địa phương khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi đầu tư hợp lý, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ, chế biến, hỗ trợ đầu tư phát triển một số chợ bán buôn sản phẩm chăn nuôi. Thực hiện chính sách tín dụng ngân hàng đối với kinh tế trang trại cùng với các chính sách huy động sức dân đầu tư phát triển sản xuất chăn nuôi. Đặc biệt, tập trung vốn đầu tư vào các trang trại chăn nuôi với phương thức công nghiệp và bán công nghiệp.
e) Chính sách liên quan đến công tác thú y: Tăng cường vaccin phòng bệnh đối với một số bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến kinh tế chăn nuôi, hỗ trợ kinh phí vaccin cúm gia cầm và thuốc sát trùng tiêu độc. Hỗ trợ đầu tư tủ cấp đông, trữ đông kinh doanh sản phẩm gia cầm cho các hộ kinh doanh thịt gia cầm tại các chợ.
g) Chính sách cho công tác nghiên cứu khoa học và khuyến nông: tăng cường đào tạo tập huấn, nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý cho chủ trang trại chăn nuôi. Hỗ trợ các trang trại chăn nuôi xây dựng thương hiệu hoặc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa sản phẩm chăn nuôi. Đào tạo cán bộ nghiên cứu và khuyến nông viên,…
h) Chính sách đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chăn nuôi: ngoài lực lượng cán bộ có trình độ cao được đào tạo ở các trường đại học, tổ chức các lớp tập huấn đào tạo tay nghề cho cán bộ ở địa phương và cấp cơ sở, lực lượng kỹ thuật viên.
Điều 2. Giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức công bố quy hoạch cho nhân dân các địa phương trong tỉnh biết để thực hiện; lập kế hoạch phát triển ngành chăn nuôi gia cầm hàng năm và từng giai đoạn từ nay đến năm 2020 và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Y tế, Xây dựng, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố lập hồ sơ điều chỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Y tế, Xây dựng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các ngành có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Quyết định 10/2008/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 Ban hành: 16/01/2008 | Cập nhật: 23/01/2008
Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 07/09/2006 | Cập nhật: 16/09/2006