Quyết định 540/QĐ-UBND năm 2008 Quy định về định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước
Số hiệu: 540/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh Người ký: Nguyễn Văn Nên
Ngày ban hành: 17/03/2008 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Khoa học, công nghệ, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 540/QĐ-UBND

Tây Ninh, ngày 17 tháng 03 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ ĐỊNH MỨC XÂY DƯNG VÀ PHÂN BỔ DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỐI VỚI CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÓ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn Cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 của Bộ Tài Chính, Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;

Theo đề nghị của Giám đốc sở Tài chính, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại tờ trình số 2054/TTr-STC-SKHCN ngày 04/9/2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước, (bản Quy định kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Quyết định này,.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị: sỏ' Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước tỉnh và các Sở, ban, ngành liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- CTUBND tinh;
- Các PCTUBND tinh;
- Như Điều 3;
- LĐVP+GVKT;
- Lưu: VT.VP UBND tinh

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Nên

 

QUY ĐỊNH

ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG VÀ PHÂN BỔ DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỐI VỚI CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN KHÓA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÓ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 540/QĐ-UBND ngày 17/3/2008 của UBND tỉnh)

PHẦN I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh:

Quy định này áp dụng đối với: các đề tài nghiên cứu khoa học, dự án sản xuất thử nghiệm, dự án khoa học và công nghệ (KH&CN) có sử dụng ngân sách nhà nước (bao gồm đề tâi nghiên cứu khoa học, dự án sản xuất thử nghiệm, dự án KH&CN cấp tỉnh dưới đây viết tắt là đề tài, dự án KH&CN); các hoạt động phục vụ công tác quản lý các đề tài, dự án KH&CN của cơ quan có thẩm quyền.

Các định mức chi, lập dự toán khác của đề tài, dự án KH&CN không quy định cụ thể tại Quy định này được thực hiện theo các quy định hiện hành của nhà nước.

2. Giải thích từ ngữ:

a. Đề tài nghiên cứu khoa học: là một nhiệm vụ KH&CN nhằm phát hiện quy luật, mô tả, giải thích nguyên nhân vận động của sự vật,, hiện tượng hoặc sáng tạo nguyên lý, những giải pháp, bí quyết, sáng chế,.... được thể hiện dưới các hình thức: Đề tài nghiên cứu cơ bản. đề tài nghiên cứu ứng dụng, đề tài triển khai thực nghiệm hoặc kết hợp cả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm:

b. Dự án sản xuất thử nghiệm (dự án SXTN): là nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm để thử nghiệm các giải pháp, phương pháp, mô hình quản lý kinh tế-xã hội hoặc sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống

c. Dự án khoa học và công nghệ (dự án KH&CN): Là nhiệm vụ khoa học và công nghệ, bao gồm một số đề tài nghiên cứu khoa học và một số dự án sản xuất thử nghiệm gắn kết hữu cơ; đồng bộ được tiến hành trong một thời gian nhất định nhằm giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ chủ yếu phục vụ cho việc sản xuất một sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm trọng điểm, chủ lực có tác động nâng cao trình độ công nghệ của một ngành, .một lĩnh vực và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

d. Chuyên đề.khoa học: Là một vấn đề khoa học cần giải quyết trong quá trình, nghiên cứu của một đề tài, dự án KH&CN, nhằm xác định những luận điểm khoa học và chứng minh những luận điểm này bằng những luận cứ khoa học, bao gồm luận cứ lý thuyết (cơ sở lý luận) và luận cứ thực tế (là kết quả khảo sát, điều tra, thí nghiệm, thực nghiệm do chính tác giả thực hiện hoặc trích dẫn công trình của các đồng nghiệp khác).

Chuyên đề khoa học được phân thành 2 loại dưới đây:

- Loại 1: Chuyên đề nghiên cứu lý thuyết bao gồm các hoạt động thu thập và xử lý các- thông tin, tư liệu đã có, các luận điểm khoa học đã được chứng minh là đúng, được khai thác từ các tài liệu, sách báo, công trình khoa học của những người đi trước, hoạt động nghiên cứu - thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, từ đó đưa ra những luận cứ cần thiết để chứng minh luận điểm khoa học.

- Loại 2: Chuyên đề nghiên cứu lý thuyết kết hợp triển khai thực nghiệm, ngoài các hoạt động như chuyên đề loại 1 nêu trên còn bao gồm các hoạt động điều tra, phỏng vấn, khảo cứu, khảo nghiệm, thực nghiệm trong thực tế nhằm đối chứng, so sánh, phân tích, đánh giá để chứng minh luận điểm khoa học.

e. Chuyên gia: là người có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu, tối thiểu có 05 năm kinh nghiệm về lĩnh vực KH&CN của đề tài, dự án; nắm vững cơ chế quản lý KH&CN; có kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, chuyển giao và áp dụng các kết quả KH&CN vào thực tế sản xuất; có uy tín chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.

g. Cơ quan có thẩm quyền quản lý đề tài, dự án KH&CN: là cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ: xác định nhiệm vụ; tuyển chọn các tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện; xét duyệt nội dung và kinh phí; kiểm tra và đánh giá nghiệm thu kết quả các đề tài, dự án.

h. Tổ chức chủ trì đề tài, dự án KN&CN: là tổ chức có tư cách pháp nhân được cơ quan quản lý có thẩm quyền giao nhiệm vụ và kinh phí để thực hiện đề tài, dự án.

PHẦN II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Nội dung chi các hoạt động phục vụ công tác quản lý của cơ quan có thẩm quyền đối với đề tài, dự án KH&CN:

a. Chi công tác tư vấn: xác định đề tài, dự án KH&CN; tuyển chọn, xét chọn các tổ chức và cá nhân chủ trì, xét duyệt thuyết minh đề tài, dự án KH&CN, bao gồm chi công lao động khoa học của các chuyên giá nhận xét, phản biện, đánh giá các hồ sơ đề tài, dự án, thẩm định nội dung và tài chính của đề tài, dự án; chi họp các hội đồng tư vấn; chi phí đi lại, ăn ở của các chuyên gia ở xa được mời tham gia công tác tư vấn.

b. Chi công tác kiểm tra, đánh giá giữa kỳ (nếu có), đánh giá nghiệm thu kết quả của để tài dự án ở cấp quản lý đề tài, dự án, bao gồm chi công khảo nghiệm kết quả của các đề tài, dự án, chi công lao động của các chuyên gia nhận xét/phản biện, đánh giá kết quả của các đề tài, dự án; chi các cuộc họp của đoàn kiểm tra, tổ chuyên gia thẩm định, hội đồng đánh giá giữa kỳ (nếu có), hội Đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu; chi phí đi lại, ăn ở của các chuyên gia ở xa được mời tham gia đánh giá giữa kỳ, đánh giá nghiệm thu.

c. Các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến hoạt động phục vụ công tác quản lý nhà nước của cơ quan có thẩm quyền đối với đề tài, dự án KH&CN.

2. Nội dung chi của các đề tài, dự án KH&CN:

a. Chi công lao động tham gia trực tiếp thực hiện đề tài, dự án,bao gồm:

- Chi công lao động của cán bộ khoa học, nhân viên kỹ thuật trực tiếp tham gia thực hiện các đề tài, dự án KH&CN,nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu các quy trình công nghệ, giải pháp KHCN, thiết kế, chế tạo thử nghiệm; nghiên cứu lý thuyết các luận cứ trong khoa học xã hội và nhân văn; mực hiện, theo dõi thí nghiệm, phân tích mẫu; điều tra khảo sát, thiết kế Phiếu điều tra, điều tra xã hội học; xử lý, phân tích số liệu điều tra khảo sát, điều tra xã hội học; viết các phần mềm máy tính; báo cáo khoa học tổng kết đề tài, dự án, báo cáo kiến nghị; chi hỗ trợ đào tạo, chuyển giao công nghệ;

- Chi công lao động khác phục vụ triển khai đề tài, dự án.

b. Chi mua vật tư, nguyên, nhiên, vật diệu, tài liệu, tư liệu, số liệu, sách, tạp chí tham khảo, tài liệu kỹ thuật, bí quyết công nghệ, tài liệu chuyên môn, các loại xuất bản phẩm, dụng cụ, bảo hộ lao động phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ.

c. Chi sửa chữa, mua sắm tài sản cố định:

- Chi mua tài sản thiết yếu, phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của đề tài, dự án;

- Chi thuê tài sản trực tiếp tham gia thực hiện nghiên cứu và phát triển công nghệ của đề tài, dự án.

- Chi khấu hao tài sản cố định (nếu có) trong thời gian trực tiếp tham gia thực hiện đề tài, dự án theo mức trích khấu hao quy định đối với tài sản của doanh nghiệp

Chi sửa chữa trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu của đề tài, dự án.

d. Các khoản chi về: công tác phí trong nước; đoàn ra, đoàn vào; hội nghị, hội thảo chung của đề tài, dự án; văn phòng phẩm, in ấn; dịch tài liệu từ tiếng nước ngoài; quản lý chung của đơn vị chủ trì (bao gồm trả công lao động gián tiếp phục vụ triển khai đề tài, dự án, trả tiền điện nước, cước phí văn thư, điện thoại văn phòng; tiền sử dụng phương tiện làm việc của cơ quan chủ trì, ...); nghiệm thu cấp cơ sở (nghiệm thu nội bộ, bao gồm cả nộ dung chi cho chuyên gia phân tích, đánh giá, khảo nghiệm kết quả, sản phẩm của nhiệm vụ trước khi đánh giá nghiệm thu); đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; chi quảng cáo, tiếp thị, xúc tiến thương mại: (nếu có) đối với sản phẩm của đề tài, dự án; một số khoản chi khác liên quan trực tiếp đến đề tài, dự án.

3. Phân định nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước:

a. Ngân sách nhà nước đầu tư vào các đề tài, dự án KH&CN thuộc hướng nghiên cứu trọng điểm được xác định trong chiến lược phát triển KH&CN; các đề tài, dự án KH&CN thuộc lĩnh vực nghiên cứu cơ bản hoặc nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng nghiên cứu chiến lược, chính sách và lĩnh vực công ích phục vụ phát triển kinh tế xã hội của cả nước, địa phương, vùng lãnh thổ.

b. Đối với các đề tài, dự án KH&CN thuộc hướng KH&CN ưu tiên của Nhà nước, ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện, đề tài, dự án theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

c. Các đề tài, dự án KH&CN thuộc hướng KH&CN nghiên cứu triển khai ứng dụng, phát triển công nghệ và các đề tài, dự án KH&CN thuộc các lĩnh vực khác, chủ yếu do tổ chức, cá nhân tự đầu tư kinh phí.

Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết việc phân loại các đề tài, dự án KH&CN thuộc các hướng nghiên cứu KH&CN nêu tại mục này.

4. Các khung định mức phân bổ ngân sách:

a. Đối với các hoạt động phục vụ công tác quản lý của cơ quan có thẩm quyền đối với các đề tài, dự án KH&CN:

STT

Nội dung công việc

Đơn vị tính

Đề tài, dự án cấp Tỉnh

Ghi chú (*)

1

Chi về tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN

 

 

 

A

Xây dựng đề bài được duyệt của đề tài, dự án để công bổ.

Đề tài, dự án

1.200

 

B

Họp Hội đồng xác định đề tài, dự án

Đề tài, dự- án

 

 

 

- Chủ tịch Hội đồng

 

240

 

 

-Thành viên, thư ký khoa học

 

160

 

 

- Thư ký hành chính

 

120

 

 

- Đại biểu được mời tham dự

 

70

 

2

Chi về tư vấn tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì, xét duyệt thuyết minh đề tài, dự án

 

 

 

A

Nhận xét đánh giá của uỷ viên phản biện

 

 

 

 

- Nhiệm vụ có tới 03 hồ sơ đăng ký

01 Hồ sơ

450

.

 

- Nhiệm vụ có từ 4 đến ố hồ sơ đăng ký

01 Hồ sơ

400

 

 

- Nhiệm vụ có từ 07 hồ sơ đăng ký trở lên

01 Hồ sơ

360

 

B

Nhận xét đánh giá của uỷ viên Hội đồng (Số lượng chuyên gia do cấp có thẩm quyền quyết định, nhưng không , quá 05 chuyên gia cho 01 đề tài hoặc 01 .dự án).

 

 

 

 

- Nhiệm vụ có đến 03 hồ sơ đăng ký

01 Hồ sơ

240

 

 

- Nhiệm vụ có từ 4 đến 06 hồ sơ đăng ký

01 Hồ sơ

220

 

 

- Nhiệm vụ có từ 07 hồ sơ đăng ký trở lên

01 Hồ sơ

200

 

c

Chi họp Hội đồng tư vấn tuyển chọn, xét chọn đề tài, dự án,-xét duyệt thuyết minh đề tài, dự án

Đề tài, dự án

 

 

 

- Chủ tịch Hội đồng

 

240

 

 

- Thành viên, thư ký khoạ học

 

160

 

 

- Thư ký hành chính

 

120

 

 

- Đại biểu được mời tham dự

 

70

 

3

Chi thẩm định tài chính của đề tài, dự án

 

 

 

 

- Tổ trưởng tổ thẩm định

Đề tài, dự án

200

 

 

- Thành viên tham gia thẩm định

Đề tài, dự án

150

 

4

Chi tư vấn đánh giá nghiệm thu chính thức ở cấp quản lý nhiệm, vụ KH&CN

 

 

 

A

Nhận xét đánh giá

 

 

 

 

- Nhận xét đánh giá của uỷ viên phản biện

Đề tài,- dự án

1.000

 

 

- Nhận xét đánh giá của uỷ viên Hội đồng

Đề tài, dự án

450

 

B

Chuyên gia phân tích, đánh giá, khảo nghiệm kết quả, sản phẩm của nhiệm vụ trước khi đánh giá nghiệm thu ở Cấp quản lý.

 

 

 

 

Báo cáo

1.000

 

 

c

Họp Tổ chuyên gia (nếu có):

Đề tài, dự án

 

 

 

- Tổ trưởng

 

200

 

 

- Thành viên

 

150

 

 

- Đại biểu được mời tham dự

 

70

 

D

Họp Hội đồng đánh giá nghiệm thú chính thức

Đề tài, dự án

 

 

 

- Chủ tịch Hội đồng

 

300

 

 

- Thành viên, thư ký khoa học

 

240

 

 

- Thư ký hành chính

 

120

 

 

- Đại biểu được mời tham dự

 

70

 

b. Đối với các hoạt động thực hiện đề tài, dự án KH&CN:

Số TT

Nội dung công việc

Đơn vị tính

Đề tài, dự án cấp Tỉnh

GHI CHÚ (*)

1

Xây dựng thuyết minh chi tiết được duyệt

Đề tài, dự án

1.500

 

2

Chuyên đề nghiên cứu xây dựng quy trình KH&CN và khoa học tự nhiên (chuyên đề xây-dựng theo sản phẩm của đề tài, dự án)

Chuyên đề

 

 

 

- Chuyên đề loại 1

 

8.000

 

 

- Chuyên đề loại 2

 

24.000

 

3

Chuyên đề nghiên cứu trong lĩnh vực KHXH và nhân văn

Chuyên đề

 

 

 

- Chuyên đề loại 1

 

6.000

 

 

- Chuyên đề loại 2

 

9.500

 

4

Báo cáo tổng thuật tài liệu của đề tài, dự án

Báo cáo

2.400

 

5

Lâp mẫu phiếu điều tra:

Phiếu mẫu được duyệt

400

 

 

- Trong nghiên cứu KHCN

 

 

 

 

- Trong nghiên cứu KHXH và nhân văn:

 

 

 

 

+ Đến 30 chỉ tiêu

 

400

 

 

+ Trên 30 chỉ tiêu

 

800

 

6

Cung cấp thông tin:

Phiếu

40

 

 

- Trong nghiên cứu KHCN

 

 

 

 

- Trong nghiên cứu KHXH và nhân văn:

 

 

 

 

+ Đến 30 chỉ tiêu

 

40

 

 

+ Trên 30 chỉ tiêu

 

60

 

7

Báo cáo xử lý, phân tích số liệu điều tra

Đề tài, dự án

3.000

 

8

Báo cáo khoa học tổng kết đề tài, dự án (bao gồm báo cáo chính và báo cáo tóm tắt)

Đề tài, dự án

9.500

 

9

Tư vấn đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở (nghiệm thu nội bộ)

 

 

 

a

Nhận xét đánh giá

 

 

 

 

- Nhận xét đánh giá của uỷ viên phản biện

Đề tài, dự án

600

 

 

- Nhận xét đánh giá của uỷ viên Hội đồng

Đề tài, dự án

400

 

b

Chuyên gia phân tích, đánh giá, khảo nghiệm kết quả, sản phẩm của nhiệm vụ trước khi đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở (Số lượng chuyên gia do cấp có thẩm quyền quyết định, nhưng không quá 05 chuyên gia cho 01 đề tài hoặc 01 dự án).

Báo cáo

600

 

c

Họp Tổ chuyên gia (nếu có)

Đề tài, dự án

 

 

 

-Tổ-trưởng

 

150

 

 

- Thành viên

 

120

 

 

- Đại biểu được mời tham dự

 

60

 

d

Họp Hội đồng đánh giá nghiệm thu

Đề tài, dự án

 

 

 

- Chủ tịch Hội đồng

 

150

 

 

- Thành viên, thư ký khoa học

 

120

 

 

- Thư ký hành chính

 

80

 

 

- Đại biểu được mời tham dự

 

70

 

10

Hội thảo khoa học

Buổi hội thảo

 

 

 

- Người chủ trì

 

150

 

 

- Thự ký hội thảo

 

80

 

 

- Báo cáo tham luận theo đặt hàng

 

400

 

 

- Đại biểu được mời tham dự

 

70

 

11

Thù lao trách nhiệm điều hành chung của chủ nhiệm đề tài, dự án

Tháng

700

 

12

Quản lý chung nhiệm vụ KH&CN (trong đó có chi thù lao trách nhiệm cho Thư ký và kế toán của đề tài, dự án theo mức do chủ nhiệm đề tài quyết định).

Năm

12.000

 

PHẦN III. LẬP, THẦM TRA, PHỀ DUYỆT KINH PHÍ

1. Xây dựng dự toán kinh-phí đối với các hoạt động phục vụ công tác quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các đề tài, dự án KH&CN:

Sở KH&CN căn cứ vào kế hoạch xác định, tuyển chọn, xét chọn, xét duyệt các đề tài,, dự án KH&CN trong năm; kế hoạch kiểm tra, đánh giá giữa kỳ (nếu có), đánh giá nghiệm thu đối với các đề tài, dự án KH&CN trong năm và khung định mức chi theo quy định này để xây dựng dự toán và tổng hợp vào dự toán chi sự nghiệp KH&CN của sỏ' Khoa học và Công nghệ hàng năm để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Xây dựng dự toán kinh phí của đề tài, dự án KH&CN:

a-Căn cứ:

- Các nội dung nghiên cứu, khối lượng công việc cần triển khai để đạt được mục tiêu và sản phẩm của đề tài, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Các định mức kinh tế - kỹ thuật do các Bộ, ngành chức năng ban hành, các khung định mức phân bổ ngân sách theo .quy định này .và các chế độ, chính sách hiện hành của nhà nước. Trường hợp không có định mức kinh tế - kỹ thuật thì cần thuyết minh cụ thể chi tiết căn cứ lập dự toán.

b- Yêu cầu:

- Dự toán kinh phí của đề tài, dự án được xây dựng và thuyết minh theo từng nội dung nghiên cứu và gắn với các sản phẩm.cụ thể của đề tài, dự án.

- Cá nhân được giao chủ trì nhiệm vụ, đơn vị chủ trì có trách nhiệm xây dựng dự toán trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề tài, dự án KH&CN xem xét phê duyệt.

3. Thẩm tra và phê duyệt dự toán của đề tài, dự án KH&CN:

Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đề tài, dự án KH&CN thành lập tổ thẩm định dự toán kinh phí của đề tài, dự án KH&CN bao gồm các thành viên: Sở Tài chính, Sở KH&CN, nếu cần thiết có thêm các chuyên gia am hiểu sâu về lĩnh vực KH&CN của đề tài, dự án KH&CN, các chuyên gia kinh tế, chuyên gia tài chính và các nhà doanh nghiệp có kinh nghiệm và am hiểu về lĩnh vực liên quan đến đề tài, dự án KH&CN cần thẩm định.

Tổ thẩm định căn cứ vào kết quả làm việc của Hội đồng tư vấn tuyển chọn (hoặc Hội đồng xét duyệt thuyết minh đề tài, dự án KH&CN) để tư- vấn cho thủ trưởng cơ quan quản lý đề tài, dự án KH&CN về tổng kinh phí cần thiết cho việc triển khai đề tài, dự án KH&CN phù hợp với các nội dung được phê duyệt, số kinh phí cần thiết hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, tính khả thi về thị trường, hiệu quả dự kiến đối với sản phẩm tạo ra của đề tài, dự án KH&CN. .

Trường hợp các nội dung chi không có định mức kinh tế - kỹ thuật của các Bộ, ngành chức năng ban hành thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đề tài, dự án KH&CN được quyết định các nội dung chi cần thiết và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật.

4. Giao dự toán và quyết toán kinh phí:

- Giao dự toán:

Dự toán chi cho các hoạt động phục vụ công tác quản lý của cơ quan có thẩm quyền đối với các đề tài, dự án KH&CN và dự toán chi thực hiện đề tài, dự án KH&CN: giao dư toán về Sở Khoa học và Công nghệ làm đầu mối quản lý và cấp kinh phí cho các đơn vị chủ trì thực hiện đề tài, dự án.

- Về quyết toán kinh phí: thực hiện theo các quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

5. Kinh phí của đề tài, dự án phải được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, không chi cho các hoạt động phục vụ công tác quản lý của cơ quan có thẩm quyền đối với các đề tài, dự án.

PHẦN IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Quỵ định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Đối với các đề tài, dự án KH&CN. có sử dụng ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước thời, điểm Quy định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo các quy định tại thời điểm phê duyệt triển khai đề tài, dự án.

Đối với các đề tài, dự án KH&CN: Các định mức chi tại quy định này là cơ sở thống nhất để xây dựng, phân bổ dự toán chi ngân sách và định hướng chi- đối với các đề tài, dự án KH&CN; khi tiến hành chi và kiểm soát chi thực hiện theo quy định về chế độ khoán kinh phí thực hiện đề tài, dự án quy định tại Thông tư liên tịch 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày 04 tháng 10 năm 2006 của liên Bộ Tài chính -Bộ Khoa học và Công nghệ.

Đối với các hoạt động phục vụ công tác quản lý của cơ quan có thẩm quyền đối với đề tài, dự án KH&CN: Các định mức chi tại quy định này là cơ sở thống nhất để xây dựng dự toán và tổng hợp vào dự toán chi sự nghiệp khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ trình cấp có thẩm quyền phê- duyệt và tổ chức thực hiện.

Căn cứ sự điều chỉnh, sửa đổi bổ sung định mức phân bổ ngân sách đối với các đề tài, dự án sử dụng ngân sách nhà nước của liên Bộ Tài chính - Bộ KH&CN khi tiền lương tối thiểu chung của Nhà nước được cấp có thẩm quyền điều chỉnh tăng thêm trên 50% so với mức lương tối thiểu chung quy định tại Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung hoặc khi thay đổi phương pháp xác định dự toán kinh phí của đề tài, dự án, Sở Tài chính và Sở KH&CN sẽ xem xét điều chỉnh, sửa đổi bổ sung định mức cho phù hợp trình UBND tỉnh phê duyệt.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, các Sở, ban, ngành phản ánh về UBND tỉnh để xử lý./.