Quyết định 54/2016/QĐ-UBND Quy định về hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị và tỷ lệ phương tiện vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Số hiệu: | 54/2016/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lâm Đồng | Người ký: | Đoàn Văn Việt |
Ngày ban hành: | 13/10/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giao thông, vận tải, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 54/2016/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 13 tháng 10 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
Căn cứ Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị và tỷ lệ phương tiện vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 10 năm 2016.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ TRONG ĐÔ THỊ VÀ TỶ LỆ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐI LẠI CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 54/2016/QĐ-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Quy định này quy định quản lý hoạt động vận tải hành khách đường bộ trong đô thị đối với các loại phương tiện sau: xe buýt, xe taxi, xe theo tuyến cố định, xe hợp đồng, xe du lịch, xe trung chuyển hành khách, xe ô tô vận tải người nội bộ; hoạt động vận tải hàng hóa trong đô thị bằng xe ô tô, xe taxi tải; hoạt động vận tải phục vụ vệ sinh môi trường, ô tô chở phế thải, vật liệu rời trong đô thị và tỷ lệ phương tiện vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
1. Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô; dịch vụ thu gom rác, vệ sinh môi trường hoạt động trong đô thị trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
2. Các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng áp dụng của Quy định này còn phải chấp hành Luật Giao thông đường bộ; các quy định khác của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, vệ sinh môi trường và trật tự an toàn xã hội và phải chấp hành thêm các quy định tại địa phương nếu có quy định về tuyến đường, thời gian hoạt động của các loại phương tiện trên.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đô thị là các thành phố, thị xã, thị trấn, được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập.
2. Đường bộ trong đô thị (đường đô thị) là đường nằm trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị, được giới hạn bởi chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Phương tiện vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật (sau đây gọi là xe buýt phục vụ người khuyết tật) là xe buýt có hệ thống thiết bị nâng, hạ phục vụ người khuyết tật lên, xuống xe và vị trí dành riêng cho người khuyết tật.
4. Kết cấu hạ tầng phục vụ xe buýt, bao gồm: điểm đầu, điểm cuối, điểm trung chuyển, đường dành riêng cho xe buýt, nhà chờ xe buýt, biển báo và các vạch sơn tại các điểm dừng, bãi đỗ xe, các công trình phụ trợ phục vụ hoạt động vận tải khách công cộng bằng xe buýt.
5. Điểm dừng xe buýt là công trình đường bộ được thiết kế và công bố cho xe buýt dừng để đón, trả khách.
6. Điểm đỗ xe taxi là nơi cơ quan có thẩm quyền quy định cho xe taxi được đỗ chờ đón khách hoặc đỗ trong thời gian ngừng hoạt động.
7. Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
8. Biểu đồ chạy xe là tổng hợp các hành trình, lịch trình chạy xe của các chuyến xe vận tải khách tham gia khai thác trên tuyến trong một thời gian nhất định.
9. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải là việc sử dụng xe ô tô có trọng tải từ 1.500 kilôgam trở xuống để vận chuyển hàng hóa và người thuê vận tải trả tiền cho lái xe theo đồng hồ tính tiền gắn trên xe. Mặt ngoài hai bên thành xe hoặc cánh cửa xe đề chữ “TAXI TẢI”, số điện thoại liên lạc, tên đơn vị kinh doanh.
QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ TRONG ĐÔ THỊ
Điều 4. Hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
1. Việc xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng xe buýt:
a) Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ xe buýt phải phù hợp quy hoạch; được xây dựng, lắp đặt tại những địa điểm, vị trí thuận lợi cho việc đi lại của hành khách, có kiểu dáng, kích thước thiết kế phù hợp, bảo đảm an toàn giao thông, mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường. Đối với những nhà chờ có phục vụ người khuyết tật tiếp cận sử dụng phải xây dựng lối lên xuống và các hạng mục công trình phụ trợ thuận tiện cho người khuyết tật.
b) Nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ xe buýt do Nhà nước đầu tư hoặc xã hội hóa.
c) Tại các điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng xe buýt, nhà chờ xe buýt phải có bảng thông tin các nội dung về tên tuyến, số hiệu tuyến, hành trình, tần suất chạy xe, thời gian hoạt động trong ngày của tuyến,... theo đúng quy định tại Điều 28 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
d) Việc thông tin quảng cáo tại các trạm dừng, nhà chờ phải thực hiện đúng các quy định hiện hành, đảm bảo mỹ quan đô thị.
đ) Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm quản lý, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt tại địa phương.
2. Quy định hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt:
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động vận tải công cộng bằng xe buýt phải thực hiện đúng quy định tại Điều 53, Điều 67, Điều 68 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và được cấp phép kinh doanh vận tải của Sở Giao thông vận tải.
b) Xe buýt tham gia hoạt động vận tải hành khách công cộng phải đảm bảo các điều kiện về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, phù hiệu, niêm yết, màu sơn đặc trưng,... theo quy định tại Điều 26, Điều 27 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
c) Thời gian xe buýt hoạt động trong ngày của từng tuyến được quy định trong biểu đồ chạy xe và được Sở Giao thông vận tải phê duyệt.
d) Căn cứ vào biểu đồ chạy xe đã được Sở Giao thông vận tải phê duyệt và công bố; các doanh nghiệp khai thác tuyến xe buýt phải bố trí đủ số lượng xe, chạy đúng tuyến, đúng lịch trình, dừng, đỗ đúng nơi quy định.
đ) Khi xe buýt hoạt động trên tuyến, phải có lệnh vận chuyển của đơn vị vận hành tuyến, trong lệnh vận chuyển phải ghi rõ giờ xe hoạt động theo biểu đồ, số hiệu tuyến, biển số xe, số hiệu tập vé, các điểm chốt số lượng vé đã bán.
e) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh hoạt động vận tải công cộng bằng xe buýt miễn phí hoặc giảm giá vé cho người khuyết tật và các đối tượng ưu tiên khác như người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai.
1. Thực hiện đúng quy định tại Điều 53, Điều 67, Điều 68 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
2. Doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải hành khách phải được Sở Giao thông vận tải cấp phép kinh doanh vận tải và phương tiện phải được cấp phù hiệu, biển hiệu theo đúng quy định.
3. Xe tuyến cố định phải thực hiện đúng hành trình, lịch trình chạy xe được Sở Giao thông vận tải chấp thuận; phải có lệnh vận chuyển xác nhận của đầu bến xe; đón, trả khách tại các bến xe và điểm đón, trả khách tuyến cố định, không dừng đón, trả khách trong khu vực đô thị và có biện pháp giữ gìn vệ sinh trong xe, không để hành khách vứt rác xuống lòng, lề đường.
4. Xe hợp đồng, du lịch (bao gồm cả ô tô vận chuyển học sinh, sinh viên đi học hoặc cán bộ, công nhân viên đi làm) vận chuyển hành khách theo hợp đồng; các điểm đỗ đón, trả khách phải đảm bảo an toàn giao thông và đúng vị trí được phép đỗ xe; hành khách tập trung tại các điểm đỗ phải giữ gìn an ninh trật tự xã hội và giữ vệ sinh chung. Nghiêm cấm xe vận tải hành khách trá hình dưới dạng hợp đồng để trốn thuế.
5. Xe trung chuyển hành khách là loại xe từ 16 chỗ ngồi trở xuống (kể cả người lái); phương tiện được Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu “xe trung chuyển”; phải niêm yết ở mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe: tên và số điện thoại của doanh nghiệp, hợp tác xã; xe trung chuyển chỉ được sử dụng để vận chuyển hành khách (đi trên các tuyến cố định của đơn vị) đến bến xe, điểm đón, trả khách trên tuyến hoặc ngược lại; chấp hành nghiêm về quy định trật tự an toàn giao thông, không được bóp còi, rú ga gây mất trật tự trong đô thị, khu dân cư.
6. Xe ô tô vận tải người nội bộ là loại xe có sức chứa từ 16 chỗ ngồi trở lên; phương tiện được Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu “xe nội bộ”; chỉ được sử dụng xe để vận chuyển cán bộ, công nhân viên, người lao động hoặc học sinh, sinh viên của đơn vị mình; không được sử dụng xe để kinh doanh vận tải hành khách hoặc cho thuê để vận chuyển hành khách.
Điều 6. Hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi
1. Quy định đối với xe taxi: Xe taxi tham gia hoạt động kinh doanh vận tải khách phải đảm bảo các điều kiện về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, phù hiệu, hộp đèn, màu sơn đặc trưng,... theo quy định tại Điều 37, Điều 38 và Điều 39 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Điểm đón, trả khách; điểm đỗ xe taxi:
a) Xe taxi được đón, trả khách tại các vị trí không cấm dừng, đỗ.
b) Các điểm đón, trả khách cho xe taxi tại các đầu mối giao thông, khu dân cư, các địa điểm văn hóa, thể thao, du lịch, trung tâm thương mại, nghỉ dưỡng, chữa bệnh phải đảm bảo an toàn giao thông và được báo hiệu bằng biển báo, vạch sơn kẻ đường theo quy định.
c) Điểm đỗ xe trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng gồm có hai loại:
- Điểm đỗ xe taxi do doanh nghiệp xe taxi tổ chức, quản lý;
- Điểm đỗ xe taxi công cộng do Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức, quản lý.
d) Điểm đỗ xe taxi phải đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong đô thị, đảm bảo yêu cầu về phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
đ) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xem xét về việc thành lập hoặc bãi bỏ điểm đỗ xe, bảo đảm phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải và phù hợp với nhu cầu đặc thù của từng địa phương mình.
3. Quy định hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi:
a) Thực hiện đúng quy định tại Điều 53, Điều 67, Điều 68 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
b) Doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi phải được cấp phép kinh doanh vận tải và phương tiện phải được cấp phù hiệu theo đúng quy định.
c) Người lái xe taxi đón, trả khách theo thỏa thuận giữa hành khách và người lái xe nhưng phải chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn giao thông. Trong thời gian chờ đón khách phải đỗ tại các điểm dừng, đỗ theo quy định không ảnh hưởng đến tầm nhìn và gây mất trật tự an toàn giao thông cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Điều 7. Hoạt động vận tải hàng hóa bằng xe ô tô (bao gồm cả taxi tải)
1. Thực hiện đúng quy định tại Điều 53, Điều 67, Điều 72 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
2. Doanh nghiệp, Hợp tác xã hoạt động vận tải hàng hóa phải được cấp phép kinh doanh vận tải và phương tiện phải được cấp phù hiệu theo lộ trình quy định tại Khoản 4, Điều 11 và Khoản 2, Điều 20 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
3. Phạm vi hoạt động vận chuyển hàng hóa phải phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng hoặc theo thỏa thuận giữa chủ hàng và chủ phương tiện (trừ các khu vực cấm) nhưng khi đỗ xe để xếp, dỡ hàng hóa phải đúng vị trí được phép đỗ xe và phải đảm bảo an toàn giao thông.
4. Điểm tập kết hàng hóa phải thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa không ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, không vi phạm quy định dừng, đỗ xe của Luật Giao thông đường bộ và được cơ quan có thẩm quyền công bố.
5. Thực hiện vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng, hàng nguy hiểm theo quy định của Chính phủ.
6. Thời gian hoạt động và tuyến đường được phép hoạt động: phương tiện có trọng tải từ 05 tấn trở lên không được phép lưu thông trong đô thị vào các giờ cao điểm: buổi sáng từ 06 giờ đến 08 giờ; buổi trưa từ 11 giờ đến 14 giờ; buổi chiều từ 16 giờ đến 18 giờ hoặc do Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quy định phù hợp với thực tế địa phương.
7. Khi phương tiện lưu thông trong nội ô không được bấm còi rú ga thường xuyên làm mất trật tự đô thị; không được để rơi, vãi hàng hóa xuống đường. Trường hợp để rơi, vãi hàng hóa xuống đường thì người vận tải phải có trách nhiệm thu dọn ngay và có những biện pháp báo hiệu, ngăn chặn không để xảy ra tai nạn giao thông, gây ô nhiễm môi trường.
1. Thực hiện đúng quy định tại Điều 53, Điều 68, Điều 72 Luật Giao thông đường bộ.
2. Các phương tiện vận tải phục vụ vệ sinh môi trường phải là các loại xe chuyên dùng.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc quy định thời gian hoạt động trong ngày đối với xe phục vụ vệ sinh môi trường, xe ô tô chở phế thải, vật liệu rời cho phù hợp với tình hình địa phương.
4. Các phương tiện là các loại xe cấp nước sinh hoạt, xe chuyên dùng giải quyết các sự cố đột xuất về điện, nước, úng ngập do mưa, lún sụt, gẫy cành, cây đổ và xe vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, báo chí bằng đường bộ, xe chở tiền, vàng bạc, ngoại tệ, xe tang được phép hoạt động 24/24 giờ hàng ngày.
5. Khi phương tiện vận chuyển phải được che phủ kín, không được để rơi, vãi vật liệu, rác, nước thải xuống đường. Trường hợp có sự cố xảy ra, để rơi, vãi xuống đường thì người vận tải phải có trách nhiệm thu dọn ngay và có biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, không gây ô nhiễm.
PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐI LẠI CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Điều 9. Quy định về phương tiện
1. Đủ điều kiện hoạt động theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ; Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô; Thông tư số 62/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận sử dụng và Thông tư số 90/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô khách thành phố.
2. Xe phải có chỗ ngồi dành riêng cho người khuyết tật và các đối tượng ưu tiên khác, ghi rõ ghế ưu tiên dành cho người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ mang thai; có công cụ hỗ trợ lên, xuống thuận tiện cho người khuyết tật. Khi thiết kế, chế tạo, cải tạo và vận hành các phương tiện giao thông công cộng phải tuân thủ hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, bảo đảm điều kiện tiếp cận và sử dụng của người khuyết tật.
3. Phương tiện giao thông công cộng sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải bảo đảm các điều kiện tiếp cận của người khuyết tật theo quy định của hệ thống quy chuẩn quốc gia mới được phép đưa vào sử dụng.
Điều 10. Tỷ lệ phương tiện đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật
Doanh nghiệp vận tải đăng ký tham gia khai thác tuyến xe buýt, vận tải hành khách theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng phải có từ 90% số phương tiện đăng ký hoạt động trên tuyến trở lên có chỗ ngồi dành riêng đối với người khuyết tật; nếu xe không có thiết bị hỗ trợ xe lăn thì nhân viên phục vụ có trách nhiệm giúp đỡ cho người khuyết tật lên xuống.
1. Đối với các phương tiện đang hoạt động các tuyến xe buýt, vận tải hành khách theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng mà chưa đủ điều kiện được quy định tại Điều 9, Điều 10 Quy định này thì được phép hoạt động đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2017; kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2017 trở đi phải thực hiện đúng quy định về số ghế, tỷ lệ phương tiện được quy định tại Điều 9, Điều 10 Quy định này.
2. Đối với các phương tiện đăng ký khai thác các tuyến xe buýt, vận tải hành khách theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng sau ngày Quy định này có hiệu lực thì tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, theo tuyến cố định phải bố trí số ghế, có tỷ lệ phương tiện đảm bảo theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Quy định này.
3. Phấn đấu đến ngày 01 tháng 01 năm 2025, kết cấu hạ tầng phục vụ xe buýt phải bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng của người khuyết tật.
QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Chỉ đạo các doanh nghiệp khai thác vận tải khách công cộng (trước tiên vận tải hành khách bằng xe buýt) xây dựng kế hoạch đầu tư, cải tạo phương tiện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật riêng đối với xe buýt cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
2. Xây dựng kế hoạch thực hiện việc cải tạo, đầu tư mới cơ sở hạ tầng xe buýt, đáp ứng khả năng phục vụ người khuyết tật đi xe buýt.
3. Nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về:
a) Các chính sách ưu đãi của Nhà nước áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động vận tải khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn.
b) Các chính sách ưu đãi áp dụng đối với người khuyết tật và các đối tượng ưu tiên khác khi đi xe buýt.
4. Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ khai thác tuyến của doanh nghiệp vi phạm những quy định hiện hành về hoạt động vận chuyển khách công cộng bằng xe buýt và thiếu trách nhiệm trong việc giúp đỡ người khuyết tật.
5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong hoạt động vận tải hành khách theo quy định.
Điều 13. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Hướng dẫn các địa phương triển khai việc cấp giấy xác nhận khuyết tật và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các chính sách ưu đãi, đề án giúp đỡ cho người khuyết tật.
Điều 14. Trách nhiệm của lực lượng Công an
1. Tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm về trật tự an toàn giao thông đối với hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị theo quy định.
2. Tham gia góp ý kiến về các quy định trong hoạt động vận tải; quy hoạch các bến bãi đỗ xe, các điểm dừng xe buýt.
Điều 15. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
1. Tổ chức khảo sát và xác định các vị trí cho phép dừng đỗ xe, phân luồng tuyến, thời gian hoạt động trong khu vực đô thị.
2. Lắp đặt biển báo hiệu giao thông đường bộ phù hợp với Quy định này đối với các tuyến đường thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Quy định vị trí tập kết rác thải tập trung bảo đảm thuận lợi việc bốc rác thải lên xe, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và an toàn giao thông.
Điều 16. Trách nhiệm và quyền của doanh nghiệp vận tải
1. Chấp hành đúng các quy định về hoạt động kinh doanh vận tải, chịu trách nhiệm trước Sở Giao thông vận tải về các loại hình hoạt động vận tải đã được chấp thuận khai thác.
2. Phổ biến, hướng dẫn và thường xuyên nhắc nhở lái xe, nhân viên bán vé thực hiện đúng các quy định về vận tải khách công cộng bằng xe buýt đồng thời xử lý nghiêm những vi phạm của lái xe và nhân viên bán vé. Thường xuyên giáo dục ý thức của lái, phụ xe; đặc biệt là tinh thần giúp đỡ người khuyết tật và các đối tượng ưu tiên khác.
3. Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, bảo đảm yêu cầu về trật tự an toàn, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
4. Được hưởng hỗ trợ về tài chính đối với hoạt động vận tải khách công cộng bằng xe buýt theo các quy định hiện hành.
Điều 17. Trách nhiệm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe
1. Chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông đường bộ, Quy định này và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự; hướng dẫn hành khách ngồi đúng nơi quy định. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải giúp đỡ người khuyết tật đặc biệt là người khuyết tật bị hạn chế khả năng vận động, người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ đang mang thai hoặc có con nhỏ khi lên, xuống xe.
Điều 18. Quyền và trách nhiệm của khách đi xe
1. Hành khách đi xe phải chấp hành nội quy vận chuyển, tuân thủ hướng dẫn của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe để đảm bảo an toàn trật tự trên xe. Trường hợp hành khách vi phạm nội quy, gây thiệt hại đến người khác đi trên xe thì xử lý theo quy định pháp luật.
2. Giúp đỡ và nhường ghế ngồi trên xe buýt cho khách đi xe là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc có con nhỏ và trẻ em.
3. Đối với người khuyết tật được ngồi tại những ghế ưu tiên dành cho người khuyết tật và được giúp đỡ trong việc lên xuống xe khi đi xe, được miễn phí hoặc miễn giảm giá vé.
4. Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật của Doanh nghiệp vận tải, lái xe và nhân viên phục vụ.
1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện Quy định này; nếu có khó khăn, vướng mắc, các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ảnh về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung kịp thời./.
Thông tư 90/2015/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô khách thành phố do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Ban hành: 31/12/2015 | Cập nhật: 05/02/2016
Thông tư 62/2014/TT-BGTVT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận sử dụng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Ban hành: 07/11/2014 | Cập nhật: 21/11/2014
Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Ban hành: 07/11/2014 | Cập nhật: 14/11/2014
Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô Ban hành: 10/09/2014 | Cập nhật: 12/09/2014