Quyết định 54/2008/QĐ-UBND ban hành quy định (tạm thời) tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư đăng ký đầu tư hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum
Số hiệu: 54/2008/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Hà Ban
Ngày ban hành: 14/11/2008 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài nguyên, Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 54/2008/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 14 tháng 11 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH (TẠM THỜI) TIÊU CHÍ LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định (tạm thời) tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư đăng ký đầu tư hoạt động khoáng sản (thuộc thẩm quyền của địa phương) trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Điều 2. Quy định này là căn cứ để lựa chọn nhà đầu tư đăng ký đầu tư hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố rộng rãi, công khai để kêu gọi đầu tư.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Lao động Thương binh và Xã hội; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Công thương;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra VB QPPL);
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Đ/c CT, các Đ/c PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 4;
- Sở Tư pháp;
- Đài PTTH tỉnh, Báo Kon Tum;
- Website tỉnh Kon Tum;
- Website Trung tâm XTĐT tỉnh Kon Tum;
- Website BCĐ PCTN tỉnh Kon Tum;
- Công báo tỉnh Kon Tum;
- Lưu: VT, KTN (Tín).

TM. UBND TỈNH KON TUM
CHỦ TỊCH




Hà Ban

* Ghi chú: Chi tiết đọc tại mục Thông báo

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

TIÊU CHÍ LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM.

(Ban hành kèm theo Quyết định số 54/2008/QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2008 của UBND tỉnh Kon Tum)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Văn bản này quy định (tạm thời) tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư đăng ký đầu tư hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

- Các nhà đầu tư là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư năm 2005 có nhu cầu đăng ký khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản: kim loại, phi kim loại, đá mỹ nghệ, nước khoáng thiên nhiên…thuộc danh mục đã xác định trong Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến một số loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến 2015.

- Các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc lựa chọn nhà đầu tư đăng ký đầu tư hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

- Không áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có dự án khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn (có quy định riêng).

Điều 3. Hình thức lựa chọn

- Sau khi Sở Kế hoạch và Đầu tư công bố danh mục dự án khoáng sản thời hạn là 10 ngày (theo quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt), ít nhất 01 nhà đầu tư đăng ký đầu tư khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản thì có thể đưa ra xem xét, lựa chọn.

- Việc chỉ định nhà đầu tư (không thông qua lựa chọn) chỉ áp dụng đối với những trường hợp trước đây đã có chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương liên quan, Ban thường vụ Tỉnh uỷ và Thường trực Tỉnh uỷ.

Điều 4. Tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư

Sử dụng phương pháp loại trừ kết hợp phương pháp so sánh để lựa chọn nhà đầu tư: Căn cứ vào thẩm quyền cấp phép được quy định tại Khoản 1 Điều 56 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản để sử dụng Bảng tiêu chí 1 hoặc Bảng tiêu chí 2 làm cơ sở xét chọn.

I . BẢNG TIÊU CHÍ 1

- Áp dụng trường hợp các nhà đầu tư đăng ký đầu tư hoạt động khảo sát, thăm dò khoáng sản, để UBND tỉnh lựa chọn, giới thiệu Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép theo quy định.

- Diện tích khu vực khảo sát, thăm dò khoáng sản theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ.

STT

Nội dung yêu cầu

Đạt

Không đạt

1

Tư cách pháp lý của doanh nghiệp

 

 

1.1

- Quyết định thành lập; đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư hoạt động khoáng sản.

 

 

1.2

- Được Sở Tài nguyên-Môi trường của địa phương nơi doanh nghiệp có đề án, dự án tương tự xác nhận chấp hành tốt các quy định của pháp luật về tài chính, đất đai, môi trường, khoáng sản và các nghĩa vụ liên quan khác đối với các đề án, dự án đã đầu tư.

 

 

2

Năng lực, kinh nghiệm, chuyên môn của doanh nghiệp.

2.1

- Có kinh nghiệm thực hiện đề án, dự án tương tự với đề án, dự án đăng ký trong 3 năm gần nhất. Trong đó cần kê khai danh sách các đề án, dự án đã thực hiện. Trường hợp liên doanh thì kinh nghiệm của nhà đầu tư được xác định là tổng kinh nghiệm của các thành viên tham gia liên doanh hoặc các đối tác có cam kết tham gia thực hiện đề án, dự án thông qua các thỏa thuận nguyên tắc với nhà đầu tư.

2.2

- Có nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp thăm dò, khai thác, chế biến tiên tiến theo quy định của pháp luật.

3

 Năng lực tài chính, kết quả kiểm toán/quyết toán thuế trong 3 năm gần nhất của doanh nghiệp.

3.1

- Tổng nguồn vốn

Năm 200…

Năm 200…

Năm 200…

3.2

- Vốn chủ sở hữu

 

 

 

3.3

- Doanh thu

 

 

 

3.4

- Lợi nhuận trước thuế

 

 

 

3.5

- Lợi nhuận sau thuế

 

 

 

4

Giải pháp bảo vệ môi trường

4.1

- Có giải pháp bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường (đáp ứng quy định về bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Ưu tiên lựa chọn đề án thân thiện với môi trường, có giải pháp bảo vệ môi trường bền vững).

5

Cam kết của Doanh nghiệp nếu được cấp phép khai thác, chế biến

5.1

- Thành lập doanh nghiệp tại địa phương.

5.2

- Xây dựng nhà máy chế biến tại địa phương (áp dụng công nghệ tiên tiến, sử dụng lao động địa phương…).

5.3

- Đóng góp của doanh nghiệp trong việc góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

5.4

- Ký quỹ bảo vệ môi trường trước khi thực hiện dự án. Có giải pháp bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường.

5.5

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ngân sách, các khoản phí, lệ phí theo quy định, đảm bảo trật tự an ninh, an toàn xã hội trong khu vực.

5.6

- Điều tiết lợi nhuận sau thuế vào ngân sách Nhà nước.

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Nếu nhà đầu tư không đảm bảo điều kiện tiên quyết (1) sẽ bị loại và không được tiếp tục xem xét các điều kiện từ (2) đến (5) để làm cơ sở so sánh.

- Kính phí phục vụ cho việc khảo sát, thăm dò do nhà đầu tư đảm nhận (kể cả việc rủi ro nếu có.)

- Nếu nhà đầu tư được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thăm dò, thì được đặc quyền xin giấy phép khai thác khoáng sản trong phạm vi khu vực đã thăm dò theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật Khoáng sản (khoản 4 Điều 26 Luật Khoáng sản).

II. BẢNG TIÊU CHÍ 2

Áp dụng trường hợp các nhà đầu tư đăng ký đầu tư hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản (không qua khảo sát, thăm dò), thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh:

- Có tài liệu điều tra địa chất - khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 hoặc lớn hơn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Không nằm trong quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản của cả nước hoặc không thuộc diện dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia.

- Diện tích khu vực khai thác khoáng sản theo quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 66 Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ.

STT

Nội dung yêu cầu

Đạt

Không đạt

1

Thông tin cơ bản của doanh nghiệp

 

 

1.1

- Lịch sử hình thành doanh nghiệp; tình hình nhân sự của doanh nghiệp; vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh; tình hình kinh doanh trên các lĩnh vực hiện doanh nghiệp đang triển khai hoặc đã có kết quả (Danh mục dự án, địa chỉ, dự án của doanh nghiệp hay liên doanh, tổng vốn đầu tư từng dự án và tổng số vốn của doanh nghiệp trong liên doanh). Mô tả đối tác liên doanh với doanh nghiệp.

 

 

2

Tư cách pháp lý của doanh nghiệp

 

 

2.1

- Quyết định thành lập; đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư hoạt động khoáng sản.

 

 

2.2

- Được Sở Tài nguyên-Môi trường nơi doanh nghiệp có dự án tương tự xác nhận chấp hành tốt các quy định của pháp luật về tài chính, đất đai, môi trường, khoáng sản và các nghĩa vụ liên quan khác đối với các dự án đã đầu tư.

 

 

3

Năng lực, kinh nghiệm, chuyên môn của doanh nghiệp trong lĩnh vực khai thác khoáng sản tại Kon Tum và địa phương khác.

3.1

- Đã có kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự với dự án đăng ký.

3.2

- Có nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp thăm dò, khai thác, chế biến tiên tiến theo quy định của pháp luật.

4

Năng lực tài chính, kết quả kiểm toán/quyết toán thuế trong 3 năm gần nhất của doanh nghiệp.

4.1

- Tổng nguồn vốn

Năm 200…

Năm 200…

Năm 200…

4.2

- Vốn chủ sở hữu

 

 

 

4.3

- Doanh thu

 

 

 

4.4

- Lợi nhuận trước thuế

 

 

 

4.5

- Lợi nhuận sau thuế

 

 

 

5

Ý tưởng dự án và các giải pháp bảo vệ môi trường

5.1

- Ý tưởng dự án: Mục tiêu, quy mô dự án, công nghệ, giải pháp đầu tư, tổng mức vốn, cơ cấu vốn.

5.2

- Các giải pháp bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường (đáp ứng quy định về bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Ưu tiên lựa chọn dự án thân thiện với môi trường, có giải pháp bảo vệ môi trường bền vững).

6

Cam kết của Doanh nghiệp

6.1

- Thành lập doanh nghiệp tại địa phương (Ưu tiên lựa chọn nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân đã thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Kon Tum hoặc cam kết thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Kon Tum).

6.2

- Xây dựng nhà máy chế biến tại địa phương (Quy mô, công suất, sử dụng lao động địa phương, áp dụng công nghệ tiên tiến…).

6.3

- Đóng góp của doanh nghiệp trong việc góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương (Hỗ trợ: cải tạo, xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác của địa phương…Ưu tiên lựa chọn nhà đầu tư có dự án có hiệu quả kinh tế-xã hội cao hơn).

6.4

- Ký quỹ bảo vệ môi trường trước khi thực hiện dự án.

6.5

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ngân sách, các khoản phí, lệ phí theo quy định, đảm bảo trật tự an ninh, an toàn xã hội trong khu vực.

6.6

- Điều tiết lợi nhuận sau thuế vào ngân sách Nhà nước.

Ghi chú: Nếu nhà đầu tư không đảm bảo điều kiện tiên quyết (1) sẽ bị loại và không được tiếp tục xem xét các điều kiện từ (2) đến (6) để làm cơ sở so sánh.

Điều 5. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký đầu tư và chuẩn bị hồ sơ lựa chọn

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký đầu tư trong 08 ngày (không kể ngày nghỉ), kể từ khi nhận hồ sơ của nhà đầu tư thứ nhất. Các nhà đầu tư đăng ký sau thời gian này sẽ không chấp nhận.

- Chuẩn bị hồ sơ lựa chọn:

+ Thủ tục hồ sơ: Theo nội dung yêu cầu tại Điều 4. Về số bộ hồ sơ: 01 bộ gốc và số lượng theo thành phần Hội đồng xét duyệt hồ sơ đăng ký khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum (gọi tắt là Hội đồng xét duyệt) được thành lập tại Quyết định số 1088/QĐ-UBND ngày 23/10/2008 của UBND tỉnh.

+ Thời gian chuẩn bị và nộp hồ sơ để lựa chọn là 30 ngày, kể từ ngày thông báo cho nhà đầu tư. Trong trường hợp cần sửa đổi bổ sung hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư trước thời điểm tổ chức xét chọn là 10 ngày.

Điều 6. Tổ chức thực hiện

- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng căn cứ Quy định này hướng dẫn nhà đầu tư lập hồ sơ theo nội dung yêu cầu tại Điều 4 gửi Hội đồng xét duyệt để tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định.

- Giao Hội đồng xét duyệt tổ chức triển khai, thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 7. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nếu có những vấn đề phát sinh, vướng mắc, cần điều chỉnh, bổ sung; các Sở, Ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã và tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp) xem xét, quyết định./.