Quyết định 521/2003/QĐ-UB quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2002-2010
Số hiệu: 521/2003/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Bùi Quang Vinh
Ngày ban hành: 24/10/2003 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 521/2003/QĐ-UB

Lào Cai, ngày 24 tháng 10 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2002 - 2010

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21 tháng 6 năm 1994;

Căn cứ Quyết định số 62/QĐ-UB ngày 18/2/2002 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Lào Cai giai đoạn 2001 - 2005;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại tờ trình số 858/TT-NN ngày 17/9/2003 về điều chỉnh, bổ sung chính sách khuyến khích phát triển SX - KD chè trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2002 – 2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này quy định về một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2002-2010.

Điều 2. Các ông Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT; Thủ trưởng các sở, ban ngành, đoàn thể có liên quan và chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký; Những trường hợp đã vay vốn đầu tư trồng mới, chăm sóc, thâm canh chè từ ngày ban hành Quyết định này trở về trước vẫn áp dụng thực hiện theo Quyết định 210/2002/QĐ-UB ngày 20/5/2002 của UBND tỉnh Lào Cai.

 

 

TM.UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
CHỦ TỊCH




Bùi Quang Vinh

 

QUY ĐỊNH

VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2002 – 2010

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích.

1. Động viên mọi tổ chức, hộ gia đình tham gia trồng, thâm canh và chế biến chè, tạo nhanh vùng nguyên liệu chè chất lượng tốt, năng suất cao và phát triển công nghiệp chế biến các sàn phẩm chè có giá trị kinh tế cao, tạo ra nguồn sản phẩm hàng hóa, tăng nhanh thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

2. Khai thác tiềm năng đất đai, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động ở nông thôn, xoá đói giảm nghèo và làm giàu, góp phần phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh Lào Cai.

Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng.

Chính sách khuyến khích trồng, thâm canh và chế biến chè áp dụng cho mọi tổ chức, hộ gia đình trong và ngoài tỉnh (kể cả tổ chức nước ngoài đủ điều kiện theo Luật đầu tư nước ngoài) có điều kiện và nhu cầu tham gia phát triển sản xuất kinh doanh chè nằm trong quy hoạch vùng chè của tỉnh Lào Cai (có danh mục kèm theo).

Đối với những diện tích chè đã trồng năm 2002 và trước đây nếu đầu tư thâm canh, chăm sóc thì được hưởng chính sách vay vốn và hỗ trợ lãi xuất vay kể từ ngày quyết định có hiệu lực theo quy trình sản xuất.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Chính sách đất đai.

1. Mọi tổ chức, hộ gia đình trồng chè được giao đất, cho thuê đất (theo Luật đất đai).

2. Đất trồng chè bao gồm:

- Các loại đất nông nghiệp đã được giao, khoán hoặc cho thuê ngoài diện tích đã quy hoạch trồng các cây khác.

- Các loại đất lâm nghiệp đã được quy hoạch: đất rừng phòng hộ, đặc dụng (theo quy định tại Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư Liên bộ số 28/1999/TT-LB ngày 03/2/1999) trồng chè Tuyết shan cổ thụ.

3. Đất đã có chè của các HTX, các đơn vị quốc doanh sau khi đã định giá bán lại cho các hộ gia đình để quản lý về tổ chức sản xuất, kinh doanh được giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc được hợp đồng giao khoán dài hạn theo quy định của pháp luật, được tiếp tục đầu tư chăm sóc, thâm canh.

Điều 4. Chính sách về vay vốn đầu tư.

1. Đối tượng được vay vốn:

Các tổ chức và hộ gia đình tham gia trồng mới, chăm sóc, thâm canh chè cũ được vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi khi có điều kiện sau dây:

1.1. Các doanh nghiệp và tổ chức xây dựng vùng chè tập trung phải xây dựng dự án và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

1.2. Các nhóm hộ và các hộ gia đình trồng từ 2 ha chè tập trung trở lên phải xây dựng phương án sản xuất được UBND xã xác nhận, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có hợp đồng cho thuê đất được UBND xã xác nhận (nếu chưa được giao đất) nằm trong khu vực quy hoạch sản xuất chè của tỉnh và đất đó không có tranh chấp, phải sử dụng các giống chè mới do tỉnh quy định. Có một hộ đại diện Làm trưởng nhóm hoặc tổ chức Hội nông dân thôn, bản đứng ra tổ chức thực hiện.

Khuyến khích các địa phương, các tổ chức, dự án có quy mô vùng tập trung từ 20 ha trở lên. Vay vốn trồng, chăm sóc chè là một chương trình trọng điểm, các tổ chức tín dụng tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức, hộ gia đình có đủ các điều kiện trên vay vốn.

2. Mức đầu tư (suất đầu tư cho vay)

2.1. Suất đầu tư cho vay đối với chè trồng mới tập trung bằng giống có năng suất cao, chất lượng tốt tối đa là 22 triệu đồng/1 ha (trồng mới và chăm sóc năm thứ nhất 16 triệu đồng/ha; 6 triệu đồng trong 3 năm chăm sóc tiếp theo, theo mức 2 triệu đồn/năm).Tổ chức cho vay thỏa thuận với người đi vay về mức cho vay trong từng năm phù hợp với quy trình kỹ thuật của các khâu công việc: chuẩn bị giống, làm đất, trồng, chăm sóc chè xây dựng cơ bản và nhu cầu của người vay nhưng không vượt mức quy định trên. Riêng chuẩn bị giống được ứng cho vay chuẩn bị từ vụ trước cho tổ chức sản xuất giống hoặc chủ dự án.

2.2. Đối với chè Tuyết shan cổ thụ trồng tập trung trên đất rừng phòng hộ theo quy hoạch và kế hoạch hàng năm của các dự án, ngoài suất đầu tư 4,0 triệu đồng/ha (quy định tại văn bản số 95/CP ngày 23/01/2003 của Chính phủ) thực hiện trồng mới dự án 5 triệu ha rừng theo Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 sẽ được ngân sách tính hỗ trợ thêm 0,5 triệu đồng/ha (tổng suất đầu tư 4,5 triệu đồng/ha gồm cả các khâu giống, phân bón, làm đất, trồng, chăm sóc, bảo vệ).

2.3. Trường hợp đầu tư cải tạo thâm canh chè cũ, năm thứ nhất và năm thứ hai, mỗi năm được vay 2 triệu đồng/ha và được hỗ trợ lãi suất.

3. Thời gian vay và hoàn trả vốn vay.

3.1. Đối với trồng chè mới và chăm sóc chè thời kỳ xây dựng cơ bản, tối đa 22 triệu đồng/ha cho cả trồng và chăm sóc, cụ thể:

- Thời gian vay trồng chè mới tối đa 2 năm (năm thứ nhất trồng, năm thứ 2 trồng dặm). Mức cho vay tối đa 16 triệu đồng/ha.

- Chăm sóc chè trong thời kỳ XDCB là 3 năm (từ năm thứ 2 đến năm thứ 4), mỗi năm được vay tối đa 2 triệu đồng/ha, 3 năm là 6 triệu đồng.

3.2. Thâm canh chè cũ: Được vay trong 2 năm, mỗi năm 2 triệu đồng/ha.

4. Lãi xuất vay, thời gian trả và mức hỗ trợ lãi vay:

4.1. Về mức lãi xuất và thời hạn thu lãi:

- Lãi xuất vay theo lãi xuất của tổ chức tín dụng của Nhà nước cho vay.

- Thời hạn thu lãi: thực hiện từ năm thứ nhất và thời hạn thu lãi theo quy định của tổ chức tín dụng. Trong trường hợp khó khăn, tổ chức tín dụng có thể gia hạn thu lãi theo quý, 6 tháng hoặc 1 năm.

4.2. Thời gian trả nợ, mức hỗ trợ:

a) Chè Thâm canh: Thời gian trả nợ vay tối đa là 4 năm.

+ Năm thứ nhất và năm thứ 2, người vay chưa phải trả nợ gốc và lãi, tỉnh hỗ trợ 100% số lãi vay trong 2 năm cho người vay bằng cách thanh toán chuyển trả cho tổ chức tín dụng.

+ Năm thứ 3 và năm thứ 4 người vay trả cả nợ gốc và lãi cho tổ chức tín dụng, mỗi năm trả ít nhất 50% số nợ gốc và toàn bộ lãi vay trong năm.

b) Chè trồng mới: Thời gian trả nợ vay tối đa là 8 năm.

+ Năm thứ nhất đến năm thứ 2, người vay chưa phải trả nợ gốc và lãi, tỉnh hỗ trợ 100% số lãi vay trong 2 năm cho người vay bằng cách thanh toán chuyển trả cho tổ chức tín dụng.

+ Năm thứ 3 và năm thứ 4 người vay bắt đầu phải trả lãi vay cho tổ chức tín dụng theo quy định, chưa phải trả nợ gốc.

+ Từ năm thứ 5 đến năm thứ 8 người vay vừa phải trả lãi vay hàng năm và trả dần nợ gốc cho tổ chức tín dụng, mỗi năm trả ít nhất 25% tổng số nợ gốc. Nếu sau 8 năm vì lý do chưa trả nợ được, người vay phải đề nghị tổ chức cho vay xem xét gia hạn.

c. Chăm sóc chè trồng mới: Thời gian trả nợ vay tối đa là 7 năm.

+ Hai năm chăm sóc đầu tiên, người vay chưa phải trả nợ lãi vay và nợ gốc, tỉnh hỗ trợ 100% số lãi xuất vay trong 2 năm cho người vay bằng cách thanh toán chuyển trả cho tổ chức tín dụng.

+ Từ các năm sau người vay phải trả lãi vay hàng năm cho tổ chức tín dụng. Số nợ gốc người vay phải trả dần từ năm thứ 4 đến năm thứ 7, mỗi năm trả ít nhất 25% tổng số nợ gốc. Nếu vì lý do chưa trả nợ được, người vay phải đề nghị tổ chức cho vay xem xét gia hạn.

Điều 5. Chính sách thuế

Các tổ chức, hộ gia đình có diện tích trồng chè mới và khôi phục diện tích chè kém chất lượng và đầu tư thâm canh chè được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong hạn mức từ năm thuế 2003 đến năm thuế 2010 (theo Nghị quyết số 15/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 3). Sau năm 2010 các tổ chức, hộ gia đình có diện tích trồng chè mới và khôi phục diện tích chè kém chất lượng, đầu tư thâm canh chè phải thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước theo quy định hiện hành.

Tổ chức, hộ gia đình tham gia trồng chè theo chương trình dự án 5 triệu ha rừng (Quyết định 661/QĐ-TTg) không phải chịu tiền thuê đất.

Điều 6. Chính sách về chỉ đạo, đầu tư kỹ thuật và khuyến nông.

1. Các tổ chức, hộ gia đình tham gia trồng và chế biến chè được hướng dẫn trồng, chăm sóc, thu hái và chế biến chè.

2. Các tổ chức, hộ gia đình tham gia trồng chè sử dụng giống chè mới có nâng suất cao do các cơ sở sản xuất Giống của Trung ương quản lý cung ứng hoặc nhập khẩu, hoặc thuê chuyên gia chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống mới tại địa phương khi được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền thì được hỗ trợ 20% kinh phí để mua giống mới.

3. Những cơ sở sản xuất giống có dự án đầu tư xây dựng mới vườn ươm đảm bảo cung cấp dù số lượng trồng theo kế hoạch hàng hăm, được hỗ trợ 30% kinh phí xây dựng vườn ươm và được hỗ trợ 20% chi phí mua, vận chuyển giống chè mới làm giống gốc theo đúng dự án được UBND tỉnh phê duyệt.

4. Hỗ trợ kinh phí cho công tác quản lý, tổ chức chỉ đạo thực hiện và công tác khuyến nông để đẩy mạnh phát triển đầu tư sản xuất vùng nguyên liệu chè theo quy hoạch bằng 3% suất đầu tư cho vay của từng năm, tính trên tổng diện tích chè đã thực hiện trồng mới, chăm sóc và thâm canh trong từng năm. Kinh phí này được Sở Tài chính - Vật giá chuyển cho chủ dự án, sau khi đã thẩm tra diện tích đầu tư thực tế trong năm kế hoạch và có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các địa phương và các tổ chức liên quan thẩm tra diện tích trồng nghiệm thu và cấp kinh phí trong tháng 12 hàng năm. Với vùng dự án có kế hoạch trồng 50ha/năm trở lên được ứng 50% vào tháng 6 hàng năm.

5. Thâm canh chè: Được Nhà nước trợ cước vận chuyển phân bón các loại theo chính sách quy định.

Điều 7. Chính sách đầu tư chế biến, tiêu thụ.

1. Khuyến khích các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân đầu tư khép kín từ xây dựng vùng nguyên liệu chè đến cơ sở chế biến hiện đại để sản xuất các sản phẩm chè có chất lượng, giá trị kinh tế cao; các hộ hoặc nhóm hộ gia đình phát triển các hình thức chế biến thủ công bán cơ giới hoặc cơ giới nhỏ với công nghệ phù hợp...các tổ chức và hộ gia đình đầu tư chế biến chè được vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi khi có các dự án, phương án sản xuất được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và chính sách ưu đãi đầu tư khác theo quy định hiện hành.

2. UBND tỉnh đảm bảo việc chỉ đạo các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân chế biến thu mua toàn bộ chè búp tươi trong chương trình phát triển vùng nguyên liệu chè của tỉnh do người trồng chè sản xuất ra theo tiêu chuẩn chất lượng quy định. Đồng thời quản lý việc thu mua chè nguyên liệu đảm bảo có lợi cho tổ chức, cá nhân có dự án, phương án đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến.

2.1. Ở những vùng nguyên liệu chè tập trung theo qui hoạch của tỉnh, chưa có nhà máy chế biến, tùy điều kiện cụ thể sẽ được hỗ trợ vận chuyển. Hàng năm UBND tỉnh sẽ phê duyệt kế hoạch trợ cước vận chuyển chè búp tươi để hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến ở xa vùng nguyên liệu.

2.2. UBND tỉnh quy định giá mua bình quân 1kg chè búp tươi tối thiểu bằng giá 1kg thóc tẻ loại trung bình ở cùng thời điểm của từng vùng. Trường hợp giá 1kg chè thấp hơn giá 1kg thóc tẻ loại trung bình ở cùng thời điểm thì UBND tỉnh sẽ có biện pháp hỗ trợ để dân sản xuất không bị lỗ.

Khuyến khích các cơ sở chế biến đầu tư cho kế hoạch xúc tiến thương mại mở rộng, nâng cấp thiết bị, công nghệ tiên tiến và đầu tư mới các cơ sở chế biến. Khi có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được vay vốn ưu đãi theo Quyết định 43/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và được hưởng các chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ban hành theo Quyết định số 381/2001/QĐ-UB ngày 5/12/2001 của UBND tỉnh Lào Cai.

Điều 8. Chính sách dối vói các HTX, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH và đầu tư nước ngoài.

Các HTX, nhóm kinh doanh và các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và đầu tư nước ngoài có dự án đầu tư trồng chè thuộc vùng quy hoạch phát triển nguyên liệu chè của tỉnh hoặc dự án đầu tư xây dựng cơ sở chế biến chè đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì ngoài hưởng các chính sách ban hành trong quy định này, còn được hưởng các ưu đãi theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sủa đổi) và Nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) và các văn bản quy định khác, đối với đầu tư nước ngoài thực hiện theo Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Trách nhiệm thực hiện.

1. Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì cùng với các ngành Liên quan, UBND các huyện, thị xã rà soát quy hoạch tổng thể toàn tỉnh về diện tích các dự án khu vực phát triển kinh doanh chè, chế biến, tiêu thụ chè và kế hoạch phát triển chè giai đoạn 2002 - 2005 đến 2010 của tỉnh, đề xuất tiêu chuẩn giống chè từng vùng trình UBND tỉnh quyết định. Xây dựng và hướng dẫn cụ thể quy trình trồng, chăm sóc và thâm canh chè, có kế hoạch đảm bảo cung ứng đủ các giống chè có năng suất cao chất lượng tốt, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật, chỉ đạo việc tổ chức công tác khuyến nông cho người trồng chè, quy định tiêu chuẩn chè búp nguyên liệu, kiểm tra việc thực hiện đầu tư chế biến, tiêu thụ chè theo chủ trương của tỉnh.

2. UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm quy hoạch cụ thể diện tích trồng chè theo vùng tập trung, phối hợp với ngành địa chính để hoàn thành công tác giao đất và cấp quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình ở các vùng đã được quy hoạch. Chịu trách nhiệm chỉ dạo các địa phương trên địa bàn tổ chức thực hiện các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh chè tại địa phương đạt hiệu quả cao nhất. Phối hợp với các ngành hướng dẫn, giải quyết các yêu cầu cho sản xuất theo quy định.

3. Giao cho các doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp Tư nhân, các HTX, các tổ hợp tác dịch vụ sản xuất làm đầu mối xây dựng các dự án chè tập trung, đảm bảo công tác khuyến nông và chuyển giao kỹ thuật trong phạm vi vùng chè tập trung. Phối hợp với các địa phương và cơ quan, tổ chức tín dụng có vốn cho vay tổ chức cho các hộ thành viên và nhân dân trong vùng vay vốn và chỉ đạo trồng, chăm sóc, thâm canh xây dựng vùng nguyên liệu chè, tổ chức thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, quản lý nguồn vốn vay và cùng các tổ chức tín dụng thu hồi vốn cho Nhà nước.

4. Giao cho Sở Tài chính - Vật giá chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch chi ngân sách hàng năm cho chương trình phát triển chè. Hướng dẫn cụ thể việc định giá chuyển nhượng đồi chè cho các hộ gia đình và sử dụng vốn chuyển nhượng. Giải quyết kinh phí hỗ trợ lãi suất tiền vay, kinh phí quản lý, khuyến nông, đầu tư kỹ thuật cho các doanh nghiệp, tổ chức và hộ gia đình.

5. Các Ngân hàng thương mại, Quỹ hỗ trợ phát triển,.... có trách nhiệm căn cứ kế hoạch hàng năm của tỉnh, lập kế hoạch vốn vay, báo cáo cấp có thẩm quyền cung cấp vốn và giải quyết các điều kiện trong quá trình thực hiện việc cho các dự án, hộ gia đình vay vốn thuận lợi theo quy định này.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng sở chuyên ngành thực hiện chức năng thẩm định dự án, giám định đầu tư và cùng các ngành ngân hàng, Tài chính lập kế hoạch cung ứng vốn cho các doanh nghiệp và các hộ sản xuất chè vay vốn theo dự án, phương án được duyệt.

Điều 10. Các đơn vị và cá nhân thực hiện đúng quy định này, có nhiều thành tích trong phát triển sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh Lào Cai sẽ được khen thưởng theo quy định.

Những đơn vị và cá nhân vi phạm quy định này, tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 

DANH MỤC

VÙNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG CHÈ TẬP TRUNG TỈNH LÀO CAI
(Kèm theo Quyết định số 521/QĐ-UB ngày 24/10/2003 ban hành quy định về một số chính sách khuyến khích phát triển SXKD chè trên địa bàn tỉnh Lào Cai)

STT

Tên xã

STT

Tên xã

 

I- Huyện Bảo Thắng

 

V- Huyện Than Uyên

1

Xuân Giao

23

Mường Khoa

2

Sơn Hải

24

Thân Thuộc

3

Phú Nhuận

25

Mường Than

4

Sơn Hà

26

Mường Kim

5

Phong Niên

27

Pắc Ta

6

Thái Niên

 

 

7

Xuân Quang

 

 

8

Trì Quang

 

 

9

Bản Cầm

 

 

10

Gia Phú

 

 

 

II- Huyện Bảo Yên

 

VI- Huyện Bát Xát

11

Yên Sơn

28

Mường Hum

12

Lương Sơn

29

Pa Cheo

13

TT. Phố Ràng

30

Nậm Pung

14

Tân Dương

31

Dền Thàng

15

Thượng Hà

32

Sàng Ma Sáo

16

Nghĩa Đô

33

Dền sáng

 

III- Huyện Bắc Hà

 

VII- Huyện Mường Khương

17

Bản Liền

34

Mường Khương

18

Tả Củ Tỷ

35

Tung Chung Phố

19

Lùng Phình

36

Lùng Khấu Nhin

 

IV- Thị xã Lào Cai

37

Thanh Bình

20

Tả Phời

38

Lùng Vai

21

Hợp Thành

39

Bản Lầu

22

Bắc Cường

40

Bản Sen

 

 

41

Nấm Lư

Ghi chú: Diện tích trồng chè phòng hộ thuộc vùng quy hoạch của dự án 661.