Quyết định 5209/QĐ-BGDĐT năm 2012 về Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Anh thí điểm cấp Trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu: | 5209/QĐ-BGDĐT | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Người ký: | Nguyễn Vinh Hiển |
Ngày ban hành: | 23/11/2012 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giáo dục, đào tạo, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5209/QĐ-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2012 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG ANH THÍ ĐIỂM CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19/03/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/08/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/09/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thẩm định quốc gia và Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Anh thí điểm cấp Trung học phổ thông (kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG ANH THÍ ĐIỂM CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Ban hành theo Quyết định số 5209/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Giới thiệu
2. Các nguyên tắc xây dựng và phát triển chương trình
3. Mục tiêu
4. Nội dung chương trình
5. Phương pháp dạy học
6. Công nghệ thông tin, truyền thông (ICT) và việc học ngoại ngữ
9. Điều kiện thực hiện chương trình
PHẦN THỨ HAI: GỢI Ý NỘI DUNG DẠY HỌC TỪNG KHỐI LỚP
1. Lớp 10
2. Lớp 11
3. Lớp 12
PHỤ LỤC
1. Giới thiệu
Ngày nay, quá trình toàn cầu hóa đang chứng kiến sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau ngày một gia tăng giữa các nền kinh tế của các quốc gia; đặc biệt, những đổi mới trong công nghệ thông tin và truyền thông đã dẫn tới sự hình thành và phát triển xã hội định hướng tri thức và thông tin, theo đó tiếng Anh đóng vai trò là ngôn ngữ chính trong giao tiếp quốc tế. Trước bối cảnh đó, tiếng Anh ngày càng được xem là công cụ quan trọng trong sự phát triển kinh tế quốc gia, hội nhập khu vực và quốc tế, cũng như đem lại sự hiểu biết rộng hơn về các nền văn hóa khác, đồng thời thúc đẩy ý thức công dân toàn cầu ở người sử dụng. Đối với học sinh, khả năng hiểu và giao tiếp bằng tiếng Anh khi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) ngày càng được xem là một kỹ năng cơ bản mà tất cả các học sinh đều phải có.
Việc phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh ở cấp THPT phải được dựa trên nền tảng Chương trình tiếng Anh Tiểu học và Trung học Cơ sở (THCS) nhằm trang bị cho học sinh kỹ năng học tập suốt đời để không ngừng học tập, làm việc và giải trí. Chương trình này trang bị cho học sinh kỹ năng thể hiện ý tưởng cá nhân một cách độc lập, tự tin và sáng tạo, giúp các em có thể đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong học tập và làm việc. Ngoài ra, chương trình giúp học sinh nâng cao năng lực tư duy về các vấn đề toàn cầu thông qua tiếng Anh và áp dụng những kiến thức mà các em học được vào các hoạt động văn hóa và xã hội.
Chương trình tiếng Anh THPT được thiết kế dựa trên cơ sở tiếp nối Chương trình tiếng Anh Tiểu học và THCS. Cho dù học sinh có thể đã đạt trình độ tiếng Anh Bậc 2 của Khung Năng lực Ngoại ngữ Việt Nam (tương đương với cấp độ A2 của Khung tham chiếu Chung Châu Âu về Ngôn ngữ), nhưng ở cấp THPT học sinh phải được củng cố và mở rộng kiến thức đã học ở cấp Tiểu học và THCS. Ở cấp THPT, việc dạy và học tiếng Anh phải đảm bảo tăng cường tối đa cơ hội để học sinh nâng cao độ trôi chảy và chính xác của ngôn ngữ để đạt trình độ tiếng Anh Bậc 3 của Khung Năng lực Ngoại ngữ Việt Nam (tương đương với cấp độ B1 của Khung Tham chiếu Chung Châu Âu về Ngôn ngữ). Việc này phải được duy trì thực hiện một cách nhất quán nhằm khuyến khích học sinh tiếp thu các kỹ năng học tập suốt đời, nuôi dưỡng giá trị đạo đức tích cực và ý thức công dân toàn cầu để tham gia các hoạt động văn hóa và xã hội.
Chương trình được thiết kế trên cơ sở xem xét đặc điểm tâm sinh lí và năng lực của học sinh ở cấp THPT. Chuyển tiếp từ lứa tuổi vị thành niên sang lứa tuổi trưởng thành, học sinh ở độ tuổi này đang ngày một phát triển cả về mặt tinh thần và trí tuệ và có khả năng hoàn thiện các chức năng nhận thức phức tạp. Học sinh ở độ tuổi này có thể phát triển ý thức đồng cảm, nhìn nhận các quan điểm của người khác và đặt mình vào vị trí của họ để nhận thức tốt hơn. Năng lực tư duy lôgic của học sinh và khả năng giải quyết các vấn đề mang tính lí luận cũng được phát triển. Đồng thời, học sinh ngày càng trở nên độc lập hơn trong các bối cảnh xã hội. Giáo viên cần phải chú ý đến những thay đổi này, giúp các em trở nên tự tin hơn về khả năng, cũng như hỗ trợ phát triển những kỹ năng tự chịu trách nhiệm về bản thân và việc học tập của mình. Người biên soạn tài liệu và giáo viên cần đảm bảo rằng các chủ đề, bài tập và hoạt động dạy học tiếng Anh phải hấp dẫn, phù hợp với độ tuổi để thúc đẩy việc học tập của học sinh trong bối cảnh vùng miền khác nhau.
Chương trình tiếng Anh THPT được thiết kế nhằm thực hiện kế hoạch dạy tiếng Anh bắt buộc ở cấp THPT, với thời lượng là 315 tiết cho 3 khối lớp 10, 11 và 12. Thời lượng được chia đều cho mỗi khối lớp, cụ thể như sau:
Lớp 10: 105 tiết
Lớp 11: 105 tiết
Lớp 12: 105 tiết
Văn bản chương trình này là cơ sở pháp lí để:
● Quản lí việc giảng dạy và học tập tiếng Anh ở cấp THPT;
● Biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình;
● Biên soạn, lựa chọn tài liệu dạy tiếng Anh, bao gồm sách giáo khoa, sách bài tập, sách hướng dẫn giáo viên, tài liệu tham khảo và học liệu điện tử;
● Thiết kế và lựa chọn đồ dùng và thiết bị dạy học;
● Định hướng phương pháp dạy học tiếng Anh ở cấp THPT;
● Đánh giá sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh;
● Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên, cán bộ quản lí và giảng viên.
2. Các nguyên tắc xây dựng và phát triển chương trình
Chương trình tiếng Anh THPT được thiết kế trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản sau:
● Tiếp nối Chương trình tiếng Anh Tiểu học và THCS để tạo thành hệ thống chương trình liên thông;
● Lồng ghép nội dung các môn học khác trong chương trình giáo dục phổ thông ở mức độ phù hợp và khả thi;
● Đáp ứng nhu cầu học tiếng Anh của học sinh trong độ tuổi THPT, cũng như nhu cầu nhận thức, nhu cầu xã hội và tình cảm của học sinh, đồng thời trang bị cho các em các kỹ năng ngôn ngữ để đáp ứng nhu cầu công việc trong tương lai và/hoặc tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn;
● Tiếp tục phát triển thái độ tích cực đối với việc học tiếng Anh và giúp học sinh có những trải nghiệm học tập tích cực, thú vị nhằm đáp ứng các mục tiêu của chương trình;
● Đảm bảo rằng việc học tiếng Anh góp phần vào sự phát triển giáo dục nói chung, đồng thời thúc đẩy các giá trị đạo đức tích cực và phù hợp để học sinh tham gia vào các hoạt động văn hóa, xã hội trong và ngoài nước;
● Nâng cao năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh thông qua việc phát triển đồng đều và tích hợp 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết;
● Đảm bảo hệ thống chủ điểm/chủ đề phù hợp với nhu cầu hiện tại và tương lai của học sinh;
● Đảm bảo phương pháp dạy học phải lấy việc học làm trung tâm (learning-centred);
● Đảm bảo tính linh hoạt và mềm dẻo của chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu và điều kiện dạy học tiếng Anh khác nhau giữa các vùng miền;
● Đảm bảo sau khi học xong Chương trình tiếng Anh THPT học sinh đạt trình độ tiếng Anh Bậc 3.
3. Mục tiêu
3.1. Mục tiêu chung
Dạy và học tiếng Anh ở cấp THPT nhằm trang bị cho học sinh khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh đạt trình độ Bậc 3 của Khung Năng lực Ngoại ngữ Việt Nam (tương đương với cấp độ B1 của Khung Tham chiếu Chung Châu Âu về Ngôn ngữ). Học sinh có đủ năng lực tiếng Anh để bước đầu sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi kết thúc Chương trình tiếng Anh THPT, học sinh có thể:
● Hiểu các ý chính từ những thông tin đầu vào rõ ràng và chuẩn mực về những vấn đề quen thuộc được diễn ra thường xuyên trong nhà trường, công việc, vui chơi giải trí;
● Xử lý hầu hết các tình huống có khả năng phát sinh trong quá trình giao tiếp;
● Xây dựng đoạn văn đơn giản và liền mạch về những chủ đề quen thuộc hoặc ưa thích;
● Mô tả những trải nghiệm và sự kiện trong quá khứ, ước mơ, hi vọng và hoài bão trong tương lai, đồng thời có thể giải thích một cách ngắn gọn những quan điểm và hoạch định tương lai của bản thân;
● Hiểu và trân trọng các nền văn hóa đa dạng, đồng thời phản ánh được giá trị của nền văn hóa dân tộc Việt Nam thông qua tiếng Anh;
● Sử dụng tiếng Anh để liên hệ kiến thức ngôn ngữ với các lĩnh vực học tập khác trong chương trình;
● Sử dụng tiếng Anh để theo đuổi mục tiêu học tập cao hơn hoặc có thể tham gia công việc ngay sau khi học xong cấp THPT;
● Áp dụng các chiến lược học tập khác nhau để tiếp tục phát triển năng lực tiếng Anh một cách độc lập sau khi tốt nghiệp THPT.
3.3. Mục tiêu thể hiện
Để đạt được các mục tiêu trên, Chương trình được chi tiết hóa theo các mục tiêu thể hiện (performance objectives) thông qua 4 kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết. Cụ thể là: Lớp 10 - Bậc 3.1, Lớp 11 - Bậc 3.2, Lớp 12 - Bậc 3.3.
Grade 10 (Level 3.1)
Students can:
Listening (Text length between 200 - 220 words) |
● Follow clearly articulated speech in everyday conversation, though students sometimes have to ask for repetition of particular words and phrases. ● Understand the main points in selected TV programmes on familiar topics when the delivery is slow and clear. ● Understand simple technical information, such as operating instructions for everyday equipment. |
Speaking |
● Start, maintain and close simple face-to-face conversations on topics that are familiar or of personal interest. ● Express and respond to feelings such as surprise, happiness, sadness, interest and indifference. ● Agree, disagree politely and give advice. |
Reading (Text length between 220 - 250 words) |
● Understand the main points in short texts about current and familiar topics. ● Understand the most important information in short, simple everyday information brochures. ● Understand simple messages and standard communications (e.g. from clubs, social organizations and school authorities). |
Writing (Text length between 140 - 160 words) |
● Write personal messages to friends or acquaintances asking for or giving them news and narrating events. ● Write simple texts about experiences or events (e.g. about a trip, for a school newspaper or a club newsletter). ● Write simple connected texts on topics which are familiar or of personal interest. |
Grade 11 (Level 3.2)
Students can:
Listening (Text length between 220 - 240 words) |
● Generally follow the main points of extended discussion, provided speech is clearly articulated in a standard dialect. ● Understand the main points of selected radio news bulletins and simple recorded material on topics of personal interest delivered slowly and clearly. ● Listen to a short narrative and form hypotheses about what will happen next. |
Speaking |
● Start, maintain and close a conversation or discussion on a wide range of topics which are familiar or of personal interest, but may sometimes have difficulties in trying to say exactly what they would like to. ● Ask for and give detailed directions. ● Give or seek personal views and opinions in an informal discussion with friends. |
Reading (Text length between 250 - 280 words) |
● Read simple columns or interviews in newspapers and magazines in which someone takes a stand on a current topic or event and understand the overall meaning of the text. ● Understand events, feelings and wishes in letters or other messages via various media. ● Understand a variety of texts that consist mainly of high-frequency everyday language. |
Writing (Text length between 160- 180 words) |
● Write a personal letter, e-mail messages, diaries or blogs describing experiences and impressions on familiar topics and events (e.g. a film, a book, or a concert). ● Reply in written form to advertisements and ask for more complete or more specific information about products (e.g. an academic course). ● Convey short, simple factual information to friends or acquaintances or ask for information from them. |
Grade 12 (Level 3.3)
Students can:
Listening (Text length between 240 - 260 words) |
● Understand the main points of clear standard speech on familiar matters regularly encountered in school, leisure and daily activities. ● Understand the main point of appropriate radio, TV programmes or podcasts on current affairs or topics of personal interest when the delivery is relatively slow and clear. ● Listen to a simple narrative and form hypotheses about what will happen next. |
Speaking |
● Deal with most situations likely to arise when interacting with English-speaking visitors. Enter unprepared into conversations on topics that are familiar, of personal interest or relevant to everyday life (e.g. family, hobbies, travel, sport and current events) ● Describe experiences and events, dreams, hopes and ambitions using connected phrases in a meaningful way. Briefly give reasons and explanations for opinions and plans. ● Narrate a story or relate the plot of a book or film and describe one’s reactions. |
Reading (Text length between 280 - 300 words) |
● Understand the description of events, feelings and wishes in a variety of texts, personal messages and letters. ● Understand the plot of a clearly structured story and recognise what the most important episodes and events are and what is significant about them. ● Skim/scan short texts (e.g. narratives, news summaries, messages, job advertisements) to find relevant facts and information (e.g. who has done what and where in a narrative; what procedures to follow in applying for a job). |
Writing (Text length between 180 - 200 words) |
● Write simple connected texts on a range of topics of personal interest and express personal views and opinions. ● Describe a chart or a diagram. ● Write letters of application for employment, and a CV to support an application for employment. |
Chương trình tiếng Anh THPT được thiết kế nhằm thực hiện kế hoạch dạy học tiếng Anh bắt buộc ở cấp THPT, với thời lượng là 315 tiết cho 3 khối lớp 10, 11 và 12. Nội dung được thiết kế để giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp trong một môi trường hỗ trợ học tập, phù hợp với mức độ phát triển nhận thức và ngôn ngữ của học sinh, đồng thời tăng cường tính độc lập của các em.
4.1. Hệ thống chủ điểm
Chương trình tiếng Anh THPT gồm 4 chủ điểm (themes) sau:
● Our Lives
● Our Society
● Our Environment
● Our Future
Những chủ điểm trên được lặp lại ở mỗi khối lớp nhằm giúp học sinh củng cố và nâng cao năng lực giao tiếp. Điểm nhấn trong hệ thống chủ điểm “Của chúng ta” (‘Our’) phản ánh một thực tế là học sinh ở cấp học này đang chuyển tiếp từ giai đoạn vị thành niên sang giai đoạn bắt đầu trưởng thành và trong tương lai các em sẽ tham gia một cách đầy đủ vào sự phát triển của xã hội Việt Nam với tư cách là người trưởng thành. Các chủ điểm và chủ đề trong chương trình phản ánh sự giao thoa văn hóa giữa Việt Nam và các nước trong khu vực và trên thế giới.
4.2. Hệ thống chủ đề
Hệ thống chủ điểm được cụ thể hóa thông qua các chủ đề (topics) ở mỗi khối lớp, trong đó có xét tới yếu tố độ tuổi và tâm sinh lí của học sinh. Chương trình tiếng Anh THPT đề xuất một danh mục chủ đề cho mỗi chủ điểm của mỗi khối lớp. Người biên soạn tài liệu giảng dạy và giáo viên có thể thay đổi, bổ sung các chủ đề sao cho phù hợp với chủ điểm, đáp ứng nhu cầu, sở thích và khả năng học tập của học sinh để đạt được các mục tiêu đề ra trong chương trình.
Các chủ đề ứng với 4 chủ điểm chia theo khối lớp được đề xuất trong các bảng sau đây:
Theme |
Our Lives |
Grades |
|
Theme |
Our Society |
Grades |
Topics |
• Family life • Healthy lifestyles • Entertainment, ... |
10 |
|
Topics
|
• Serving our communities • Inventions that have changed our lives • Gender and equality, ... |
10 |
• The generation gap • Relationships • Becoming independent, ... |
11 |
|
• Current social issues • Caring for those in need • Vietnam and ASEAN, ... |
11 |
||
• Leaving school and choosing a career • Life stories • Cultural identity, ... |
12 |
|
• Urbanization • The mass media • Vietnam and international organizations, ... |
12 |
Theme |
Our Environment |
Grades |
|
Theme |
Our Future |
Grades |
Topics |
• Cultural diversity • Preserving the natural environment • Eco-tourism, ... |
10 |
|
Topics
|
• New ways to learn • Colonising other planets • Using the World Wide Web for leaning, … |
10 |
• People and the environment in conflict • Global warming • Preserving our heritage, ... |
11 |
|
• Further education • Health care and longevity • The future of cities, ... |
11 |
||
• Endangered species • Ecosystems • The Green movement, ... |
12 |
|
• Lifelong learning • Artificial Intelligence (AI) • The world of work, ... |
12 |
4.3. Năng lực giao tiếp
Năng lực giao tiếp là khả năng sử dụng kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) để tham gia vào quá trình giao tiếp thông qua 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết một cách phù hợp với tình huống/ngữ cảnh. Hệ thống chủ điểm và chủ đề đóng vai trò là phương tiện cung cấp các ngữ cảnh khác nhau cho học sinh sử dụng kiến thức ngôn ngữ để thực hành giao tiếp bằng tiếng Anh và phát triển năng lực giao tiếp. Trong nội dung chương trình này, năng lực giao tiếp được thể hiện thông qua các chức năng và nhiệm vụ giao tiếp. Dự kiến mỗi chủ đề gồm hai chức năng/nhiệm vụ giao tiếp. Các chức năng và nhiệm vụ giao tiếp này là cơ sở để xây dựng các đơn vị bài học.
Một tập hợp chức năng được cụ thể hóa trong năng lực giao tiếp làm ví dụ cho người soạn tài liệu và giáo viên. Tuy nhiên, trong 3 năm học THPT, học sinh cần phát triển nhiều năng lực khác nữa. Dưới đây là một số ví dụ:
Giao tiếp xã hội: (ví dụ: chào hỏi; giới thiệu mọi người; xin phép; thu hút sự chú ý; ...)
Truyền đạt và tìm kiếm thông tin sự kiện: (ví dụ: xác định và hỏi về: người; vật; vấn đề; hiểu/hiểu nhầm; hỏi thông tin và mô tả về: người - đặc điểm tính cách, diện mạo và khả năng; vật; nơi chốn; cách ứng xử; thời gian; hoạt động/sự kiện/tình huống (quá khứ, hiện tại, tương lai); đặc điểm vật chất (màu sắc, kích thước, con số); kinh nghiệm; hỏi và trả lời: thời gian; chi phí; ý nghĩa; làm rõ; xác nhận; từ chối; lý do; hướng dẫn; đếm (số đếm và số thứ tự); chỉnh sửa; báo cáo; so sánh;...)
Thể hiện và nắm bắt thái độ: (ví dụ: hỏi và thể hiện về: quan điểm; sở thích; mục đích/ý định; mong muốn và nhu cầu; sợ hãi; đồng ý/không đồng ý; chắc chắn/không chắc chắn; khả năng/ít khả năng; xác suất; thích/không thích; dễ chịu/khó chịu; nhất trí/phản đối; bày tỏ: tình cảm; sự biết ơn; đồng cảm; hi vọng; sự ngạc nhiên; tán dương; xin lỗi; phàn nàn; chúc mừng; ca tụng; khích lệ; phủ nhận; dự đoán;...)
Thực hiện yêu cầu: (ví dụ: hỏi và trả lời về lời khuyên; lời mời; cho phép; quyết định; đề nghị và cho phép; sự giúp đỡ; một việc cần thực hiện; cảnh báo; ra mệnh lệnh; chấp nhận/từ chối; đề nghị/hoàn tất nghĩa vụ; gợi ý; thương thảo;...)
4.4. Kiến thức ngôn ngữ
Kiến thức ngôn ngữ đóng vai trò là phương tiện để giúp học sinh định hình và phát triển năng lực ngôn ngữ giao tiếp ở cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Kiến thức ngôn ngữ bao gồm những nội dung sau:
Ngữ âm
Ngữ âm trong Chương trình tiếng Anh THPT gồm: các nguyên âm, phụ âm, tổ hợp phụ âm, trọng âm từ, dạng phát âm mạnh và dạng phát âm yếu, tỉnh lược âm, đồng hóa âm, nối âm, trọng âm câu, nhịp điệu, ngữ điệu.
Từ vựng
Số lượng từ vựng tích cực được quy định trong Chương trình tiếng Anh THPT là khoảng 600 - 800 từ (không bao gồm các từ đã học ở Tiểu học và THCS). Sau khi học xong chương trình phổ thông, số lượng từ vựng tích cực học sinh cần nắm được là khoảng 2.000 từ, được thể hiện trong hai lĩnh vực khẩu ngữ và bút ngữ để đạt trình độ Bậc 3 (tương đương với Cấp độ B1 của Khung Tham chiếu Chung Châu Âu về Ngôn ngữ), số lượng từ vựng này gồm cả những từ đã học ở cấp Tiểu học và THCS. Có hai loại từ vựng: từ tích cực dùng cho các kỹ năng sản sinh ngôn ngữ và từ thụ động dùng cho các kỹ năng thu nhận ngôn ngữ. Đây là những từ thông dụng được dùng trong những tình huống giao tiếp trong phạm vi hệ thống chủ điểm và chủ đề của chương trình. Cả hai loại từ vựng này cần được giới thiệu lặp đi lặp lại và được sử dụng thông qua ngữ cảnh có nghĩa.
Ngữ pháp
Đối với học sinh THPT, ngữ pháp cần phải được dạy một cách hệ thống để học sinh phát triển kỹ năng phân tích của mình. Tuy nhiên, học sinh vẫn cần được làm quen với các cấu trúc ngôn ngữ khác nhau thông qua các cụm từ có nghĩa trong các bối cảnh tự nhiên. Sau mỗi đơn vị bài học và sau mỗi cụm bài, cần ôn luyện, củng cố các cấu trúc ngôn ngữ và hiện tượng ngữ pháp cơ bản. Nội dung ngữ pháp trong Chương trình tiếng Anh THPT cần:
• Tiếp tục ôn luyện, củng cố và giới thiệu các cấu trúc câu như: so sánh, mệnh đề quan hệ, các loại câu điều kiện, trực tiếp và gián tiếp, câu đơn, câu ghép và câu phức,...
• Tiếp tục ôn luyện, củng cố và giới thiệu các thời, thể, thức khác nhau của động từ;
• Tiếp tục ôn luyện, củng cố và giới thiệu các từ loại: mạo từ, giới từ, tính từ, danh từ, trạng từ, ...
Học sinh sẽ tiếp thu ngữ pháp hiệu quả hơn thông qua việc kiến tạo ngôn ngữ trong các tình huống giao tiếp ngôn ngữ có nghĩa, thay vì lặp lại các dạng thức ngôn ngữ thông qua các bài tập ngữ pháp. Việc củng cố kiến thức ngôn ngữ định kỳ là điều rất quan trọng. Nếu chỉ tiếp xúc một lần với một dạng thức ngôn ngữ thì sẽ không đủ để đảm bảo khả năng sử dụng dạng thức đó. Việc học ngôn ngữ đòi hỏi phải thường xuyên luyện tập các chức năng ngôn ngữ cụ thể và sử dụng các cấu trúc ngôn ngữ ngày càng phức tạp để biểu đạt các chức năng trên.
Chương trình tiếng Anh THPT xác định một “ngân hàng ngôn ngữ” gồm các dạng thức ngôn ngữ cho từng khối lớp, thay vì gắn các dạng thức cụ thể để sử dụng với từng chủ đề cụ thể. Người soạn tài liệu giảng dạy và giáo viên cần lựa chọn các dạng thức ngôn ngữ phù hợp với từng chủ đề từ ngân hàng ngôn ngữ, có xét tới nhu cầu của học sinh. Những dạng thức ngôn ngữ có tần suất cao cần được ưu tiên sử dụng.
4.5. Học cách để học
Một tính chất quan trọng trong chương trình là phát triển năng lực của học sinh để trở thành người học độc lập khi các em học qua các khối lớp ở THPT. Để đạt được điều này, học sinh phải học cách sử dụng các chiến lược học ngôn ngữ hiệu quả. Tiếp nối Chương trình tiếng Anh THCS, Chương trình tiếng Anh THPT chú trọng đến nội dung hướng dẫn “học cách để học” (learning how to learn) trong sách giáo khoa và các tài liệu giảng dạy khác, đồng thời được giáo viên tích hợp vào bài học. Cũng như các chiến lược học tập được gợi ý áp dụng trong Chương trình tiếng Anh THCS, Chương trình tiếng Anh THPT chú trọng đến các chiến lược học tập ngôn ngữ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những chiến lược được liệt kê dưới đây thực sự nâng cao chất lượng học tập ngôn ngữ của học sinh, nếu như được sử dụng hiệu quả.
Có 2 nhóm chiến lược học ngôn ngữ chính (trực tiếp và gián tiếp) được chia thành 6 tiểu nhóm:
Các chiến lược trực tiếp (liên quan trực tiếp đến ngôn ngữ đích):
• Các chiến lược ghi nhớ (Memory strategies) - giúp người học lưu trữ và truy vấn thông tin (bao gồm hình thành các mối liên hệ tư duy; áp dụng hình ảnh và âm thanh; ôn luyện tốt; áp dụng hành động)
• Các chiến lược nhận thức (Cognitive strategies) - giúp người học hiểu và sử dụng ngôn ngữ đích bằng nhiều phương thức khác nhau (bao gồm thực hành; các chiến lược gửi và nhận thông điệp; phân tích và lập luận; xây dựng cấu trúc đầu vào và đầu ra)
• Các chiến lược bù đắp (Compensation strategies) - cho phép việc sử dụng ngôn ngữ bất chấp những lỗ hổng thường khá lớn về kiến thức của người học (bao gồm suy đoán thông minh; vượt qua những hạn chế trong nói và viết)
Các chiến lược gián tiếp (cung cấp hỗ trợ gián tiếp cho việc học ngôn ngữ):
• Các chiến lược siêu nhận thức (Meta-cognitive strategies) - cho phép người học điều khiển nhận thức của chính mình (bao gồm tập trung việc học tập; sắp xếp và lên kế hoạch học tập; đánh giá việc học tập)
• Các chiến lược tình cảm (Affective strategies) - giúp người học điều khiển cảm xúc, động lực và thái độ (bao gồm giảm căng thẳng; tự khích lệ; kiểm soát trạng thái cảm xúc)
• Các chiến lược xã hội (Social strategies) - đề cập đến việc học tập thông qua tương tác với những người khác (bao gồm đặt câu hỏi; phối hợp với người khác; đồng cảm với người khác)
Việc dạy tiếng Anh ở trường THPT cần dựa trên việc áp dụng đường hướng Dạy Ngôn ngữ Giao tiếp (Communicative Language Teaching - CLT) phù hợp với điều kiện của địa phương và đặc điểm tâm sinh lý của học sinh đang chuyển tiếp từ độ tuổi vị thành niên sang tuổi trưởng thành. Mục tiêu của việc dạy và học là phát triển ở học sinh năng lực hiểu và giao tiếp bằng tiếng Anh trong các hoàn cảnh sống thực tế khác nhau. Để đạt mục tiêu này, việc giảng dạy tiếng Anh ở cấp THPT cần tập trung vào đường hướng lấy việc học làm trung tâm. Đường hướng này nhấn mạnh đến quá trình luyện tập hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp thông qua các phương pháp, quy trình hoạt động học tập phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh dạy học và khả năng của học sinh. Giáo viên phải xem học sinh là những chủ thể tích cực tham gia vào quá trình học tập và vai trò của giáo viên là người tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập của học sinh.
Các hoạt động luyện tập ngôn ngữ cần kết hợp tăng cường độ trôi chảy, mạch lạc với độ chính xác trong sử dụng ngôn ngữ. Việc sử dụng ngôn ngữ có ý nghĩa là yếu tố cơ bản để đạt được trình độ thành thạo bất kỳ mức độ năng lực giao tiếp nào. Điều này đòi hỏi học sinh phải tương tác với giáo viên, bạn học cùng lớp, sách giáo khoa và các nguồn học liệu khác. Để phát huy tính tích cực trong hoạt động của học sinh, giáo viên cần tổ chức nhiều hình thức hoạt động trên lớp như: luyện tập cá nhân, luyện tập theo cặp, luyện tập theo nhóm và luyện tập cả lớp.
Các nhiệm vụ học tập được thiết kế có tính linh hoạt, có khả năng cá thể hóa, giúp học sinh có thể liên hệ với cuộc sống và môi trường xã hội của bản thân, sử dụng được những hiểu biết và kiến thức nền của mình trong luyện tập ngôn ngữ. Các hoạt động học tập được thiết kế nhằm tăng cường ý thức tự chịu trách nhiệm về việc học tập của bản thân, đồng thời hình thành và rèn luyện một số kỹ năng và chiến lược học ngoại ngữ cơ bản cho học sinh.
Các hoạt động luyện tập ngôn ngữ có thể được thiết kế dưới các hình thức khác nhau, mang tính thi đua, cạnh tranh nhằm tạo hứng thú cho học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh. Để tăng hiệu quả của việc dạy học, cần áp dụng các phương tiện dạy học đa dạng, sử dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế các hoạt động học tập. Học sinh cần được khuyến khích sử dụng tiếng Anh tối đa trong lớp học và các tình huống giao tiếp thường ngày.
6. Công nghệ thông tin, truyền thông (ICT) và việc học ngoại ngữ
Chương trình tiếng Anh THPT cần trang bị cho học sinh năng lực học tập và tự học trong thế kỷ 21 bằng cách khuyến khích sử dụng các học liệu điện tử tới mức tối đa và ở bất kì nơi nào được trang bị cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập trong lớp học hoặc trong môi trường địa phương. Giáo viên cần định hướng cho học sinh sử dụng các học liệu tiếng Anh định dạng số sẵn có trên mạng Internet và được lưu giữ sử dụng trên các thiết bị điện tử phù hợp; đồng thời bản thân giáo viên cũng phải biết cách tận dụng những nguồn lực sẵn có để bổ sung, hỗ trợ cho mỗi bài giảng. Tuy nhiên, như bất kì nguồn lực nào trên mạng Internet, trước tiên giáo viên cần đánh giá chất lượng và sự phù hợp của các nguồn lực mà họ đang định hướng cho học sinh tiếp cận và sử dụng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông vào kiểm tra, đánh giá có thể được khuyến khích thực hiện ở những địa phương có điều kiện về cơ sở vật chất và năng lực cán bộ quản lí, giáo viên, kĩ thuật viên.
Trong thế kỷ 21, những xã hội thịnh vượng sẽ được xây dựng dựa trên nền tảng tri thức. Để có thể cạnh tranh ở phạm vi toàn cầu, học sinh cần liên tục phát triển năng lực cập nhật kiến thức và kỹ năng của mình. Việc học tập không dừng lại khi học sinh tốt nghiệp THPT mà vẫn tiếp tục ngay cả khi học sinh không còn theo đuổi con đường học hành. Do đó, Chương trình tiếng Anh THPT cần giúp học sinh phát triển các kỹ năng và năng lực cần thiết để trở thành người học độc lập, tận dụng các cơ hội từ giáo dục chính quy và không chính quy để đáp ứng nhu cầu học tập cá nhân. Cùng với việc giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực tự đánh giá những kiến thức và kỹ năng của bản thân để định hướng phát triển trong tương lai, Chương trình tiếng Anh THPT cần trang bị cho học sinh nền tảng vững chắc để hình thành và phát triển các kỹ năng học tập độc lập, từ đó các em có thể đóng góp vào sự phát triển của đất nước trong suốt cuộc đời của mình.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh được thực hiện nhằm cung cấp thông tin phản hồi về sự tiến bộ và kết quả học tập mà học sinh đạt được trong quá trình cũng như tại thời điểm kết thúc một giai đoạn học tập, góp phần khuyến khích và định hướng học sinh trong quá trình học tập, giúp giáo viên và nhà trường đánh giá và điều chỉnh việc giảng dạy môn Tiếng Anh một cách hiệu quả ở trường THPT.
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải bám sát mục tiêu và nội dung dạy học của Chương trình tiếng Anh THPT, dựa trên Mục tiêu thể hiện thông qua 4 kỹ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết được quy định đối với các khối lớp 10, 11, 12.
Kết quả học tập môn Tiếng Anh được đánh giá thông qua các bằng chứng về năng lực giao tiếp mà học sinh đạt được trong quá trình học tập dưới hai hình thức đánh giá thường xuyên (formative assessment) và đánh giá định kì (summative assessment).
Việc kiểm tra, đánh giá được tiến hành thông qua các hình thức khác nhau như định lượng (cho điểm) và định tính (nhận xét, xếp loại), đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh. Các hình thức kiểm tra đánh giá cần đa đạng, bao gồm các hình thức thường xuyên và định kì như kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra cuối học kỳ, kiểm tra cuối năm, hồ sơ học tập, dự án học tập xuyên suốt năm học. Việc kiểm tra được thực hiện đối với các kỹ năng nghe, nói (với tư cách là các kỹ năng tương tác), đọc và viết trong phạm vi chủ điểm/chủ đề và kiến thức ngôn ngữ đã học. Tùy theo điều kiện cụ thể, việc kiểm tra kỹ năng nói có thể được thực hiện dưới hình thức bài kiểm tra kỹ năng (kiểm tra định kì) hoặc dưới hình thức kiểm tra thường xuyên trong quá trình dạy học.
Kỳ thi quốc gia cuối lớp 12 phải tuân thủ các mục tiêu của chương trình, đồng thời phản ánh các phương pháp dạy học được thể hiện trong chương trình.
9. Điều kiện thực hiện chương trình
Để thực hiện thành công Chương trình tiếng Anh THPT, cần đảm bảo những điều kiện sau đây:
• Đảm bảo đủ thời lượng dạy học. Chương trình tiếng Anh THPT được thiết kế để thực hiện kế hoạch dạy học trong 315 tiết (bao gồm cả các tiết ôn tập và kiểm tra), độ dài mỗi tiết học là 45 phút.
• Học sinh bắt đầu vào lớp 10 cần đạt trình độ tiếng Anh Bậc 2, theo quy định trong Chương trình tiếng Anh THCS.
• Phải có đủ giáo viên; giáo viên phải có trình độ đại học chuyên ngành giảng dạy tiếng Anh hoặc đại học chuyên ngành tiếng Anh có chứng chỉ sư phạm phù hợp trở lên, với trình độ tiếng Anh Bậc 5 (tương đương cấp độ C1 của Khung tham chiếu Chung Châu Âu về Ngôn ngữ) để có thể đảm bảo giảng dạy chủ yếu bằng tiếng Anh trên lớp.
• Giáo viên cần được tập huấn đầy đủ để dạy chương trình này theo phương thức quy định.
o Đối với giáo viên đã đủ trình độ trước khi chương trình này được ban hành, công tác bồi dưỡng giáo viên cần được thực hiện thường xuyên và giáo viên cần được hỗ trợ ở nhà trường trong quá trình giảng dạy theo chương trình này.
o Đối với những giáo sinh hiện đang theo học tại các cơ sở sư phạm, các khóa đào tạo giáo viên sư phạm cần được thực hiện trên cơ sở tham khảo chương trình này.
• Giáo viên cần được tập huấn về kiểm tra đánh giá trên lớp, thường xuyên và định kỳ.
• Số lượng học sinh cho một lớp học không vượt quá quy định ban hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
• Đảm bảo đầy đủ sách giáo khoa (sách học sinh, sách giáo viên, sách bài tập) cho giáo viên và học sinh. Ngoài ra, có thể sử dụng các nguồn tài liệu khác đã được thẩm định của cấp có thẩm quyền. Đảm bảo đủ trang thiết bị để trợ giúp việc dạy học (như thiết bị nghe nhìn và học liệu điện tử).
• Đội ngũ quản lí nhà trường và các chuyên viên phụ trách môn học ở cấp quận/huyện, tỉnh/thành phố và trung ương cần tham gia các khóa bồi dưỡng về tổ chức thực hiện chương trình để hỗ trợ đội ngũ giáo viên trong quá trình triển khai chương trình này.
• Đội ngũ biên soạn sách giáo khoa cần được lựa chọn kĩ lưỡng và bồi dưỡng đầy đủ để đảm bảo rằng sách giáo khoa được biên soạn theo đúng mục tiêu, nội dung và tiêu chuẩn của chương trình.
• Đội ngũ biên soạn đề thi quốc gia cần được tập huấn phù hợp để kì thi tốt nghiệp THPT tuân thủ các yêu cầu mà chương trình đề ra.
• Đội ngũ giảng viên phụ trách đào tạo và bồi dưỡng cần được tập huấn phù hợp để có thể biên soạn và thực hiện các chương trình đào tạo và bồi dưỡng trên tinh thần tuân thủ và hỗ trợ cho chương trình này.
GỢI Ý NỘI DUNG DẠY HỌC TỪNG KHỐI LỚP
(Trong quá trình dạy học, có thể bổ sung thêm nội dung nếu cần thiết)
3 tiết/tuần x 35 tuần = 105 tiết
THEMES |
TOPICS |
SUGGESTED COMMUNICATIVE COMPETENCES |
LANGUAGE ITEMS |
Our lives |
Family life |
• Understand TV programmes on family life • Exchange opinions about the household chores and roles performed by family members |
Pronunciation Vowels (monothongs & diphthongs) Consonants Consonant clusters Word stress Sentence stress & Rhythm Strong forms and weak forms Intonation Vocabulary Words to express: - household chores, healthy lifestyles, entertainment - volunteers and volunteer work and what priorities there are for community development - inventions at present and in the future - gender and equality - the roles of women and men in modern Vietnamese society - different cultural groups in Vietnam - knowledge of diverse cultural groups - pollution and how modern life affects the natural environment - eco-tourism - how electronic/electrical devices can help in learning - the possibility of humans living on other planets in the future - the key events in the development of the World Wide Web Grammar Present perfect progressive Present simple vs. Present progressive Present simple vs. Future simple Past simple vs. Past progressive Compound sentences Comparatives and superlatives of adjectives Relative clauses The passive Gerund and to-infinitive To-infinitive as modifier and expressing purposes Word formation (suffixes, prefixes) Zero article and use of “the” with geographical names. Conditional sentence types 1,2 and 3 Reported speech: questions and reporting verbs (agree apologise, promise, …) The passive with different verb forms and modals Modals Adjectives of attitude |
Healthy lifestyles |
• Understand and discuss lifestyle choices and their impact on our health • Write an article for a school or club newsletter about healthy diets |
||
Entertainment |
• Engage in conversations with friends about our preferred kinds of entertainment • Inquire a brochure about local entertainment and make a plan what to do with your friends |
||
Our society |
Serving our communities |
• Understand an announcement from a local community organization asking for volunteers and respond how you can help • Talk about what priorities there are for community development in your local area |
|
Inventions that have changed our lives |
• Select three inventions from a given list and justify why they are more important than the others • Write a short text predicting what inventions might improve the quality of our life in the future |
||
Gender and equality |
• Express opinions and disagree politely on gender and equality • Understand a text about the roles of women and men in modern Vietnamese society and decide what needs to be done to improve equality |
||
Our environment |
Cultural diversity |
• Understand a short narrative about different cultural groups in Vietnam and identify key characteristics of their lifestyles • Discuss how knowledge about diverse cultural groups can enrich our life |
|
Preserving the natural environment |
• Talk about how modern life affects the natural environment and suggest ways to reduce the damage • Write an article for a school newsletter giving practical advice for all students to help to preserve the natural environment |
||
Eco-tourism |
• Talk about the importance of national parks and how tourists can visit them without harming the environment • Write a simple brochure for visitors describing the basic principles of eco- tourism |
||
Our future |
New ways to learn |
• Talk about how electronic devices can help in learning • Understand and follow a series of instructions to access and make use of on-line English language activities |
|
Colonising other planets |
• Make predictions about the possibility of humans living on other planets in the future and give reasons • Write a short text about what humans would need before they could colonise other planets |
||
The World Wide Web |
• Give advice to other school students to help them to stay safe on-line • Understand a short text and note down key events in the development of the World Wide Web |
3 tiết/tuần x 35 tuần = 105 tiết
THEMES |
TOPICS |
SUGGESTED COMMUNICATIVE COMPETENCES |
LANGUAGE ITEMS |
Our lives |
The generation gap |
• Understand and discuss generation gap (issues, reasons and solutions) • Share opinions with friends about family rules |
Pronunciation Vowels (monothongs & diphthongs) Consonants Consonant clusters Word stress Sentence stress & Rhythm Elision Intonation Vocabulary Words to express: - family rules - relationship between boys and girls - personal views and opinions - one’s contribution to the improvement of community services - positive and negative features of economic development - disadvantaged people - recommendations to improve accessibility for disabled people - ASEAN countries - issues about environmental destruction - global warming - causes and consequences - Vietnamese world heritage sites - higher education - healthy life styles and traditional treatments for common illnesses - life in the future Grammar: Past perfect progressive Present perfect vs. Present perfect progressive Present perfect vs. Past simple Complex sentences The passive Stative verbs in Progressive form Comparatives and superlatives of adjectives Infinitives: passive, Progressive, perfect, perfect Progressive Gerund Perfect gerund and perfect participle Linking words used in a description Word formation (compound nouns) Reported speech with to- infinitive and gerund Conditionals in reported speech Zero Conditional Relative clauses replaced by participles and to-infinitive Cleft sentence It is/was + .... + that clause Questions tags, comment tags clauses |
Relationships |
• Understand a newspaper column about changes in the relationship between boys and girls and say whether you agree or disagree • Give and seek personal views and opinions about relationships with fiends, teachers and parents |
||
Becoming independent |
• Write a letter to an academic institution asking for more information about a course • Discuss with friends how you can contribute to improving community services in your local area |
||
Our society |
Current social issues |
• Discuss positive and negative features of economic development (e.g. benefits of rising standards of living; unemployment, inflation, crisis) • Skim/scan a short text to find information about living standards in different occupations and/or different areas of the country |
|
Caring for those in need |
• Talk about disadvantaged children and find key information about how they can be helped to lead a normal life • Write a series of recommendations to improve accessibility for disabled people |
||
Vietnam and ASEAN |
• Understand a magazine article about ASEAN and list its key objectives • Write a short information brochure about ASEAN and its members |
||
Our environment |
People and the environment in conflict |
• Understand a story about deforestation and say what the main themes and the motives of the main characters are • Talk about environmental destruction and suggest ways people can manage the environment better |
|
Global warming |
• Understand causes and effects of global warming • Exchange personal opinions about the solutions to global warming |
||
Preserving our heritage |
• Describe Vietnamese world heritage sites and list ways in which they are being preserved • Make a presentation for a group of visitors on the cultural heritage of your local area |
||
Our future |
Further education |
• Discuss your preference for the different streams in further education • Understand a short text to find relevant information about higher education opportunities |
|
Health care and longevity |
• Discuss and note down the main points about how to maintain a healthy lifestyle and live longer • Write a message giving advice to a friend about traditional treatments for common illnesses |
||
The future of cities |
• Share ideas about what it will be like living in a City of the future • Talk about life in a city of the future and predict what will happen next |
3 tiết/tuần x 35 tuần = 105 tiết
THEMES |
TOPICS |
SUGGESTED COMMUNICATIVE COMPETENCES |
LANGUAGE ITEMS |
Our lives |
Leaving school and choosing a career |
• Discuss positive and negative points about following particular careers and make a decision about which you would prefer • Describe your hopes, dreams and ambitions after leaving school to a group of friends |
Pronunciation Vowels (monothongs & diphthongs) Consonants Consonant clusters Word stress Sentence stress & Rhythm Assimilation Linking Intonation Vocabulary Words to express: - someone’s hopes, dreams and ambitions after leaving school - life stories about cultural identity in the world and the features of Vietnamese cultural identity - urbanization - different types of the mass media and their functions - international organizations in Vietnam and describe their functions - the endangered species - living and non-living things interacting in a particular ecosystem - the advantages and disadvantages of a ‘green’ lifestyle - lifelong learning - the benefits and drawbacks of Artificial Intelligence - the world of work Grammar: Present simple expressing past time Future perfect progressive Past perfect vs. past simple Present perfect vs. Past perfect Future perfect vs. Future perfect progressive Types of sentences: simple, compound, complex (revision) Transitive and intransitive verbs Reported speech (revision) Modals in the passive Mixed conditionals Relative clauses (revision) Adverbial clauses Prepositions (revision) Articles (revision) Word formation (Compound adjectives) Phrasal verbs (Prepositions after verbs) Comparison: comparative + and + comparative; The + comparative + the + comparative |
Life stories |
• Understand a TV/radio program about someone’s life story and give the reasons why you admire or do not admire that person • Narrate a story about important figures in Vietnamese society, past and present, and identify the key events in their lives |
||
Cultural identity |
• Share opinions with a group of friends about the importance of maintaining cultural identity in a fast-changing world • Write a message to a pen-friend explaining some key features of Vietnamese cultural identity |
||
Our society |
Urbanization |
• Discuss key features of urbanization and make suggestions how these can be applied in the country • Understand a text focusing on personal experiences of urbanization and describe people’s feelings about how it has affected their lives |
|
The mass media |
• Give your opinions about the quality of different types of media and their functions in the country • Describe a chart or a diagram (e.g. statistics of TV viewers, users of computers or laptops) |
||
Vietnam and international organizations |
• Understand a text about international organizations in Vietnam and describe their functions • Talk about how international organizations can contribute to improving life in developing countries |
||
Our environment |
Endangered species |
• Talk about endangered species and the reasons for their decline • Write a text giving opinions on the importance of endangered species protection |
|
Ecosystems |
• Understand a text and identify how living and non-living things interact in a particular ecosystem • Share views about how to manage the disposal of electronic waste without affecting an ecosystem |
||
The Green movement |
• Discuss ways to live a ‘green’ lifestyle • Compare the advantages and disadvantages of a ‘green’ lifestyle with those of other modern lifestyles |
||
Our future |
Lifelong learning |
• Talk about lifelong learning and note down its benefits in people’s lives • Make a presentation showing how you plan to continue learning something of interest to you after school |
|
Artificial Intelligence (AI) |
• Identify different possible functions of Artificial Intelligence from a reading text • Express your point of view about the benefits and drawbacks of Artificial Intelligence |
||
The world of work |
• Write a letter of application for employment in response to an advertisement • Develop a CV to highlight your skills and strengths for a potential employer |
Common Reference Levels: global scale
Proficient User |
C2 |
Can understand with ease virtually everything heard or read. Can summarise information from different spoken and written sources, reconstructing arguments and accounts in a coherent presentation. Can express him/herself spontaneously, very fluently and precisely, differentiating finer shades of meaning even in more complex situations. |
C1 |
Can understand a wide range of demanding, longer texts, and recognize implicit meaning. Can express himself/herself fluently and spontaneously without much obvious searching for expressions. Can use language flexibly and effectively for social, academic and professional purposes. Can produce clear, well-structured, detailed text on complex subjects, showing controlled use of organisational patterns, connectors and cohesive devices. |
|
Independent User |
B2 |
Can understand the main ideas of complex text on both concrete and abstract topics, including technical discussions in his/her field of specialisation. Can interact with a degree of fluency and spontaneity that makes regular interaction with native speakers quite possible without strain for either party. Can produce clear, detailed text on a wide range of subjects and explain a viewpoint on a topical issue giving the advantages and Independent disadvantages of various options. |
B1 |
Can understand the main points of clear Standard input on familiar matters regularly encountered in work, school, leisure, etc. Can deal with most situations likely to arise whilst travelling in an area where the language is spoken. Can produce simple connected text on topics which are familiar or of personal interest. Can describe experiences and events, dreams, hopes and ambitions and briefly give reasons and explanations for opinions and plans |
|
Basic User |
A2 |
Can understand sentences and frequently used expressions related to areas of most immediate relevance (e.g. very basic personal and family information, shopping, local geography, employment). Can communicate in simple and routine tasks requiring a simple and direct exchange of information on familiar and routine matters. Can describe in simple terms aspects of his/her background, immediate environment and matters in areas of immediate need. |
A1 |
Can understand and use familiar everyday expressions and very basic phrases aimed at the satisfaction of needs of a concrete type. Can introduce himself/herself and others and can ask and answer questions about personal details such as where he/she lives, people he/she knows and things he/she has. Can interact in a simple way provided the other person talks slowly and clearly and is prepared to help. |
Resource: Common European Framework of Reference for Languages (CEFR): Learning, Teaching, Assessment, CUP, 2001
Quyết định 1400/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Ban hành: 18/08/2015 | Cập nhật: 19/08/2015
Nghị định 36/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ Ban hành: 18/04/2012 | Cập nhật: 20/04/2012
Quyết định 1400/QĐ-TTg năm 2008 về việc phê duyệt đề án "dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020" Ban hành: 30/09/2008 | Cập nhật: 04/10/2008
Nghị định 32/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành: 19/03/2008 | Cập nhật: 22/03/2008
Quyết định 1400/QĐ-TTg năm 2007 về việc tặng thưởng bằng khen của Thủ tướng chính phủ Ban hành: 15/10/2007 | Cập nhật: 18/10/2007