Quyết định 52/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Số hiệu: 52/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trịnh Đình Dũng
Ngày ban hành: 11/01/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng nhà ở, đô thị, Văn hóa , thể thao, du lịch, Dân tộc, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 52/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH CỤC BỘ QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG LÀNG VĂN HÓA - DU LỊCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Quyết định 1689/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam;

Theo đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Báo cáo của Bộ Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam quy định tại Điều 1 của Quyết định số 1689/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2010 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với những nội dung cụ thể như sau:

1. Điều chỉnh mục tiêu

Bổ sung chức năng giáo dục, đào tạo tại Khu Dịch vụ du lịch tổng hợp nhằm tăng hiệu quả sử dụng của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam và làm cơ sở để thực hiện việc đầu tư xây dựng Học viện Dân tộc thuộc Ủy ban Dân tộc.

2. Nội dung điều chỉnh quy hoạch, gồm:

a) Điều chỉnh, bổ sung chức năng Khu Dịch vụ du lịch tổng hợp: Là khu phức hợp các dịch vụ du lịch tổng hợp, thể thao có quy mô lớn, kết hợp với hoạt động giáo dục, đào tạo nhằm khai thác có hiệu quả không gian cảnh quan tự nhiên, tăng tính hấp dẫn của dự án, thu hút đầu tư phát triển.

b) Ranh giới quy hoạch: Điều chỉnh, bổ sung diện tích Khu Dịch vụ du lịch tổng hợp với tổng diện tích là 138,89 ha, trong đó, diện tích cơ sở giáo dục, đào tạo là 13,5 ha.

c) Định hướng không gian kiến trúc cảnh quan: Việc đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục, đào tạo tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam phải tuân thủ các chỉ tiêu quy hoạch - kiến trúc, phù hợp với quy định về không gian, cảnh quan kiến trúc tng thể Quy hoạch chung xây dựng Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1689/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2010; hạn chế tối đa việc san lấp làm thay đổi địa hình, đồng thời trồng cây tạo cảnh quan thiên nhiên hiện có; tạo không gian liên kết giữa cơ sở đào tạo, giáo dục với không gian chung các khu chức năng và tổng thể Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Điều 2. Các nội dung khác liên quan đến Quy hoạch chung xây dựng Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1689/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2010 của Thtướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Điều 3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam và các cơ quan liên quan cập nhật nội dung điều chỉnh cục bộ vào hồ sơ bản vẽ Quy hoạch chung xây dựng Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam và tổ chức công bố, công khai theo quy định; đồng thời chỉ đạo tổ chức lập, phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu đất Học viện Dân tộc theo đúng các quy định pháp luật trước khi đầu tư xây dựng Học viện dân tộc, bảo đảm tuân thủ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã được phê duyệt.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Trưởng ban Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Giao thông vận tải, Công Thương, Tài chính,
- Ủy ban Dân tộc;
- Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội;
- BQL Làng V
ăn hóa - Du lịch các dân tộc VN.
- VPCP: BTCN các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ C
ng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, QHĐP, NN, KGVX;
- Lưu: VT, CN (2).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trịnh Đình Dũng

 

 

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với những nội dung chính như sau:

1. Quy mô, phạm vi ranh giới

Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam có tổng diện tích 1.544ha, thuộc ranh giới hành chính của các huyện Thạch Thất, Ba Vì và thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, ranh giới được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp xã Kim Sơn - thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội;

- Phía Đông giáp doanh trại quân đội, xã Sơn Đông, xã Cổ Đông - thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội;

- Phía Nam giáp đường Láng Hòa Lạc kéo dài, sân bay Hòa Lạc, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội;

- Phía Tây giáp sân Gôn Đồng Mô, xã Yên Bài, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

2. Mục tiêu

- Cụ thể hóa mục tiêu xây dựng và phát triển Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Góp phần xây dựng trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch mang tính quốc gia; nơi tập trung tái hiện, gìn giữ, phát huy và khai thác các di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam; tăng cường tình đoàn kết, sự hiểu biết lẫn nhau, giáo dục lòng tự hào dân tộc và tình yêu quê hương đất nước của công dân Việt Nam; tăng cường tình hữu nghị, hợp tác và trao đổi văn hóa với các dân tộc trên thế giới; phục vụ nhu cầu thăm quan, du lịch và nghiên cứu của nhân dân trong nước và khách quốc tế;

- Xây dựng một trung tâm du lịch, dịch vụ, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí có quy mô lớn, đồng bộ tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, khai thác các lợi thế sẵn có về tài nguyên văn hóa, thiên nhiên tạo động lực phát triển bền vững;

- Làm cơ sở pháp lý để tiếp tục triển khai quy hoạch chi tiết các khu chức năng, thu hút đầu tư và quản lý xây dựng theo quy hoạch.

3. Các dự báo phát triển

a) Các chỉ tiêu về lượng khách:

- Lượng khách du lịch đến năm 2015 dự báo khoảng: 0,8 - 1,0 triệu lượt khách/năm;

- Lượng khách du lịch đến năm 2025 dự báo khoảng: 1,8 - 2,0 triệu lượt khách/năm.

b) Các chỉ tiêu về sử dụng đất:

- Đất cây xanh, mặt nước chiếm 70 - 80%;

- Đất khách sạn: 30 - 40m2/người;

- Đất công trình công cộng, dịch vụ: 2 - 3m2/người.

c) Các chỉ tiêu sử dụng hạ tầng kỹ thuật:

- Giao thông: đất mạng lưới đường, quảng trường nội bộ chiếm 10 - 15%;

- Cấp nước:

+ Khách sạn: 250 l/người/ngày đêm;

+ Sinh hoạt: 150 l/người/ngày đêm.

- Cấp điện: sinh hoạt: 3000 KWh/người/năm;

- Chuẩn bị kỹ thuật: độ cao xây dựng ≥ +22,5m, tận dụng địa hình và hạn chế tối đa san lấp khối lượng lớn;

- Thoát nước bẩn: 80% khối lượng cấp nước với hệ thống xử lý nước thải;

4. Định hướng phát triển không gian kiến trúc cảnh quan.

a) Các định hướng phát triển không gian:

- Bảo tồn, giữ gìn mặt nước, địa hình tự nhiên của khu đất, hạn chế tối đa việc san lấp làm thay đổi địa hình, đồng thời trồng cây tạo cảnh để phát triển cảnh quan thiên nhiên hiện có. Tạo mối liên hệ hài hòa gắn bó hữu cơ giữa mặt nước, đất, cây xanh và công trình;

- Xây dựng và phát triển các công trình kiến trúc tại các khu chức năng phải phù hợp với cảnh quan chung của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, quy hoạch chi tiết và các dự án thành phần đảm bảo sự gắn kết hài hòa giữa các công trình, tạo thành tổng thể hữu cơ; trong đó cảnh quan, văn hóa làm nền tảng, đảm bảo gìn giữ môi trường, sinh thái và cảnh quan khu vực, phát triển ổn định, bền vững;

- Việc thiết kế xây dựng các công trình kiến trúc tại các khu chức năng yêu cầu có chất lượng cao và nội dung văn hóa sâu sắc.

b) Phân khu chức năng:

Quy hoạch không gian phát triển Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam được tổ chức thành 07 khu chức năng, cụ thể như sau:

(Bảng biểu, xem tại văn bản)

- Khu Trung tâm văn hóa và vui chơi giải trí

+ Quy mô diện tích: 125,22ha;

+ Chức năng: là trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao và vui chơi giải trí gắn với khu vực lối vào chung của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Các chỉ tiêu quy hoạch xây dựng của Khu kế thừa quy hoạch chi tiết được duyệt tại Quyết định số 1125/QĐ-BXD ngày 28 tháng 6 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng với các chỉ tiêu cụ thể:

. Mật độ xây dựng: 9,05%;

. Tầng cao trung bình: 1,43 tầng;

- Khu các Làng dân tộc Việt Nam

+ Quy mô diện tích: 198,61ha;

+ Chức năng: là khu vực tái hiện không gian văn hóa tiêu biểu của 54 dân tộc Việt Nam, giới thiệu văn hóa và đất nước Việt Nam qua các thời kỳ dựng nước, giữ nước. Là nơi gặp gỡ, giao lưu của đồng bào các dân tộc, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, du lịch nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam và tăng cường, củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Các chỉ tiêu quy hoạch xây dựng của Khu kế thừa theo quy hoạch chi tiết được duyệt tại Quyết định số 1151/QĐ-BXD ngày 26 tháng 8 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và điều chỉnh quy hoạch chi tiết theo Quyết định số 276/QĐ-LVH ngày 26 tháng 11 năm 2008 của Trưởng Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với các chỉ tiêu cụ thể:

. Mật độ xây dựng: 11,3%;

. Tầng cao trung bình: 1,1 tầng.

- Khu Di sản văn hóa thế giới

+ Quy mô: 46,50ha;

+ Chức năng: là khu giới thiệu và tái hiện một số di sản văn hóa nổi tiếng thế giới, thể hiện nét đặc sắc của văn hóa nhân loại;

+ Các chỉ tiêu quy hoạch:

. Mật độ xây dựng không quá: 23%;

. Tầng cao trung bình: 1,7 tầng;

- Khu dịch vụ du lịch tổng hợp.

+ Quy mô: 138,89ha;

+ Chức năng: là khu phức hợp các dịch vụ du lịch tổng hợp, thể thao có quy mô lớn để khai thác có hiệu quả không gian cảnh quan tự nhiên, tăng tính hấp dẫn của Dự án, thu hút đầu tư phát triển;

+ Các chỉ tiêu quy hoạch:

. Mật độ xây dựng không quá: 23,0%;

. Tầng cao trung bình: 3,5 tầng.

- Khu công viên bến thuyền:

+ Quy mô: 341,53ha (bao gồm: 310,04ha phần mặt nước hồ Đồng Mô và 31,49ha mặt đất);

+ Chức năng: là khu vực dịch vụ du lịch, nơi tổ chức các hoạt động tham quan, thể thao, du lịch, dịch vụ gắn với mặt nước hồ Đồng Mô và cổng B của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam;

+ Các chỉ tiêu quy hoạch:

. Mật độ xây dựng không quá: 20,0% (cho phần mặt đất);

. Tầng cao trung bình: 2,0 tầng (cho phần mặt đất).

- Khu Cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô.

+ Quy mô: 600,9ha (được xác định bằng phần diện tích mặt nước có ranh giới cốt nước +20,0m của hồ Đồng Mô);

+ Chức năng: là không gian sinh thái cảnh quan, mặt nước hồ Đồng Mô có sử dụng khai thác phát triển một số hoạt động du lịch sinh thái phù hợp để tăng tính hấp dẫn của cảnh quan, cây xanh, mặt nước hồ Đồng Mô trên cơ sở đảm bảo môi trường và phát triển du lịch bền vững.

- Khu Quản lý điều hành văn phòng

+ Quy mô: tổng diện tích là 78,50ha, bao gồm: Khu 1 rộng 10,53ha và Khu 2 rộng 67,97ha;

+ Chức năng:

. Khu 1: là khu văn phòng, quản lý điều hành trung tâm toàn Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam;

. Khu 2: là khu nhà công vụ dành cho cán bộ công nhân viên của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác, vận hành thường xuyên; là nơi ăn ở, sinh hoạt của đồng bào các dân tộc trên cả nước trong các hoạt động thường xuyên, theo các dịp lễ hội nhằm tái hiện đời sống lao động sản xuất, sinh hoạt văn hóa, lễ hội của 54 dân tộc và là nơi đón tiếp các đoàn khách trong nước và quốc tế tới tham quan hàng năm.

+ Các chỉ tiêu quy hoạch dự kiến:

Khu 1: Khu Quản lý điều hành văn phòng

. Mật độ xây dựng không quá: 22,0%;

. Tầng cao trung bình: 3,0 tầng;

Khu 2: Khu Nhà công vụ và đón tiếp:

. Mật độ xây dựng không quá: 28,0%;

. Tầng cao trung bình: 6,0 tầng.

5. Định hướng quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật

a) Giao thông

- Giao thông đối ngoại:

+ Đường bộ: đường Láng - Hòa Lạc kéo dài (Đại lộ Thăng Long) phía Tây Nam tiếp giáp với Cổng chính của Làng với nút giao thông khác cốt đảm bảo kết nối giao thông an toàn và thuận tiện.

+ Đường quốc lộ 21 phía Đông Bắc tiếp giáp Cổng phụ của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam nhằm tạo khả năng tiếp cận từ nhiều hướng;

+ Đường thủy phía Bắc của Làng Văn hóa có cảng sông trên địa bàn thị xã Sơn Tây có thể đưa đón khách du lịch tới bằng đường thủy. Hiện trạng khả năng khai thác đưa đón khách còn hạn chế, cần được nâng cấp để khai thác trong tương lai.

- Giao thông nội bộ

+ Mạng lưới giao thông nội bộ cơ bản kế thừa quy hoạch hạ tầng giao thông trong Dự án điều chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam năm 2007 được duyệt. Xem xét, điều chỉnh mạng lưới giao thông tại các khu vực có điều chỉnh chức năng;

+ Điều chỉnh bổ sung đường (quy mô 02 làn xe) nối kết Khu các làng Dân tộc và Khu Quản lý điều hành, văn phòng;

+ Trong điều chỉnh quy hoạch chung chỉ định hướng tuyến đặt monorail còn cụ thể sẽ tiến hành dự án riêng;

+ Bổ sung 3 trạm đỗ phục vụ cho phương tiện giao thông đường thủy trên hồ Đồng Mô là: trạm F1 (khu cây xanh mặt nước); trạm E2 (khu bến thuyền); bến đỗ tại khu làng các dân tộc.

b) Định hướng chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng

- San nền.

+ Nguyên tắc san nền bám địa hình tự nhiên nhằm giảm thiểu khối lượng đào đắp. Khu vực thiết kế là vùng núi cao địa hình dốc bị chia cắt bởi hồ, các suối nhỏ vì vậy cao độ xây dựng tùy thuộc vào từng vị trí cụ thể. Mực nước hồ được giữ ở cốt +20m. Cốt san nền xây dựng lấy từ cốt ≥ +22,50m trở lên. Độ dốc san nền phải ≥ 3‰ để đảm bảo thoát nước mặt tự chảy;

+ Xây đập điều tiết nước trong hồ Đồng Mô: mực nước của hồ giữ ổn định ở mức nước +20,00m; cần xây đập tràn kết hợp làm đường đi bộ ven hồ.

- Thoát nước mưa

+ Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế cho từng khu vực riêng biệt và thoát theo từng lưu vực. Tại các khu chức năng hệ thống thoát nước mưa được quy hoạch riêng biệt với hệ thống thoát nước thải. Xây dựng mạng lưới đường ống thoát nước đồng bộ tại các khu chức năng, ổn định nền xây dựng tạo taluy mái dốc và kè bờ chống sạt lở, đảm bảo cảnh quan.

+ Chia hệ thống thoát nước mưa thành 4 lưu vực chính. Nước mưa từ các lưu vực được thu gom, tự chảy dọc theo hệ thống cống ngầm kết hợp với rãnh thu có nắp đan và mương hở để xả ra suối tự nhiên và xả vào hồ Đồng Mô.

- Cấp nước

+ Nguồn nước: nước sinh hoạt của Làng Văn hóa được cấp từ hệ thống cấp nước Sông Đà - Hà Nội với điểm đấu nối nằm cách cổng chính Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam khoảng 4km;

+ Tổng nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt, nước cứu hỏa và nước tưới cây rửa đường của Làng Văn hóa khoảng 17.200m3/ngày đêm, trong đó nước sinh hoạt khoảng 8.000m3/ngày đêm;

+ Mạng lưới cấp nước cơ bản kế thừa Dự án điều chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam năm 2007 và điều chỉnh cho phù hợp quy hoạch;

+ Bể chứa nước sinh hoạt: 2000m3;

+ Trạm bơm cấp nước sinh hoạt với công suất: QB = 220m3/h, H=54m, K=41,2KW;

+ Nước cấp phục vụ cho cứu hỏa, rửa đường, tưới cây sử dụng nước hồ Đồng Mô qua 2 trạm bơm;

- Cấp điện

+ Dự báo phụ tải: tổng công suất tiêu thụ của toàn Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam khoảng 124 MCA;

+ Nguồn điện: sử dụng tuyến đường dây 110KV Hà Đông - Xuân Khanh (do Công ty điện lực Khu vực 1 quản lý) cấp cho Trạm biến áp 110/22KV của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam có vị trí nằm phía Tây của Làng Văn hóa.

- Chiếu sáng

Chiếu sáng các khu vực sẽ được thực hiện theo từng dự án riêng. Lựa chọn phương thức chiếu sáng đảm bảo độ sáng cần thiết và tính thẩm mỹ, tạo vẻ đẹp chung hài hòa với cảnh quan của một khu du lịch văn hóa.

Đường giao thông chính trong Làng Văn hóa sử dụng hệ thống chiếu sáng đèn thủy ngân cao áp hoặc đèn hơi natri.

+ Với đường <11m: bố trí chiếu sáng 1 phía;

+ Với đường >11m: bố trí chiếu sáng 2 phía.

- Thông tin liên lạc

Sử dụng thiết bị và mạng truyền dẫn đồng hãng hoặc có khả năng kết hợp để giảm chi phí vận hành bảo dưỡng. Hệ trục cáp quang truyền dẫn thông tin dọc theo các trục đường chính để tới trung tâm kiểm soát và trung tâm dữ liệu của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

- Thoát nước thải.

+ Tổng lượng nước thải dự kiến khoảng 5.500 m3/ngày đêm;

+ Nguyên tắc thiết kế hệ thống thoát nước thải tách riêng hoàn toàn với hệ thống thoát nước mưa;

+ Nước thải được thoát và xử lý cục bộ tại khu chức năng và đạt tiêu chuẩn Việt Nam trước khi xả vào hồ Đồng Mô. Nước thải từ các công trình công cộng xử lý tại chỗ qua các bể tự hoại, bể phốt sau đó được thu gom vào hệ thống thoát nước thải dẫn về trạm xử lý đặt trong các khu;

+ Đối với khu vực Trung tâm văn hóa và vui chơi giải trí, Khu các làng dân tộc đã và đang đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước phải tuân theo các quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt. Đối với Khu quản lý điều hành văn phòng đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải ngay trong giai đoạn đầu, không xả thải trực tiếp ra hồ Đồng Mô.

- Chất thải rắn và vệ sinh môi trường

+ Tiêu chuẩn thải chất thải rắn sinh hoạt: 1,2 kg/người/ngày đêm, chất thải rắn ở các công trình công cộng: 0,24kg/người/ngày đêm;

+ Tổng lượng rác thải khoảng 370 tấn/ngày;

+ Toàn bộ chất thải rắn được thu gom triệt để, tập trung tại trạm trung chuyển chất thải rắn của Làng, sau đó được vận chuyển đến nơi xử lý chất thải rắn tập trung tại xã Xuân Sơn - Sơn Tây cách Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam 15km;

+ Bố trí nhà vệ sinh công cộng tại các bến đỗ xe và điểm chờ xe, dọc trên các tuyến giao thông chính với khoảng cách từ 1,0 ÷ 15km và tại các khu dịch vụ công cộng (cửa hàng ăn uống, giải khát, lưu niệm…) phục vụ khách du lịch.

- Tổng hợp hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Bố trí hệ thống tuy nen kỹ thuật hoặc hào kỹ thuật trong các tuyến giao thông chính của Làng Văn hóa.

Các mạng lưới hạ tầng trên các tuyến quy hoạch xây dựng mới phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật khi đấu nối với các mạng hạ tầng hiện có hoặc đang thi công và đảm bảo nguyên tắc không có xung đột giữa các công trình hạ tầng khi đi ngầm.

- Bảo vệ môi trường

Thực hiện các chương trình giám sát chất lượng môi trường theo quy định. Giám sát theo dõi chặt chẽ và bảo vệ chất lượng nước hồ Đồng Mô phục vụ du lịch nghỉ dưỡng và các hoạt động vui chơi gắn liền mặt nước.

Giảm thiểu ô nhiễm đối với môi trường không khí, môi trường nước và tiếng ồn bằng các giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm, trồng cây xanh cách ly, xử lý chất thải theo quy định hiện hành.

Bảo vệ lưu giữ các khu vực cây xanh, hạn chế việc san lấp, phá dỡ quy mô lớn làm thay đổi địa hình, cảnh quan và môi trường khu vực.

Hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng ô nhiễm môi trường (tiếng ồn, khói, bụi…) trong quá trình thi công, xây dựng.

6. Quy hoạch đợt đầu và các dự án chiến lược

Triển khai thực hiện các chương trình, dự án bảo đảm lộ trình theo Kế hoạch đầu tư phát triển Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đến năm 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: xây dựng kết cấu hạ tầng chủ chốt cho các khu chức năng; xúc tiến mạnh việc thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước.

Các dự án ưu tiên đầu tư:

- Hoàn thiện dự án hạ tầng kỹ thuật chung;

- Tiếp tục hoàn thiện các dự án thuộc Khu các làng dân tộc Việt Nam;

- Xây dựng dự án và tập trung đầu tư Khu quản lý điều hành văn phòng, ưu tiên Khu nhà công vụ và đón tiếp;

- Dự án xây dựng Trục trung tâm.

- Dự án thuộc khu dịch vụ du lịch tổng hợp;

- Dự án Trung tâm văn hóa và khu vui chơi giải trí;

- Dự án thuộc Khu di sản văn hóa thế giới;

- Dự án thuộc Khu công viên bến thuyền;

- Dự án thuộc Khu cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô.

Xem nội dung VB