Quyết định 516/QĐ-UBND năm 2006 Quy định việc tổ chức và quản lý công tác tiếp công dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Số hiệu: | 516/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kiên Giang | Người ký: | Bùi Ngọc Sương |
Ngày ban hành: | 12/04/2006 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Khiếu nại, tố cáo, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 516/QĐ-UBND |
Rạch Giá, ngày 12 tháng 04 năm 2006 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật khiếu nại, tố cáo năm 2005;
Căn cứ Nghị định số: 53/2005/NĐ-CP ngày 19/4/2005 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật khiếu nại, tố cáo;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh Kiên Giang tại Tờ trình số: 12 /TTr-TT ngày 11 tháng 4 năm 2006.
QUYẾT ĐỊNH
|
CHỦ TỊCH |
VỀ VIỆC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 516/QĐ-UBND ngày 12/4/2006 của UBND tỉnh Kiên Giang)
Các cơ quan khác của Nhà nước căn cứ vào quy định của Luật về khiếu nại, tố cáo và tình hình khiếu nại, tố cáo liên quan đến ngành, lĩnh vực của mình quản lý để bố trí thời gian tiếp công dân.
Ngoài việc tiếp công dân theo định kỳ, Thủ trưởng các cơ quan ban, ngành cấp tỉnh phải tiếp dân khi có yêu cầu khẩn thiết.
Riêng Đoàn đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tiếp dân theo quy định tại Quy chế hoạt động của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội, được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 07/7/1993; Đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp công dân theo quy định tại Mục 2 Chương V Quy chế hoạt động của Hội đồng Nhân dân (ban hành kèm theo Nghị quyết số: 753/2005/NQUBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XI).
Điều 10. Chủ tịch UBND tỉnh có trách nhiệm bố trí Phòng Tiếp công dân chung để Tỉnh ủy, HĐND - UBND tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo; cử một Phó Văn phòng UBND tỉnh phụ trách chỉ đạo hoạt động của Phòng Tiếp công dân và các thành viên gồm: Chuyên viên Văn phòng Tỉnh ủy, Chuyên viên Văn phòng HĐND tỉnh, Chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh, Đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội, Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc. Về tổ chức, biên chế, kinh phí, hoạt động thực hiện theo Quyết định số: 1936/2000/QĐ-UB ngày 26/9/2000 của UBND tỉnh (Trụ sở tiếp công dân đặt tại số 06 đường Nguyễn Công Trứ, phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá).
Điều 11. Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là cấp huyện) có trách nhiệm bố trí Tổ Tiếp công dân chung để Huyện ủy, HĐND - UBND huyện tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo; cử một Phó Văn phòng UBND cấp huyện phụ trách chỉ đạo hoạt động của Tổ Tiếp công dân; các thành viên gồm: Chuyên viên Văn phòng Huyện ủy, Chuyên viên Văn phòng HĐND và UBND huyện, Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc. Về tổ chức, biên chế, kinh phí, hoạt động do Chủ tịch UBND huyện quyết định (Trụ sở tiếp công dân đặt tại trụ sở UBND cấp huyện).
Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan Nhà nước
1. Thủ trưởng cơ quan Nhà nước khi tiếp công dân, đối với những khiếu nại thuộc thẩm quyền mà vụ việc rõ ràng, cụ thể, có cơ sở giải quyết thì Thủ trưởng cơ quan Nhà nước phải trả lời ngay cho công dân biết; nếu vụ việc phức tạp cần nghiên cứu, xem xét thì phải nói rõ thời hạn giải quyết, người cần liên hệ tiếp để biết kết quả giải quyết.
2. Việc tiếp công dân của Thủ trưởng cơ quan Nhà nước phải được ghi chép vào sổ tiếp công dân và được lưu giữ tại nơi tiếp công dân.
Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ tiếp công dân
1. Cán bộ tiếp công dân phải có sổ để ghi chép, theo dõi việc tiếp công dân thường xuyên của cơ quan, đơn vị, địa phương và việc tiếp công dân của Chủ tịch UBND các cấp, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị.
2. Tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo theo Điều 15 quy định này.
3. Yêu cầu công dân trình bày đầy đủ, rõ ràng những nội dung khiếu nại, tố cáo; lý do và những yêu cầu giải quyết; cung cấp các tài liệu liên quan việc khiếu nại, tố cáo, bằng chứng của việc khiếu nại, tố cáo. Ghi lời trình bày của công dân về các nội dung trên khi cần thiết, tham gia gặp gỡ đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại theo chỉ đạo của cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
4. Giải thích chính sách, pháp luật liên quan nội dung khiếu nại, tố cáo, quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo; trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo; động viên người khiếu nại rút đơn đối với khiếu nại không đúng chính sách, pháp luật (nếu có).
5. Báo cáo Thủ trưởng cơ quan Nhà nước xem xét thụ lý đơn hoặc không thụ lý đơn theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp dân định kỳ.
6. Từ chối không tiếp những người đang trong tình trạng say rượu, tâm thần; những người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân, các trường hợp lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để gây rối trật tự nơi tiếp công dân, vu cáo, xúc phạm cơ quan Nhà nước, người thi hành công vụ và các hành vi khác vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
7. Cán bộ tiếp công dân tại nơi tiếp dân chung ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, và 6 điều này còn có trách nhiệm giải thích, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật đối với khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết, việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý để giải quyết; chuyển trả đơn và các giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn cho người khiếu nại, cơ quan có thẩm quyền chuyển đơn đó hoặc tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan chỉ đạo các cơ quan được ủy quyền ra văn bản chỉ dẫn, trả lời người khiếu nại.
Tham mưu cho Chủ tịch UBND cùng cấp tiếp nhận hoặc chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết thụ lý đơn thư khiếu nại mà trong quá trình giải quyết có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc phát sinh tình tiết mới; đơn thư khiếu nại đã hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà không được giải quyết. Đối với vụ việc khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại lần hai, cán bộ tiếp dân tại nơi tiếp dân chung có trách nhiệm đối thoại hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng đối thoại về chính sách, pháp luật, các bằng chứng làm căn cứ giải quyết khiếu nại để người khiếu nại chấm dứt việc khiếu nại.
Điều 15. Xử lý khiếu nại tại nơi tiếp công dân
1. Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền và đủ điều kiện để thụ lý giải quyết thì trong thời hạn 10 ngày cán bộ tiếp công dân phải tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan ra Thông báo thụ lý, Thông báo thụ lý phải ghi rõ thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Trường hợp vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì phải thông báo bằng văn bản cho người giải quyết khiếu nại lần đầu biết.
2. Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng không đủ các điều kiện để thụ lý giải quyết thì cán bộ tiếp công dân có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng cơ quan xem xét ra Thông báo không thụ lý, Thông báo không thụ lý phải ghi rõ lý do không thụ lý theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3. Đối với đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết, đơn khiếu nại về vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai, việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý để giải quyết thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhận được đơn không có trách nhiệm thụ lý, nhưng cán bộ tiếp công dân phải có trách nhiệm giải thích cho người khiếu nại hiểu rõ và tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan ra văn bản chỉ dẫn, trả lời người khiếu nại. Việc chỉ dẫn, trả lời chỉ thực hiện một lần đối với một vụ việc khiếu nại; trong trường hợp người khiếu nại gửi kèm các giấy tờ, tài liệu là bản gốc liên quan đến vụ việc khiếu nại thì cán bộ tiếp công dân phải trả lại các giấy tờ, tài liệu đó cho người khiếu nại.
4. Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới đã có văn bản thụ lý, nhưng quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết thì cán bộ tiếp công dân có trách nhiệm tham mưu với Thủ trưởng cơ quan Nhà nước cấp trên tùy theo tình hình cụ thể xử lý: yêu cầu cấp dưới giải quyết, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết của cấp dưới hoặc thụ lý giải quyết theo Điều 39 Luật khiếu nại, tố cáo; người có thẩm quyền giải quyết thiếu trách nhiệm hoặc cố tình trì hoãn việc giải quyết khiếu nại đó, tùy theo tính chất, mức độ phải bị xem xét kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành.
5. Đối với đơn khiếu nại có chữ ký của nhiều người thì cán bộ tiếp công dân có trách nhiệm hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn riêng để thực hiện việc khiếu nại. Trường hợp nhiều người khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung thì cán bộ tiếp công dân phải hướng dẫn họ cử người đại diện để trình bày khiếu nại, tố cáo.
Đối với đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo thì cán bộ tiếp công dân có trách nhiệm xử lý nội dung khiếu nại theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, còn nội dung tố cáo thì xử lý theo quy định tại Điều 16 quy định này.
Điều 16. Xử lý đơn tố cáo tại nơi tiếp công dân
1. Người tiếp công dân nhận được đơn tố cáo có trách nhiệm phân loại và xử lý như sau:
a) Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì phải tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan ra Thông báo thụ lý để giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục quy định của Luật khiếu nại, tố cáo và Nghị định số: 53/2005/NĐ-CP ngày 19/4/2005 của Chính phủ;
b) Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì chậm nhất trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được phải chuyển đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo và các tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có) cho người có thẩm quyền giải quyết;
c) Không xem xét, giải quyết những tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp mà sao chụp chữ ký hoặc những tố cáo đã được cấp có thẩm quyền giải quyết nay tố cáo lại nhưng không có bằng chứng mới;
d) Nếu tố cáo hành vi phạm tội thì chuyển cho Cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát xử lý theo quy định tại Điều 71 của Luật khiếu nại, tố cáo.
2. Trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, tính mạng, tài sản của công dân; thông tin về người tố cáo bị đe dọa, trù đập, trả thù thì người tiếp công dân nhận được đơn phải tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan báo ngay cho cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn chặn.
3. Trong trường hợp người tố cáo trình bày trực tiếp thì người tiếp công dân phải ghi rõ nội dung tố cáo, họ tên, địa chỉ người tố cáo; khi cần thiết thì ghi âm lời tố cáo. Bản ghi nội dung tố cáo phải cho người tố cáo đọc lại, nghe lại và ký xác nhận.
4. Khi tiếp nhận thông tin, tài liệu do người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thì người tiếp công dân phải làm giấy biên nhận, có chữ ký của người tiếp nhận và người cung cấp.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN KHI ĐẾN NƠI TIẾP CÔNG DÂN
Điều 17. Công dân đến khiếu nại có các quyền sau đây.
1. Công dân đến nơi tiếp dân để trình bày khiếu nại, tố cáo hoặc đưa đơn khiếu nại, tố cáo được hướng dẫn, giải thích về quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, được hướng dẫn, giải thích, trả lời về những nội dung mình trình bày; thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu, lần thứ hai, cơ chế khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án; thẩm quyền, thủ tục giải quyết tố cáo.
2. Công dân được khiếu nại, tố cáo về những hành vi sai trái, cản trở, gây phiền hà, sách nhiễu của người tiếp công dân.
Điều 18. Công dân đến khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây.
1. Công dân đến nơi tiếp công dân để trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy mời, giấy tờ xác nhận là người đại diện theo pháp luật hoặc giấy ủy quyền hợp pháp.
2. Việc trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc đưa đơn khiếu nại, tố cáo của công dân tại nơi tiếp công dân phải có nội dung đầy đủ, rõ ràng; có tài liệu liên quan hoặc bằng chứng chứng minh về vụ việc khiếu nại, tố cáo của mình khi được yêu cầu cung cấp.
Điều 19. Công dân đến khiếu nại, tố cáo có hành vi gây rối, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước, lăng mạ, xúc phạm danh dự cơ quan Nhà nước, nhân phẩm người thi hành công vụ phải bị xử lý theo Điều 11 Nghị định số: 38/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005, Điều 7 Nghị định số: 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 của Chính phủ.
Điều 20. Khi nhận được các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân do trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước, các cơ quan dân cử (Đoàn đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Đại biểu Hội đồng nhân dân), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc chuyển đến thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết phải xem xét, giải quyết kịp thời đúng thời hạn do Luật khiếu nại, tố cáo quy định. Trường hợp đã có quyết định hoặc kết luận giải quyết thì trả lời cho đương sự, đồng thời thông báo cho nơi tiếp công dân đã chuyển vụ việc đó biết theo thời hạn pháp luật về khiếu nại, tố cáo quy định.
2. Giao cho Thanh tra tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn và theo dõi thực hiện quy định này, định kỳ 6 tháng, năm tham mưu cho UBND tỉnh sơ tổng kết rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện việc tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, đơn vị và cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về công tác tiếp công dân thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật theo pháp luật hiện hành./.
Nghị định 150/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội Ban hành: 12/12/2005 | Cập nhật: 20/05/2006
Nghị định 38/2005/NĐ-CP quy định biện pháp bảo đảm trật tự công cộng Ban hành: 18/03/2005 | Cập nhật: 11/12/2009
Nghị định 53/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi Ban hành: 19/04/2005 | Cập nhật: 19/03/2013