Quyết định 51/2014/QĐ-UBND về Quy định quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu trên đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Số hiệu: 51/2014/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng Người ký: Nguyễn Hoàng Anh
Ngày ban hành: 21/12/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 51/2014/QĐ-UBND

Cao Bằng, ngày 21 tháng 12 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ BẢO TRÌ CẦU TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giao thông Vận tải về quản lý, khai thác và bảo trì đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 12/2014/TT-BGTVT ngày 29 tháng 04 năm 2014 của Bộ Giao thông Vận tải về hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tại Tờ trình số 2640/TTr-SGTVT ngày 10 tháng 12 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu trên đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Hoàng Anh

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ BẢO TRÌ CẦU TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2014/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

Quy định này quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu trên đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Việc bảo trì cầu trên đường giao thông nông thôn được thực hiện theo quy định của Nghị định số 114/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ.

2. Đối tượng áp dụng:

Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu trên đường giao thông nông thôn được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn ODA, vốn do tổ chức quốc tế tài trợ, vốn do các tổ chức và nhân dân đóng góp.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đường giao thông nông thôn bao gồm: Đường trục xã, đường liên xã, đường trục thôn; đường ngõ xóm và các điểm dân cư tương đương; đường trục chính nội đồng.

2. Cầu trên đường giao thông nông thân (sau đây gọi tắt là cầu) bao gồm: Cầu treo, cầu có kết cấu nhịp dạng dầm, dàn, khung, vòm được xây dựng trên các tuyến đường giao thông nông thôn.

3. Cơ quan quản lý đường bộ là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành thuộc Bộ giao thông vận tải; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

4. Chủ quản lý sử dụng cầu tên gọi chung của tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao quản lý, vận hành khai thác và sử dụng cầu thuộc sở hữu Nhà nước; chủ sở hữu cầu đối với cầu không thuộc sở hữu Nhà nước; cộng đồng dân cư đối với cầu do cộng đồng hoặc các tổ chức, cá nhân đóng góp vốn đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành khai thác và bảo trì.

5. Đơn vị trực tiếp quản , vận hành khai thác cầu (sau đây gọi tắt là Đơn vị quản lý cầu) là tổ chức, cá nhân được Chủ quản lý sử dụng cầu giao nhiệm vụ, ký kết hợp đồng thực hiện việc quản lý, vận hành khai thác cầu, bảo dưỡng thường xuyên cầu.

Điều 3. Yêu cầu chung đối với công tác quản lý, vận hành khai thác cầu

1. Về quản lý, vận hành khai thác cầu phải thực hiện theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Luật Xây dựng, Nghị định số 11/2010/NĐ-CP , Nghị định số 100/2013/NĐ-CP , các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;

2. Việc quản lý, vận hành khai thác cầu phải đảm bảo an toàn giao thông, an toàn cho công trình cầu, an toàn cho người, tài sản và công trình khác trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ của cầu, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường;

3. Thực hiện đúng quy trình tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức quản lý được cơ quan có thẩm quyền công bố;

4. Khi thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng và bảo trì phải có phương án đảm bảo giao thông, có biện pháp, tiến độ, bố trí thời gian và tổ chức thi công hợp lý, đủ biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông, và có người gác hướng dẫn giao thông đảm bảo cho người, phương tiện tham gia giao thông qua lại an toàn, thông suốt; trong thời gian thi công phải thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, an toàn lao động.

Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Tự ý tháo, lắp hoặc các hành vi phá hoại cầu và các bộ phận, hạng mục của cầu và đường hai đầu cầu, viết vẽ các nội dung không phù hợp hoặc xóa biển báo hiệu; phá hủy, che khuất biển báo hiệu;

2. Lấn chiếm, sử dụng trái phép và vi phạm hành lang an toàn đường bộ của cầu;

3. Vi phạm tải trọng, tốc độ cho phép, vi phạm khổ giới hạn của cầu;

4. Tham gia giao thông trên cầu trái với hướng dẫn, quy định của cầu; tụ tập đông người trên cầu;

5. Sử dụng mặt cầu, gầm cầu và các bộ phận cầu, đất của đường bộ trái quy định;

6. Lắp đặt, treo đường ống cấp, thoát nước, dây điện, cáp viễn thông vào cầu, trừ khi thiết kế của cầu có quy định và được phép của Chủ quản lý sử dụng cầu;

7. Bàn giao đưa vào sử dụng cầu mới xây dựng, cải tạo, nâng cấp hoặc mở rộng không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, không đảm bảo an toàn giao thông;

8. Các hành vi vi phạm khác quy định của luật giao thông đường bộ, luật xây dựng và các quy định của Pháp luật.

Điều 5. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác cầu

1. Xác định Chủ quản lý sử dụng cầu:

a) Đối với cầu thuộc sở hữu Nhà nước, Chủ quản lý sử dụng cầu được xác định căn cứ vào quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc phân công, phân cấp cho Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Giao thông Vận tải và các cơ quan trực thuộc trong việc vận hành khai thác cầu trên địa bàn;

b) Đối với cầu thuộc sở hữu của cộng đồng dân cư, sở hữu tư nhân và các trường hợp không thuộc sở hữu Nhà nước, chủ sở hữu là Chủ quản lý sử dụng cầu.

Trường hợp cộng đồng dân cư, tư nhân sau khi đầu tư xong không đủ khả năng làm Chủ quản lý sử dụng cầu thì cơ quan được phân công, phân cấp quy định tại Điểm a Khoản 1 của Điều này thực hiện quyền, nghĩa vụ của Chủ quản lý sử dụng cầu;

c) Trường hợp cầu được xây dựng bằng nhiều nguồn vốn: Đóng góp của cộng đồng, Nhà nước hỗ trợ, tài trợ bằng các hình thức xã hội hóa thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thống nhất với cộng đồng, nhà tài trợ về việc giao tổ chức, cá nhân thực hiện các quyền, nghĩa vụ của Chủ quản lý sử dụng cầu để quản lý, vận hành khai thác;

d) Trong các trường hợp khẩn cấp, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể trưng dụng cầu không thuộc sở hữu Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành về trưng mua, trưng dụng để phục vụ cho việc bảo đảm giao thông hoặc các nhiệm vụ đặc biệt khác thì cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền trưng dụng có văn bản giao tổ chức thực hiện việc quản lý, vận hành khai thác trong thời gian trưng dụng. Chủ quản lý đang sử dụng thực hiện việc quản lý, vận hành khai thác cho đến khi bàn giao công việc này cho tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

2. Chủ quản lý sử dụng cầu chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan cấp trên về việc quản lý, vận hành khai thác cầu theo quy định của quy định này và các quy định của pháp luật có liên quan.

3. Chủ quản lý sử dụng cầu có thể ủy quyền, phân cấp, giao nhiệm vụ, ký kết hợp đồng với Đơn vị quản lý cầu thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc quản lý, vận hành khai thác cầu. Trong trường hợp này chủ quản lý sử dụng cầu vẫn phải chịu trách nhiệm về sự cố hay sự xuống cấp của cầu trong thời gian vận hành khai thác.

4. Đơn vị trực tiếp quản lý vận hành khai thác cầu chịu trách nhiệm theo phân cấp, ủy quyền, văn bản giao nhiệm vụ, hợp đồng ký kết với chủ quản lý sử dụng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quản lý, vận hành khai thác cầu đúng các văn bản nêu trên và nội dung quy định tại văn bản này.

5. Trường hợp lựa chọn nhà thầu bảo dưỡng thường xuyên làm đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành khai thác cầu, thì đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành khai thác thực hiện đồng thời các quyền, nghĩa vụ về quản lý, vận hành khai thác và bảo dưỡng thường xuyên cầu.

Chương II

QUY TRÌNH QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI THÁC CẦU

Mục 1: HƯỚNG DẪN LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ SỬ DỤNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI THÁC CẦU

Điều 6. Các cầu phải lập quy trình quản lý, vận hành khai thác riêng

1. Cầu xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp thuộc các trường hợp sau phải lập, ban hành quy trình quản lý, vận hành khai thác:

a) Cầu treo có khẩu độ nhịp từ 70m trở lên; cầu dàn thép, cầu dầm có khẩu độ nhịp từ 50m trở lên và các công trình cầu cấp II trở lên theo quy định của Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2013 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng (sau đây viết tắt là Thông tư số 10/2013/TT-BXD);

b) Các trường hợp khác do Người quyết định đầu tư, Chủ đầu tư công trình hoặc do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.

2. Cầu đang khai thác sử dụng thuộc các trường hợp sau phải lập, ban hành quy trình quản lý, vận hành khai thác:

a) Các trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;

b) Các trường hợp khác do Chủ quản lý sử dụng cầu quyết định.

3. Quy trình quản lý, vận hành khai thác có thể được lập riêng hoặc lập cùng với quy trình bảo trì cầu.

Điều 7. Tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu

1. Đối với cầu xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp:

a) Tư vấn thiết kế kỹ thuật (đối với công trình có thiết kế ba bước), tư vấn thiết kế bản vẽ thi công (đối với công trình có thiết kế một bước hoặc hai bước) có trách nhiệm lập quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu;

b) Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định, phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu và bàn giao cho Chủ quản lý sử dụng trước khi đưa cầu vào khai thác.

Trường hợp cần thiết, Chủ đầu tư thuê tư vấn thẩm tra quy trình quản lý, vận hành khai thác trước khi phê duyệt. Tư vấn thẩm tra phải chịu trách nhiệm về chất lượng và nội dung quy trình do mình thẩm tra;

c) Nhà cung cấp thiết bị (nếu có) có trách nhiệm bàn giao quy trình quản lý, vận hành khai thác thiết bị do mình cung cấp cho Chủ đầu tư.

2. Đối với cầu đã đưa vào khai thác thực hiện theo các bước sau:

a) Cầu thuộc sở hữu Nhà nước hoặc có sử dụng vốn Nhà nước để quản lý, vận hành khai thác, chủ quản lý sử dụng cầu tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Cầu thuộc sở hữu của cộng đồng dân cư, sở hữu tư nhân, Chủ quản lý sử dụng cầu có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác;

c) Việc lập quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu do Chủ quản lý sử dụng cầu tự thực hiện hoặc thuê tư vấn đủ năng lực kinh nghiệm để thực hiện.

3. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng dân cư là Chủ đầu tư, Chủ quản lý sử dụng cầu, trước khi phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu phải thỏa thuận với Sở Giao thông Vận tải.

Điều 8. Nội dung quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu

Nội dung quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu, bao gồm:

1. Quy định chung, bao gồm:

a) Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của quy trình;

b) Hiệu lực áp dụng quy trình;

c) Các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành liên quan đến việc lập quy trình và các tổ chức quản lý, vận hành khai thác cầu, bao gồm Luật Giao thông đường bộ, Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và văn bản pháp luật khác có liên quan;

d) Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để viện dẫn để quản lý, vận hành khai thác cầu, bao gồm tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế đường đầu cầu và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khác;

đ) Các tài liệu tham khảo, tài liệu được viện dẫn;

e) Hồ sơ tài liệu về công trình cầu trong giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng và bản vẽ hoàn công tài liệu phục vụ quản lý, vận hành khai thác cầu. Trong quy trình phải có các thông tin khái quát về phạm vi cầu, các bộ phận của cầu, đường đầu cầu, hệ thống biển báo hiệu đường bộ, công trình kè và công trình chống xói lở (nếu có) và các công trình khác;

g) Các nội dung cần thiết khác.

2. Các công việc thực hiện kể từ khi tiếp nhận đưa cầu vào vận hành khai thác:

a) Tiếp nhận cầu hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào vận hành khai thác;

b) Xác định phạm vi quản lý, bảo vệ cầu;

c) Lập, quản lý sử dụng, lưu trữ hồ sơ, tài liệu phục vụ quản lý, vận hành khai thác cầu;

d) Cắm biển báo hiệu đường bộ, bảng hướng dẫn;

đ) Tổ chức giao thông;

e) Tuần tra, theo dõi tình trạng cầu;

g) Kiểm tra kỹ thuật cầu;

h) Sửa chữa, khắc phục các hư hỏng, khiếm khuyết được phát hiện khi tuần tra theo dõi và kiểm tra kỹ thuật;

i) Xử lý đối với cầu đang khai thác có biểu hiện xuống cấp về chất lượng, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng; xử lý sự cố công trình;

k) Các quy định cần thiết khác.

3. Các tài liệu khác, bao gồm các bảng biểu, phụ lục, mẫu biểu, băng ghi hình, ảnh và các tài liệu hướng dẫn công tác quản lý, vận hành khai thác cầu.

4. Ngoài các nội dung quy định tại các Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này, căn cứ quy mô, tính chất, đặc điểm của từng cầu và các quy định tại Mục 2 của Quy định này, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt phải bổ sung các nội dung cần thiết vào quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu để đảm bảo an toàn và duy trì tuổi thọ công trình.

Điều 9. Sử dụng quy trình để quản lý, vận hành khai thác cầu và điều chỉnh quy trình trong thời gian vận hành khai thác cầu

1. Quy trình quản lý, vận hành khai thác sau khi được ban hành là tài liệu phục vụ cho công tác quản lý, vận hành khai thác cầu.

Sau các lần sửa chữa lớn, sửa chữa đột xuất, xử lý sự cố, thay thế kết cấu chịu lực (nếu có) hoặc khi thấy cần điều chỉnh, bổ sung các nội dung để tăng cường an toàn cho việc quản lý, vận hành khai thác cầu thì phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ cho phù hợp.

2. Đối với các cầu không phải lập quy trình quản lý, vận hành khai thác riêng thì sử dụng các quy định được hướng dẫn tại Mục 2 Quy định này để tổ chức thực hiện việc quản lý, vận hành khai thác. Chủ quản lý sử dụng cầu phải bổ sung các nội dung cần thiết cho phù hợp với quy mô, tính chất, cấu tạo, tuổi thọ, điều kiện tự nhiên, điều kiện vận hành, khai thác cụ thể cho từng cầu.

3. Trong quá trình thực hiện quản lý, vận hành khác thác cầu, khi thấy cần thiết, Chủ quản lý sử dụng cầu tổ chức điều chỉnh, bổ sung quy trình và duyệt theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Quy định này.

Mục 2: NỘI DUNG QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI THÁC CẦU

Điều 10. Tiếp nhận cầu xây dựng hoàn thành đưa vào vận hành khai thác

1. Trước khi đưa cầu vào khai thác sử dụng, Chủ đầu tư phải hoàn thành các công việc sau:

a) Hoàn thành các thủ tục về quản lý dự án đầu tư xây dựng; các thủ tục về quản lý chất lượng công trình xây dựng quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP , Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2013 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng (sau đây viết tắt là Thông tư số 10/2013/TT-BXD) và quy định của pháp luật;

Trường hợp có quy định về thử tải, kiểm định chất lượng, quan trắc, đo đạc, thí nghiệm, vận hành thử thì phải hoàn thành các công việc này trước khi bàn giao.

Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy nổ, an toàn vận hành, bảo vệ môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật.

b) Lắp dựng đủ biển báo hiệu, bảng hướng dẫn vận hành khai thác và các công trình an toàn theo quy định tại Điều 15 Quy định này;

c) Bàn giao cho Chủ quản lý sử dụng cầu hệ thống cọc, mốc bồi thường giải phóng mặt bằng, mốc lộ giới hành lang an toàn giao thông đường bộ thuộc phạm vi cầu và các hồ sơ, tài liệu quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều này;

d) In phát hành tài liệu, tổ chức tuyên truyền hướng dẫn cho cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức, trường học trong khu vực về tải trọng, tốc độ, khổ giới hạn cho phép, các phương tiện được phép qua cầu và các nội dung khác về vận hành khai thác cầu; các hành vi bị cấm;

2. Khi bàn giao cầu, Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tổ chức giám sát thi công xây dựng và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến giai đoạn xây dựng, Chủ quản lý sử dụng cầu tiến hành kiểm tra, rà soát các nội dung sau:

a) Các hạng mục công trình (kết cấu nhịp cầu, cáp treo, cột tháp, dây treo, hố neo cáp chủ, hệ mặt cầu, trụ, mố cầu, đường đầu cầu và các hạng mục công trình khác). Trường hợp có khiếm khuyết, tồn tại về chất lượng thì phải khắc phục đảm bảo quy định thiết kế mới được tổ chức bàn giao;

b) Hệ thống biển báo hiệu, hệ thống an toàn giao thông theo quy định tại Điều 15 Quy định này. Trường hợp chưa đúng quy định phải hoàn thành khắc phục mới được bàn giao cầu.

3. Tổ chức ký biên bản bàn giao cầu xong đưa vào khai thác sử dụng sau khi đã hoàn thành các nội dung quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này. Thành phần ký biên bản bàn giao đưa vào khai thác, bao gồm:

a) Các thành phần bắt buộc, bao gồm đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của các tổ chức sau:

- Chủ đầu tư;

- Nhà thầu thi công xây dựng;

- Tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng;

- Chủ quản lý sử dụng cầu;

- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Đại diện cho chính quyền thôn, xóm, làng, bản hoặc đại diện cộng đồng dân cư trong khu vực;

b) Ngoài các thành phần quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này, chủ đầu tư có thể mời đại diện các tổ chức sau tham gia, gồm có:

- Tổ chức tư vấn thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Tư vấn kiểm định, thử tải (nếu có);

- Đơn vị (nhà thầu) được giao quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu;

- Các thành phần khác, nếu thấy cần thiết.

4. Sau khi nhận bàn giao cầu đưa vào vận hành khai thác, Chủ quản lý sử dụng cầu phải thông báo bằng văn bản đến Sở Giao thông Vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, chính quyền thôn xóm về thời gian đưa cầu vào vận hành khai thác, tải trọng, tốc độ, khổ giới hạn cho phép và các nội dung cần thiết khác.

5. Trong thời gian bảo hành công trình cầu, chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng chịu trách nhiệm thực hiện sửa chữa các hư hỏng, khiếm khuyết, thay thế bộ phận, hạng mục bị hư hỏng và thực hiện các nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Điều 11. Trình tự thực hiện duy tu, bảo dưỡng

Tất cả các công trình cầu trên đường giao thông nông thôn sau khi được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng thì bắt đầu tiến hành thực hiện việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên và bảo trì theo quy định.

1. Kế hoạch quản lý, duy tu bảo dưỡng cầu trên đường giao thông nông thôn: Kế hoạch quản lý, duy tu, bảo dưỡng công trình cầu trên đường giao thông cấp huyện, cấp xã quản lý được lập hằng năm trên cơ sở khối lượng công việc thực tế cần phải duy tu, bảo dưỡng. Kế hoạch được xây dựng theo các hạng mục công việc, có sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và phải phù hợp với nguồn vốn để đảm bảo tính khả thi cao.

2. Thủ tục hồ sơ:

a) Các hồ sơ thủ tục cho công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng phải căn cứ vào Kế hoạch được xây dựng theo từng hạng mục công việc thực tế hư hỏng và các định mức hiện hành, các bên liên quan cùng nhau xem xét những công việc cần thiết để đưa vào duy tu sửa chữa;

b) Đối với các các cầu trên tuyến đường huyện: Bộ phận quản lý duy tu, bảo dưỡng chịu trách nhiệm lập hồ sơ, dự toán. Phòng Công thương, phòng Quản lý đô thị thẩm định và căn cứ kết quả báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định phê duyệt;

c) Đối với các cầu trên tuyến đường xã: Tổ duy tu, bảo dưỡng chịu trách nhiệm lập hồ sơ, dự toán, trình phòng chuyên môn cấp huyện như phòng Công thương, phòng Quản lý đô thị thẩm định và căn cứ kết quả thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định phê duyệt.

3. Hình thức lựa chọn nhà thầu:

Tùy theo quy mô của loại hình bảo dưỡng, sửa chữa và điều kiện thực tế của địa phương. Việc thực hiện công tác quản lý, duy tu sửa chữa cầu trên đường giao thông nông thôn có thể áp dụng một trong các hình thức sau:

a) Hình thức chỉ định thầu hoặc đấu thầu, thực hiện theo Luật Đấu thầu và các quy định hiện hành;

b) Hình thức khoán quản lý, duy tu, bảo dưỡng: Là hình thức giao cho một tổ chức kinh tế hay một tổ chức quần chúng thực hiện quản lý, duy tu, bảo dưỡng cầu trên đường giao thông nông thôn. Kinh phí giao khoán được xác định chủ yếu trên cơ sở khối lượng công việc giao khoán. Hình thức này được áp dụng đối với các hạng mục duy tu, bảo dưỡng không vật liệu;

Việc lựa chọn nhà thầu thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng công trình cầu trên giao thông nông thôn huyện, xã thực hiện theo Luật Đấu thầu và các quy định hiện hành.

Điều 12. Phạm vi quản lý, bảo vệ cầu

1. Cầu, bao gồm các bộ phận kết cấu:

a) Mố, trụ và các bộ phận khác thuộc kết cấu phần dưới;

b) Dầm (hoặc dàn, khung, vòm), mặt cầu, lan can tay vịn, gờ chắn bánh và các bộ kết cấu phần trên của cầu;

c) Trụ tháp treo cáp chủ, cáp chủ, thanh treo hoặc dây treo, hố neo cáp chủ, cáp chống lật, chống lắc ngang; tăng đơ, cóc cáp và các bộ phận khác của cầu treo;

d) Các biển báo và các hạng mục khác thuộc công trình báo hiệu đường bộ.

2. Các công trình tường, kè và các công trình phòng hộ khác (nếu có).

3. Đường hai đầu cầu.

4. Phạm vi đất dành cho đường bộ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và Nghị định số 11/2010/NĐ-CP , Nghị định số 100/2013/NĐ-CP .

5. Hệ thống đèn chiếu sáng trên cầu (nếu có).

Điều 13. Lập, bảo quản, lưu trữ hồ sơ quản lý, vận hành khai thác cầu

1. Trước khi đưa cầu vào khai thác ít nhất 10 ngày, Chủ đầu tư phải bàn giao cho Chủ quản lý sử dụng cầu các hồ sơ tài liệu sau:

a) Quy trình bảo trì, trừ các trường hợp không phải lập quy trình bảo trì theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ;

Trường hợp sử dụng tiêu chuẩn bảo trì được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc sử dụng quy trình bảo trì của cầu tương tự, Chủ đầu tư và tư vấn thiết kế phải điều chỉnh, bổ sung các nội dung cần thiết cho phù hợp với cầu do mình quản lý trước khi bàn giao cho Chủ quản lý sử dụng cầu;

b) Quy trình quản lý, vận hành khai thác đối với các cầu phải có quy trình riêng quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Quy định này;

c) Các trường hợp khác thì không phải lập quy trình quản lý, vận hành khai thác nhưng Chủ đầu tư phải thực hiện cắm biển báo theo quy định tại Điều 15 Quy định này;

d) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, bản vẽ hoàn công, hồ sơ cọc mốc đền bù giải phóng mặt bằng thực tế, mốc hành lang an toàn đường bộ thuộc phạm vi cầu, các tài liệu có liên quan tới việc quản lý, vận hành khai thác cầu;

đ) Danh mục thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ chưa lắp đặt hoặc chưa sử dụng trong giai đoạn đầu tư xây dựng cầu (nếu có) và nội dung khác theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 Thông tư số 10/2013/TT-BXD ;

e) Hồ sơ tài liệu thẩm tra an toàn giao thông, hồ sơ trạng thái ban đầu (nếu có);

g) Mốc cao độ, tọa độ xây dựng cầu và các mốc phục vụ quan trắc cầu (nếu có).

2. Trong quá trình quản lý, vận hành khai thác, Chủ quản lý sử dụng cầu, Đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành khai thác cầu có trách nhiệm lập các hồ sơ tài liệu sau:

a) Lập và ghi nhật ký theo dõi tình trạng cầu;

b) Lập hồ sơ lý lịch cầu;

c) Các hồ sơ, tài liệu, biên bản, văn bản kiểm tra kỹ thuật, đánh giá tình trạng cầu;

d) Hồ sơ, tài liệu liên quan đến sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất cầu; kết quả quan trắc, kiểm định chất lượng, thử tải (nếu có);

đ) Văn bản, biên bản xử lý các hành vi vi phạm đối với công trình cầu, hành lang an toàn đường bộ thuộc phạm vi cầu và đường hai đầu cầu;

e) Các văn bản liên quan đến an toàn giao thông;

g) Số liệu đếm xe (nếu có);

h) Các văn bản khác có liên quan trong giai đoạn quản lý, khai thác và bảo trì cầu.

3. Hồ sơ, văn bản, tài liệu (sau đây gọi chung là tài liệu) quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này là các tài liệu phục vụ cho công tác quản lý, vận hành khai thác cầu. Các tài liệu quy định trên được lưu trữ và bảo quản như sau:

a) Đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành cầu có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ các tài liệu tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này phục vụ cho quản lý, vận hành khai thác cầu;

b) Chủ quản lý sử dụng cầu có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ các tài liệu tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này phục vụ cho quản lý, vận hành khai thác cầu (trừ nhật ký theo dõi cầu được lưu trữ tại Đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành khai thác cầu).

4. Các tổ chức ban hành văn bản, tài liệu liên quan đến công tác quản lý, vận hành khai thác và xử lý đối với cầu gửi đến các tổ chức quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 3 Điều này để phục vụ cho quản lý, vận hành khai thác cầu.

5. Thời gian lưu trữ hồ sơ quản lý cầu không ít hơn thời hạn quản lý, vận hành khai thác và tuổi thọ cầu.

Điều 14. Tổ chức giao thông và vận hành khai thác cầu

1. Người, phương tiện tham gia giao thông trên cầu phải chấp hành các quy định của Luật Giao thông đường bộ. Tham gia giao thông trên cầu theo đúng tải trọng, tốc độ, khoảng cách xe (nếu cầu thiết kế cho xe ô tô), mật độ người đi trên một đơn vị diện tích hoặc theo khoảng cách chiều dài, khổ giới hạn, chiều đi và làn đường được đi theo quy định của các biển báo hiệu về tải trọng, tốc độ, khổ giới hạn, khoảng cách, mật độ tham gia giao thông và các nội dung khác theo bảng hướng dẫn khai thác cầu đặt ở hai đầu cầu.

2. Không vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định.

3. Tuyên truyền hướng dẫn cho nhân dân hiểu và chấp hành đúng các quy định khi tham gia giao thông và quy định về quản lý, vận hành khai thác cầu.

Điều 15. Quy định về biển báo hiệu, bảng hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu

Cầu phải được cắm các loại biển báo hiệu đường bộ và lắp đặt bảng hướng dẫn, bao gồm:

1. Đối với cầu cho phép ô tô đi qua, cắm các biển sau:

a) Biển “tên cầu”;

b) Biển “hạn chế tải trọng xe” qua cầu;

c) Biển báo hiệu “tốc độ cho phép tối đa” khi đi qua cầu.

2. Đối với cầu chỉ cho phép xe thô sơ và người đi bộ qua cầu thì cắm biển “tên cầu”, biển “cấm ô tô” và biển “cấm xe súc vật kéo”.

3. Đối với cầu chỉ cho phép người đi bộ đi qua thì cắm các biển như quy định tại Khoản 2 Điều này và biển “cấm người kéo, đẩy”.

4. Trường hợp cầu hẹp có thiết kế cho xe cơ giới đi một làn xe hoặc chỉ cho phép giao thông một chiều thì phải cắm biển “cấm tránh, vượt” trên cầu. Khi tổ chức giao thông một chiều thì cắm biển “cấm đi ngược chiều”.

5. Các biển báo hiệu đường bộ phù hợp khác theo quy định.

6. Bảng hướng dẫn về tổ chức giao thông qua cầu và quy định về quản lý, vận hành khai thác cầu phải lắp đặt ở hai đầu cầu. Trên bảng hướng dẫn, ghi một hoặc một số nội dung sau:

a). Người tham gia giao thông chấp hành báo hiệu đường bộ;

b). Đối với cầu có thiết kế cho phương tiện giao thông (xe ô tô) đi qua cầu phải quy định về tốc độ, khoảng cách, tải trọng phương tiện tham gia giao thông trên cầu; quy định cấm dừng, đỗ, quay đầu xe trên cầu;

c) Tải trọng cho đoàn người đi bộ, mật độ người đi bộ trên 1m2 mặt cầu, quy định khoảng cách người đi bộ nếu cần thiết;

d) Không được vi phạm các nội dung quy định tại Điều 4 Quy định này;

đ) Số điện thoại Chủ quản lý cầu, Đơn vị quản lý cầu;

e) Cầu treo bị hạn chế giao thông hoặc cấm khai thác khi có bão, lốc xoáy, gió mạnh, động đất;

g) Các nội dung cần hướng dẫn khác;

7. Đối với các khu vực có đồng bào dân tộc ít người sinh sống, các điểm tham quan, du lịch, ngoài cắm biển báo theo quy định hiện hành và bảng hướng dẫn bằng tiếng Việt, phải thực hiện thêm các nội dung sau:

a) Tổ chức tuyên truyền bằng tiếng của đồng bào dân tộc ít người để đồng bào hiểu, chấp hành khi tham gia giao thông qua cầu và các hành vi không được thực hiện; Bổ sung hướng dẫn bằng chữ viết của đồng bào dân tộc ít người (nếu có chữ viết riêng) vào bảng hướng dẫn;

b) Bổ sung hướng dẫn bằng tiếng Anh và tiếng nước ngoài nếu cần thiết tại các điểm tham quan, du lịch.

8. Các biện pháp khống chế tĩnh không đối với các phương tiện tham gia giao thông (khi cần thiết).

Điều 16. Tuần tra theo dõi tình trạng cầu

1. Công tác tuần tra, theo dõi tình trạng của cầu nhằm phát hiện các hư hỏng nhỏ có thể sửa chữa khắc phục ngay; có biện pháp thông báo, xử lý để bảo đảm an toàn đối với các hư hỏng; ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm đối với cầu, các vi phạm đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.

2. Công tác tuần tra, kiểm tra theo dõi tình trạng cầu do Chủ quản lý sử dụng cầu tổ chức thực hiện thông qua các hình thức sau:

a) Trực tiếp thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra theo dõi tình trạng cầu;

b) Lựa chọn, ký kết hợp đồng, giao Đơn vị quản lý, vận hành khai thác cầu thực hiện một phần hoặc toàn bộ công tác tuần tra, kiểm tra theo dõi tình trạng cầu;

c) Trường hợp thực hiện theo Điểm b Khoản 2 Điều này, Đơn vị quản lý vận hành cầu chịu trách nhiệm toàn bộ công việc tuần tra, kiểm tra theo dõi tình trạng cầu theo quy định của hợp đồng hoặc văn bản giao nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện không đầy đủ hoặc không thực hiện các nội dung ghi trong hợp đồng hoặc văn bản giao nhiệm vụ gây hậu quả đối với an toàn giao thông, an toàn công trình.

Trong trường hợp này Chủ quản lý sử dụng cầu có trách nhiệm giám sát, kiểm tra Đơn vị quản lý, vận hành khai thác cầu thực hiện theo hợp đồng hoặc văn bản giao nhiệm vụ; liên đới chịu trách nhiệm nếu Đơn vị không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc tuần tra, kiểm tra theo dõi tình trạng của cầu gây tai nạn và hậu quả trong quá trình quản lý khai thác;

d) Đối với trường hợp quản lý, vận hành khai thác, bảo trì bằng vốn đóng góp của cộng đồng mà cộng đồng không đủ điều kiện lựa chọn Đơn vị (Nhà thầu) để tuần tra, theo dõi quản lý cầu, thì Cộng đồng tự tổ chức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ quản lý sử dụng cầu. Trong trường hợp trên Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm hướng dẫn cộng đồng dân cư thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra theo dõi tình trạng cầu.

3. Nội dung tuần tra, theo dõi tình trạng cầu bao gồm:

a) Phát hiện, ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm đối với dầm cầu, hệ mặt cầu, lan can tay vịn, gờ chắn bánh, các hành vi đập phá, đào xúc xung quanh móng mố, trụ cầu, kè bảo vệ cầu và trong phạm vi hành lang an toàn bảo vệ cầu; Phát hiện, ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm đối với các biển báo, bảng hướng dẫn, giá khống chế tĩnh không (nếu có) của cầu.

b) Phát hiện, sửa chữa các hư hỏng, khiếm khuyết trên mặt cầu, bao gồm:

- Kiểm tra mặt cầu; sửa chữa những vị trí vỡ trên mặt cầu, thay ván gỗ bị mục, gãy hỏng; sửa lại các bu lông, đinh liên kết ván gỗ mặt cầu với dầm đỡ, gờ chắn bánh;

- Kiểm tra lan can, tay vịn, gờ chắn bánh xe; nắn sửa lan can tay vịn, gờ chắn bánh cong vênh, xô lệch; xiết lại các bu lông lỏng ở lan can tay vịn, gờ chắn bánh;

- Kiểm tra sự làm việc của dầm cầu, gối cầu, đá kê gối cầu, khe co giãn; vệ sinh gối cầu, khe co giãn, lan can, bu lông và gối thép và các công việc sửa chữa nhỏ khác;

- Đối với cầu treo, ngoài các nội dung trên còn phải theo dõi kiểm tra cáp chủ, tình trạng mỡ bảo dưỡng cáp, gối đỡ cáp và các vị trí khác, kiểm tra cáp chống lật, cáp chống lắc, thanh treo kết cấu nhịp lên cáp chủ, các vị trí bắt cóc cáp, các vị trí neo cáp chủ với hố neo, kiểm tra sự làm việc của ắc neo tăng đơ (hoặc puly cáp), kiểm tra hố neo, mối nối chân cột tháp với đỉnh trụ. Trường hợp bu lông đai ốc có dấu hiệu lỏng thì xiết lại bu lông, sửa chữa các hư hỏng khi đủ điều kiện;

- Kiểm tra mố, trụ cầu để phát hiện các vị trí xói lở móng mố, trụ; đắp khôi phục các vị trí bị xói lở nếu có;

- Kiểm tra các vết nứt nếu có trên bề mặt các cấu kiệu bê tông (mố, trụ, dầm bê tông cốt thép, bản mặt cầu bằng bê tông cốt thép hoặc các bộ phận khác bằng bê tông cốt thép);

- Quan sát trụ tháp, mố, trụ, dầm cầu để phát hiện dấu hiệu bất thường (nếu có) về độ võng của kết cấu nhịp, sự chuyển vị, nghiêng, lệch nếu có của các trụ, mố;

- Kiểm tra nền, mặt đường, lề đường; sửa chữa các hư hỏng trên mặt đường để bảo đảm an toàn giao thông; khơi thông thoát nước trên đường;

- Kiểm tra các biển báo hiệu, bảng hướng dẫn sử dụng cầu; nắn sửa lại các biển báo hiệu bị nghiêng, lệch (nếu có);

- Kiểm tra việc va xô của các phương tiện giao thông đường thủy (đối với cầu trên sông có giao thông thủy) và cây trôi dưới cầu. Trường hợp có cây trôi hoặc phương tiện giao thông thủy mắc kẹt vào mố, trụ, dầm cầu thì phải được tháo gỡ tránh gây nguy hại cho cầu.

4. Trường hợp khi tuần tra phát hiện mất an toàn giao thông thì thực hiện các công việc sau:

a) Thực hiện ngay các biện pháp giảm tải trọng khai thác cầu, tổ chức hướng dẫn cho người, xe đi qua theo khoảng cách phù hợp hoặc các biện pháp hạn chế giao thông khác để đảm bảo an toàn;

b) Tạm dừng giao thông qua cầu khi thấy nguy hiểm và báo cáo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ quản lý sử dụng cầu để quyết định phân luồng giao thông;

c) Các việc cần thiết khác.

5. Ghi nhật ký tuần tra theo dõi tình trạng cầu. Nội dung nhật ký bao gồm:

a) Thời gian tuần tra;

b) Người thực hiện;

c) Các hư hỏng được phát hiện; các hư hỏng được sửa chữa trong lần tuần tra, các hư hỏng lớn, phức tạp chưa đủ điều kiện sửa chữa trong lần tuần tra và kiến nghị chuyển sang bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ hoặc đột xuất và các xử lý cần thiết khác;

d) Các vi phạm đã được khắc phục, các vi phạm chưa được khắc phục, kiến nghị xử lý;

đ) Nhận xét về khả năng đảm bảo giao thông; các vi phạm được phát hiện để xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với các tồn tại. Người tuần cầu sau khi ghi nhật ký phải ký ghi rõ họ tên.

Mẫu nhật ký tuần tra theo dõi tình trạng cầu hướng dẫn tại Phụ lục I kèm theo Quy định này.

6. Số lần thực hiện tuần tra cầu, việc kết hợp giữa tuần tra với bảo dưỡng cầu:

a) Số lần thực hiện tuần tra theo dõi tình trạng cầu được thực hiện theo yêu cầu của từng cầu, nhưng không ít hơn: 1 lần/tuần đối với cầu đã khai thác dưới 5 năm, không ít hơn 2 lần/tuần đối với cầu đã đưa vào khai thác từ 5 năm trở lên; không ít hơn 1 lần/ngày đối với khi có bão, lũ, lụt. Các trường hợp khác theo yêu cầu của Chủ quản lý sử dụng cầu hoặc theo yêu cầu của cơ nhà nước có thẩm quyền khi công trình xuống cấp có nguy cơ mất an toàn;

b) Công việc tuần tra theo dõi, tình trạng cầu được thực hiện độc lập hoặc kết hợp với công tác bảo dưỡng thường xuyên cầu.

7. Trường hợp vượt quá thẩm quyền hoặc vượt khả năng chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp huyện để kiểm tra, xử lý đối với các hư hỏng, tồn tại và mất an toàn giao thông tại công trình cầu. Trong trường hợp sự cố, hư hỏng phức tạp không đủ điều kiện xử lý, Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thông báo và đề nghị Sở Giao thông vận tải kiểm tra, xử lý hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, xử lý.

Điều 17. Quan trắc theo dõi trạng thái làm việc của cầu

1. Cầu đã đưa vào khai thác có độ võng quá giới hạn hoặc độ vồng nhỏ hơn thiết kế, nhưng chưa được khôi phục; tháp cầu có dấu hiệu nghiêng so với phương thẳng đứng; quan trắc cầu mới trong thời hạn không ít hơn 30 ngày kể từ ngày đưa cầu vào khai thác hoặc sửa chữa lắp dựng lại trụ tháp, làm lại hố neo cáp chủ, căng lại cáp chủ hoặc các trường hợp khác do cơ quan có thẩm quyền quyết định, yêu cầu thực hiện.

Nội dung quan trắc bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các vị trí sau:

a) Quan trắc theo dõi độ võng của cáp chủ, độ vồng của dầm cầu;

b) Quan trắc theo dõi độ giãn của cáp chủ tại các vị trí bắt cóc cáp, khu vực tăng đơ ắc neo (hoặc pu ly cáp), hố neo cáp;

c) Quan trắc theo dõi sự chuyển vị của đỉnh trụ tháp (phương dọc và phương ngang cầu);

d) Quan trắc sự chuyển vị (nếu có) của mố, trụ cầu và các hạng mục khác nếu thấy cần thiết.

2. Cầu dạng dầm, dàn, khung… có dấu hiệu hư hỏng, xuống cấp nhưng vẫn có nhu cầu sử dụng thì cần theo dõi độ võng để làm cơ sở đánh giá khả năng chịu lực hoặc các trường hợp khác do cơ quan có thẩm quyền, yêu cầu thực hiện.

Nội dung quan trắc bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các vị trí sau:

a) Quan trắc độ võng, độ vồng dầm chủ;

b) Quan trắc sự chuyển vị (nếu có) của mố trụ cầu;

c) Quan trắc các hạng mục khác nếu thấy cần thiết.

3. Việc quan trắc quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này được thực hiện thông qua đo đạc bằng máy kinh vĩ, thủy bình, các máy móc, thiết bị và dụng cụ khác.

4. Chủ đầu tư dự án xây dựng, sửa chữa cầu có trách nhiệm tổ chức quan trắc, hoặc giao nhiệm vụ cho tư vấn, nhà thầu thực hiện quan trắc công trình cầu mới hoàn thành việc xây dựng, sửa chữa theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

5. Chủ quản lý sử dụng cầu có trách nhiệm tổ chức quan trắc, giao nhiệm vụ cho Đơn vị quản lý, vận hành khai thác cầu thực hiện quan trắc trong giai đoạn khai thác (trừ quan trắc của chủ dự án xây dựng, sửa chữa) theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Trường hợp cộng đồng dân cư là Chủ quản lý sử dụng cầu không đủ điều kiện và năng lực thực hiện việc quan trắc thì Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hỗ trợ thực hiện.

6. Các trường hợp quan trắc khác với quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và các quy định khác có liên quan.

Điều 18. Quản lý và bảo dưỡng cầu

1. Nội dung bảo dưỡng:

a) Vệ sinh mặt cầu, khe co giãn, gối cầu và bề mặt đỉnh mố, trụ cầu, khu vực xung quanh cầu (bao gồm cả nón mố, gầm cầu) và các bộ phận khác của cầu. Số lần thực hiện theo yêu cầu của từng cầu và kinh phí của Chủ công trình, nhưng không được ít hơn 01 lần/tháng;

b) Kiểm tra, xiết lại hoặc bổ sung các bu lông đai ốc thuộc các bộ phận cóc cáp, neo giữ cáp chủ, cáp treo, bu lông chân cột tháp (đối với cầu treo); bu lông tại mối nối liên kết các kết cấu thép và các bộ phận khác. Số lần thực hiện theo yêu cầu và tình trạng của từng cầu và kinh phí của chủ công trình, nhưng không được ít hơn 2 tháng/1 lần;

c) Bôi dầu mỡ bảo quản gối thép, bu lông đai ốc; bôi mỡ bảo quản cáp chủ, gối đỡ cáp chủ bằng thép, dây treo bằng cáp, tăng đơ ắc neo (hoặc pu ly); số lần thực hiện theo yêu cầu của từng cầu và kinh phí của Chủ công trình, nhưng không được ít hơn 6tháng/1lần;

d) Kiểm tra vệ sinh và tẩy rỉ nút dàn thép, chân cột thép, bề mặt các cấu kiện bằng thép; sơn chống rỉ dặm vá các vị trí kết cấu thép bị bong tróc sơn để bảo vệ kết cấu thép; số lần thực hiện theo yêu cầu của từng cầu và kinh phí của Chủ công trình, nhưng không được ít hơn 12 tháng/lần;

đ) Bảo dưỡng lau chùi biển báo, cột tiêu và bổ sung sơn bị mờ; số lần thực hiện theo yêu cầu của từng cầu và kinh phí của Chủ công trình, nhưng không được ít hơn 3 tháng/lần;

e) Vá các vị trí hỏng trên mặt cầu bê tông cốt thép, mặt cầu bằng kết cấu nhựa (bê tông nhựa, láng nhựa), thay các thanh gỗ bị mục, gãy và bổ sung đinh hoặc bu lông liên kết đối với mặt cầu gỗ, gờ chắn bánh bằng gỗ, chêm chèn và bổ sung liên kết đối với các tấm ván mặt cầu bị cập kênh. Công việc này phải thực hiện ngay khi xuất hiện hư hỏng;

g) Vệ sinh dầm chủ, dầm ngang trên vị trí mố, trụ cầu; số lần thực hiện theo yêu cầu của từng cầu và kinh phí của Chủ công trình, nhưng không được ít hơn 6 tháng/lần;

h) Kiểm tra các vết nứt mới xuất hiện, kiểm tra các vết nứt từ 0,2mm trở lên hoặc theo dõi nứt của dầm, mố, trụ, hố neo, trụ tháp và các bộ phận khác bằng bê tông cốt thép; số lần thực hiện theo yêu cầu của từng cầu và kinh phí của Chủ công trình, nhưng không được ít hơn 2 tháng/lần đối với các vết nứt có độ mở rộng từ 0,2mm trở lên;

i) Dặm vá nón mố bị xói lở, vỡ, nứt; kiểm tra sửa chữa các vị trí chân khay mố, trụ, tường chắn bị xói lở;

k) Phát cây, cắt cỏ xung quanh mố, trụ cầu và đường hai đầu cầu, bạt lề đường, khơi thông ống thoát nước mặt cầu và hệ thống thoát nước hai đầu cầu. Số lần thực hiện theo yêu cầu của từng cầu và kinh phí của Chủ công trình, nhưng không được ít hơn 1 tháng/lần đối với mùa mưa và 3 tháng/lần đối với mùa khô.

2. Số lần thực hiện bảo dưỡng định kỳ trong các trường hợp khác với Khoản 1 Điều này thực hiện theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, yêu cầu của Chủ công trình hoặc khi công trình xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

3. Đơn vị (nhà thầu) được Chủ quản lý sử dụng cầu lựa chọn, ký kết hợp đồng hoặc giao nhiệm vụ bảo dưỡng cầu phải đảm bảo đủ điều kiện năng lực. Sau khi ký hợp đồng Đơn vị có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau:

a) Thực hiện đầy đủ các nội dung quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này và hợp đồng đã ký hoặc văn bản giao nhiệm vụ của Chủ quản lý sử dụng cầu;

b) Trong quá trình thực hiện nếu phát hiện các dấu hiệu hư hỏng ảnh hưởng đến an toàn cho công trình cầu, an toàn giao thông, Đơn vị bảo dưỡng phải kịp thời có các biện pháp xử lý, bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông và an toàn công trình cầu và báo cáo ngay cho Chủ quản lý sử dụng cầu và Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp có nguy cơ mất an toàn, Đơn vị bảo dưỡng thực hiện cấm cầu và báo cáo ngay Ủy ban nhân dân cấp xã không quá 3 giờ (đối với ban ngày), không quá 8 giờ (đối với ban đêm), đồng thời cử người trực tại hai đầu cầu để hướng dẫn, phân luồng cho người tham gia giao thông;

c) Trường hợp cần bổ sung các công việc bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ để nâng cao khả năng khai thác an toàn và phòng ngừa, hạn chế sự xuống cấp của công trình, Đơn vị bảo dưỡng báo cáo chủ công trình để bổ sung vào hợp đồng và tổ chức thực hiện.

Điều 19. Kiểm tra kỹ thuật cầu

1. Kiểm tra kỹ thuật cầu là việc xem xét bằng trực quan hoặc bằng thiết bị chuyên dụng để đánh giá hiện trạng công trình nhằm phát hiện các dấu hiệu hư hỏng của cầu.

2. Trách nhiệm thực hiện:

a) Chủ quản lý sử dụng cầu tự thực hiện kiểm tra kỹ thuật nếu đủ năng lực và điều kiện. Trường hợp không đủ năng lực và điều kiện, Chủ quản lý sử dụng cầu phải thuê tổ chức tư vấn có đủ năng lực thực hiện việc kiểm tra theo định kỳ quy định tại phụ lục II Quy định này;

b) Đối với cầu có hư hỏng, xuống cấp có nguy cơ mất an toàn giao thông trên địa bàn và không phân biệt nguồn vốn đầu tư, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã phải phối hợp với Chủ quản lý sử dụng cầu kiểm tra xác định khả năng khai thác. Trường hợp mất an toàn phải tạm dừng khai thác để khắc phục và tổ chức phân luồng giao thông.

3. Nội dung kiểm tra kỹ thuật bao gồm:

a) Kiểm tra kỹ thuật các bộ phận riêng của cầu treo dây võng: Kiểm tra đánh giá tổng thể tình trạng chung của cầu; kiểm tra tình trạng làm việc của trụ tháp đỡ cáp chủ; kiểm tra đánh giá tình trạng cáp chủ, hiện tượng nổ, đứt sợi cáp, tao cáp, bẹp, gãy cáp, dầu chảy trên mặt cáp (đối với cáp có lõi tẩm dầu); kiểm tra vị trí gối đỡ cáp chủ trên đỉnh tháp; kiểm tra tình trạng làm việc của mố neo (hố neo) cáp chủ, sự chuyển vị, dấu hiệu nứt vỡ bê tông hoặc đá xây của hố neo; kiểm tra tình trạng làm việc của tăng đơ, ắc neo (hoặc pu ly cáp nếu có), các dấu hiệu nứt, tình trạng mối hàn, bu lông liên kết của khu vực này; kiểm tra thanh treo và vị trí liên kết thanh treo với kết cấu nhịp và trụ tháp; kiểm tra các vị trí bắt cóc cáp chủ; các công việc cần thiết khác;

b) Đối với cầu dây văng: Kiểm tra đánh giá các nội dung quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này và tình trạng làm việc của dây văng (độ căng, trùng, tần số dao động);

c) Kiểm tra kỹ thuật kết cấu dầm, dàn, khung, vòm: Kiểm tra đánh giá sự làm việc của dầm, dàn, khung, vòm bằng thép, bê tông cốt thép, đá xây (nếu đối với cầu vòm) và dầm gỗ, thông qua đo đạc, thử tải, lập hồ sơ theo dõi vết nứt và các hoạt động khác để đánh giá khả năng chịu lực của kết cấu dầm, dàn, khung, vòm cầu;

d) Kiểm tra kỹ thuật đối với mố, trụ cầu: Kiểm tra tác động của dòng chảy tác động đến mố, trụ cầu; kiểm tra theo dõi hiện tượng lún, hiện tượng nghiêng lệch, chuyển vị của hệ móng, thân, đỉnh mố, trụ cầu; kiểm tra theo dõi hiện tượng nứt xuất hiện trên mố, trụ bằng bê tông, bê tông cốt thép, đá xây;

đ) Kiểm tra kỹ thuật đối với các hạng mục khác.

4. Khi kết thúc kiểm tra kỹ thuật, các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện phải lập báo cáo kiểm tra và ghi vào nhật ký tuần tra theo dõi tình trạng cầu.

Báo cáo kiểm tra phải có các nội dung sau:

a) Tên cầu được kiểm tra;

b) Ngày, tháng, năm tiến hành kiểm tra;

c) Tên tổ chức, cá nhân, chuyên gia, tư vấn thực hiện kiểm tra;

d) Kết quả kiểm tra các hạng mục;

đ) Nhận xét, đánh giá về tình trạng khai thác của cầu tại thời điểm kiểm tra; so sánh với các lần kiểm tra trước, trong đó có so sánh độ mở rộng vết nứt của kết cấu bê tông, sự chuyển vị của các kết cấu, độ vồng, độ võng của dầm, dàn, khung và trụ tháp, cáp treo so với các lần trước;

e) Kiến nghị các công việc sửa chữa, khắc phục hoặc kiến nghị khác.

5. Số lần kiểm tra kỹ thuật theo quy định tại Phụ lục II Quy định này.

Điều 20. Sửa chữa, khắc phục các hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh không đủ điều kiện khắc phục ở bước tuần tra theo dõi, quan trắc và kiểm tra kỹ thuật

1. Các khiếm khuyết, hư hỏng của công trình được phát hiện, nhưng không đủ điều kiện để thực hiện ở bước tuần tra theo dõi, quan trắc và kiểm tra kỹ thuật cầu thì Đơn vị quản lý cầu phải lập kế hoạch sửa chữa công trình, báo cáo Chủ quản lý sử dụng cầu.

2. Chủ quản lý sử dụng cầu có trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất công trình cầu theo quy định của Nghị định 114/2010/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan. Trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm sửa chữa gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và đền bù thiệt hại theo quy định.

3. Trường hợp cộng đồng dân cư là Chủ quản lý sử dụng cầu thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã hỗ trợ Cộng đồng dân cư lập kế hoạch và tổ chức sửa chữa công trình cầu do Cộng đồng dân cư làm Chủ quản lý sử dụng.

Điều 21. Xử lý đối với cầu đang khai thác có biểu hiện xuống cấp về chất lượng, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác, xử lý sự cố công trình

1. Trong quá trình tuần tra theo dõi, quan trắc, quản lý và bảo dưỡng, kiểm tra kỹ thuật và các hoạt động quản lý khác phát hiện, hoặc khi được tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư thông báo công trình, bộ phận công trình có biểu hiện xuống cấp về chất lượng, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng thì Chủ quản lý sử dụng cầu phải thực hiện ngay các công việc sau:

a) Kiểm tra cầu, hoặc cần thiết thì phải kiểm định chất lượng cầu;

b) Thực hiện các biện pháp để bảo đảm an toàn giao thông, an toàn cho cầu và an toàn cho khu vực xung quanh cầu bao gồm:

- Tạm ngừng khai thác cầu trong trường hợp việc khai thác nguy hiểm và tổ chức bảo vệ ở hai đầu cầu, phân luồng giao thông;

- Trường hợp phải giảm tải trọng, tốc độ, hạn chế giao thông để bảo đảm an toàn giao thông, thì thực hiện các biện pháp cắm biển báo hạn chế tải trọng, tốc độ, khoảng cách, mật độ người, phương tiện tham gia giao thông; thông báo rộng rãi cho người tham gia giao thông, cộng đồng dân cư về việc tạm ngừng khai thác cầu hoặc hạn chế khai thác cầu, đồng thời tổ chức hướng dẫn người tham gia giao thông, cử người gác cầu;

c) Báo cáo ngay với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình cầu và cơ quan cấp trên của mình (nếu có);

d) Trong vòng 24 giờ phải báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I và cấp II có hư hỏng xuống cấp không đảm bảo an toàn khi khai thác hoặc công trình cầu khi sảy ra sự cố có thể gây thảm họa thì phải báo cáo Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng theo quy định;

Cấp công trình quy định tại điểm này thực hiện theo phụ lục I Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

đ) Sửa chữa những hư hỏng có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, vận hành của cầu theo quy định của pháp luật.

Khi cần thiết, Cơ quan quản lý Nhà nước, Cơ quan quản lý đường bộ hướng dẫn Chủ quản lý sử dụng cầu, Đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành cầu thực hiện ngay các biện pháp phòng hộ để bảo đảm cho an toàn, hạn chế nguy cơ sập đổ gây sự cố nghiêm trọng. Biện pháp xử lý gia cố tùy tính chất bộ phận, hạng mục và mức độ hư hỏng xuống cấp.

Trường hợp Cộng đồng dân cư trên địa bàn là Chủ quản lý sử dụng cầu, hoặc các tổ chức này không đủ năng lực và kiến thức để thực hiện các biện pháp phòng hộ thì Cơ quan quản lý đường bộ hướng dẫn cho các tổ chức trên thuê tư vấn, nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện các biện pháp phòng hộ cho công trình cầu.

Trong quá trình thực hiện, Chủ quản lý sử dụng cầu, Đơn vị trực tiếp quản lý vận hành cầu và tổ chức, cá nhân có liên quan có thể tham khảo một số biện pháp xử lý phòng hộ cho công trình cầu tại Phụ lục III Quy định này.

2. Khi nhận được báo cáo hoặc khi phát hiện công trình có biểu hiện xuống cấp, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác sử dụng, Cơ quan quản lý Nhà nước nhận được báo cáo theo quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm:

a) Tổ chức kiểm tra, thông báo, yêu cầu và hướng dẫn Chủ quản lý sử dụng cầu tổ chức khảo sát, kiểm định chất lượng, đánh giá mức độ nguy hiểm, thực hiện sửa chữa hoặc phá dỡ bộ phận công trình, công trình nếu cần thiết;

b) Quyết định áp dụng các biện pháp tại Điểm a, b Khoản 1 Điều này nếu Chủ quản lý sử dụng cầu không có khả năng thực hiện các công việc nêu tại điểm a khoản này;

c) Xử lý trách nhiệm Chủ quản lý sử dụng cầu khi không thực hiện các yêu cầu của Cơ quan quản lý nhà nước quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.

3. Mọi tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư đều có trách nhiệm thông báo cho Chủ quản lý sử dụng cầu, Đơn vị được giao quản lý vận hành khai thác cầu, Cơ quan quản lý Nhà nước các cấp hoặc các phương tiện thông tin đại chúng biết khi phát hiện sự cố hay xuống cấp về chất lượng của công trình không bảo đảm an toàn để kịp thời xử lý.

4. Chủ quản lý sử dụng cầu, Đơn vị được giao quản lý vận hành cầu, Cơ quan quản lý nhà nước các cấp khi nhận được thông tin về sự cố hay xuống cấp về chất lượng của bộ phận công trình hoặc công trình không bảo đảm an toàn giao thông có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, Trường hợp không xử lý kịp thời, gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

5. Việc xử lý khi có sự cố công trình hoặc nguy cơ sự cố sập đổ công trình thực hiện theo quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP và quy định tại Khoản 3 Điều 30 và Điều 31 Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2013 của Bộ Xây dựng và các quy định của pháp luật.

Chương III

NGUỒN VỐN, NGHIỆM THU, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ, THANH QUYẾT TOÁN VỐN DUY TU BẢO DƯỠNG

Điều 22. Nguồn vốn sử dụng duy tu, bảo dưỡng

Nguồn kinh phí để thực hiện công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng và bảo trì công trình cầu trên đường giao thông nông thôn bao gồm:

- Chi sự nghiệp giao thông, thu xử phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông, tăng thu ngân sách hằng năm và nguồn huy động từ các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư;

- Quỹ Bảo trì đường bộ địa phương;

- Nguồn ngân sách hỗ trợ theo đề án (nếu có);

- Các nguồn vốn hợp pháp khác.

Điều 23. Tổ chức quản lý duy tu, bảo dưỡng

1. Quản lý công tác duy tu, bảo dưỡng:

- Đối với các cầu trên đường huyện quản lý:

Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng và bảo trì các công trình cầu trên đường giao thông nông thôn thuộc cấp huyện quản lý; hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng và bảo trì công trình cầu giao thông nông thôn thuộc cấp xã quản lý.

Giao một đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo và sử dụng các phòng, ban chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện (đảm bảo phù hợp với nội dung công việc và theo quy định hiện hành) thực hiện.

Bộ phận quản lý, duy tu, bảo dưỡng công trình cầu giao thông nông thôn phải đăng ký, mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước huyện, thành phố, sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc phòng, ban chuyên môn để giao dịch và phải mở sổ kế toán để theo dõi, tiếp nhận, quản lý sử dụng nguồn kinh phí thực hiện quản lý, duy tu, bảo dưỡng và bảo trì công trình cầu giao thông nông thôn do cấp huyện thực hiện.

- Đối với đường xã quản lý:

Ủy ban nhân dân cấp xã có thể sử dụng bộ máy quản lý cấp xã hoặc thành lập “Tổ quản lý duy tu bảo dưỡng công trình cầu giao thông nông thôn” để tổ chức điều hành, thực hiện công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng và bảo trì công trình cầu giao thông nông thôn do cấp xã thực hiện.

Thành phần Tổ quản lý duy tu, bảo dưỡng gồm đồng chí Tổ trưởng và các đồng chí phụ trách Tài chính, Giao thông có trình độ chuyên môn phù hợp (phải có bằng cấp từ trung cấp kỹ thuật giao thông, thủy lợi hoặc xây dựng trở lên) và các Xóm trưởng, Thôn trưởng tham gia. Các xã, phường, thị trấn sử dụng tài khoản, con dấu và sổ sách kế toán của xã, phường, thị trấn để tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn kinh phí thực hiện quản lý, duy tu, bảo dưỡng và bảo trì công trình giao thông nông thôn do đơn vị mình thực hiện.

- Mục đích thành lập Bộ phận (Tổ) duy tu, bảo dưỡng: Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bền vững các công trình giao thông nông thôn cấp huyện, cấp xã quản lý; nâng cao năng lực quản lý, vận hành, đồng thời gắn trách nhiệm của cấp chính quyền cơ sở và cộng đồng với tài sản của Nhà nước và nhân dân đã đầu tư trên địa bàn.

- Trách nhiệm của Bộ phận (Tổ) duy tu, bảo dưỡng:

+ Thường xuyên kiểm tra và đánh giá chất lượng các công trình cầu giao thông nông thôn để kịp thời xây dựng kế hoạch duy tu, bảo dưỡng và bảo trì đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững công trình thuộc đơn vị quản lý;

+ Xây dựng kế hoạch hàng năm và báo cáo tình hình triển khai công tác duy tu, bảo dưỡng của đơn vị mình;

+ Chịu trách nhiệm lập hồ sơ, dự toán trình cấp thẩm quyền thẩm định và phê duyệt;

+ Huy động lao động tại chỗ để sửa chữa những hư hỏng nhỏ có kỹ thuật đơn giản. Huy động người hưởng lợi đóng góp kinh phí, ngày công vào việc sửa chữa và bảo dưỡng công trình cầu giao thông nông thôn.

2. Giám sát công tác duy tu, bảo dưỡng: Các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn tự chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng từ giai đoạn lập hồ sơ dự toán đến nghiệm thu, thanh quyết toán nguồn vốn.

Điều 24. Nghiệm thu công tác duy tu bảo dưỡng cầu

Bảo dưỡng thường xuyên cầu là công tác mang tính chất thường xuyên, liên tục nên việc nghiệm thu phải được phân cấp như sau:

1. Nghiệm thu ở cấp Hạt quản lý, vận hành khai thác cầu:

Hàng ngày Hạt quản lý phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân để đảm bảo việc bảo dưỡng thường xuyên cầu được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, các sai sót phải được chấn chỉnh, sửa chữa kịp thời. Các vụ lấn chiếm, vi phạm hành lang an toàn cầu phải được phát hiện và xử lý kịp thời.

Hàng tuần Hạt quản lý, vận hành khai thác cầu nghiệm thu cho từng Tổ hoặc từng người công nhân.

2. Nghiệm thu ở cấp công ty quản lý, vận hành khai thác cầu:

Từ ngày 20 đến ngày 30 hàng tháng, Công ty tổ chức nghiệm thu công tác bảo dưỡng thường xuyên cầu cho các Hạt quản lý vận hành khai thác cầu.

a. Thành phần Ban nghiệm thu của Công ty gồm:

- Lãnh đạo Công ty                                                                     - Trưởng ban;

- Lãnh đạo phòng quản lý giao thông                                            - Thành viên;

- Đại diện phòng tham mưu và cán bộ trực tiếp của Công ty - Thành viên;

- Hạt trưởng                                                                              - Thành viên.

b. Căn cứ để nghiệm thu:

- Bản giao khoán công tác bảo dưỡng thường xuyên cầu theo tháng của Công ty với Hạt quản lý và tình hình thực hiện bản giao khoán của Hạt quản lý;

- Các chứng từ xuất nhập vật tư, nhiên liệu. Các chứng từ thanh toán lương, các chi phí khác;

- Nhật ký tuần cầu và bảo dưỡng sửa chữa.

c. Nội dung nghiệm thu:

- Kiểm tra tại Văn phòng Hạt quản lý:

+ Quản lý hồ sơ tài liệu cầu treo, cầu giao thông nông thôn và tình hình cập nhật những diễn biến của công trình vào hồ sơ, các mẫu biểu liên quan đến cầu;

+ Việc thực hiện chế độ tuần cầu, bảo vệ hành lang an toàn của cầu (qua các sổ sách và chứng từ lưu tại Hạt quản lý);

+ Biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành do cán bộ trực tiếp theo dõi của Công ty ký với các Hạt quản lý, biên bản nghiệm thu của Hạt quản lý với Tổ (hoặc người công nhân);

+ Tình hình thực hiện các chỉ thị, hướng dẫn của Công ty, của huyện, xã và các vấn đề liên quan khác đã giao nhiệm vụ cho Hạt quản lý.

- Nghiệm thu tại hiện trường, kiểm tra tình hình thực hiện, đối chiếu với văn bản đã giao và đánh giá về mặt chất lượng, mỹ quan, môi trường...

3. Nghiệm thu ở cấp Chủ quản lý (huyện, xã):

- Từ ngày 25 của tháng cuối quý đến ngày 15 của tháng đầu quý sau, Chủ quản lý công trình (huyện, xã) sẽ tiến hành nghiệm thu, thanh toán công tác bảo dưỡng thường xuyên cho các Công ty.

- Nghiệm thu theo mục tiêu và khối lượng được duyệt.

a. Các căn cứ để tiến hành nghiệm thu:

- Dự toán công tác bảo dưỡng thường xuyên cầu quý đã được Chủ quản lý công trình (huyện, xã) phê duyệt; các mục tiêu và khối lượng đã giao khoán trong bản duyệt;

- Các đánh giá, nhận xét trong các đợt kiểm tra của chủ quản lý;

- Trước khi Hội đồng nghiệm thu, phải có nghiệm thu kỹ thuật giữa cán bộ trực tiếp theo dõi đơn vị của Chủ quản lý công trình (huyện, xã) với Công ty, bước này phải làm đầy đủ;

- Tình hình thực tế cầu treo và kết quả nghiệm thu nội bộ hàng tháng của Công ty với các Hạt quản lý, vận hành khai thác cầu;

- Tiêu chuẩn nghiệm thu công tác bảo dưỡng thường xuyên cầu;

- Nhật ký tuần cầu và bảo dưỡng thường xuyên cầu.

b) Thành phần Hội đồng nghiệm thu:

- Lãnh đạo Chủ quản lý công trình (huyện, xã)                              - Trưởng đoàn;

- Lãnh đạo phòng Công thương (hoặc QLGT)                               - Phó đoàn;

- Đại diện một số phòng nghiệp vụ và cán bộ trực tiếp theo dõi của Chủ quản lý (huyện, xã) - Thành viên;

- Lãnh đạo và đại diện một số phòng nghiệp vụ của Công ty - Thành viên.

c). Nội dung nghiệm thu:

- Tại Văn phòng Công ty:

Kiểm tra và nghiệm thu công tác lưu giữ hồ sơ, tài liệu về quản lý cầu, tình hình ghi chép, bổ sung những thay đổi của công trình vào hồ sơ. Tình hình thực hiện chế độ tuần cầu, báo cáo tình trạng cầu (qua sổ sách lưu giữ tại Công ty).

- Tại hiện trường:

+ Nghiệm thu tổng thể toàn bộ các cầu để đánh giá chung về công tác bảo dưỡng thường xuyên cầu, quản lý hành lang an toàn cầu, hệ thống báo hiệu đường bộ (cọc tiêu, biển báo hiệu,...), hệ thống thoát nước;

+ Nghiệm thu chi tiết xác suất cầu theo báo cáo của cán bộ trực tiếp theo dõi đơn vị. Các cầu được chọn là bất kỳ để kiểm tra và nghiệm thu đảm bảo tính khách quan.

Điều 25. Đánh giá kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên cầu

1. Căn cứ bản khoán công tác bảo dưỡng thường xuyên cầu treo, cầu giao thông nông thôn của chủ quản lý (huyện, xã) giao cho Công ty, đối chiếu các mục tiêu giao khoán và tình hình thực hiện thực tế của Công ty đối với tùng hạng mục công việc để tiến hành đánh giá theo các mức độ tốt, khá, trung bình và kém (trong bảng sau):

Mức độ đạt được

Yêu cầu

Tốt

Đạt các mục tiêu Khu QLĐB (Sở GTVT, GTCC) giao trong bản khoán. Thực hiện đầy đủ các công việc đảm bảo cả về chất lượng và mỹ quan.

Khá

Đạt các mục tiêu Khu QLĐB (Sở GTVT, GTCC) giao trong bản khoán. Các công tác chính, quan trọng đều làm tốt, đảm bảo chất lượng và mỹ quan nhưng còn một số tồn tại nhỏ làm ảnh hưởng đến giao thông.

Trung bình

Đạt các mục tiêu Khu QLĐB (Sở GTVT, GTCC) đã giao trong bản khoán. Các công tác chính quan trọng đã làm nhưng chất lượng không cao, không mỹ quan, còn một số tồn tại ảnh hưởng đến giao thông như là tình trạng ách tắc giao thông....

Kém

Chưa đạt các mục tiêu của chủ quản lý (huyện, xã) giao trong bản khoán. Các công việc làm không đạt yêu cầu, chất lượng thấp, còn nhiều tồn tại hoặc có tai nạn giao thông sảy ra mà nguyên nhân do tình trạng cầu không tốt gây nên.

2. Đồng thời với việc đánh giá xếp loại Tốt, Khá, Trung bình, Kém có lập biên bản xác định những tồn tại yêu cầu đơn vị quản lý, vận hành khai thác trực tiếp khắc phục giải quyết.

Điều 26. Thanh toán, quyết toán nguồn vốn duy tu, bảo dưỡng

Việc thanh toán, quyết toán nguồn vốn quản lý, vận hành khai thác, bảo trì cầu trên đường giao thông nông thôn bằng nguồn vốn từ Quỹ Bảo trì đường bộ địa phương thì thực hiện theo Thông tư liên tịch số 230/2012/TTLT-BTC-BGTVT ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Liên Bộ Tài chính - Giao thông Vận tải về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán quỹ bảo trì đường bộ.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 27. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải

1. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân cấp huyện hướng dẫn, hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu trên đường giao thông nông thôn; hướng dẫn xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý, vận hành khai thác và bảo trì đối với các cầu do Cộng đồng dân cư đóng góp vốn đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và bảo trì.

2. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quy định lập kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì cầu sử dụng các nguồn vốn của Nhà nước (vốn do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, vốn từ quỹ bảo trì đường bộ địa phương, vốn khác của Nhà nước..); tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ đối với các cầu do Cộng đồng dân cư là chủ sở hữu ở vùng sâu, vùng xa, các trường hợp khác không có kinh phí thực hiện quản lý vận hành khai thác và bảo trì.

3. Tham gia cứu nạn, xử lý khi tai nạn giao thông, sự cố công trình cầu.

4. Thực hiện quyền, nghĩa vụ khác của Quy định này và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 28. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Thực hiện quyền, nghĩa vụ của Chủ quản lý sử dụng cầu đối với các cầu được giao quản lý, vận hành khai thác;

2. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã:

a) Rà soát chất lượng hiện trạng các cầu trên địa bàn;

b) Tổ chức thực hiện việc bảo dưỡng hoặc hướng dẫn và hỗ trợ cộng đồng dân cư tổ chức bảo dưỡng các cầu khi cộng đồng không có điều kiện thuê Đơn vị thực hiện bảo dưỡng cầu.

3. Định kỳ hoặc đột xuất khi thấy cần thiết tiến hành kiểm tra tình hình quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu trên địa bàn; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Giao thông Vận tải về tình hình quản lý, vận hành khai thác và bảo trì các cầu trên địa bàn.

4. Chỉ đạo lực lượng công an huyện và các lực lượng khác xử lý khắc phục hậu quả tai nạn giao thông, sự cố đối với công trình cầu giao thông trên địa bàn.

5. Tổng hợp toàn bộ các cầu, kinh phí sửa chữa, khắc phục hư hỏng, xuống cấp các cầu trên địa bàn không bảo đảm an toàn giao thông để bố trí kinh phí thực hiện hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

6. Thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo Quy định này và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 29. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Thực hiện quyền, nghĩa vụ của Chủ quản lý sử dụng cầu đối với các cầu được giao quản lý, vận hành khai thác.

2. Hướng dẫn, hỗ trợ cộng đồng dân cư quản lý, vận hành khai thác cầu do cộng đồng làm Chủ quản lý sử dụng cầu bằng vốn của cộng đồng; trường hợp cần thiết thì tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng cầu để bảo đảm an toàn khi khai thác sử dụng.

3. Xử lý tình huống khi phát hiện hoặc được tổ chức, cá nhân báo cáo tình trạng mất an toàn của cầu trên địa bàn; báo cáo ngay Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu có sự cố, nguy cơ tai nạn hoặc tai nạn đối với cầu trên địa bàn.

4. Trực tiếp tham gia, chỉ đạo các lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra tai nạn giao thông, sự cố công trình.

5. Định kỳ mỗi năm 01 lần hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền rà soát, tổng hợp tình hình quản lý, vận hành khai thác và bảo trì toàn bộ các cầu trên địa bàn, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.

6. Xây dựng kế hoạch quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu thuộc phạm vi quản lý, thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt theo quy định; tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý, vận hành khai thác và bảo trì sau khi được duyệt.

7. Tổng hợp kinh phí, vật tư và các nội dung cần thiết khác để sửa chữa hư hỏng, xuống cấp các cầu treo trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện.

8. Thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo Quy định này và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 30. Trách nhiệm của Đơn vị quản lý vận hành cầu

Thực hiện quyền, nghĩa vụ của Đơn vị quản lý vận hành cầu theo hợp đồng, văn bản, quyết định giao nhiệm vụ thực hiện quản lý, vận hành khai thác cầu và quy định tại Quy định này.

Điều 31. Trách nhiệm của cộng đồng dân cư

1. Tổ chức quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu do cộng đồng dân cư là Chủ quản lý sử dụng.

2. Thực hiện theo chỉ đạo, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân các cấp, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quản lý, khai thác, bảo trì cầu để bảo đảm an toàn giao thông, an toàn cho công trình, phòng chống tai nạn.

3. Chấp hành giao thông theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, biển báo hiệu đường bộ và quy định của pháp luật.

4. Báo cáo ngay khi có tai nạn, sự cố đối với cầu trên địa bàn.

5. Tham gia trực tiếp cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả do tai nạn giao thông, sự cố công trình và các trường hợp khẩn cấp khác.

6. Phát hiện, tố cáo và ngăn chặn các tổ chức, cá nhân phá hoại công trình cầu, xâm phạm hành lang an toàn đường bộ và các hành vi vi phạm các nội dung bị nghiêm cấm.

7. Thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo Quy định này và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 32. Xử lý chuyển tiếp

1. Đối với các cầu quy định phải có quy trình quản lý, vận hành khai thác:

a) Trường hợp các cầu quy định tại Khoản 2 Điều 6 phải có quy trình quản lý, vận hành khai thác riêng, nếu chưa có quy trình riêng thì phải xây dựng, ban hành quy trình quản lý, vận hành khai thác riêng của cầu trước ngày 31 tháng 12 năm 2014. Trong thời gian chưa ban hành quy trình quản lý, vận hành khai thác riêng thì được phép tạm thời sử dụng các quy định tại Mục 2 Chương II Quy định này để thực hiện quản lý, vận hành khai thác.

b) Trường hợp cầu có quy trình quản lý, vận hành khai thác riêng được ban hành trước khi quyết định này có hiệu lực, Chủ quản lý sử dụng cầu phải hoàn thành việc rà soát, sửa đổi, bổ sung các nội dung cần thiết quy định tại Điều 6 Quy định này.

2. Xử lý đối với các cầu treo đang khai thác sử dụng nhưng chưa cắm đủ biển báo hiệu đường bộ và bảng hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác theo quy định tại Điều 15 Quy định này:

a) Các biển báo khác thực hiện như sau:

- Trường hợp Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý nhà nước khác (gọi chung là cơ quan quản lý Nhà nước) là Chủ quản lý sử dụng cầu, Cơ quan quản lý nhà nước rà soát, xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí để cắm đầy đủ biển báo hiệu, lắp dựng bảng hướng dẫn sử dụng cầu, trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

- Trường hợp cộng đồng dân cư là Chủ quản lý sử dụng cầu, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn, kiểm tra Chủ quản lý sử dụng cầu tổ chức cắm bổ sung biển báo hiệu và bảng hướng dẫn sử dụng cầu trừ các trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này.

b) Đối với biển báo hiệu tải trọng, cấm các phương tiện cơ giới khác, Chủ quản lý sử dụng cầu quy định tại điểm a khoản này có trách nhiệm rà soát, tổ chức cắm biển báo hiệu ngay sau khi Quy định này có hiệu lực.

3. Đối với các cầu do cộng đồng dân cư đóng góp xây dựng từ vốn, nguồn lực của cộng đồng hoặc vốn tư nhân tài trợ bằng hình thức xã hội hóa hoặc các hình thức khác đang xây dựng, hoặc đã đưa vào khai thác nhưng cộng đồng không đủ điều kiện quản lý, vận hành khai thác và bảo trì, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện để tiếp quản và tổ chức quản lý, vận hành khai thác và bảo trì theo Quy định này.

Điều 33. Điều khoản thi hành

Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, các địa phương báo cáo bằng văn bản về Sở Giao thông Vận tải để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

PHỤ LỤC I

MẪU SỔ NHẬT KÝ TUẦN TRA THEO DÕI TÌNH TRẠNG CẦU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2014/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)

I. Trang bìa:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

NHẬT KÝ TUẦN TRA THEO DÕI TÌNH TRẠNG CẦU

Công trình: ….. (Ghi tên cầu)

Địa điểm cầu: ... (ghi tuyến đường, thôn, xã, huyện nơi có cầu)

Quyển số:…………..

 

Nhà thầu quản lý cầu: …………………………………………….

Nhân viên tuần cầu: ………………………………………………

Bắt đầu ngày: ……./ ……../ ……………………….

Hết quyển ngày: ………./ …………../…………….

 

………., năm 20…..

II. Trang tiếp:

HƯỚNG DẪN GHI NHẬT KÝ TUẦN TRA THEO DÕI CẦU

Phần I

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Tuần cầu (bao gồm đường đầu cầu, cầu, hệ thống an toàn giao thông, hành lang an toàn đường bộ) nhằm mục đích phát hiện kịp thời những hư hỏng, vi phạm hoặc sự cố xảy ra để nhanh chóng khắc phục, tránh những hậu quả xấu làm thiệt hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân cũng như xã hội. Nhật ký tuần cầu là tài liệu quan trọng trong công tác quản lý vì vậy phải được ghi chép đầy đủ và lưu trữ tại tổ chức cá nhân quản lý cầu.

2. Người làm nhiệm vụ tuần cầu phải ghi chép trong khi làm nhiệm vụ nhằm phản ánh đầy đủ mọi tình trạng, mọi sự cố xảy ra đối với đoạn đường, cây cầu và công trình, hành lang an toàn đường bộ có trên tuyến được giao nhiệm vụ.

3. Nhà thầu quản lý cầu đọc nội dung ghi chép trong sổ vào cuối ngày và ghi ý kiến xử lý, đồng thời ký tên dưới ý kiến đó.

Tổ chức, cá nhân quản lý cầu hàng tuần kiểm tra và ghi ý kiến chỉ đạo để đơn vị thực hiện.

4. Hàng tháng, hàng quý, khi nghiệm thu công tác bảo dưỡng thường xuyên, nhật ký tuần cầu phải được xuất trình để hội đồng nghiệm thu xem xét đánh giá công tác quản lý theo tháng, quý đó.

5. Nhật ký tuần cầu là sản phẩm của người làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra cầu của nhà thầu quản lý cầu.

Căn cứ nội dung ghi chép trong Nhật ký để đánh giá chất lượng công tác của nhân viên tuần đường.

Đối với nhà thầu quản lý cầu, nhật ký tuần cầu đánh giá một phần chất lượng và trình độ, phương thức quản lý của cán bộ nhà thầu quản lý.

Nhật ký tuần cầu là tư liệu để giúp quá trình hoạch định kế hoạch và kế hoạch tác nghiệp.

Phần II

NỘI DUNG THỰC HIỆN KHI TUẦN TRA THEO DÕI TÌNH TRẠNG CẦU VÀ GHI CHÉP VÀO NHẬT KÝ

I. Nội dung tuần tra, theo dõi tình trạng cầu bao gồm:

1. Đối với cầu dầm, cầu dàn, cầu khung và cầu vòm, nội dung tuần tra, theo dõi tình trạng làm việc của các hạng mục công trình sau:

a) Kết cấu nhịp dầm, dàn, khung, vòm cầu;

b) Mặt cầu, lan can tay vịn, gờ chắn bánh, ống thoát nước, gối cầu, khe co giãn;

c) Mố, trụ cầu và các công trình phòng chống sói lở;

d) Đường đầu cầu và hệ thống rãnh dọc thuộc đường hai đầu cầu;

đ) Biển báo hiệu, bảng hướng dẫn và các công trình an toàn giao thông khác;

e) Các hạng mục công trình khác;

2. Đối với cầu treo, nội dung tuần tra, theo dõi tình trạng làm việc của các hạng mục công trình sau:

a) Các hạng mục như đối với các loại cầu tại mục 1 nêu trên;

b) Các hạng mục khác:

- Trụ tháp đỡ cáp chủ; các mối liên kết ở chân trụ tháp với mố, trụ cầu;

- Đối với cầu treo dây võng: Cáp chủ, cóc cáp; các bu lông đai ốc ở các vị trí liên kết, thanh treo (hoặc dây treo) kết cấu nhịp lên cáp chủ, bộ phận liên thanh treo với kết cấu nhịp cầu, hố neo cáp chủ, tăng đơ, ắc neo, gối đỡ cáp chủ trên trụ tháp và các hạng mục khác;

- Đối với cầu treo dây văng: Dây văng, khu vực liên kết dây văng với mặt cầu; khu vực neo giữ dây văng với trụ tháp và các hạng mục khác.

3. Tuần tra phát hiện các hành vi vi phạm công trình cầu và hành lang đường bộ thuộc phạm vi cầu.

4. Khi tuần tra theo dõi cầu phát hiện các hạng mục hư hỏng, xuống cấp nêu tại mục 1 và mục 2 phần này, các hành vi vi phạm tại mục 3 phần này, người tuần tra phải ghi vào nhật ký như sau:

a) Các hư hỏng được phát hiện; hư hỏng đã được sửa chữa khi tuần tra, hư hỏng chưa đủ điều kiện sửa chữa khi tuần tra và kiến nghị chuyển sang bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ hoặc đột xuất và các xử lý cần thiết khác;

b) Các vi phạm đã được khắc phục, các vi phạm chưa được khắc phục, kiến nghị xử lý;

c) Nhận xét về khả năng đảm bảo giao thông; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với các tồn tại. Người tuần tra cầu sau khi ghi nhật ký phải ký và ghi rõ họ tên;

d) Các thông tin từ về tình hình lũ, lụt, mực nước và chế độ thủy văn khu vực cầu;

đ) Các nội dung cần thiết khác.

II. Các kiến nghị:

1. Kiến nghị sửa chữa khắc phục các hư hỏng để đảm bảo an toàn giao thông.

2. Kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm công trình cầu, hành lang an toàn đường bộ thuộc cầu.

3. Kiến nghị về hạn chế giao thông (giảm tải trọng, tốc độ và các nội dung khác), tạm dừng khai thác khi thấy cần thiết để đảm bảo an toàn giao thông.

Kết thúc tuần tra người tuần cầu phải ghi rõ thời gian tuần tra, họ và tên người tuần tra và ký tên.

 

PHỤ LỤC II

SỐ LẦN KIỂM TRA KỸ THUẬT CẦU
(Ban hành kèm theo Quyết định số .../2014/QĐ-UBND ngày... tháng.... năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)

1. Chủ quản lý sử dụng cầu phải tổ chức kiểm tra kỹ thuật tùy thuộc vào thời hạn sử dụng, tình trạng cầu, quy mô cầu và được quy định không ít hơn quy định tại bảng sau:

STT

Phân loại cầu

Số lần kiểm tra kỹ thuật

1 năm

≥ 3 lần

1 năm

≥ 2 lần

1 năm

≥ 1 lần

2 năm

≥ 1 lần

1

Cầu cấp đặc biệt, I

 

 

 

 

- Khai thác dưới 05 năm

 

 

x

 

- Khai thác từ 05 năm trở lên

 

x

 

 

2

Cầu cấp II, III, IV

 

 

 

 

- Khai thác dưới 05 năm

 

 

 

x

- Khai thác từ 05 năm trở lên

 

 

x

 

3

Cầu hết thời hạn khai thác, nhưng đã kiểm định đủ điều kiện sử dụng tiếp

 

x

 

 

4

Cầu yếu nhưng chưa có điều kiện thay thế đang phải cắm biển báo hạn chế khai thác, hoặc khi có yêu cầu của tổ chức có thẩm quyền, yêu cầu của chủ công trình

x

 

 

 

2. Việc kiểm tra kỹ thuật đối với các trường hợp khác được tiến hành khi công trình có biểu hiện hư hỏng, xuống cấp tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong khai thác hoặc kiểm tra do UBND các cấp, Cơ quan có thẩm quyền quy định.

 

PHỤ LỤC III

MỘT SỐ BIỆN PHÁP THAM KHẢO ĐỂ XỬ LÝ PHÒNG NGỪA MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CÓ NGUY CƠ SỰ CỐ ĐỐI VỚI CẦU

Trong một số trường hợp khẩn cấp, bên cạnh một số biện pháp cấm cầu, hạn chế tải trọng, tốc độ và hạn chế các điều kiện khai thác cầu. Các tổ chức, các nhân có trách nhiệm có thể tham khảo một số biện pháp sau để phòng hộ an toàn cho công trình cầu, ngăn ngừa thảm họa khi xảy ra sự cố công trình:

1. Đối với cáp chủ bị khuyết tật (đứt một số sợi, tao cáp, cáp bị dập gãy hoặc cáp bị đè bẹp nhất là tại gói cáp trên đỉnh tháp và các hiện tượng hư hỏng khác) làm suy giảm khả năng chịu lực tại một một đoạn cáp, biện pháp phòng ngừa nguy hiểm do đứt cáp như sau: Dùng cóc cáp bằng kim loại bắt vào hai đầu đoạn cáp chủ bị khuyết tật một đoạn cáp khác song song với đoạn cáp chủ bị khuyết tật, đường kính sợi cáp bổ sung phải bằng đường kính cáp chủ; mỗi đầu tối thiểu bắt 5 cóc cáp bằng kim loại.

Cóc cáp sử dụng trong các trường hợp này là các loại cóc cáp do các cơ sở công nghiệp được phép chế tạo (không dùng cóc cáp do các cơ sở không đủ điều kiện gia công hoặc tự chế).

2. Đối với các loại cáp khác có hiện tượng khuyết tật như trên mà không thay được thì giải pháp xử lý như đối với cáp chủ nêu trên.

3. Khi ắc neo tăng đơ hoặc bộ phận khác nối với cáp chủ có hiện tượng suy giảm khả năng chịu lực, hoặc cần thiết tăng cường phòng hộ khả năng bị mất an toàn, biện pháp theo điều kiện cụ thể, hoặc tham khảo biện pháp phòng hộ như sau: Dùng các sợi cáp có đường kính bằng với đường kính cáp chủ bắt cóc cáp nối vào cáp chủ ở vị trí song song với tăng đơ ắc neo hoặc bộ phận cần được phòng hộ an toàn.

4. Khi cần phòng hộ an toàn cho hố neo cáp, có thể xây dựng thêm hố neo khác nằm trùng mặt phẳng dây cáp chủ với hố neo đã có. Sau đó bắt cóc nối bổ sung 01 đoạn cáp từ cáp chủ đến hố neo mới. Chú ý để tránh sinh lực, ứng suất phụ trong dây cáp chủ hiện có, thì dây cáp bổ sung không được kéo căng, và việc nối này chỉ góp để phòng hộ khi hố neo cũ đột ngột bị nhổ bật.

5. Khi cóc cáp đã bắt vào cáp chủ có hiện lượng hư hỏng, chờn ren, không phát huy tác dụng thì phòng hộ bằng cách bắt bổ sung cóc cáp vào vị trí bên cạnh.

Trường hợp thay cóc cáp thì phải bắt đủ số cóc cáp bổ sung trước khi tháo cóc cáp hư hỏng.

6. Khi dây treo kết cấu nhịp vào dây cáp chủ bị hư hỏng thì phải bổ sung hoặc thay thế bằng dây treo mới. Chỉ được tháo dây treo cũ sau khi đã lắp xong dây treo mới hoặc phải có biện pháp phòng hộ thích hợp.

7. Đối với dầm cầu bằng thép có thể lắp dựng trụ tạm, chồng nề bằng gỗ, bê tông đúc sẵn để phòng hộ cho cầu.

Đối với dầm cầu bằng bê tông cốt thép, dầm liên hợp thép - bê tông cốt thép thì phải căn cứ sơ đồ chịu lực (mômen uốn) để xác định vị trí đặt trụ tạm phòng hộ cho phù hợp.

8. Nghiêm cấm sử dụng máy hàn và các biện pháp gia nhiệt đối với cáp chủ, các loại cáp, dây treo, tăng đơ ắc neo và các kết kim loại, trừ khi có sự hướng dẫn chi tiết của tổ chức có năng lực thiết kế nhưng phải được sự phê duyệt của người có thẩm quyền đối với công trình.

9. Trường hợp mố, trụ cầu có hiện tượng lún, suy giảm khả năng chịu lực thì có thể làm trụ tạm phòng hộ bằng rọ thép hoặc khung thép bên trong xếp đá, bên trên dùng gỗ, tà vẹt gỗ để làm chồng nề phòng hộ. Tuy nhiên phải lưu ý vị trí đặt gối phòng hộ đối với cầu dầm bê tông cốt thép, cầu liên hợp thép - bê tông cốt thép.





Nghị định 114/2010/NĐ-CP về bảo trì công trình xây dựng Ban hành: 06/12/2010 | Cập nhật: 08/12/2010