Quyết định 509/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tỉnh Trà Vinh
Số hiệu: | 509/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Trà Vinh | Người ký: | Nguyễn Văn Phong |
Ngày ban hành: | 15/04/2015 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài nguyên, Môi trường, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 509/QĐ-UBND |
Trà Vinh, ngày 15 tháng 04 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC, SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 1570/QĐ-TTg , ngày 06/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 34/TTr-TNMT ngày 27 tháng 01 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện ven biển chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC, SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 509/QĐ-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Thực hiện Quyết định số 1570/QĐ-TTg ngày 06/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, với các nội dung sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
- Hiểu rõ hơn về tiềm năng, lợi thế, các tác động bất lợi từ biển; thúc đẩy khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên biển theo hướng bền vững; gìn giữ chất lượng môi trường nước biển; duy trì chức năng sinh thái và năng suất sinh học của các hệ sinh thái biển, hạn chế tác động ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức và thực hiện tốt trong việc khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển góp phần phát triển kinh tế biển, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
2. Mục tiêu cụ thể
- Cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu cơ bản về tài nguyên và môi trường biển; thông tin dự báo thiên tai, biến đổi khí hậu kịp thời, đủ độ tin cậy phục vụ phát triển kinh tế biển, phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển;
- Giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên và kiềm chế tốc độ gia tăng ô nhiễm môi trường vùng ven biển;
- Nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, duy trì chức năng sinh thái và năng suất sinh học của các hệ sinh thái biển nhằm bảo vệ đa dạng sinh học biển và các nguồn lợi từ biển;
- Khai thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển gắn với quy hoạch tổng thể khu du lịch ven biển, các cảng, bến,... phù hợp với vùng bờ, trên cơ sở tính toán sức tải môi trường và năng lực phòng ngừa, giảm thiểu tác động qua lại với các hoạt động khác trong vùng bờ.
3. Tầm nhìn đến năm 2030
- Hiểu biết cơ bản về tiềm năng tài nguyên và môi trường, những lợi thế và những tác động bất lợi từ biển đối với phát triển bền vững kinh tế - xã hội; ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái, cạn kiệt tài nguyên, suy giảm đa dạng sinh học biển nhằm bảo đảm cân bằng sinh thái biển ở mức ổn định.
- Tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động điều tra cơ bản, khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường biển.
II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ
1. Nghiên cứu, điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển
- Điều tra, đánh giá trữ lượng và tình hình khai thác các loại khoáng sản, khoáng sản làm vật liệu xây dựng vùng bờ tỉnh Trà Vinh.
- Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường ven biển, đánh giá mức độ nhạy cảm và chống chịu của vùng ven biển và cửa sông đối với các tai biến tự nhiên và sự cố môi trường phục vụ định hướng phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh vùng bờ biển tỉnh Trà Vinh.
- Điều tra, đánh giá hiện trạng và quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên nước mặt, nước dưới đất vùng bờ tỉnh Trà Vinh.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ngành, địa phương liên quan.
- Thời gian thực hiện: 2015-2016 và 2017-2019.
- Nguồn vốn: Đầu tư và phát triển, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp môi trường của tỉnh và vốn ngân sách trung ương (Chiến lược 1570).
2. Phát triển năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, tác động của biến đổi khí hậu trên các vùng biển
- Quy hoạch mạng lưới quan trắc tổng hợp tài nguyên và môi trường vùng bờ tỉnh Trà Vinh.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì; phối hợp với các cơ quan liên quan đến khí tượng thủy văn; các Sở, ngành, địa phương liên quan.
- Thời gian thực hiện: 2016 - 2017.
- Nguồn vốn: Đầu tư và phát triển, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp môi trường của tỉnh.
3. Khai thác, sử dụng hợp lý và bền vững không gian, mặt nước, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên vị thế của biển
- Kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển tỉnh Trà Vinh;
- Quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ tỉnh Trà Vinh
- Cơ quan thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các Sở, ngành, địa phương liên quan.
- Thời gian thực hiện: 2015 - 2019.
- Nguồn vốn: Đầu tư và phát triển, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp môi trường của tỉnh và vốn ngân sách trung ương (Chiến lược 1570).
(Đính kèm phụ lục 1, 2: Tổng hợp các dự án, nhiệm vụ và nguồn vốn thực hiện)
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về biển, về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển
- Đẩy mạnh việc thực hiện Quyết định số 373/QĐ-TTg ngày 23 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Tập trung tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về biển, về sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển thông qua các chiến dịch tuyên truyền cao điểm, nhân các sự kiện về môi trường, biển và đại dương như: Ngày Môi trường Thế giới (05/6), Ngày Đại dương Thế giới (08/6), Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (01 - 08/6). Ngoài ra, thường xuyên tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức phụ trách lĩnh vực môi trường và biển, đảo cấp huyện, xã.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biển, về biến đổi khí hậu nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng, từ đó hình thành ý thức chấp hành pháp luật về biển và bảo vệ môi trường, trồng, phục hồi và bảo vệ rừng ngập mặn. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng thích nghi với biến đổi khí hậu cho dân cư ven biển. Vận động ngư dân không sử dụng các biện pháp và phương tiện khai thác có tính hủy diệt, thiếu bền vững trong khai thác hải sản, không khai thác hải sản trong các vùng cấm, không đánh bắt các loài thủy sinh thuộc danh mục cấm khai thác và có trách nhiệm bảo vệ các loài thủy sinh thuộc danh mục ưu tiên bảo vệ gắn với xử lý nghiêm những hành vi khai thác hải sản mang tính hủy diệt.
- Xây dựng chuyên mục tuyên truyền về tài nguyên thiên nhiên, môi trường và trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn chất lượng môi trường biển; phổ biến kiến thức về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển; nâng cao nhận thức về hợp tác, hội nhập trong quản lý, bảo vệ chủ quyền và phát triển bền vững tài nguyên, môi trường biển.
- Đưa nội dung giảng dạy về tài nguyên và môi trường vào chương trình giảng dạy ở các cấp học nhằm cung cấp thông tin, kiến thức cơ bản về biển, tài nguyên và môi trường biển, về sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển cho học sinh, sinh viên. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong tuyên truyền, giáo dục ý thức về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển gắn với quốc phòng - an ninh.
2. Hoàn thiện và vận hành thông suốt thể chế quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên và môi trường biển
- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường biển; hình thành cơ chế phối hợp liên ngành, liên vùng. Tăng cường năng lực và phát huy vai trò của các lực lượng trong thực hiện Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển của tỉnh.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ và thống nhất; thiết lập cơ chế trao đổi chia sẻ thông tin về biển, đặc biệt là các thông tin về khí tượng, thủy văn, các điều kiện tự nhiên,... để phục vụ ngư dân trên biển, phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển và các hoạt động kinh tế biển.
- Điều tra, đánh giá, phân vùng chức năng các vùng biển dựa trên các hệ sinh thái; xác định các khu vực ưu tiên, hạn chế, cấm khai thác tài nguyên, các hoạt động kinh tế nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các xung đột trong bảo vệ, bảo tồn với khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế.
3. Chú trọng đào tạo, huy động, sử dụng nguồn nhân lực cho điều tra, nghiên cứu về biển, quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên và môi trường biển
- Xây dựng và thực hiện đồng bộ các chính sách đãi ngộ, hỗ trợ, khuyến khích thu hút các nhà quản lý, khoa học, các chuyên gia, cán bộ có chuyên môn, có kinh nghiệm vào làm việc trong các lĩnh vực nghiên cứu, điều tra cơ bản, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong quản lý tổng hợp và thống nhất về biển.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác chuyên môn, các cơ quan quản lý, cơ sở nghiên cứu về tài nguyên và môi trường biển. Đào tạo kiến thức chuyên môn, kỹ năng phòng chống thiên tai, sự cố, thoát hiểm trên biển, kiến thức pháp luật về biển, pháp luật quốc tế và kiến thức tổng hợp về biển phục vụ công tác quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên và môi trường biển.
4. Tăng cường và đa dạng hóa nguồn vốn cho điều tra cơ bản, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.
- Tăng mức đầu tư, chi thường xuyên tổ ngân sách với tỷ lệ tương ứng với mức tăng đầu tư phát triển kinh tế biển cho điều tra cơ bản, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.
- Tăng cường huy động nguồn lực trong xã hội, từ các thành phần kinh tế, nguồn vốn ODA và hỗ trợ của các nước đầu tư cho điều tra cơ bản, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.
- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế tạo nguồn thu từ tài nguyên và môi trường biển để đầu tư trở lại cho điều tra, nghiên cứu về biển, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.
5. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cao trong điều tra cơ bản, khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển
- Bố trí kinh phí phù hợp, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu phục vụ nhu cầu điều tra nghiên cứu tìm hiểu về biển, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường, đặc biệt là quản lý tổng hợp và thống nhất biển trên cơ sở tiếp cận hệ thống, theo chương trình, có trọng tâm, trọng điểm đạt hiệu quả cao.
- Đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, thiết bị, đổi mới, hiện đại hóa, tự động hóa thiết bị điều tra cơ bản, cảnh báo sóng thần, thiên tai, sự cố trên biển, sử dụng công nghệ cao trên nền tảng công nghệ thông tin phục vụ nghiên cứu, tìm hiểu về biển, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, quản lý tổng hợp và thống nhất về biển.
6. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về biển; quan trắc, thông báo sớm về động đất, cảnh báo sóng thần, bão, thiên tai trên biển; phòng ngừa và ứng phó sự cố trên biển.
- Đẩy mạnh việc tiếp xúc, giới thiệu, thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan, hợp tác trong việc khai thác, sử dụng, tài nguyên biển; cử cán bộ tham gia lớp đào tạo quốc tế; tham dự các diễn đàn, hội thảo có sự tham gia của các tổ chức, đơn vị nghiên cứu, quản lý biển trên thế giới.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai Kế hoạch nay; kiểm tra giám sát việc thực hiện Kế hoạch; định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện, tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm; tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ liên quan đến tài nguyên và bảo vệ môi trường trong phạm vi thẩm quyền quản lý.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ trong phạm vi thẩm quyền quản lý có trách nhiệm tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ liên quan đến tài nguyên, môi trường, nông nghiệp, nông thôn; gắn nghiên cứu khoa học, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu, đề xuất nguồn vốn thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Kế hoạch.
4. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh, Báo trà Vinh xây dựng chuyên mục tuyên truyền về tài nguyên thiên nhiên, môi trường và việc bảo vệ, khai thác, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên, giữ gìn chất lượng môi trường biển.
5. Các Sở, ngành tỉnh có liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch đúng tiến độ và hiệu quả.
6. Ủy ban nhân dân các huyện ven biển phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở, ngành liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch phù hợp với yêu cầu, tình hình thực tế ở địa phương.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần điều chỉnh bổ sung đề nghị thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện ven biển và các cơ quan có liên quan phản ảnh về Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN
STT |
Tên dự án |
Sự cần thiết |
Mục tiêu, nhiệm vụ |
Sản phẩm dự kiến |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian thực hiện |
Kinh phí dự kiến |
1 |
Điều tra, đánh giá trữ lượng và tình hình khai thác các loại khoáng sản, khoáng sản làm vật liệu xây dựng vùng bờ tỉnh Trà Vinh |
Trà Vinh là tỉnh duyên hải đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tự nhiên 2.288,09 km2 với dân số theo kết quả điều tra năm 2011 là 1.012.648 người, bao gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh và 7 huyện. Tỉnh Trà Vinh cách TP Hồ Chí Minh khoảng 200km, cách TP.Cần Thơ khoảng 95 km. Tỉnh được bao bọc bởi sông Tiền, sông Hậu với hai cửa Cung Hầu và Định An. Vùng ven biển tỉnh Trà Vinh gồm 4 huyện: Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải và Trà Cú. Diện tích vùng nghiên cứu 1.268,6km2, với đường bờ biển dài 65 km. Hiện nay có không ít tổ chức, cá nhân tiến hành khai thác khoáng sản cát một cách tự phát, không được sự cho phép Do đó, việc thực hiện dự án “Điều tra, đánh giá trữ lượng và tình hình khai thác các loại khoáng sản, vật liệu xây dựng vùng bờ tỉnh Trà Vinh” là cần thiết |
- Mục tiêu: Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác các loại khoáng sản, vật liệu xây dựng trên phạm vi vùng bờ tỉnh Trà Vinh, từ đó đề xuất giải pháp về quy hoạch, quản lý khai thác hợp lý các loại khoáng sản, vật liệu xây dựng phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. - Nhiệm vụ: + Điều tra, khảo sát, đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản, vật liệu xây dựng trên phạm vi vùng bờ tỉnh Trà Vinh; + Đánh giá về thực trạng khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản, vật liệu xây dựng trên phạm vi vùng bờ tỉnh Trà Vinh; + Đề xuất các giải pháp về quy hoạch, quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản, vật liệu xây dựng phù hợp với tình hình thực tế và định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Trà Vinh.
|
- Các báo cáo: + Báo cáo tổng hợp thuyết minh dự án; + Báo cáo tóm tắt dự án; + Các báo cáo chuyên đề trong khuôn khổ dự án; - Các bản đồ chuyên đề (dạng số và dạng giấy) tỷ lệ 1/50.000 về tiềm năng trữ lượng và hiện trạng khai thác các loại khoáng sản, vật liệu xây dựng vùng bờ tỉnh Trà Vinh. - Đĩa DVD ghi các báo cáo, bản đồ và các dữ liệu liên quan của dự án
|
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh |
- Các Sở, ban ngành thuộc tỉnh Trà Vinh; - UBND các huyện ven biển - Trung tâm KTTV quốc gia; - Liên đoàn bản đồ địa chất miền Nam; |
2015-2016 |
2,0 tỷ đồng |
2 |
Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường ven biển, đánh giá mức độ nhạy cảm và chống chịu của vùng ven biển và cửa sông đối với các tai biến tự nhiên và sự cố môi trường phục vụ định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng bờ biển tỉnh Trà Vinh |
Trà Vinh là tỉnh duyên hải đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tự nhiên 2.288,09 km2 với dân số theo kết quả điều tra năm 2011 là 1.012.648 người, bao gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh và 7 huyện. Tỉnh Trà Vinh cách TP.Hồ Chí Minh khoảng 200km, cách TP.Cần Thơ khoảng 95 km. Tỉnh được bao bọc bởi sông Tiền, sông Hậu với hai cửa Cung Hầu và Định An. Trà Vinh nằm trong tọa độ địa lý khoảng từ 9o31’5” đến 10o04’5” vĩ độ Bắc và 105o57’16” đến 106o36’04” kinh độ Đông. Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Bến Tre; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Sóc Trăng; phía Nam và Đông Nam giáp biển Đông với hơn 65 km bờ biển; phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ở Trà Vinh là vùng có khí hậu nhiệt đới và tiếp giáp với biển nên thuận lợi phát triển cả 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh: Rừng ngập mặn, rừng nước lợ và rừng tự nhiên. Hệ thống rừng phòng hộ ven biển chạy dọc từ sông Cổ Chiên đến sông Hậu và ven cửa sông Cổ Chiên, sông Hậu có chức năng chắn sóng, chống xói mòn, chống xâm thực v.v... đã phát huy được những tác dụng to lớn của nó. Tổng diện tích rừng ở tỉnh Trà Vinh là 6.929 ha (năm 2009) trong đó rừng tự nhiên 1.309 ha và rừng trồng là 5.620 ha. Diện tích rừng trồng tập trung 245 ha. Bên cạnh đó, tỉnh còn đẩy mạnh việc chăm sóc rừng với diện tích là 486,2ha. Rừng tập trung ở 3 huyện, huyện Châu Thành (150 ha), huyện Cầu Ngang (480 ha), huyện Duyên Hải (4990 ha). Tài nguyên biển và thủy hải sản của Trà Vinh có tiềm năng rất lớn. Thềm lục địa từ cửa Cung Hầu đến cửa Định An hiện có 661 loài thủy sản sinh sống, phần lớn đều có giá trị kinh tế. Ngoài khơi xa có nhiều loại hải sản có giá trị thương phẩm cao như cá ngừ, cá hồng, cá chim, cá thu,...với trữ lượng khoảng 1,2 triệu tấn, khả năng khai thác khoảng 400 - 600 nghìn tấn/năm. Do đó, việc thực hiện dự án “Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường ven biển, đánh giá mức độ nhạy cảm và chống chịu của vùng ven biển và của sông đối với các tai biến tự nhiên và sự cố môi trường phục vụ định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng bờ biển tỉnh Trà Vinh” là cần thiết |
- Mục tiêu: Đánh giá hiện trạng môi trường vùng ven biển, và mức độ nhạy cảm, sức chống chịu của vùng ven biển và cửa sông tỉnh Trà Vinh đối với các tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường, từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế nhằm bảo vệ môi trường vùng ven biển và tăng khả năng chống chịu của vùng ven biển và các cửa sông trước các tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường. - Nhiệm vụ: + Đánh giá hiện trạng môi trường vùng ven biển tỉnh Trà Vinh; + Đánh giá mức độ nhạy cảm và sức chống chịu của vùng ven biển và cửa sông tỉnh Trà Vinh đối với các tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường. + Đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường vùng ven biển và tăng khả năng chống chịu của vùng ven biển và các cửa sông trước các tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường phù hợp với thực tế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển tỉnh Trà Vinh |
- Các báo cáo: + Báo cáo tổng hợp thuyết minh dự án; + Báo cáo tóm tắt dự án; + Các báo cáo chuyên đề trong khuôn khổ dự án; - Các bản đồ chuyên đề (dạng số và dạng giấy) tỷ lệ 1/50.000 về “đánh giá mức độ nhạy cảm và sức chống chịu của vùng ven biển và cửa sông tỉnh Trà Vinh đối với các tai biến tự nhiên và sự cố môi trường. - Đĩa DVD ghi các loại báo cáo, bản đồ và các dữ liệu liên quan của dự án
|
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh
|
Sở TN&MT Trà Vinh Sở KH & CN Trà Vinh Sở KH&ĐT Trà Vinh UBND các huyện, thành phố ven biển tỉnh Trà Vinh |
2016-2017 |
2,5 tỷ đồng |
3 |
Điều tra, đánh giá hiện trạng và quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên nước mặt, nước dưới đất vùng bờ tỉnh Trà Vinh. |
Trà Vinh là một tỉnh ven biển có diện tích 2.288,09 km2, bao gồm 08 huyện, thành phố, trong đó có 03 huyện giáp biển (Cầu Ngang, Duyên Hải, Châu Thành). Tỉnh có các hệ thống sông chảy qua như sông Hậu, sông Tiền. Ngoài ra còn có hệ thống nước ngầm cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất cho toàn bộ dân cư trên địa bàn tỉnh. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và sự tác động của con người như khai thác quá mức, hoạt động của các tàu bè trên sông và trên biển, hoạt động của các cơ sở sản xuất ven sông và ven biển,... làm cho trữ lượng nước mặt và nước ngầm trên địa bàn tỉnh ngày càng giảm với mức độ ô nhiễm ngày càng tăng. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, cuộc sống dân cư trên địa bàn tỉnh. Do đó, cần thiết phải có một dự án nhằm điều tra đánh giá một cách tổng quan, khoa học về hiện trạng nguồn nước mặt và nước ngầm trên địa bàn tỉnh để từ đó đề xuất các giải pháp quy hoạch, sử dụng nguồn nước mặt, nước ngầm một cách có hiệu quả, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững đi đôi với công tác bảo vệ môi trường. |
Điều tra, đánh giá tổng quát về hiện trạng nước mặt, nước dưới đất vùng bờ tỉnh Trà Vinh. Trên cơ sở đó, đề xuất phương án quy hoạch sử dụng nước mặt, nước dưới đất vùng bờ tỉnh Trà Vinh |
- Bộ bản đồ hiện trạng và quy hoạch sử dụng tài nguyên nước mặt, nước dưới đất vùng bờ tỉnh Trà Vinh. - Báo cáo thuyết minh hiện trạng và quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên nước mặt, nước dưới đất vùng bờ tỉnh Trà Vinh |
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh |
Sở TN&MT Trà Vinh. Sở KH & CN Trà Vinh. Sở KH&ĐT Trà Vinh. UBND các huyện ven biển tỉnh Trà Vinh. |
2017-2019 |
4,5 tỷ đồng |
4 |
Quy hoạch mạng lưới quan trắc tổng hợp tài nguyên-môi trường biển và vùng bờ tỉnh Trà Vinh |
Trà Vinh là một tỉnh thuộc ĐBSCL, có 65 km bờ biển, nằm giữa 2 sông lớn là sông Hậu và sông Cổ Chiên, 2 tuyến sông này ngoài việc cung cấp nước ngọt, bồi đắp phù sa còn là tuyến giao thông thủy quan trọng nối các cảng ở Trà Vinh với trung tâm các tỉnh ĐBSCL, Campuchia và thành phố Hồ Chí Minh. Vùng ven biển tỉnh Trà Vinh gồm 4 huyện: Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải và Trà Cú. Trà Vinh có tiềm năng kinh tế về thương mại, du lịch, nông nghiệp, đặc biệt do tiếp giáp với biển và có bờ biển dài nên ngành du lịch và nuôi trồng thủy sản rất phát triển .... Cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp cùng với các chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư các công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất lần lượt ra đời góp phần giải quyết vấn đề lao động tại địa phương. Song song với những thuận lợi mà vùng ven biển mang lại thì hiện nay Trà Vinh đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức từ những thiên tai và sự cố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: Hạn hán và gia tăng xâm nhập mặn, nguy cơ suy thoái tài nguyên nước ngầm và ô nhiễm nguồn nước nuôi trồng thủy sản. Quá trình xâm nhập mặn đã và đang làm thay đổi dần môi trường nước vùng ven biển, đặc biệt độ mặn trong nước gia tăng ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng vật nuôi và đến nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Do đó việc thực hiện dự án này là cần thiết |
Mục tiêu: Giám sát và kiểm soát tình hình biến động tài nguyên và môi trường biển và vùng bờ tỉnh Trà Vinh. Nhiêm vụ: Xác định được các điểm đại diện và trọng điểm để quan trắc môi trường nước, đa dạng sinh học, biến động đường bờ và tài nguyên khác, lập chương trình quan trắc và xây dựng cơ sở dữ liệu. |
Mạng lưới quan trắc tổng hợp tài nguyên-môi trường biển và vùng bờ tỉnh Trà Vinh |
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh |
Sở TN&MT Trà Vinh Sở KH & CN Trà Vinh Sở KH&ĐT Trà Vinh UBND các huyện, thành phố ven biển tỉnh Trà Vinh |
2016-2017 |
1,5 tỷ đồng |
5 |
Xây dựng Kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển tỉnh Trà Vinh |
Trà Vinh là tỉnh duyên hải đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tự nhiên 2.288,09 km2 với dân số theo kết quả điều tra năm 2011 là 1.012.648 người, bao gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh và 7 huyện. Tỉnh Trà Vinh cách TP.Hồ Chí Minh khoảng 200km, cách TP.Cần Thơ khoảng 95 km. Tỉnh được bao bọc bởi sông Tiền, sông Hậu với hai cửa Cung Hầu và Định An. Trà Vinh nằm trong tọa độ địa lý khoảng từ 9°31’5” đến 10°04’5” vĩ độ Bắc và 105°57’16” đến 106°36’04” kinh độ Đông. Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Bến Tre; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Sóc Trăng; phía Nam và Đông Nam giáp biển Đông với hơn 65 km bờ biển; phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long. Tài nguyên biển và thủy hải sản của Trà Vinh có tiềm năng rất lớn. Thềm lục địa từ cửa Cung Hầu đến cửa Định An hiện có 661 loài thủy sản sinh sống, phần lớn đều có giá trị kinh tế. Ngoài khơi xa có nhiều loại hải sản có giá trị thương phẩm cao như cá ngừ, cá hồng, cá chim, cá thu,...với trữ lượng khoảng 1,2 triệu tấn, khả năng khai thác khoảng 400 - 600 nghìn tấn/năm. Tuy nhiên, nhận thức và đời sống của cư dân ven biển còn thấp, việc gia tăng các hoạt động kinh tế biển chỉ dựa trên khai thác nguồn tài nguyên biển, dẫn đến những hậu quả như: Nạn khai thác cạn kiệt các tài nguyên sinh vật ven biển làm suy thoái và hủy diệt các hệ sinh thái biển tự nhiên (sử dụng thuốc nổ, kích điện trong khai thác thủy sản...), canh tác không hợp lý là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nuôi trồng thủy sản và vùng lân cận. Tình trạng ô nhiễm môi trường biển cũng tăng lên do hoạt động giao thông vận tải trên biển, tràn dầu, nước thải từ các khu công nghiệp chưa qua xử lý đổ ra biển và nguyên nhân do quá trình công nghiệp hóa... Việc phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển còn gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý và triển khai các dự án của khu vực, chưa tận dụng hết các nguồn lực sẵn có của địa phương để khai thác, sử dụng nên việc phát huy hiệu quả các tiềm năng tài nguyên và nguồn lực sẵn có chưa cao. Vì vậy, việc thực hiện dự án “Xây dựng Kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển tỉnh Trà Vinh” là rất cần thiết trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Dự án này khi được triển khai sẽ đem lại kết quả rõ ràng về định tính và định lượng, phục vụ trực tiếp đối tượng hưởng thụ tài nguyên vùng ven biển tỉnh Trà Vinh. Đồng thời việc thực hiện dự án sẽ góp phần giải quyết những xung đột, mâu thuẫn về lợi ích giữa các ngành với nhau, giữa ngành với địa phương, giữa địa phương này với địa phương khác, bảo vệ tốt môi trường sinh thái, tính đa dạng sinh học, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh. |
Xây dựng và triển khai Kế hoạch quản lý tổng hợp vùng ven biển nhằm tăng cường năng lực quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, hài hòa lợi ích các bên liên quan phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội vùng ven biển tỉnh Trà Vinh |
- Báo cáo hiện trạng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển tỉnh Trà Vinh; - Báo cáo Kế hoạch Quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường vùng ven biển tỉnh Trà Vinh - Báo cáo cơ cấu điều phối, quản lý, giám sát và đánh giá KHQLTH; - Chiến lược QLTH vùng ven biển tỉnh Trà Vinh; - Bộ cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường biển; - Bản đồ và Kế hoạch phân vùng sử dụng vùng ven biển; - Báo cáo đề xuất chương trình quan trắc môi trường tổng hợp vùng ven biển; - Báo cáo một số hoạt động truyền thông về TN&MT biển mang tính chất thí điểm. Xây dựng và đào tạo đội ngũ tuyên truyền về biển tại địa phương; - Các báo cáo thuộc Đánh giá rủi ro tài nguyên và môi trường; |
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh |
Sở TN&MT Trà Vinh Sở KH & CN Trà Vinh Sở KH&ĐT Trà Vinh UBND các huyện, thành phố ven biển tỉnh Trà Vinh |
2015-2019 |
8,0 tỷ đồng |
6 |
Quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ tỉnh Trà Vinh. |
Trà Vinh là tỉnh thuộc khu vực miền Tây Nam Bộ, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, với chiều dài bờ biển 65 km, với hệ thống sông, rạch chằng chịt. Bên cạnh đó Trà vinh còn có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú. Trong những năm qua, nền kinh tế tỉnh Trà Vinh đã đạt được những thành tựu đáng kể trong tăng trưởng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển các ngành, Iĩnh vực, nhiều công trình và các dự án quan trọng trên địa bàn được triển khai. Tuy nhiên, song song với sự phát triển kinh tế thì nhu cầu sử dụng tài nguyên vùng bờ sẽ ngày một tăng, tỉnh Trà Vinh sẽ gặp không ít khó khăn với các vấn đề về tài nguyên, môi trường và thiên tai vùng bờ biển; điển hình trong đó là bão và nước dâng trong bão, lũ và ngập lụt, xâm nhập mặn, xói lở bờ biển, suy giảm tiềm năng tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Năng lực quản lý tài nguyên và môi trường biển của tỉnh không ngừng được nâng cao với những nỗ lực to lớn nhưng vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn do sức ép phát triển kinh tế - xã hội ngày một gia tăng, trong đó có kinh tế biển với những dự án đầu tư đang lần lượt trở thành hiện thực. Như vậy, để đạt được mục tiêu Chiến lược biển đến năm 2020 cũng như các chiến lược và kế hoạch dài hạn trong tương lai, để quản lý tài nguyên biển một cách bền vững đòi hỏi phải thực hiện việc phân bổ các hoạt động phát triển của con người một cách hợp lý và mang tính tổng hợp để đạt được các mục tiêu về kinh tế, xã hội và sinh thái; nhất thiết tỉnh Trà Vinh phải xây dựng quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ. |
- Mục tiêu: Xây dựng quy hoạch sử dụng tài nguyên biển làm căn cứ pháp lý giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý địa phương có căn cứ để ban hành chính sách phát triển, quản lý quy hoạch sử dụng có hiệu quả tài nguyên vùng biển, nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường - Nhiệm vụ: + Tuân thủ các bước công việc, quy trình, quy chuẩn kỹ thuật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành khi tiến hành các bước trong quá trình lập quy hoạch, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; + Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển phải bảo đảm tính thống nhất, khách quan, chính xác, đầy đủ; + Bảo đảm tính tổng hợp, hệ thống; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đặc điểm, vị trí địa lý, quy luật tự nhiên của các vùng biển, vùng ven biển; bảo đảm sử dụng bền vững tài nguyên biển, thúc đẩy sự phát triển kinh tế biển; bảo đảm an toàn trên biển; + Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, hài hòa lợi ích của các ngành, lĩnh vực và địa phương trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên biển. |
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp dự án quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ tỉnh Trà Vinh; - Bản đồ quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ tỉnh Trà Vinh. |
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh |
Sở TN&MT Trà Vinh Sở KH & CN Trà Vinh Sở KH&ĐT Trà Vinh UBND các huyện, thành phố ven biển tỉnh Trà Vinh |
2015-2016 |
2,5 tỷ đồng |
PHỤ LỤC 2
ĐỀ XUẤT NGUỒN VỐN THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN
STT |
Tên dự án |
Năm thực hiện |
Nguồn vốn (Tỷ đồng) |
|||
Tổng |
Ngân sách TW (CL1570) |
Ngân sách TW (Nguồn đầu tư phát triển) |
Ngân sách địa phương |
|||
1 |
Điều tra, đánh giá trữ lượng và tình hình khai thác các loại khoáng sản, khoáng sản làm vật liệu xây dựng vùng bờ tỉnh Trà Vinh |
2015-2016 |
2,0 |
1,0 |
|
1,0 |
2 |
Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường ven biển, đánh giá mức độ nhạy cảm và chống chịu của vùng ven biển và cửa sông đối với các tai biến tự nhiên và sự cố môi trường phục vụ định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng bờ biển tỉnh Trà Vinh |
2016-2017 |
2,5 |
1,5 |
|
1,0 |
3 |
Điều tra, đánh giá hiện trạng và quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên nước mặt, nước dưới đất vùng bờ tỉnh Trà Vinh. |
2017-2019 |
4,5 |
3,0 |
|
1,5 |
4 |
Quy hoạch mạng lưới quan trắc tổng hợp tài nguyên-môi trường biển và vùng bờ tỉnh Trà vinh |
2016-2017 |
1,5 |
0 |
|
1,5 |
5 |
Xây dựng Kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển tỉnh Trà Vinh |
2015-2019 |
8,0 |
6,0 |
|
2,0 |
6 |
Quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ tỉnh Trà Vinh. |
2015-2016 |
2,5 |
0 |
|
2,5 |
Tổng |
|
21,0 |
11,5 |
|
9,5 |
Quyết định 373/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Tuyên Quang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Ban hành: 12/03/2020 | Cập nhật: 16/03/2020
Quyết định 1570/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt khung chính sách, pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường Ban hành: 09/08/2016 | Cập nhật: 11/08/2016
Quyết định 1570/QĐ-TTg năm 2014 hỗ trợ gạo cứu đói cho tỉnh Lạng Sơn Ban hành: 04/09/2014 | Cập nhật: 08/09/2014
Quyết định 1570/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Ban hành: 06/09/2013 | Cập nhật: 10/09/2013
Quyết định 373/QĐ-TTg năm 2013 về đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Công Thương Ban hành: 01/03/2013 | Cập nhật: 04/03/2013
Quyết định 1570/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt danh sách thành viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia (nhiệm kỳ 2010 - 2014) Ban hành: 19/08/2010 | Cập nhật: 24/08/2010
Quyết định 373/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam Ban hành: 23/03/2010 | Cập nhật: 27/03/2010
Quyết định 373/QĐ-TTg năm 2009 công nhận thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 23/03/2009 | Cập nhật: 25/03/2009
Quyết định 373/QĐ-TTg năm 2008 tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Ông Hoàng Xuân Tốn, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Luật gia tỉnh Thanh Hóa Ban hành: 10/04/2008 | Cập nhật: 12/04/2008
Quyết định 1570/QĐ-TTg năm 2007 về việc tặng thưởng cờ thi đua của Chính phủ Ban hành: 19/11/2007 | Cập nhật: 21/11/2007