Quyết định 5033/QĐ-UB năm 1997 Quy định về công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng các công trình cơ sở hạ tầng giao thông công chính trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
Số hiệu: | 5033/QĐ-UB | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Đà Nẵng | Người ký: | Trần Phước Chính |
Ngày ban hành: | 19/12/1997 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giao thông, vận tải, Xây dựng nhà ở, đô thị, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5033/QĐ-UB |
Đà Nẵng, ngày 19 tháng 12 năm 1997 |
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21 tháng 6 năm 1994;
- Căn cứ Nghị định 203/HĐBT ngày 21/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Điều lệ bảo vệ đường bộ;
- Căn cứ Nghị định 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ ban hành Điều lệ (nay quản lý quy hoạch đô thị;
- Căn cứ Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông ban hành ngày 02/12/1994
- Căn cứ Nghị định số 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ ban hành Điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị;
- Căn cứ Chỉ thị 317/TTg ngày 26/5/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý trật tự an toàn giao thông;
- Căn cứ Nghị định 49/CP ngày 26/07/1995 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị;
- Căn cứ Quyết định 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn xây dựng Việt Nam;
- Căn cứ Công văn số 2256 ngày 7/8/1995 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định sử dụng vỉa hè đường và phương tiện thô sơ cơ giới nhỏ.
- Căn cứ Chỉ thị số 236/CT-GTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ngày 21/7/1997 về phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông công chính thành phố Đà Nẵng tại Tờ trình số 59/TT-GTCC ngày 12/12/1997 và theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng,
QUYẾT ĐỊNH
1. Quy định về việc phát triển và quản lý hệ thống cây xanh.
2. Quy định về việc quản lý và khai thác hệ thống thoát nước đô thị.
3. Quy định về việc quản lý và khai thác sử dụng vỉa hè.
4. Quy định về việc xác định đảm bảo an toàn giao thông liên quan đến giao thông đô thị và đường thuỷ nội địa
5. Quy định về việc quản lý, khai thác, sử dụng, bảo hành hệ thống điện chiếu sáng công cộng.
Những quy định của UBND thành phố Đà Nẵng trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Nơi gửi: |
KT. CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG |
Chỉ cấp giấy xác nhận đảm bảo ATGT khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu và được cơ quan quản lý trực tiếp đề nghị bằng văn bản.
Không xác nhận đảm bảo ATGT cho những cơ sở kinh doanh, công trình vi phạm Nghị định 36/CP ngày 29 tháng 05 năm 1995 của Chính phủ và Chỉ thị 317/Ttg ngày 26 tháng 05 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ và đình chỉ hoạt động những cơ sở kinh doanh, công trình không vi phạm Nghị định 36/CP của Chính phủ, Chỉ thị 317/Ttg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 236/PC của Bộ giao thông vận tải nhưng vi phạm những quy định chung của Nhà nước thì tạm xác nhận và ghi thời gian không quá 06 tháng (sáu tháng) để đảm bảo trật tự ATGT và buộc chủ sở hữu cam kết tự di chuyển khi thực hiện theo quy hoạch được duyệt .
QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐỐI VỚI TỪNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
Điều 3: Điều kiện xác nhận đảm bảo ATGT đối với cơ sở kinh doanh xăng dầu:
1. Vị trí đặt trạm xăng:
a. Không được làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông.
b. Phải cách lộ giới (đườnh đỏ ) ít nhất là 07 mét .
c. Cách giao lộ (giao điểm các đường phố ) ít nhất 50 mét .
d. Cách điểm có tầm nhìn bị cản trở (như chân cầu) ít nhất 200 mét
đ. Cách nơi tụ họp đông người (trường học, bệnh viện, chợ) ít nhất 50 mét
e. Cách trạm xăng khác ít nhất là 100 mét
f. Cách danh lam thắng cảnh ít nhất 50 mét
2. Bảo đảm an toàn PCCC, bảo vệ cảnh quan.
3. Phải có đường để xe ra vào cấp phát xăng dầu
4. Phải có bãi đỗ xe riêng với diện tích ít nhất 36,0 m2
5. Phải tự giải tỏa không được đền bù nếu Nhà nước có chủ trương nâng cấp, mở rộng đường khi vị trí trên không còn diện tích để đảm bảo trật tự an toàn giao thông
Điều 4: Điều kiện xác nhận đảm bảo ATGT đối với cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng:
1.Vị trí, địa điểm kinh doanh phải có cửa hàng, trạm, kho tàng, bến bãi, cửa hàng trưng bày vật liệu xây dựng.
2. Phù hợp với các yêu cầu quy hoạch đô thị .
3.Đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị .
4.Đảm bảo trật tự ATGT , không được lấn chiếm vỉa hè , lòng đường để kinh doanh.
5.Không đặt cửa hàng tại vị trí trung tâm đô thị , chỉ được đặt khu vực ven đô thị (đối với xi măng, vôi xây dựng, vật liệu dễ gây bụi bẩn , dễ cháy ....
6. Phải có bến bãi để thuận tiện cho những phương tiện vận tải ra vào, nơi kê xếp phải ngăn nắp, gọn gàng, không gây cản trở cho người và phương tiện qua lại .
1. Đảm bảo trật tự ATGT đường phố tại khu vực cổng ra vào .
2. Phải có diện tích sân bãi để xe cơ giới cho khách và phải đạt được yêu cầu:
a. Không được để xe trên vỉa hè hoặc ở lòng đường.
b. Diện tích cho một chỗ để xe con là 25,0m2 .
c. Diện tích đỗ xe:
LOẠI NHÀ |
TIÊU CHUẨN MỘT CHỖ ĐỖ XE Ô TÔ |
1. Khách sạn 3 sao trở lên . 2. Văn phòng cao cấp , trụ sở cơ quan đối ngoại . 3. Siêu thị, cửa hàng lớn, trung tâm hội nghị , triển lãm. 4. Khách sạn dưới 3 sao . 5. Trụ sở cơ quan , cứa hàng . 6. Nhà hàng , nhà trọ . |
5 phòng ở/ 1 chỗ 150m2 sử dụng/1 chỗ 75 m2 sử dụng / 1 chỗ
50 m2 sử dụng/ 1 chỗ 30 m2 sử dung/ 1 chỗ |
Đây là hộ kinh doanh dưới mức vốn pháp định theo quy định của Nhà nước, bao gồm nhiều ngành nghề kinh doanh, nhất là kinh doanh ăn uống bình dân . Do vậy các vị trí kinh doanh trên phải đảm bảo yêu cầu sau:
1. Không được sử dụng vỉa hè, lòng đường làm nơi kinh doanh buôn bán , để các vật cản, bảng quảng cáo , che chái lều bạt, đậu đỗ các phương tiện gây cản trở giao thông, ảnh hưởng trật tự công cộng và làm mất mỹ quan thành phố .
2. Giữ gìn tốt vệ sinh môi trường nơi buôn bán, không được đổ nước bẩn hoặc đặt ống thoát nước thải xuống lòng lề đường , đảm bảo yên tĩnh và vệ sinh cho khu vực
3. Địa điểm kinh doanh phải bố trí sân bãi , nhà đỗ xe .. . để làm điểm giữ xe cho khách, không được để xe trên vỉa hè, lòng đường, lề đường làm cản trở giao thông .
4. Đối với những đường phố có vỉa hè hẹp dưới 2,5 mét mà chủ hộ kinh doanh không tự bố trí điểm giữ xe cho khách một cách hợp lý và không đảm bảo trật tự ATGT thì không xác nhận ATGT .
5. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về đảm bảo trật tự ATGT .
QUY ĐỊNH BẢO VỆ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
A. PHẠM VI BẢO VỆ CỦA LUỒNG CHẠY TÀU
1. Phạm vi theo chiều dài
a. Đối với sông, rạch: là chiều dài sông rạch tự thượng nguồn ra cửa sông
b. Đối với kênh đào: là chiếu dài thiết kế .
2. Phạm vi theo chiều rộng:
a. Đối với sông, rạch: là giới hạn giữa hai mép bờ tự nhiên. Trường hợp khó xác định mép bờ tự nhiên có thể lấy mức nước tầng suất 5% .
b. Đối với kênh đào: là giới hạn giữa hai mép bờ thiết kế .
c. Đối với hồ, đầm, phá: là giới hạn mức cao nhất của bờ hoặc các đảo nằm dọc hai bên luồng chạy tàu .
d. Đối với cửa sông, vịnh : là vùng nước được giới hạn bởi hai hàng báo hiệu đặt tại hai phía của luồng chạy tàu .
3. Hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch, đầm phá được quy định chung như sau :
a. Khu vực ngoại thành, hành lang bảo vệ tính từ mép bờ tự nhiên (đối với sông rạch, hồ tự nhiên, đầm phá hoặc mép bờ thiết kế (đối với kênh, hồ nhân tạo) trở vào tối thiểu là 10m.Đối với vùng bố trí dân cư theo quy định mới thì tối thiểu là 20,0 mét.
b. Khu vực nội thành hành lang bảo vệ tính từ mép bờ tự nhiên (đối với sông, rạch, hồ tự nhiên, đầm) hoặc mép bờ thiết kế (đối với kênh, hồ nhân tạo) tối thiểu là 5,0 mét . Đối với vùng bố trí dân cư theo quy hoạch mới thì mức tối thiểu là 10,0 mét ...
c. Chiều cao tĩnh không và chiều cao trong phạm vi bảo vệ của luồng chạy tàu nói trên được quy định tương ứng với các cấp kỹ thuật đường thủy nội địa ( Tiêu chuẩn Việt Nam phân cấp đường thủy nội địa do Bộ Khoa học công nghệ và môi trường ban hành ).
B. PHẠM VI BẢO VỆ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KÈ ĐẬP
1. Đối với kè:
a. Kè lát mái (ốp bờ) :
- Phía thượng lưu từ đầu kè trở ngược 100,0 mét và về phía hạ lưu từ cuối kè trở xuôi 100,0 mét
- Từ đỉnh kè trở vào bờ 50,0 mét .
- Từ chân kè trở ra sông 20,0 mét
b. Kè mỏ hàn:
- Từ gốc kè trở vào bờ 50,0 mét .
- Từ chân đầu kè trở ra sông 20,0
- Từ chân kè vế hai phía thượng lưu và hạ lưu mỗi phía 100,0 mét (kể cả cụm kè cũng như kè đơn)
2. Đối với đập khóa:
- Từ gốc kè phía bờ và đầu kè phía bãi của đập vào mỗi phía 100,0 mét và trở về hai phía thượng và hạ lưu mỗi phía 200,0 mét .
- Từ chân kè của đập về hai phía thượng và hạ lưu mỗi phía 200,0 mét .
Được giới hạn trong ranh giới khu đất theo hồ sơ đăng ký địa chính và vùng nước được cơ quan có thẩm quyền công bố .
2. Đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân cấp đăng ký kinh doanh chỉ xét cấp đăng ký kinh doanh hoặc bổ sung đăng ký kinh doanh sau khi có đủ điều kiện kinh doanh và được cơ quan chức năng xác nhận bảo đảm trật tự ATGT .
3. Lệ phí kiểm tra cấp giấy xác nhận ATGT quy định 20.000 đồng/giấy xác nhận, để nộp vào ngân sách và trích 10% cho bộ phận trực tiếp làm việc.
VỀ VIỆC QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC SỬ DỤNG VỈA HÈ
(Ban hành kèm theo quyết định số 5033/QĐ-UB ngày 19 tháng 12 năm 1997 của UBND thành phố Đà Nẵng )
Điều 1: Vỉa hè được sử dụng và khai thác vào mục đích sau:
1. Dành cho người đi bộ.
2. Để bố trí các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị như chiếu sáng, cung cấp năng lượng, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, vệ sinh đô thị, trạm đỗ xe, các thiết bị an toàn giao thông, hệ thống biển báo hiệu đường, biển chỉ tên đường, bảng tin .
3. Để trồng cây xanh công cộng, cây bóng mát hoặc cây xanh cách ly.
4. Để sử dụng tạm thời trong các trường hợp khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép:
a. Quay sách báo, quang điện thoại.
b. Các dịch vụ công cộng, quảng cáo.
c. Tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng.
d. Trông gửi các phương tiện giao thông .
e. Tổ chúc các hoạt động văn hóa, xã hội, tuyên truyền.
Điều 3: Giấy phép sử dụng vỉa hè có 03 loại:
1. Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè để lắp đặt công trình công cộng (gọi tắt là giấy phép thi công): để sử dụng vỉa hè lắp đặt các công trình đã nêu ở khoản 2 và 3 điều 1.
2. Giấy phép tạm thời sử dụng vỉa hè: để sử dụng vỉa hè vào mục đích đã nêu ở khoản 4 điều 1.
3. Giấy phép sửa chữa cải tạo bó vỉa: để sửa chữa cải tạo bó vỉa và một phần bó vỉa .
Điều 4: Phân định đối với từng loại vỉa hè:
Chiều rộng vỉa hè (B) |
Phần dành cho người đi bộ (C) |
Phần vỉa hè còn lại để sử dụng (D) |
B <2,0m 2,0m <B <3,0m B = 3,0m – 4,0m B = 4,0m – 5,0m B > 5,0m |
C = 1,0m C = 1,5 m C = 2,0 m C = 2,0 m C = 2,0 m |
D <1,0m 0,5m <D <1,5m D=1,0m – 2,0m D=2,0m – 3,0m D > 3,0m |
Điều 5: Hồ sơ xin cấp giấy phép thi công:
1 . Văn bản xin phép thi công .
2. Hồ sơ thiết kế công trình .
3. Biên bản xác định khối lượng mặt đường, vỉa hè cần đào
Điều 6: Hồ sơ xin cấp giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè :
1. Đơn xin phép sử dụng tạm thời vỉa hè (theo mẫu quy định của cơ quan cấp giấy phép), kể cả việc xin cải tạo lại bó vỉa hè .
2. Trường hợp sử dụng vỉa hè để tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng cần phải có:
a. Giấy phép xây dựng, sửa chữa cải tạo công trình do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
b. Hợp đồng phục vụ vệ sinh với Công ty Môi trường đô thị Đà Nẵng.
3. Các trường hợp còn lại của khoản 4 điều 1 quy định này, phải có văn bản cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền .
4. Việc hạ bố vỉa hè phái được Ủy ban nhân dân quận, huyện xem xét đề nghị Sở Giao thông Công chính cấp giấy phép.
Điều 7: Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép :
1. Sở Giao thông Công chính có thẩm quyến cấp các loại giấy phép như điều 3 .
2. Giao giấy biên nhận hồ sơ, hẹn ngày cấp giấy phép cho đương sự chậm nhất không quá 07 ngày , kể từ ngày nhận hồ sơ .
3. Kiểm tra cụ thể tại hiện trường .
Điều 8: Trách nhiệm của cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức có nhu cầu sử dụng vỉa hè:
1. Nộp đầy đủ phí và lệ phí theo quy định hiện hành.
2. Thực hiện đúng nội dung ghi trong giấy phép .
3. Chấp hành sự kiểm tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Điều 9: Các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt các quy định của Nhà nước và bản quy định này về khai thác sử dụng vỉa hè được khen thưởng theo chế độ hiện hành.
1. Toàn bộ mạng lưới cống ngầm kênh mương thoát nước, các công trình như hồ điều hòa nước, giếng kiểm tra, các hồ thu nước, các cứa xả ...
2. Hồ làm sạch bằng vi sinh.
3. Những công trình phụ trợ như đường quản lý quanh hồ, đường quản lý dọc hai bên bờ kênh mương thoát nước.
Điều 2: Nội dung quản lý Nhà nước đối với hệ thống thoát nước thành phố bao gồm:
1. Kiểm tra ngập úng và ô nhiễm môi trường .
2. Tổ chức kiểm soát, phê duyệt thiết kế chi tiết về thoát nước đô thị trên quy hoạch chủ đạo thoát nước đã được phê duyệt .
3. Quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình thoát nước .
4. Tham mưu phân cấp quản lý bảo vệ hệ thống thoát nước cho UBND các cấp quận, huyện trong địa bàn thành phố.
5. Cấp giấy phép đấu nối vào mạng lưới thoát nước thành phố .
Điều 3: Nghiêm cấm các hành vi sau đây xâm phạm đến hệ thống thoát nước thành phố:
1. Đấu nối không có giấy phép .
2. Thi công không đúng nội dung được ghi trong giấy phép .
3. Thực hiện không đúng yêu cầu về chất lượng nước thải theo quy định.
QUY ĐỊNH QUẢN LÝ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THOÁT NƯỚC .
Điều 5: Xây dựng công trình thoát nước:
1. Trong quá trình thi công công trình thoát nước đơn vị thi công buộc phải có các biện pháp bảo đảm giao thông và an toàn giao thông, không để đất cát, vật liệu xây dựng chảy xuống mương cống đã có .
2. Công trình thoát nước đã đưa vào quản lý, sử dụng phải được nghiệm thu kỹ thuật chất lượng .
3. Sở Giao thông Công chính chủ trì tổ chức Hội đồng nghiệm thu các công trình thoát nước trong thành phố Đà Nẵng.
4. Việc bảo hành công trình thoát nước thực hiện theo Qui chế bảo hành công trình xây dựng Quyết định số 535/BXD - GD ngày 14 tháng 02 năm 1994 của Bộ xây dựng về việc bảo hành công trình.
1. Thực hiện theo Quyết định số 08/QĐ-UB ngày 03 tháng 01 năm 1997 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc quy định chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Sở GTCC .
2. Thực hiện nhũng nội dung quy định tại điều 2.
Điều 8: Hồ sơ xin đấu nối vào hệ thống thoát nước thành phố, bao gồm:
1. Văn bản xin phép thi công .
2. Hồ sơ thiết kế công trình đã được duyệt .
3. Biên bản xác nhận khối lượng vỉa hè, đường cần đào .
Sau thời gian 07 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ xin đấu nối phải cấp giấy phép. Trường hợp từ chối cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản cho đương sự .
Điều 9: Trung tâm quản lý thoát nước có trách nhiệm và quyền hạn:
1. Quản lý sửa chữa, nạo vét bùn .
2. Hợp đồng để thi công sửa chữa và xây dựng các công trình với các đơn vị có tính chất pháp nhân .
3. Tham mưu cho Sở GTCC trong việc cấp giấy phép đấu nối mương, cống nhánh của các hộ xả nước vào hệ thống thoát nước của thành phố .
4. Tổ chức hướng dẫn việc sử dụng công trình thoát nước phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, kiểm tra phát hiện những vi phạm:
a. Đấu nối vào hệ thống thoát nước thành phố không có giấy phép và không đúng yêu cầu kỹ thuật ghi trong giấy phép .
b. Chất lượng nước thải từ các hộ xả nước không đạt yêu cầu theo quy định.
c. Lấn chiếm các hồ điều hòa, hồ xử lý, xây dựng các vật kiến trúc trên công trình thoát nước .
5. Theo dõi đo điếm mức độ, thời gian, địa điểm phạm vi ngập úng do nước mưa, cường độ trận mưa tương ứng gây ngập úng, kết luận nguyên nhân gây ngập úng và các biện pháp khắc phục hoặc đề xuất giải quyết .
6. Tham mưu cho Sở GTCC phân cấp quản lý hệ thống thoát nước xuống từng địa bàn cụ thể.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ
Điều 11: Nghĩa vụ của các hộ xả nước khi sử dụng hệ thống thoát nước thành phố
1. Chấp hành các quy định về xây dựng, quản lý thoát nước của thành phố
2. Đóng lệ phí sử dụng công trình thoát nước theo quy định .
3. Sửa chữa, quản lý, duy trì công trình của mình không để mương cống bị tắt làm ô nhiễm môi trường xung quanh .
4. Không được đổ các chất thải rắn, nước thải chưa xử lý theo quy định hiện hành xuống công trình thoát nước .
5. Không được tự tiện nuôi cá, thả rau, bèo trong các hố điều hòa, hồ xử lý và kênh mương thoát nước .
Điều 12: Đối với các hộ xả nước sản xuất
1. Chất lượng nước thải sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trước khi xả vào hệ thống thoát nước thành phố phải được làm sạch đạt tới mức chất lượng quy định theo các tiêu chuẩn hiện hành .
2. Khi trạm làm sạch nước của khu công nghiệp, chế xuất và của các nhà máy, xí nghiệp bị hỏng hoặc có sự cố kỹ thuật dẫn đến nước thải ra không đạt tiêu chuẩn yêu cầu thì chủ nhà máy, xí nghiệp phải báo ngay cho cơ quan quản lý thoát nước thành phố và đưa ra biện pháp kỹ thuật để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.
Mọi thiệt hại đối với môi trường trong trường hợp này chủ các nhà máy, xí nghiệp phải chịu trách nhiệm.
Điều 13: Đối với các bệnh viện
1. Tất cả nước thải các bệnh viện điều phải làm sạch, khử trùng tới mức độ nhất định nước khi xả vào hệ thống thoát nước thành phố .
2. Những bệnh viện chưa có trạm xử lý cần có kế hoạch bổ sung công trình làm sạch nước thải .
Điều 14: Đối với các công trình xây dựng
1. Nước thải từ các công trình xây dựng, trước khi chảy vào hệ thống thoát nước thành phố phải qua bể lắng.
2. Phải xin phép cơ quan quản lý thoát nước, mới được xả nước thải vào hệ thống thoát nước chung
TRÁCH NHIỆM PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG CÂY XANH CÔNG CỘNG
Công ty Công viên, cây xanh thành phố chịu trách nhiệm lập kế hoạch phát triển bảo dưỡng cây xanh hàng năm trình UBND thành phố phê duyệt sau khi thông qua Sở Giao thông công chính thành phố Đà Nẵng.
Điều 6: Công ty Công viên cây xanh thành phố có trách nhiệm:
1. Nghiên cứu khoa học về chủng cây, hoa phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu đồng thời tiếp thu lai tạo nhiều loại cây hoa đẹp ở các nơi - đề xuất chủng loại cây trồng phù hợp với cảnh quan chung của thành phố Đà Nẵng.
2. Ươm giống cây, nuôi chăm sóc cây con đến khi trồng, thực hiện kế hoạch trồng cây hàng năm của UBND thành phố, bảo dưỡng thưởng xuyên cây xanh đường phố, cung cấp cây giống cho các đơn vị, cá nhân có nhu cầu.
3. Tiếp nhận đơn kiến nghị chặt hạ hoặc tỉa cành cây xanh đột xuất của nhân dân và các cơ quan, kiểm tra giải quyết hoặc đề xuất chuyển cấp trên giải quyết đối với những trường hợp vượt quá thẩm quyền.
4. Phối hợp với các địa phương, đơn vị vận động phong trào Nhà nước và nhân dân cùng chăm sóc quản lý và phát triển hệ thống cây xanh đô thị , tiếp nhận và giải quyết đơn yêu cầu của nhân dân dịch chuyển cây xanh cho phù hợp cấn công trình.
5. Hàng năm triển khai tốt việc mé, tỉa cành nhánh, gỡ các cây chùm gởi, chặt hạ cây chết khô, chết mục nhằm đảm bảo an toàn xã hội, đặt biệt là mùa mưa bão .
6. Thường xuyên kiểm tra quản lý cây xanh đường phố và kiến nghị các địa phương, các cơ quan chức năng giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan về cây xanh .
Điều 8: UBND các quận, huyện và phường, xã có trách nhiệm:
1. Tuyên truyền , giáo dục vận động nhân dân có ý thức về vai trò cây xanh đô thị, tích cục tham gia bảo vệ và chăm sóc cây xanh, đặc biệt là hệ thông cây xanh công cộng trên địa bàn mình quản lý.
2. Phối hợp với Công ty Công viên cây xanh thành phố ký kết bàn giao việc bảo vệ và Chăm sóc cây xanh cho từng hộ có cây xanh trước mặt nhà mình (cụ thể: loại cây, chủng loại , năm tuổi của cây do Công ty công viên cây xanh cung cấp) .
3. UBND xã, phường phát hiện các vi phạm về chặt phá và hủy hoại cây xanh, lập biên bản đình chỉ ngay các vi phạm; xử phạt những hành vi cố ý phá hoại cây xanh theo thẩm quyền.
4. Phối hợp với cơ quan chức năng của thành phố giám sát việc trồng và chặt cây xanh theo đúng quy định .
Điều 9: Thẩm quyền của các cơ quan chức năng:
1. Giám đốc Công ty Công viên cây xanh được ra quyết định cho phép chặt hạ những cây chết khô; cây do gió, mưa, bão làm gãy đổ; cây do sâu bệnh và cây rỗng ruột không còn khả năng phát triển, dịch chuyển cây trồng nhỏ phù hợp với yêu cầu chính đáng của nhân dân, quyết định việc trồng cây trên đường phố, công viên, vườn hoa theo quy hoạch, kế hoạch được Sở Giao thông Công chính hoặc UBND thành phố đã duyệt
2. Chủ tịch UBND thành phố ra quyết định cho phép chặt hạ những trường hợp cây xanh khác trên cơ sở tham mưu của Sở Giao thông công chính .
3. Những trường hợp nói trên đều phái báo cho UBND phường sở tại biết để chứng kiến, đồng thời gửi văn bản quyết định cho Ban thanh tra giao thông công chính theo dõi .
Điều 11: Các trường hợp sau đây dược coi là vi phạm cây xanh công cộng
1. Mé nhành, cành cây xanh
2. Chặt hạ cây xanh
3. Dùng các biện pháp khác để làm cây xanh chết như : bóc vỏ thân cây, đục rể , đổ các hợp chất, chất đốt vào gốc cây ...
4. Nhổ cây xanh , làm trốc gốc cây , bẻ ngang thân cây và đốt ở gốc cây .
Điều 4: Sở giao thông Công chính thành phố Đà Nẵng có trách nhiệm:
1. Quản lý toàn bộ hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
2. Phát triển hệ thống điện chiếu sáng nằm trong quy hoạch chung của thành phố Đà Nẵng. Các trường hợp phát sinh đột xuất đều phải có ý kiến của Trung tâm vận hành điện chiếu sáng Đà Nẵng mới được xem xét bổ sung .
3. Chỉ đạo Trung tâm quản lý vận hành điện chiếu sáng thực hiện tốt công tác bảo trì, duy tu , sửa chữa, vận hành.
Điều 5: Trung tâm quản lý vận hành điện chiếu sáng có trách nhiệm:
1. Khi thực hiện công tác vận hành, lắp đặt, đấu nối thiết bị chiếu sáng công cộng, cán bộ, công nhân thuộc Trung tâm quản lý vận hành điện chiếu sáng Đà Nẵng phải mặc đồng phục, đeo phù hiệu theo quy định, chắp hành các quy định về việc đảm bảo an toàn lao động, an toàn điện .
2. Quản lý các trục chiếu sáng chính trong thành phố, hệ thống điện chiếu sáng ở các kiệt hẻm, các khu dân cư
3. Lập kế hoạch kiểm tra duy tu các thiết bị chiếu sáng và thông báo cụ thể xuống từng quận, huyện, phường, xã để phối hợp thực hiện.
4. Cắt bỏ các mạng đấu nối không an toàn và không có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, lập biên bản về việc vi phạm và đề nghị UBND thành phố Đà Nẵng hoặc Ban Thanh tra Giao thông Công chính xử lý theo thẩm quyền do pháp luật quy định .
Điều 6: Thời gian vận điện chiếu sáng được quy định:
- Mùa hè : Đóng mạng chiếu sáng vào lúc 18 giờ 30 phút
Cắt mạng chiếu sáng vào lúc 05 giờ 30 phút
- Mùa đông: Đóng mạng chiếu sáng vào lúc 17 giờ 00 phút
Cắt mạng chiếu sáng vào lúc 06 giờ 00 phút
Trường hợp đặc biệt sẽ có thông báo cụ thể .
Điều 7: Nghiêm cấm mọi hành vi sau đây
1. Xâm phạm đến hệ thống điện chiếu sáng công cộng.
2. Xâm phạm đến mạng lưới điện chiếu sáng công cộng, hệ thống đèn tín hiệu giao thông .
3. Đấu nối trái phép vào mạng lưới điện chiếu sáng công cộng .
Quyết định 682/BXD-CSXD về Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Ban hành: 14/12/1996 | Cập nhật: 23/02/2011