Quyết định 503/QĐ-UBND công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên
Số hiệu: 503/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên Người ký: Phạm Đình Cự
Ngày ban hành: 28/03/2013 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 503/QĐ-UBND

Phú Yên, ngày 28 tháng 3 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ YÊN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 46/TTr-SNN, ngày 18 tháng 3 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

CHỦ TỊCH




Phạm Đình Cự

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ YÊN

(Ban hành kèm theo quyết định số 503/QĐ-UBND ngày 28/3/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên)

PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ YÊN

STT

Tên thủ tục hành chính

I

Lĩnh vực Nông nghiệp (Bảo vệ thực vật)

1

Cấp lại chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng vật thể bảo quản nội địa

2

Cấp lại thẻ xông hơi khử trùng vật thể bảo quản nội địa

3

Cấp lại giấy chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, thuốc bảo vệ thực vật

4

Cấp lại chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

II

Lĩnh vực Chế biến (Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản)

1

Đăng ký lần đầu xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm

2

Đăng ký lại xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm

3

Công bố hợp quy đối với sản phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản

 

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ YÊN

I. Lĩnh vực Nông nghiệp (Bảo vệ thực vật)

1. Thủ tục Cấp lại chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng vật thể bảo quản nội địa

- Trình tự thực hiện

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cấp lại Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng vật thể bảo quản nội địa theo quy định của pháp luật.

+ Bước 2: Tổ chức nộp hồ sơ tại Trạm Kiểm dịch thực vật thuộc Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Phú Yên trong giờ hành chính.

Kiểm tra tính hợp lệ và nội dung hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì viết giấy biên nhận và hẹn ngày nhận kết quả và đóng lệ phí theo quy định.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì giải thích, hướng dẫn để người nộp hồ sơ bổ sung hồ sơ theo đúng quy định.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h, Chiều từ 14h đến 16h30 trong các ngày làm việc trong tuần.

+ Bước 3: Cấp lại chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng vật thể bảo quản nội địa.

+ Bước 4: Thu hồi giấy chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng vật thể bảo quản nội địa nếu cấp lại.

- Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại cơ quan hoặc qua đường bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng của người đề nghị cấp chứng chỉ, (Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011);

- Bản sao chụp bằng tốt nghiệp đại học của một (01) trong các chuyên ngành về hoá chất, bảo vệ thực vật, trồng trọt hoặc nông học (có mang theo bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực;

- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên cấp và có giá trị trong thời hạn sáu (06) tháng kể từ ngày cấp;

- Bản sao chụp Giấy chứng minh nhân dân (có mang theo bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực;

- Hai ảnh cỡ 4cm x 6cm.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời gian giải quyết

- Thời gian giải quyết 03 ngày. Trường hợp không thể cấp đ­ược trong thời hạn trên thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết;

- Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

- Cơ quan thực hiên TTHC:

- Cơ quan quyết định: Chi cục BVTV Phú Yên.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Trạm Kiểm dịch thực vật.

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng vật thể bảo quản nội địa.

- Phí Lệ phí: Cấp CCHN 200.000 đồng (Thông tư số 110/2003/TT-BTC , ngày 17/11/2003 quy định về chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí Bảo vệ, kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc bảo vệ thực vật).

- Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề XHKT (theo Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT).

- Yêu cầu, điều kiện:

Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng được cấp cho cá nhân có đủ điều kiện sau:

- Có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên của 01(một) trong các chuyên ngành về hóa chất, bảo vệ thực vật, trồng trọt hoặc nông học.

- Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xông hơi khử trùng;

- Có Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp theo quy định.

- Các căn cứ pháp lý TTHC:

- Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số: 36/2001/PL-UBTVQH 10 ngày 25/7/2001.

- Nghị định số 02/2007/NĐ-CP ngày 05/01/2007 của Chính phủ ban hành về kiểm dịch thực vật.

- Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT “Quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật”.

- Quyết định số 1922/QĐ-BNN-BVTV ngày 14/8/2012 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và PTNT “Về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thủ tục hành chính bị sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”.

- Thông tư số 110/2003/TT-BTC ngày 17/11/2003 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí bảo vệ, kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc Bảo vệ thực vật.

- Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01/11/2007 Quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

2. Thủ tục Cấp lại thẻ xông hơi khử trùng vật thể bảo quản nội địa

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cấp lại Thẻ xông hơi khử trùng vật thể bảo quản nội địa theo quy định của pháp luật.

+ Bước 2: Tổ chức nộp hồ sơ tại Trạm KDTV thuộc Chi cục BVTV Phú Yên trong giờ hành chính.

Kiểm tra tính hợp lệ và nội dung hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì viết giấy biên nhận và hẹn ngày nhận kết quả.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì giải thích, hướng dẫn để người nộp hồ sơ bổ sung hồ sơ theo đúng quy định.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h, Chiều từ 14h đến 16h30 trong các ngày làm việc trong tuần.

+ Bước 3: Cấp lại thẻ xông hơi khử trùng vật thể bảo quản nội địa.

+ Bước 4: Thu hồi thẻ xông hơi khử trùng vật thể bảo quản nội địa nếu cấp lại.

- Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại cơ quan hoặc qua đường bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp lại thẻ xông hơi khử trùng của người đề nghị cấp thẻ (Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư số: 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011);

- Bản sao chụp kết quả học tập về hoạt động xông hơi khử trùng (có mang theo bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực;

- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên cấp và có giá trị trong thời hạn sáu (06) tháng kể từ ngày cấp;

- Bản sao chụp Giấy chứng minh nhân dân (có mang theo bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực;

- Hai ảnh cỡ 2cm x 3cm.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời gian giải quyết:

- Thời gian giải quyết 03 ngày. Trường hợp không thể cấp đ­ược trong thời hạn trên thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết.

- Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

- Cơ quan thực hiên:

- Cơ quan quyết định: Chi cục BVTV Phú Yên.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Trạm Kiểm dịch thực vật.

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

- Kết quả thực hiện TTHC: Cấp lại thẻ xông hơi khử trùng vật thể bảo quản nội địa.

- Phí, Lệ phí: Không.

- Mẫu đơn, tờ khai: Phụ lục 8. Đơn đề nghị cấp lại Thẻ XHKT (Ban hành kèm theo Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Thẻ xông hơi khử trùng được cấp cho cá nhân có đủ điều kiện sau:

- Phải qua tập huấn về xông hơi khử trùng và được cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành kiểm tra trình độ chuyên môn, tay nghề;

- Có Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp theo qui định.

- Các căn cứ pháp lý thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 36/2001/PL-UBTVQH 10 ngày 25/7/2001.

- Nghị định số 02/2007/NĐ-CP ngày 05/01/2007 của Chính phủ ban hành về kiểm dịch thực vật.

- Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT “Quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật”.

- Quyết định số 1922/QĐ-BNN-BVTV ngày 14/8/2012 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và PTNT “Về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thủ tục hành chính bị sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”.

- Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01/11/2007 Quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

3. Thủ tục Cấp lại giấy chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cấp lại giấy Chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc BVTV theo quy định của pháp luật.

+ Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng thanh tra Chi cục Bảo vệ thực vật trong giờ hành chính;

Kiểm tra tính hợp lệ và nội dung hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì viết giấy biên nhận và hẹn ngày nhận kết quả.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì cán bộ nhận hồ sơ giải thích, hướng dẫn để người nộp hồ sơ bổ sung hồ sơ theo đúng quy định.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h, Chiều từ 14h đến 16h30 trong các ngày làm việc trong tuần.

+ Bước 3: Cấp lại giấy Chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc BVTV.

+Bước 4: Thu hồi giấy Chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc BVTV nếu cấp lại.

- Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại cơ quan hoặc qua đường bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011);

- Bản sao chụp và mang theo bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao chứng thực bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về hoá học hoặc nông học (của một trong các chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật);

- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên cấp và có giá trị trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày cấp;

- 02 ảnh cỡ 4 cm x 6 cm.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết:

Thời gian xét cấp lại chứng chỉ hành nghề là ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật. Trường hợp người xin cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề ở tại những vùng xa xôi, hẻo lánh hoặc ở những vùng mà việc đi lại gặp nhiều khó khăn phải nộp hồ sơ qua Trạm bảo vệ thực vật thì thời hạn là mười hai (12) ngày làm việc, kể từ ngày Trạm bảo vệ thực vật nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật. Nếu vì lý do nào đó mà không cấp chứng chỉ hành nghề, Chi cục Bảo vệ thực vật phải trả lời bằng văn bản cho người xin cấp.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan quyết định: Chi cục BVTV Phú Yên.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng thanh tra BVTV.

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

- Kết quả thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề.

- Phí, lệ phí: Không

- Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật. (Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.

- Các căn cứ pháp lý:

+ Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ ban hành điều lệ BVTV, Điều lệ Kiểm dịch thực vật và điều lệ quản lý thuốc BVTV.

+ Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 06/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, Buôn bán thuốc Bảo vệ thực vật.

+ Công văn số 1759/BVTV-TTr ngày 17/11/2008 V/v hướng dẫn thực hiện Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN.

+ Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01/11/2007 Quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 06/10/2008 Quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

4. Thủ tục Cấp lại chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp lại Chứng chỉ hành nghề (CCHN) kinh doanh thuốc BVTV lập hồ sơ theo quy định.

+ Bước 2: Tổ chức cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Phòng Thanh tra Chi cục BVTV Phú Yên.

Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì viết giấy biên nhận và hẹn ngày cấp CCHN.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì công chức tiếp nhận hồ sơ giải thích hướng dẫn để người nộp hồ sơ bổ sung theo đúng quy định.

+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h, Chiều từ 14h đến 16h30 vào các ngày làm việc trong tuần.

+ Bước 3: Cấp lại Chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc BVTV.

+ Bước 4: Thu hồi giấy Chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc BVTV nếu cấp lại.

- Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại cơ quan hoặc qua đường bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp lại Chng chỉ hành nghề buôn bán thuốc Bảo vệ thực vật (Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011);

- Bản sao chụp và mang theo bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao chứng thực bằng tốt nghiệp trung cấp cấp trở lên của một (01) trong các chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học, sư phạm nông nghiệp hoặc giấy chứng nhận đã tham dự lớp học chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật do Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh cấp;

- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên cấp và có giá trị trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày cấp;

- Có 02 ảnh cỡ 4 cm x 6 cm.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết:

Thời hạn xét cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề là ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người xin cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề ở tại những vùng xa xôi, hẻo lánh hoặc ở những vùng mà việc đi lại gặp nhiều khó khăn phải nộp hồ sơ qua Trạm bảo vệ thực vật thì thời hạn là mười hai (12) ngày làm việc, kể từ ngày Trạm bảo vệ thực vật nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật. Nếu vì lý do nào đó mà không cấp chứng chỉ hành nghề, Chi cục Bảo vệ thực vật phải trả lời bằng văn bản cho người xin cấp.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan quyết định: Chi cục BVTV Phú Yên.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng thanh tra BVTV.

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

- Kết quả thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề.

- Chứng chỉ hành nghề có giá trị hành nghề trong phạm vi toàn quốc và vô thời hạn.

- Chứng chỉ hành nghề được cấp theo mẫu thống nhất trong cả nước theo Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Phí, lệ phí: Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Phụ lục 10 Đơn đề nghị cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (Ban hành kèm theo Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiệnTTHC: Không.

- Các căn cứ pháp lý TTHC:

+ Nghị định số 58 /2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ ban hành điều lệ BVTV, Điều lệ Kiểm dịch thực vật và điều lệ quản lý thuốc BVTV.

+ Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 06/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc Bảo vệ thực vật.

+ Công văn số 1759/BVTV-TTr ngày 17/11/2008 V/v hướng dẫn thực hiện Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN.

+ Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01/11/2007 Quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 06/10/2008 Quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

II. Lĩnh vực Quản lý chất lượng nông sản và thủy sản

1. Thủ tục Đăng ký lần đầu xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Các tổ chức, cá nhân (sau đây gọi tắt là cơ sở) sản xuất kinh doanh tại địa phương chỉ sản xuất để tiêu thụ nội địa lập và gửi hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm tới Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Phú Yên (sau đây gọi tắt là cơ quan thường trực); địa chỉ: 64 Lê Duẩn, TP Tuy Hòa, Phú Yên.

+ Bước 2: Cơ quan thường trực tiếp nhận hồ sơ, tổ chức xử lý, thẩm định hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h, Chiều từ 14h đến 16h30 trong các ngày làm việc trong tuần.

+ Bước 3: Cơ quan thường trực thông báo kết quả thẩm tra hồ sơ đăng ký cho cơ sở.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước, qua bưu điện, Fax (sau đó gửi hồ sơ bản chính), thư điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính), qua mạng (sau đó gửi hồ sơ bản chính).

- Thành phần và số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

a) Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 75/2001/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

b) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc kết quả kiểm tra đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền còn hiệu lực (áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước).

c) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phù hợp của cơ sở sản xuất kinh doanh.

d) Bản sao có chứng thực thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy (đối với sản phẩm phải công bố hợp quy), công bố hợp chuẩn (nếu có).

e) Tài liệu khoa học liên quan để chứng minh tính chất, công dụng đặc thù của sản phẩm như nội dung quảng cáo.

f) Đối với thực phẩm biến đổi gen, chiếu xạ nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) và các tài liệu khác liên quan theo quy định pháp luật.

g) Bản dự thảo nội dung dư kiến quảng cáo (video clip, hình ảnh, phóng sự, bài viết).

h) Giấy ủy quyền của cơ sở (áp dụng đối với trường hợp đăng ký xác nhận quảng cáo bởi người kinh doanh dịch vụ quảng cáo).

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết:

- 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký của cơ sở, cơ quan thường trực phải thẩm tra sơ bộ hồ sơ, hướng dẫn cơ sở bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định;

- Không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ, cơ quan thường trực thông báo kết quả thẩm định cho cơ sở.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan quyết định: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Yên.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Phú Yên.

- Cơ quan phối hợp: Không.

- Mẫu đơn, tờ khai:

- Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm (theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).

- Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm (theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).

- Phí, lệ phí:

- Lệ phí cấp giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo: 50.000 đ/lần cấp/sản phẩm (Biểu số 1 ban hành theo Điều 1 Quyết định số 80/2005/QĐ-BTC ngày 17/11/2005);

- Phí thẩm định, xét duyệt hồ sơ đăng ký quảng cáo thực phẩm: 300.000 đ/lần/sản phẩm (Biểu số 2 ban hành theo Điều 1 Quyết định số 80/2005/QĐ-BTC ngày 17/11/2005).

- Kết quả thực hiện TTHC: Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm.

- Điều kiện thực hiện TTHC:

- Cơ sở có hồ sơ đăng ký đầy đủ và phù hợp theo quy định của Thông tư 75/2011/TT-BNNPTNT quy định về đăng ký và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Sản phẩm thực phẩm được sản xuất từ cơ sở đáp ứng quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc sản phẩm của cơ sở/quốc gia có tên trong danh sách được cơ quan thẩm quyền Việt Nam cho phép nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định.

- Nội dung quảng cáo thực phẩm chính xác, đúng chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) như đã công bố và đăng ký.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;

- Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21/6/2012.

- Thông tư số 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về đăng ký và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Quyết định số 80/2005/QĐ-BTC ngày 17/11/2005 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Thủ tục Đăng ký lại xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Các tổ chức, cá nhân (sau đây gọi tắt là cơ sở) sản xuất kinh doanh tại địa phương chỉ sản xuất để tiêu thụ nội địa lập và hồ sơ đã được xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm nhưng thay đổi về nội dung quảng cáo hoặc giấy xác nhận hết thời hạn hiệu lực tới Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Phú Yên (sau đây gọi tắt là cơ quan thường trực); Địa chỉ: 64 Lê Duẩn, TP Tuy Hòa, Phú Yên.

+ Bước 2: Cơ quan thường trực tiếp nhận hồ sơ, tổ chức xử lý, thẩm định hồ sơ đăng ký lại việc xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h, Chiều từ 14h đến 16h30 trong các ngày làm việc trong tuần.

+ Bước 3: Cơ quan thường trực thông báo kết quả thẩm tra hồ sơ đăng ký cho cơ sở.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước, qua bưu điện, Fax (sau đó gửi hồ sơ bản chính), thư điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính), qua mạng (sau đó gửi hồ sơ bản chính).

- Thành phần và số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

a) Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011.

b) Bản thuyết minh kèm theo các tài liệu sửa đổi, bổ sung liên quan đến việc thay đổi nội dung quảng cáo thực phẩm.

c) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc kết quả kiểm tra đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền còn hiệu lực (áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước).

d) Bản dự thảo nội dung dự kiến quảng cáo (video clip, hình ảnh, phóng sự, bài viết).

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết:

- 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký của cơ sở, cơ quan thường trực phải thẩm tra sơ bộ hồ sơ, hướng dẫn cơ sở bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

- Không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ, cơ quan thường trực thông báo kết quả thẩm định cho cơ sở.

- Đối với trường hợp Giấy xác nhận nội dung đăng ký quảng cáo đã được cấp nhưng bị mất, thất lạc hoặc bị hư hỏng: Cơ sở có đề nghị cấp lại thì trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của cơ sở, cơ quan thường trực cấp lại Giấy xác nhận cho cơ sở.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan quyết định: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Yên;

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Phú Yên;

- Cơ quan phối hợp: Không.

- Mẫu đơn, tờ khai:

- Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm (theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).

- Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm (theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).

- Phí, lệ phí:

- Lệ phí cấp giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo: 50.000 đ/lần cấp/sản phẩm (Biểu số 1 ban hành theo Điều 1 Quyết định số 80/QĐ-BTC ngày 17/11/2005);

- Phí thẩm định, xét duyệt hồ sơ đăng ký quảng cáo thực phẩm: 300.000 đ/lần/sản phẩm (Biểu số 2 ban hành theo Điều 1 Quyết định số 80/QĐ-BTC ngày 17/11/2005).

- Kết quả thực hiện TTHC: Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm.

- Điều kiện thực hiện TTHC:

- Cơ sở có hồ sơ đăng ký đầy đủ và phù hợp theo quy định của Thông tư 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đăng ký và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Sản phẩm thực phẩm được sản xuất từ cơ sở đáp ứng quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc phẩm của cơ sở/quốc gia có tên trong danh sách được cơ quan thẩm quyền Việt Nam cho phép nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định.

- Nội dung quảng cáo thực phẩm chính xác, đúng chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) như đã công bố và đăng ký.

- Căn cứ pháp lý TTHC:

- Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;

- Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21/6/2012.

- Thông tư số 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về đăng ký và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Quyết định số 80/QĐ-BTC ngày 17/11/2005 của Bộ tài chính về việc quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Thủ tục Công bố hợp quy đối với sản phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký công bố hợp quy đối với sản phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

+ Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Phú Yên (Số 64, Lê Duẩn, TP.Tuy Hòa);

- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và nội dung:

* Trường hợp hồ sơ đầy đủ: Thông báo thời gian dự kiến trả kết quả.

* Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Xem xét, hướng dẫn cơ sở bổ sung hồ sơ những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định để hoàn thiện và thực hiện việc đăng ký lại.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h, Chiều từ 14h đến 16h30 vào các ngày làm việc trong tuần.

+ Bước 3: Trả kết quả.

- Nhận kết quả tiếp nhận công bố hợp quy đối với sản phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Phú Yên;

- Thời gian: Sáng từ 7h30 đến 11h, Chiều từ 14h đến 16h30 vào các ngày làm việc trong tuần.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, hoặc theo đường bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ bao gồm:

a) Hồ sơ công bố hợp quy đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy:

- Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 của Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Bản sao có chứng thực chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình và môi trường với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;

- Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá, dịnh vụ, quá trình và môi trường (đặc điểm, tính năng, công dụng).

b) Hồ sơ công bố hợp quy đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:

- Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 của Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá, dịnh vụ, quá trình và môi trường (đặc điểm, tính năng, công dụng);

- Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn (nếu có) tại phòng thử nghiệm được chỉ định;

- Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 của Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT , ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008;

- Kế hoạch giám sát định kỳ;

- Báo cáo đánh giá hợp quy gồm những nội dung: đối tượng được chứng nhận hợp quy; (số hiệu, tên) tài liệu kỹ thuật sử dụng làm căn cứ để chứng nhận hợp quy; tên và địa chỉ của tổ chức thực hiện đánh giá hợp quy; phương thức đánh giá hợp quy được sử dụng; mô tả quá trình đánh giá hợp quy (lấy mẫu, đánh giá, thời gian đánh giá) và các lý giải cần thiết (ví dụ: lý do lựa chọn phương pháp/phương thức lấy mẫu/đánh giá); kết quả đánh giá (bao gồm cả độ lệch và mức chấp nhận); thông tin bổ sung khác.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời gian giải quyết:

1. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo quy định: Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Phú Yên thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố về những điểm, nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện và thực hiện việc đăng ký lại.

2. Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định: Trong thời gian 07 (bảy) ngày làm việc, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Phú Yên thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về việc tiếp nhận bản công bố theo mẫu quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT , ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan quyết định: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Yên.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Phú Yên.

- Cơ quan phối hợp: Không.

- Mẫu đơn, tờ khai:

- Công bố hợp quy (theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).

- Kế hoạch kiểm soát chất lượng (theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).

- Thông báo tiếp nhận hợp quy (theo mẫu quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).

- Kết quả thực hiện TTHC: Thông báo tiếp nhận công bố hợp quy.

- Phí và lệ phí: Không.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006.

- Luật Chất lượng, sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007.

- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010.

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

- Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ về việc ban hành Quy định chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy.

- Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT , ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT./.

 





Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 08/06/2010 | Cập nhật: 11/06/2010

Nghị định 02/2007/NĐ-CP về kiểm dịch thực vật Ban hành: 05/01/2007 | Cập nhật: 19/01/2007