Quyết định 498/QĐ-LĐTBXH năm 2016 phê duyệt Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì trẻ em do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu: 498/QĐ-LĐTBXH Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Đào Hồng Lan
Ngày ban hành: 19/04/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Dân số, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 498/QĐ-LĐTBXH

Hà Nội, ngày 19 tháng 04 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM NĂM 2016

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 1555/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020;

Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BLĐTBXH ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tổ chức Tháng hành động vì trẻ em;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2016 kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, BVCSTE(2b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đào Hồng Lan

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM NĂM 2016
(Kèm theo Quyết định số 498/QĐ-LĐTBXH ngày 19 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

I. MỤC ĐÍCH

1. Thúc đẩy sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, gia đình và xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em.

2. Thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình; vận động xã hội nhằm giảm thiểu tình trạng trẻ em bị mắc và tử vong do tai nạn, thương tích.

3. Tạo Điều kiện để mọi trẻ em có một kỳ nghỉ hè an toàn, không bị tai nạn, thương tích.

II. CHỦ ĐỀ THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM

“Vì cuộc sống an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em”

Tai nạn, thương tích trẻ em là vấn đề mang tính toàn cầu, mỗi ngày trên thế giới, hàng nghìn gia đình có trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích; ở Việt Nam trung bình mỗi ngày có gần 20 gia đình chịu sự mất mát, đau thương vì sự ra đi của trẻ em do tai nạn, thương tích. Tai nạn, thương tích cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên khuyết tật có thể kéo dài suốt cuộc đời trẻ em.

Trong những năm qua, Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương đã có nhiều giải pháp về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Tuy vậy, tình hình tai nạn, thương tích trẻ em ở nước ta vẫn còn rất cao so với các nước trong khu vực Đông Nam Á và cao gấp 8 lần các nước phát triển. Nguyên nhân chính gây tử vong do tai nạn, thương tích ở trẻ em là do tai nạn giao thông đường bộ và tai nạn đuối nước. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều địa phương chưa coi trọng việc phòng ngừa tai nạn, thương tích cho trẻ em; nhiều gia đình vẫn chưa có nhận thức và kỹ năng phòng ngừa tai nạn, thương tích cho trẻ em dẫn đến những cái chết không đáng có. Ý thức chấp hành pháp luật về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là việc chấp hành pháp luật về an toàn giao thông của một bộ phận người dân chưa cao.

Việc lựa chọn chủ đề: “Vì cuộc sống an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em” nhằm tiếp tục nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân và trẻ em trong việc phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, nhằm kiểm soát tình hình tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông, đảm bảo cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh để phát triển. Đồng thời đây cũng là việc triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 05/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020.

Các khẩu hiệu truyền thông

1. Phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em là bảo đảm quyền được sống của trẻ em.

2. Hãy tạo cho trẻ em một môi trường sống an toàn, không tai nạn, thương tích.

3. Xây dựng Ngôi nhà an toàn, Trường học an toàn, Cộng đồng an toàn đmọi trẻ em, gia đình có cuộc sống bình yên, hạnh phúc.

4. Hãy cho trẻ em học bơi, học kỹ năng an toàn dưới nước và mặc áo phao khi tham gia giao thông đường thủy!

5. An toàn cho con, hạnh phúc cho cha mẹ.

6. Hãy đội mũ bảo him cho trẻ em khi tham gia giao thông bằng xe máy!

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Tổ chức các sự kiện và hoạt động truyền thông

1.1. Tổ chức Lễ phát động

- Tại Trung ương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2016 vào ngày 28/5/2016.

- Các địa phương tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2016 trong thời gian từ ngày 25/5 đến ngày 01/6/2016.

1.2. Tchức Diễn đàn trẻ em ASEAN lần thứ IV tại Việt Nam với chủ đề “Một ASEAN, một tầm nhìn vì trẻ em” từ ngày 19 tháng 6 đến ngày 24 tháng 6 năm 2016 tại Hà Nội.

1.3. Hoạt động truyền thông

- Tổ chức các chiến dịch truyền thông, các cuộc vận động quy mô lớn về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em nói chung, đặc biệt là phòng, chống tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông cho trẻ em: chiến dịch vận động sử dụng mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông bằng xe máy; sử dụng áo phao, cặp phao khi trẻ em tham gia giao thông bằng các phương tiện giao thông đường thủy,...

- Xây dựng, phổ biến các khẩu hiệu, thông điệp, phóng sự, video clip, tài liệu, áp phích, băng rôn... về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong Tháng hành động vì trẻ em.

- Tổ chức các cuộc thi với chủ đề phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

- Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến chủ đề, nội dung Tháng hành động vì trẻ em cho các cơ quan thông tin đại chúng.

- Phối hợp với các ban, ngành và cơ quan thông tin đại chúng phổ biến rộng rãi về chủ đề, các hoạt động, sáng kiến phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong Tháng hành động vì trẻ em.

2. Vận động xã hội, thăm hỏi, tặng quà cho trẻ em

- Vận động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế ủng hộ nguồn lực để xây dựng các công trình như bể bơi, khu vui chơi giải trí dành cho trẻ em.

- Vận động xây dựng Ngôi nhà an toàn, Trường học an toàn, Cộng đồng an toàn. Cải tạo môi trường sống bảo đảm an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

- Thăm, tặng quà (mũ bảo hiểm, áo phao, phao bơi...), trao học bng, đỡ đầu, trợ giúp trẻ em nghèo, trẻ em chịu ảnh hưởng bởi tai nạn, thương tích.

- Hỗ trợ phẫu thuật, chỉnh hình, phục hồi chức năng, tư vấn tâm lý cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em chịu ảnh hưởng bởi tai nạn, thương tích.

3. Tổ chức các hoạt động có sự tham gia của trẻ em

- Tổ chức Diễn đàn trẻ em các cấp (theo Thông tư số 33/2014/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tổ chức Diễn đàn trẻ em các cấp) để trẻ em có kiến nghị, sáng kiến về phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em.

- Tổ chức các cuộc thi về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em: viết, vẽ, sáng tác thông điệp và tìm hiểu về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

4. Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi và kỳ nghỉ hè an toàn, lành mạnh

- Tổ chức các lớp dạy bơi, trang bị các kỹ năng an toàn trong môi trường nước, an toàn khi tham gia giao thông.

- Tổ chức các hoạt động văn hóa vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao, du lịch, tham quan an toàn, lành mạnh cho trẻ em trong dịp hè.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cc Bảo vệ, chăm sóc trẻ em

- Tham mưu, trình lãnh đạo Bộ ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2016.

- Phối hợp với Văn phòng Bộ tổ chức họp báo nhân dịp Tháng hành động vì trẻ em.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh, Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia triển khai các hoạt động chuẩn bị tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em.

- Xây dựng khẩu hiệu, thông điệp, phóng sự về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tuyên truyền trong Tháng hành động vì trẻ em.

- Theo dõi, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch và báo cáo tổng kết Tháng hành động vì trẻ em.

2. Văn phòng Bộ

- Liên hệ mời Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ, ngành tham dự các hoạt động trong Tháng hành động vì trẻ em.

- Sắp xếp lịch làm việc để Lãnh đạo Bộ tham gia các hoạt động nhân dịp Tháng hành động vì trẻ em.

- Phối hợp với Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em tổ chức họp báo và tổ chức các hoạt động tuyên truyền về Tháng hành động vì trẻ em.

3. Quỹ Bảo trtrẻ em Việt Nam

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức cuộc gặp mặt của Chủ tịch nước với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6.

- Phối hợp với Văn phòng Bộ, Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em chuẩn bị cho các đoàn của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Lãnh đạo Bộ đi thăm, tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em chịu ảnh hưởng bởi tai nạn, thương tích nhân dịp Tháng hành động vì trẻ em.

- Vận động các nhà tài trợ hỗ trợ quà tặng cho trẻ em tại Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em.

4. Trung tâm Thông tin, Tạp chí Gia đình và Trẻ em, Báo Lao động - Xã hội, Tạp chí Lao động và Xã hội

Phối hợp với Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phản ánh kịp thời thông tin về nội dung và hoạt động triển khai Tháng hành động vì trẻ em tại Trung ương và địa phương trên trang thông tin điện tử của Bộ, các báo và tạp chí.

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố

- Tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch Tháng hành động vì trẻ em năm 2016; đề nghị các cấp ủy Đảng chỉ đạo các tổ chức chính trị - xã hội có kế hoạch cụ thể, hoạt động thiết thực tham gia phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; gửi văn bản đề nghị, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ban, ngành, đoàn thể, các cấp cơ sở thực hiện có hiệu quả Tháng hành động vì trẻ em và kỳ nghỉ hè an toàn, lành mạnh cho trẻ em.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành, tổ chức hướng dẫn thực hiện và thực hiện kế hoạch Tháng hành động vì trẻ em năm 2016 với chủ đề “Vì cuộc sống an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em” và kỳ nghỉ hè an toàn, lành mạnh cho trẻ em (theo Thông tư số 15/2014/TT-BLĐTBXH ngày 19/6/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tổ chức Tháng hành động vì trẻ em).

- Tổ chức Diễn đàn trẻ em các cấp (theo Thông tư số 33/2014/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tổ chức Diễn đàn trẻ em các cấp).

- Triển khai, vận động nguồn lực thực hiện Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 05/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020; xây dựng Ngôi nhà an toàn, Trường học an toàn, Cộng đồng an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; đẩy mạnh công tác phòng, chống tai nạn giao thông và tai nạn đuối nước trẻ em.

- Tổng kết, đánh giá Tháng hành động vì trẻ em năm 2016.

V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Các địa phương xây dựng kế hoạch, báo cáo kết quả triển khai Tháng hành động vì trẻ em như sau:

1. Xây dựng và phê duyệt Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2016 trước ngày 10/5/2016.

2. Báo cáo kết quả triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2016 gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, địa chỉ số 35 Trần Phú, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; điện thoại: 04.3747.5628) trước ngày 10/7/2016 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.