Quyết định 492/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt quy hoạch ngành giáo dục và đào tạo đến năm 2020
Số hiệu: 492/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên Người ký: Phạm Ngọc Chi
Ngày ban hành: 20/03/2008 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 492/QĐ-UBND

Tuy Hòa, ngày 20 tháng 3 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt, quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 1103/2007/QĐ-UBND ngày 19 tháng 6 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên về việc phân cấp, uỷ quyền và phân giao nhiệm vụ trong quản lý đầu tư xây dựng đối với các dự án do tỉnh Phú Yên quản lý;

Căn cứ Thông báo số 495/TB-UB ngày 22 tháng 8 năm 2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên về việc cho phép lập Quy hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Yên giai đoạn 2002-2010 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 3730/QĐ-UB ngày 27 tháng 12 năm 2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên về việc duyệt đề cương kinh phí thực hiện Quy hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Yên giai đoạn 2002-2010 và định hướng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo số 29/BC- KHĐT ngày 01 tháng 02 năm 2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Yên đến năm 2020, với các nội dung chính sau:

- Mốc thời gian quy hoạch: đến năm 2020.

- Nội dung:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục là nền tảng xây dựng chất lượng cho nguồn nhân lực, là động lực quan trọng góp phần phát triển kinh tế nhanh, bền vững.

2. Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.

3. Phát triển giáo dục và đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học - công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh, đảm bảo sự hợp lý về cơ cấu ngành nghề, vùng miền; đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân; quy hoạch giáo dục và đào tạo của tỉnh phải thể hiện sự cụ thể hóa quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội và phù hợp với các quy hoạch liên quan khác của địa phương, phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục cả nước.

4. Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của Đảng, nhà nước và của toàn dân. Kết hợp giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát:

Từng bước xây dựng Phú Yên trở thành một trong những trung tâm giáo dục và đào tạo của khu vực Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên; xây dựng một nền giáo dục và đào tạo có quy mô phù hợp, chất lượng, hiệu quả và năng động, linh hoạt theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về nhân lực, dân trí và nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nhu cầu học tập của nhân dân.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Giáo dục mầm non:

Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trước 6 tuổi để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. Phấn đấu đến năm 2010 hầu hết trẻ em đều được chăm sóc, giáo dục bằng những hình thức thích hợp, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng.

b) Giáo dục phổ thông:

Thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể mỹ. Cung cấp học vấn phổ thông cơ bản, hệ thống và có tính hướng nghiệp; tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực.

c) Giáo dục nghề nghiệp:

Đầu tư hoàn chỉnh cơ sở vật chất cho các cơ sở dạy nghề; nâng cao chất lượng dạy nghề; gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng việc làm của xã hội; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40% năm 2010; 53% năm 2015 và trên 67% vào năm 2020.

d) Giáo dục cao đẳng, đại học, sau đại học:

Đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao phù hợp với cơ cấu kinh tế xã hội thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

e) Giáo dục không chính quy:

Phát triển hệ thống giáo dục không chính quy để tạo điều kiện cho mọi người, ở mọi trình độ có thể học tập suốt đời thông qua các hình thức đào tạo thích hợp.

f) Giáo dục trẻ khuyết tật:

Tạo cơ hội cho mọi trẻ khuyết tật được học tập ở một trong các loại hình: lớp hòa nhập, bán hòa nhập hoặc chuyên biệt.

III. PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẾN 2020

1. Phát triển học sinh và phân bố trường lớp:

a) Định hướng chung:

- Tiếp tục cải tạo, sửa chữa số trường học, phòng học hư hỏng, xuống cấp, huy động nhiều nguồn vốn đầu tư xây dựng mới.

- Những khu vực có điều kiện thuận lợi, số lượng học sinh lớn, thực hiện tách những trường phổ thông cơ sở thành trường tiểu học và trung học cơ sở riêng biệt; tách trường phổ thông cấp 2, 3 thành trường trung học cơ sở và trung học phổ thông riêng biệt. Tách những trường tiểu học có nhiều phân hiệu, những trường có quy mô lớp lớn để tạo điều kiện trẻ em đi học và công tác quản lý của nhà trường được thuận lợi.

- Khuyến khích thành lập các trường mầm non và trung học phổ thông ngoài công lập. Thực hiện chuyển đổi các trường bán công sang loại hình công lập hoặc dân lập, tư thục.

- Xây dựng một số trường chuẩn, trọng điểm chất lượng cao làm hạt nhân để phát triển đại trà.

b) Phát triển giáo dục:

- Quy mô học sinh theo các cấp học đến 2020:

Học sinh các cấp

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Nhịp tăng 2006- 2020 (%)

Số lượng

% so với DS trong độ tuổi

Số lượng

% so với DS trong độ tuổi

Số lượng

% so với DS trong độ tuổi

Số lượng

% so với DS trong độ tuổi

1. Mầm non

28.523

28,8

53.533

46

68.666

56

82.622

70

7,35

Nhà trẻ

3.109

6,01

10.703

18

18.897

30

32.177

50

16,86

Mẫu giáo

25.414

52,5

42.830

75

49.769

82

50.445

90

4,68

2. Tiểu học

84.561

100

79.701

100

96.004

100

84.804

100

0,02

3. Trung học cơ sở

73.756

94,0

60.043

95

61.364

97

64.464

99

(0,89)

4. Trung học phổ thông

32.704

56,3

38.188

65

30.779

67

30.564

70

(0,45)

Tổng cộng

219.544

68,85

231.465

72,74

256.813

78,09

262.453

83,59

1,20

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số lượng lớp học đến 2020:

TT

Lớp học các cấp

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Tăng bình quân 2006-2020

SL

%

1.

Mầm non

1.297

2.397

3.070

3.627

2.330

7,10

 

Nhà trẻ

93

535

1.039

1.609

1.516

20,93

 

Mẫu giáo

1.204

1.862

2.031

2.018

814

3,50

2.

Tiểu học

3.227

3.065

3.102

3.262

35

0,07

3.

Trung học cơ sở

1.901

1.887

1.911

1.842

(59)

(0,21)

4.

Trung học phổ thông

714

926

967

873

159

1,35

 

Tổng cộng

7.139

8.276

9.050

9.603

2.464

2,00

- Số lượng phòng học đến 2020:

TT

Học sinh các cấp

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Phòng

Lớp/ phòng

Phòng

Lớp/ phòng

Phòng

Lớp/ phòng

Phòng

Lớp/ phòng

1.

Mầm non

1.232

 

2.397

 

3.070

 

3.627

 

 

Nhà trẻ

114

0,8

535

1

1.039

1

1.609

1,00

 

Mẫu giáo

1.118

1,1

1.862

1

2.031

1

2.018

1,00

2.

Tiểu học

2.329

1,39

2.358

1,3

3.102

1

3.262

1,00

3.

Trung học cơ sở

1.250

1,52

1.258

1,5

1.593

1,2

1.842

1,00

4.

Trung học phổ thông

477

1,50

617

1,5

806

1,2

873

1,00

 

Tổng cộng

5.288

 

6.631

 

8.570

 

9.603

 

- Số lượng phòng học theo huyện, thành phố đến 2020:

TT

Địa phương

Nhu cầu đến năm

2020

Tăng thêm 2006-2020

Trong đó

Ghi chú

SL

%/năm

Mầm Non

Tiểu học

THCS

THPT

1.

TP. Tuy Hòa

1.280

369

2,30

219

73

40

37

 

2.

H. Sông Cầu

1.219

605

4,68

323

200

31

50

 

3.

H. Đông Hòa

1.136

506

4,01

306

118

30

51

 

4.

H. Phú Hòa

1.063

441

3,64

386

362

217

99

 

5.

H. Tây Hòa

1.062

432

3,54

256

93

49

33

 

6.

H. Tuy An

1.349

696

4,95

396

152

109

38

 

7.

H. Đồng Xuân

925

393

3,76

118

132,43

102

40

 

8.

H. Sơn Hòa

661

264

3,46

132

40,19

55

37

 

9.

H. Sông Hinh

684

385

5,66

210

56,06

64

55

 

 

Tổng cộng

9.603

4.315

4,06

2.347

1.228

698

440

 

- Trang thiết bị phục vụ dạy và học:

* Bàn ghế học sinh: Nhu cầu bàn ghế đến năm 2020 khoảng 164.000 bộ. Cần đóng mới bổ sung thêm khoảng 96.300 bộ. Đồng thời mỗi năm phải cải tạo lại, thay thế khoảng 2% số lượng bàn ghế hư hỏng, xuống cấp. Như vậy giai đoạn 2006-2020 bình quân mỗi năm phải đóng mới 6.400 bộ và cải tạo, sửa chữa 1.500-2.000 bộ.

* Bàn ghế giáo viên: Nhu cầu bàn ghế giáo viên đến năm 2020 là 9.600 bộ. Cần đóng mới bổ sung thêm 4.315 bộ, đồng thời mỗi năm phải cải tạo, sửa chữa và thay thế 2% số lượng ghế hư hỏng, xuống cấp. Như vậy giai đoạn 2006-2020 bình quân mỗi năm phải đóng mới 290 bộ (giai đoạn 2006-2010 đóng mới 270 bộ/năm, giai đoạn 2011-2015 là 390 bộ và giai đoạn 2016-2020 là 206 bộ) và cải tạo, sửa chữa 150-200 bộ.

* Trang thiết bị dạy học, thực hành:

+ Các trường mầm non: đảm bảo tối thiểu nhu cầu về học tập và sinh hoạt, vui chơi của trẻ theo quy định của ngành đối với tất cả trường công lập và ngoài công lập.

+ Các trường phổ thông: đảm bảo đến năm 2010, tất cả các trường đều có thư viện, phòng thí nghiệm thực hành, trang bị phòng máy vi tính, các phòng chức năng phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập nâng cao.

2. Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục:

a) Đội ngũ giáo viên:

- Về số lượng: Chủ yếu bổ sung lực lượng giáo viên do nhu cầu tăng lượng học sinh các cấp, và thay thế lực lượng giáo viên hao hụt hằng năm.

Nhu cầu giáo viên các cấp đến 2020 là 17.400 người, tăng bình quân 2,61%/năm. Riêng số lượng giáo viên trung học cơ sở giảm, bình quân 0,8%/năm, nếu tính thêm số lượng giáo viên đến tuổi nghỉ hưu cần phải thay thế (bình quẫn mỗi năm khoảng 3% tổng lượng giáo viên), tổng số giáo viên cần đào tạo thêm bình quân mỗi năm 800 người.

- Về trình độ giáo viên:

Hàng năm phải đào tạo nâng cao khoảng 390 người, bình quân mỗi năm tăng 2,7%. Riêng số lượng giáo viên có trình độ sau đại học, giai đoạn đến năm 2020 phải đào tạo trên 800 người, bình quân 54 người/năm.

- Cơ cấu chuyên môn: Tăng cường giáo viên nhạc, họa, thể dục - thể thao, tin học, ngoại ngữ, giáo dục công dân,... trong các trường phổ thông, đảm bảo dạy đúng chuyên môn đào tạo.

b) Cán bộ quản lý giáo dục:

Phấn đấu đến năm 2010 có trên 70% cán bộ quản lý có trình độ đại học trở lên; đến năm 2015 có trên 90% và năm 2020 là 100%. Nhu cầu số lượng đến 2020 là 3.307 người, bình quân hàng năm bổ sung thêm 90 người.

IV. PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO ĐẾN NĂM 2020

Tạo sự chuyển biến cơ bản về chất lượng đào tạo theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn của tỉnh. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh lên 40% vào năm 2010, 53% vào năm 2015 và trên 67% vào năm 2020.

1. Nhu cầu đào tạo lao động xã hội của tỉnh Phú Yên:

a) Số lượng đào tạo:

Đến năm 2020, quy mô dân số của tỉnh khoảng 1.032,5 nghìn người, trong đó lao động trong độ tuổi chiếm khoảng 59,5% dân số, tăng bình quân 1,4%/năm. Để đảm bảo tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh lên 40% năm 2010; 53% vào năm 2015 và 67% vào năm 2020, nhu cầu đào tạo bình quân mỗi năm khoảng 20-21 nghìn lao động.

b) Cơ cấu ngành nghề đào tạo:

Xuất phát từ định hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nêu trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020, dự báo cơ cấu lao động tỉnh đến 2020 như sau:

- Lao động thuộc nhóm ngành nông-lâm-ngư nghiệp chiếm từ 28-29%.

- Lao động thuộc nhóm ngành công nghiệp-xây dựng chiếm từ 31%-32%.

- Lao động thuộc nhóm ngành dịch vụ và các ngành khác chiếm từ 40%-41% tổng lao động xã hội.

c) Cơ cấu trình độ đào tạo:

Dự báo nhu cầu lao động theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

TT

Năm

2005

2010

2015

2020

Tổng số (1.000 người)

Cơ cấu %

Tổng số (1.000 người)

Cơ cấu %

Tổng số (1.000 người)

Cơ cấu %

Tổng số (1.000 người)

Cơ cấu %

 

Tổng số lao động

trong độ tuổi

497,12

100

536,30

100

575,9

100

641,3

100

1

Không có CMKT

380,30

76,5

321,78

60,0

229,65

40,0

201,81

33,0

2

Lao động có CMKT

116,82

23,5

214,52

40,0

344,47

60,0

409,73

67,0

2.1.

CN kỹ thuật

43,75

8,8

119,99

22,4

218,99

38,1

250,87

41,0

 

- Sơ cấp

10,44

2,1

24,13

4,5

34,45

6,0

61,15

10,0

 

- CNKT có bằng

10,94

2,2

74,40

13,9

164,45

28,6

177,48

29,0

 

- CNKT không bằng

22,37

4,5

21,45

4,0

20,09

3,5

12,23

2,0

2.2

TH chuyên nghiệp

46,23

9,3

61,87

11,5

82,79

14,4

105,67

17,3

2.3

CĐ, ĐH trở lên

26,84

5,4

32,66

6,1

42,69

7,4

53,19

8,7

2. Phát triển hệ thống các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh đến năm 2020:

a) Quy mô tuyển sinh đối với cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh:

Tăng khả năng đào tạo tại chỗ lên khoảng 65% năm 2010, 75% năm 2015 và 90% vào năm 2020.

b) Ngành nghề, lĩnh vực đào tạo:

Tập trung phát triển chuyên sâu, nâng cao chất lượng đào tạo các ngành: sư phạm, kinh tế, nông-lâm-ngư nghiệp, kỹ thuật - tin học; xây dựng, cơ khí,… Đa dạng hóa ngành nghề đào tạo, phát triển các ngành tỉnh đang có nhu cầu: hóa dầu, hóa chất, nghiệp vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn, xã hội nhân văn.

c) Phát triển hệ thống các cơ sở đào tạo:

- Đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất Trường Đại học Phú Yên, phát triển theo hướng đa ngành, đa cấp, trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học của tỉnh và khu vực, sớm bắt kịp trình độ phát triển chung của các trường đại học trong nước.

- Đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Trường Cao đẳng Dạy nghề Phú Yên, phấn đấu trở thành một trong những trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao của khu vực.

- Nâng cấp Trường Trung học Y tế thành Trường Cao đẳng Y tế sau đó thành Khoa y của Đại học Phú Yên. Hỗ trợ Trường Cao đẳng Xây dựng số 3, Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa phát triển thành trường đại học, nâng cấp Phân viện Học viện Ngân hàng.

- Từng bước xây dựng và hoàn thiện các trường, trung tâm dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa để tăng năng lực, chất lượng và hiệu quả học tập. Phát triển cơ sở dạy nghề tại các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài, các chương trình dạy nghề trong các trung tâm học tập cộng đồng. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập trường, trung tâm dạy nghề. Phấn đấu đến năm 2010 mỗi huyện, thành phố có một trung tâm dạy nghề, một trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp. Đến năm 2020, mỗi huyện, thành phố có một trung tâm giáo dục thường xuyên.

- Thành lập và xây dựng Trường Trung cấp nghề Thanh niên dân tộc Phú Yên và sáp nhập với Trung tâm Dạy nghề huyện Sơn Hòa.

- Đầu tư hoàn thiện và nâng cấp các Trung tâm Dạy nghề huyện Sông Cầu, Tây Hòa thành Trường Trung cấp nghề và các trung tâm dạy nghề khác thành Trường Trung cấp nghề khi có đủ điều kiện.

V. TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1. Nhu cầu kinh phí:

Đơn vị tính: tỷ đồng

TT

Chỉ tiêu

Năm 2005

Giai đoạn

2006- 2010

2011- 2020

Trong đó

2011- 2015

2016- 2020

A

Xây dựng cơ bản

66

1.386

6.323

2.501

3.822

I

Lĩnh vực giáo dục

60

511

3.166

1.221

1.945

1

Xây dựng mới

 

257

2.148

802

1.346

2

Cải tạo, sửa chữa

 

254

1.018

419

599

II

Lĩnh vực đào tạo

6

875

3.157

1.280

1.877

B

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo

241

381

1.100

501

599

1

Sự nghiệp giáo dục

 

349

987

452

535

2

Sự nghiệp đào tạo

 

32,1

112,8

48,8

64

C

Tổng chi cho giáo dục – đào tạo

307

1.767

7.423

3.002

4.421

2. Huy động nguồn vốn:

- Ngân sách nhà nước: chiếm 40%-45% tổng vốn đầu tư. Ưu tiên đầu tư cho các nội dung: xây dựng và sửa chữa trường học, trang thiết bị dạy học, xây dựng các trường điểm, trường chuẩn, nhà công vụ cho giáo viên, cấp phát lương, đầu tư lĩnh vực đào tạo, hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động, hướng nghiệp cho học sinh.

- Kêu gọi ODA và các viện trợ khác: chiếm 10%-15% tổng vốn đầu tư. Ưu tiên nội dung đầu tư các trường học vùng sâu, vùng xa, các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.

- Huy động nhân dân và các thành phần kinh tế khác: 45%-50% tổng vốn đầu tư. Vốn huy động nhân dân để đầu tư xây dựng cơ bản. Vốn của các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng trường học, các trung tâm đào tạo nghề nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục.

VI. CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

1. Các chương trình phát triển.

a) Chương trình duy trì xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; thực hiện phổ cập trung học cơ sở, phổ cập giáo dục trung học.

b) Chương trình tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học.

c) Chương trình xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

d) Chương trình phát triển giáo dục vùng khó khăn.

e) Chương trình xây dựng các cơ sở giáo dục - đào tạo chất lượng cao.

f) Chương trình đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

g) Chương trình phát triển giáo dục thường xuyên, phát triển giáo dục không chính quy.

f) Chương trình công nghệ thông tin.

i) Chương trình ngoại ngữ.

2. Các dự án ưu tiên đầu tư phát triển ngành giáo dục - đào tạo.

a) Các dự án giáo dục:

Giai đoạn từ nay đến năm 2010:

- Thành lập Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Viết Xuân trên cơ sở từ trường THCS Nguyễn Viết Xuân (xã An Định - Tuy An).

- Thành lập và xây dựng mới trường trung học cơ sở tại xã Xuân Thịnh trên cơ sở tách Trường Phổ thông cơ sở Lê Thánh Tôn (xã Xuân Thịnh, huyện Sông Cầu ) thành trường tiểu học và trung học cơ sở.

- Thành lập và xây dựng mới trường trung học cơ sở tại xã Xuân Phương trên cơ sở tách Trường Phổ thông cơ sở Lê Quý Đôn (xã Xuân Phương, huyện Sông Cầu) thành trường tiểu học và trung học cơ sở.

- Thành lập và xây dựng mới trường trung học cơ sở tại xã Hòa Xuân Nam trên cơ sở tách Trường Phổ thông cơ sở Lê Thánh Tôn (xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa) thành trường tiểu học và trung học cơ sở.

- Thành lập và xây dựng mới trường trung học phổ thông tại xã Xuân Lộc trên cơ sở tách trường phổ thông cấp 2, 3 Phan Chu Trinh (Xã Xuân Lộc, huyện Sông Cầu) thành trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.

- Thành lập và xây dựng mới trường trung học phổ thông tại xã An Ninh Tây trên cơ sở tách Trường Phổ thông cấp 2, 3 Võ Thị Sáu (An Ninh Tây, huyện Tuy An ) thành trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.

- Thành lập và xây dựng mới trường trung học phổ thông tại xã Hòa Phú trên cơ sở tách Trường Phổ thông cấp 2, 3 Sơn Thành (Sơn Thành Tây, huyện Tây Hòa) thành trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.

- Đầu tư cơ sở vật chất Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Chu Văn An (Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân).

- Đầu tư cơ sở vật chất Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Bá Ngọc (Sơn Long, huyện Sơn Hòa).

- Xây dựng cơ sở vật chất mới cho Trường Trung học phổ thông Trần Phú, quy mô 25-30 phòng tại thôn Chí Đức, thị trấn Chí Thạnh (huyện Tuy An).

- Xây dựng cơ sở vật chất mới cho Trường Trung học phổ thông Trần Suyền (xã Hoà Trị, huyện Phú Hòa).

- Xây dựng cơ sở vật chất mới Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi tại phường 9 (thành phố Tuy Hòa).

- Xây dựng mới Trường Trung học phổ thông Nguyễn Văn Linh (huyện Đông Hòa).

- Nâng cấp, phát triển cơ sở vật chất Trường Trung học phổ thông Lương Văn Chánh (thành phố Tuy Hòa). Trường Trung học phổ thông Trần Quốc Tuấn (huyện Phú Hòa), Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp tỉnh.

- Hỗ trợ thành lập, xây dựng mới các trường trung học phổ thông tư thục các huyện Đông Hòa, Tuy An, Sông Cầu.

- Thành lập và xây dựng mới trường trung học phổ thông tại xã Xuân Phước trên cơ sở tách Trường Phổ thông cấp 2, 3 Xuân Phước (Xã Xuân Phước, huyện Đồng Xuân ) thành trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.

- Xây dựng mỗi huyện miền núi 01 khu nội trú học sinh dân tộc thiểu số học cấp 3.

- Xây dựng mới Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp huyện Sông Cầu.

Giai đoạn sau năm 2010:

- Thành lập và xây dựng mới trường trung học cơ sở tại xã Xuân Long trên cơ sở tách Trường Phổ thông cơ sở Xuân Long (xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân) thành trường tiểu học và trung học cơ sở.

- Thành lập và xây dựng mới trường trung học cơ sở tại xã Krông Pa trên cơ sở tách Trường Phổ thông cơ sở Krông Pa (xã Krông Pa, huyện Sơn Hòa) thành trường trường tiểu học và trung học cơ sở.

- Thành lập và xây dựng mới trường trung học cơ sở tại xã Cà Lúi trên cơ sở tách Trường Phổ thông cơ sở KpaKơlơng (xã Cà Lúi, huyện Sơn Hòa) thành trường tiểu học và trung học cơ sở.

- Thành lập và xây dựng mới trường trung học cơ sở tại xã Ea Lâm trên cơ sở tách Trường Phổ thông cơ sở Ea Lâm (xã Ea Lâm, huyện Sông Hinh) thành trường tiểu học và trung học cơ sở.

- Thành lập và xây dựng mới trường trung học cơ sở tại xã Ea Bá trên cơ sở tách Trường Phổ thông cơ sở Ea Bá (xã Ea Bá, huyện Sông Hinh) thành trường tiểu học và trung học cơ sở.

- Thành lập và xây dựng mới trường trung học phổ thông tại xã Ea Bar trên cơ sở tách Trường Phổ thông cấp 2, 3 Tân Lập (Xã Ea Bar, huyện Sông Hinh) thành trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.

- Thành lập và xây dựng mới trường trung học phổ thông tại xã Sơn Long trên cơ sở tách Trường Phổ thông cấp 2, 3 Nguyễn Bá Ngọc.

- Thành lập và xây dựng mới trường trung học phổ thông tại xã Xuân Thọ 2.

- Thành lập và xây dựng mới trường trung học phổ thông tại thị trấn Phú Hòa.

- Thành lập và xây dựng mới trường trung học phổ thông tại xã Hòa Mỹ Đông.

- Xây dựng mới trường trung học phổ thông Tây Tuy An tại xã An Định.

- Thành lập và xây dựng mới Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp huyện Đông Hòa (Hòa Vinh).

- Thành lập và xây dựng mới Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp huyện Tây Hòa (Phú Thứ).

- Xây dựng mới Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp huyện Phú Hòa.

- Nâng cấp, cải tạo các Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp các huyện Đồng Xuân, Sông Hinh, Tuy An.

b) Các dự án đào tạo:

- Xây dựng và đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất Trường Đại học Phú Yên.

- Nâng cấp Trường Cao đẳng Xây dựng số 3 thành Trường Đại học Xây dựng Miền Trung.

- Nâng cấp Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa thành Trường Đại học Công nghiệp Tuy Hòa.

- Xây dựng và đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất Trường Cao đẳng Nghề Phú Yên.

- Nâng cấp Trường Trung học Y tế thành Trường Cao đẳng Y tế.

- Thành lập và xây dựng Trường Trung cấp Nghề thanh niên dân tộc Phú Yên và sáp nhập Trung tâm Dạy nghề Sơn Hòa vào Trường Trung cấp Nghề thanh niên dân tộc Phú Yên.

- Xây dựng và nâng cấp Trung tâm Dạy nghề huyện Sông Cầu, Tây Hòa để thành Trường Trung cấp Nghề và các trung tâm dạy nghề khác khi có đủ điều kiện.

- Xây dựng và hoàn thiện các Trung tâm Dạy nghề các huyện Đồng Xuân, Tuy An, Phú Hòa và Đông Hòa.

- Thành lập và xây dựng Trung tâm Dạy nghề thành phố Tuy Hòa và huyện Sông Hinh.

VII. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Các giải pháp:

- Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách phát triển giáo dục, đào tạo.

- Huy động nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo dưới nhiều hình thức: hàng năm ngân sách tỉnh dành một tỷ lệ thích đáng để đầu tư cho giáo dục đào tạo; thực hiện xã hội hóa nguồn vốn đầu tư, thu học phí và các khoản đóng góp khác từ các bậc phụ huynh, tăng học phí phù hợp với mức tăng thu nhập, thu đúng và đủ các đối tượng đóng góp theo quỹ xây dựng cơ bản 248 của Chính phủ; huy động sự đóng góp vào giáo dục của các doanh nghiệp, nhất là các cơ sở trực tiếp sử dụng nhân lực do các trường đào tạo ra; khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo; tăng một cách hợp lý số lượng các trường ngoài công lập để bổ sung tài chính cho giáo dục ngoài ngân sách; các ngân hàng lập quỹ tín dụng giáo dục, đào tạo nhằm tạo điều kiện cho con em các gia đình có thu nhập thấp, cho sinh viên, học sinh vay với lãi suất ưu đãi để học tập.

Về lâu dài, phát triển các doanh nghiệp, trung tâm, viện trong các trường đại học, cao đẳng nhằm ứng dụng kết quả nghiên cứu triển khai để sản xuất của cải vật chất hoặc chuyển giao công nghệ cho các đơn vị có nhu cầu, tạo thu nhập cho các trường.

- Sử dụng có hiệu quả tài chính cho giáo dục và đào tạo.

- Hoàn chỉnh mạng lưới trường học và tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo nhu cầu học tập của học sinh.

- Xây dựng các cơ sở giáo dục đào tạo chất lượng cao.

- Củng cố và phát triển đội ngũ giáo viên thông qua:

+ Sử dụng hợp lý đội ngũ sẵn có tạo động lực cho người dạy

+ Điều chỉnh cơ cấu và phát triển đội ngũ giáo viên.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo của hệ thống sư phạm:

- Thực hiện phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông.

- Đào tạo nguồn nhân lực gắn với việc làm.

- Thực hiện công bằng xã hội về giáo dục - đào tạo.

- Cải tiến đồng bộ nội dung phương pháp giáo dục - đào tạo.

- Đổi mới công tác quản lý giáo dục - đào tạo.

- Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa ngành giáo dục - đào tạo và các cơ sở sản xuất, dịch vụ và các tổ chức khác.

- Tăng cường hợp tác giữa Phú Yên với các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên về phát triển giáo dục và đào tạo.

2. Tổ chức thực hiện.

Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan đầu mối:

- Tổ chức công bố quy hoạch đến các ngành, địa phương, nhân dân, các tổ chức kinh tế biết để phối hợp thực hiện.

- Hướng dẫn các cơ sở giáo dục cụ thể hoá các nội dung nêu trong quy hoạch và đưa vào các kế hoạch 05 năm, hàng năm.

- Định kỳ hàng năm tiến hành tổng kết, đánh giá để có điều chỉnh, bổ sung phù hợp.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Lao động-Thương binh và Xã hội, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Phạm Ngọc Chi