Quyết định 491/QĐ-UBND năm 2011 về phê duyệt Quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành
Số hiệu: | 491/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Phú Thọ | Người ký: | Hoàng Dân Mạc |
Ngày ban hành: | 18/02/2011 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài nguyên, Xây dựng nhà ở, đô thị, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 491/QĐ-UBND |
Việt Trì, ngày 18 tháng 02 năm 2011 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Quyết định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 104/2010/QĐ-TTg ngày 25/8/2010 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 3295/QĐ/BNN-TL ngày 27/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc Ban hành tài liệu hướng dẫn rà soát và điều chỉnh quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
Căn cứ Thông báo số 768/TB-TU ngày 7/10/2009 của Tỉnh ủy Phú Thọ về việc thông báo kết luận của Thường trực tỉnh ủy về kết quả 10 năm thực hiện Chương trình nước sinh hoạt nông thôn (1999 - 2009) và kế hoạch xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn đến năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 3534/QĐ-UBND ngày 03/11/2010 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc duyệt đề cương, dự toán lập qui hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến 2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 17/TTr- SNN-CCTL ngày 26/01/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
- Quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và dân sinh gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh;
- Phát triển và khai thác, quản lý sử dụng hợp lý các nguồn nước và hệ thống các công trình cấp nước, sản xuất cung ứng nước sạch theo hướng hiện đại; tiêu chuẩn mạng lưới quy mô lớn đảm bảo an toàn cho mạng lưới khi kết nối với nước đô thị hoặc khi kết nối các hệ thống với nhau: đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng nước cho nhân dân vùng nông thôn theo từng giai đoạn.
- Thực hiện xã hội hoá trong vịêc huy động nguồn nước; khai thác, cung cấp nước sinh hoạt đảm bảo chất lượng, phấn đấu đưa chất lượng nước đạt chuẩn Quốc gia.
2.1. Mục tiêu chung.
- Quy định nguồn nưới và hệ thống sản xuất cung cấp nước sạch đáp ứng nhu cầu ngày càng cao phục vụ sản xuất, đời sống khu vực nông thôn.
- Phấn đấu đạt mục tiêu cung cấp nước sạch đạt chuẩn Quốc gia cho yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
- Đáp ứng nhu cầu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến 2020.
- Làm cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý cho các cấp chính quyền và các ngành chỉ đạo chương trình cấp nước sinh hoạt nông thôn; định hướng cho lập kế hoạch trung, dài hạn và làm cơ sở cho các địa phương xây dựng các dự án đầu tư về cấp nước sinh hoạt nông thôn;
- Lượng nước cấp đảm bảo theo tiêu chuẩn cấp nước TCXDVN33:2006 .
2.2. Mục tiêu cụ thể
Cấp nước sinh hoạt nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020 cần đạt được các mục tiêu chính như sau:
- Đến năm 2015: Đạt 95% dân nông thôn được sử dụng nước hợp lý sinh cho sinh hoạt, trong đó 40% được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn Quốc gia từ công trình cấp nước tập trung;
- Đến năm 2020: Đạt 100% dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 65% được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn Quốc gia từ công tình cấp nước tập trung;
- Tiêu chuẩn lượng nước cấp cho 1 người là 60 lít/người. Ngày đêm với các tiêu chuẩn về nước sạch và nước hợp vệ sinh theo quy định của Bộ Y tê.
3.1. Phương án quy hoạch: Phương án quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn lựa chọn là: Phương án cấp nước kết hợp giữa tập trung và phân tán.
3.2. Nguồn nước cấp cho sinh hoạt nông thôn
a) Kết nối với hệ thống cấp nuớc đô thị: Tận dụng công suất dư thừa kết hợp nâng cấp công trình đầu mối của các nhà máy nước đô thị để đấu nối mở rộng phạm vi phục vụ ra các xã vùng nông thôn lân cận.
b) Nguồn nước lấy từ các dòng chính: Các dòng chính trên địa bàn tỉnh là 3 sông lớn: sông Đà, sông Thao và sông Lô, ngoài ra lấy nước từ các sông nhỏ và ngòi lớn trên địa bàn tỉnh để cấp nước sinh hoạt.
c) Nguồn nước của một số hồ chứa, đập dâng thủy lợi: Tận dụng những hồ, đập thủy lợi có nguồn nước dồi dào đủ để khai thác phục vụ sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt.
d) Nguồn tự chảy từ khe, suối: Lấy nước tự chảy từ các khe, suối vùng thượng nguồn thuộc khu vực các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập để cấp cho sinh hoạt.
e) Khai thác nước ngầm: Đối với các xã xa các hệ thống công trình thủy lợi, xa các công trình cấp nước đô thị khó khăn trong vịêc kết nối với các công trình cấp nước tập trung lớn khai thác nguồn nước ngầm để cấp cho sinh hoạt.
3.3. Phân vùng cấp nước.
Vùng cấp nước sinh hoạt nông thôn được phân thành 3 vùng sau:
- Vùng I - Vùng đồng bằng và ven các đô thị: bao gồm các xã ven đô thị và các xã ven sông Thao, Sông Đà, Sông Lô, Sông chảy, Sông Bứa nằm tập trung ở các huyện, Lâm Thao, Việt Trì, Thanh Thủy, thị xã Phú Thọ và mọt phần của các huyện, Tam Nông, Cẩm Khê, Phù Ninh, Đoạn Hùng, Thanh Ba. Nguồn cấp chủ yếu là các sông lớn, nhỏ và các đầm tự nhiên;
- Vùng II - Vùng trung du: bao gồm các xã có địa hình chia cắt bởi các cánh đồng nhỏ nằm xen kẹp giữa các quả đồi, gò thấp nằm tập trung ở một phần của các huyện: Tam Nông, Cẩm Khê, Hạ Hoà, Đoan Hùng, Phù Ninh, Thanh Ba. Nguồn cấp chủ yếu là các sông, ngòi, đầm tự nhiên và một số các hồ đập có lượng nước đủ để khai thác phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt;
- Vùng III - Vùng miền núi tập trung ở cá huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, một phần của các huyện: Hạ Hoà, Đoan Hùng. Nguồn cấp chủ yếu là các suối lớn, nhỏ và một số công trình thủy lợi có lượng nước đủ để khai thác phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
3.4. Giải pháp cấp nước cho các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh
a) Đối với các huyện: Cẩm Khê, Tam Nông, Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba và Phù Ninh:
- Các xã vùng ven sông: Giải pháp cấp nước cho vùng này là cải tạo, mở rộng các công trình cấp nước đã có và xây mới các công trình cấp nước tập trung bằng bơm dẫn mà nguồn cấp là nước sông Thao, sông Lô, sông Chảy.
- Các xã vùng đất giữa, vùng đồi gò: Có các ngòi chảy qua và một số đầm lớn, hồ thủy lợi có trữ lượng nước lớn đủ để cấp cho sản xuất và sinh hoạt xây dựng các công tình cấp nước tập trung quy mô liên xã để cấp nước sinh hoạt;
- Các khu dân cư sống quá xa có công trình cấp nước tập trung hoặc các xã khan hiếm nguồn nước mặt không có điều kiện xây dựng các công trình cấp nước tập trung thì phương án cấp nước là cải tạo những công trình cấp nước hộ gia đình đã có như giếng khoan, giếng đào, máng dẫn nước tự chảy đã có để đảm bảo có nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
b) Đối với các huyện vùng núi: Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập;
- Giải pháp cấp nước sinh hoạt chủ yếu của các huyện này là tận dụng nguồn nươc tự chảy từ các khe, suối, một số hồ thủy lợi nhỏ để xây dựng những công trình cấp nước cấp cho từng xã riêng lẻ; kết hợp tận dụng khai thác nguồn nước của một số hồ, đập thủy lợi lớn mà khu vực lân cận có dân cư tập trung để xây dựng công trình cấp nước tập trung quy mô liên xã;
- Đối với các thôn bản vùng núi quá xa khu vực có công trình cấp nước tập trung hoặc các xã không có điều kiện xây dựng các công trình cấp nước tập trung trung thì phương án cấp nước là cải tạo những công trình cấp nước hộ gia đình đã có như giếng khoan, giếng đào, máng dẫn nước tự chảy đã có để đảm bảo có nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho người dân.
c) Đối với huyện Lâm Thao:
Giải pháp cấp nước cho các xã thuộc huyện Lâm Thao là đấu nối với nhà máy nước Việt Trì. Một số xã có công trình cấp nước đã xây dựng đang phát triển hiệu quả thì nâng cấp mở rộng để phát huy hết công suất.
d) Đối với huyện Thanh Thủy
Giải pháp cấp nước sinh hoạt nông thôn cho huyện Thanh Thủy là sử dụng nguồn nước mặt từ sông Đà. Đối với các xã ven sông Đà từ Xuân Lộc đến Đoan Hạ bao gồm các xã; Xuân Lộc, Thạch Đồng, Tân Phương, La Phù, Bảo Yên, Đoan Hùng, Đào Xá xây dựng mạng đường ống đầu nối với nguồn nước của Nhà máy nước Xuân Lộc huyện Thanh Thủy; Xây dựng Nhà máy nước Trung nghĩa lấy nước từ sông Đà cấp cho các xã: Trung Thịnh, Trung Nghĩa, Đồng Luận, Hoàng Xá, Sơn Thủy, Phượng Mao; Xây dựng Nhà máy nước Tu Vĩ lấy nước Sông Đà cấp cho các xã Tu Vũ, Yến Mao.
Số dân sống rải rác ở vùng đồi, gò xa xã khu vực dân cư tập trung không có điều kiện dẫn nước từ công trình tập trung đến vì vậy phương án cấp nước là cải tạo những công trình cấp nước hộ gia đình đã có để đảm bảo có nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
e) Đối với các xã vùng nông thôn của thành phố Việt Trì và Thị xã Phú Thọ:
Giải pháp cấp nước sinh hoạt cho các xã vùng nông thôn là xây dựng các tuyến đường ống dẫn đầu nối với mạng đường ống sẵn có của nhà máy nước Việt Trì và nhà máy nước thị xã Phú Thọ do Công ty Cổ phần cấp nước Phú Thọ đang quản lý khai thác để cấp nước sinh hoạt cho nhân dân.
3.5. Kết quả quy hoạch
a) Giai đoạn 2010 - 2015
- Số công trình cấp nước tập trung được nâng cấp, mở rộng 03 công trình, xây dựng mới 24 công trình.
- Số công trình cấp nước quy mô hộ gia đình được cải tạo 29.643 công trình.
Số người được dùng nước phục vụ cho sinh hoạt hợp vệ sinh 1.162.073 người (đạt 95% dân số nông thôn). Trong đó có 489.294 người (tương đương 40% dân số nông thôn) được dùng nước sạch đạt tiêu chuẩn Quốc gia.
b) Giai đoạn 2016 - 2020;
- Số công trình cấp nước tập trung được nâng cấp, mở rộng tăng lên 74 công trình, xây dựng mới tăng lên 20 công trình.
- Số công trình cấp nước quy mô hộ gia đình được cải tạo 19.994 công trình.
- Số người được dùng nước phục vụ cho sinh hoạt hợp vệ sinh 1.223.325 người (đạt 100% dân số nông thôn). Trong đó có 795.105 người (tương đương 65% dân nông thôn) được dùng nước sạch đạt tiêu chuẩn Quốc gia.
3.6. Kinh phí thực hiện và nguồn vốn đầu tư
a) Kinh phí thực hiện: 1.832,03 tỷ đồng
Trong đó phân kỳ đầu tư như sau:
- Giai đoạn 2010 - 2015: 894,7 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2010 - 2020: 937,33 tỷ đồng.
b) Nguồn vốn đầu tư:
- Vốn ngân sách Nhà nước: 1.099,22 tỷ đồng. Chiếm 60%.
- Vốn đóng góp của nhân dân: 274,8 tỷ đồng. Chiếm 15%.
- Vốn đầu tư của các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác: 485,01 tỷ đồng. Chiếm 25%.
3.7. Các giải pháp thực hiện quy hoạch.
a) Giải pháp về quản lý, bảo vệ nguồn nước
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về quản lý, bảo vệ nguồn nước, có sự phối hợp chặt ché giữa các cấp các ngành trong việc quản lý, bảo vệ nguồn nước. Kiểm soát chặt chữ và áp nghiêm các hình thức xử lý đối với việc xả thải gây ô nhiễm nguồn nước.
- Có cơ chế phối hợp tốt đối với các tỉnh lân cận trong việc quả lý chặt chẽ việc đảm bảo môi trường của cá nhà máy sản xuất công nghiệp và các nhà máy chế biến nông, lâm sản ở thượng nguồn 3 sông lớn: sông Thao, sông Lô, sông Đà yêu cầu nước thải của các nhà máy trước khi thải ra môi trường phải bảo đảm xử lý triệt để không gây ô nhiễm nguồn nước ở hạ lưu.
- Chú trọng trồng mới và bảo vệ rừng đầu nguồn đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn tạo nguồn sinh thủy và chống sói mòn.
b) Giải pháp về cơ chế chính sách:
- Khuyến khích đầu tư nhằm xã hội hoá trong đầu tư, thu hút các nguồn lực từ bên ngoài đầu tư xây dựng công trình cấp nước.
- Ban hành các chính schs khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn theo định hướng của Nhà nước.
- Nhà nước đóng vai trò hướng dẫn và trợ cấp cho các gia đình thuộc diện chính sách, cho người nghèo, vùng dân tộc ít người và một số vùng đặc biệt khó khăn khác.
- Khuyến khích và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ sử dụng tiết kiệm nước trong công tác cấp nước, sử dụng nước sạch nông thôn, canh tác nông lâm nghiệp.
- Khoanh vùng và thông báo phạm vi bảo vệ lưu vực của các công trình cấp nước tập trung bằng nguồn nước mặt, nhất là các công trình cấp nước tự chảy.
c) Giải pháp huy động vốn:
+ Huy động nguồn lực từ:
- Vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia, vốn hỗ trợ của UNICFF, vốn vay ADB, vốn WB, vốn chương trình 134, 135, vốn bốn nhà tài trợ (Úc, Hà Lan, Đan Mạch, Dfit - Anh), vốn của các tổ chức phi chính phủ... và đóng góp của nhân dân.
- Nguồn vốn từ nhân dân: Huy động nguồn vốn của dân trong khu vực hưởng lợi để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện dự án và nâng cao tính tự giác tinh thần trách nhiệm của người dân trong việc quản lý sử dụng, bảo vệ công trình sau đầu tư. Việc góp vốn của nhân dân thông qua các hình thức sau: Đóng góp bằng ngày công lao động để xây dựng công trình; Đóng góp trực tiếp bằng tiền để xây dựng công trình. Ngoài ra huy động vốn của dân gắn với việc hoàn trả cho phí xây dựng mà Nhà nước đã đầu tư bằng hình thức thu tiền bán nước sạch với giá hợp lý.
- Mức độ đóng góp của dân sẽ tùy thuộc vào từng khu vực, đối với đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa, các gia đình chính sách thì nhà nước hỗ trợ là chính. Các khu vực có kinh tế xã hội phát triển mức đóng góp nhiều hơn và ngược lại các khu vực có nền kinh tế xã hội phát triển kém sẽ đóng góp nhiều hơn. Chính sách phân vùng ưu tiên: Đối với vùng nông thôn tỷ lệ đóng góp của dân tối đa là 20%. Đối với vùng miền núi tỷ lệ đóng góp vốn của dân tối đa là 5%.
- Nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác: Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, các doanh nghiệp này sẽ thu phí sử dụng nước và các dịch vụ vệ sinh môi trường để hoàn vốn đầu tư và thu lợi nhuận.
d) Giải pháp về tổ chức quản lý khai thác công trình sau đầu tư:
+ Các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn sau khi hoàn thành phải bàn giao cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, năng lực tham gia quản lý vận hành, khai thác.
+ Tất cả các tổ chức, cá nhân được giao quản lý khai tác công trình cấp nước có đủ điều kiện, năng lực và tuân thủ đầy đủ các nội dung của Quyết định số 1441/2007/QĐ- UBND ngày 18/6/2007 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về quản lý, khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn.
+ Quản lý Nhà nước về cấp nước sinh hoạt nông thôn là Sở Nông nghiệp và PTNT. Công tác quản lý vận hành công trình cấp nước thực hiện như sau:
- Những nơi có trạm Thuỷ nông giao cho Công ty TNHH Nhà nước một thành viên khai thác CTTL quản lý, những nơi không có trạm Thủy nông thì giao cho các doanh nghiệp các Hợp tác xã dịch vụ thủy lợi hoặc hợp tác xã dịch vụ cấp nước nông thôn trực thuộc UBND xã quản lý.
+ Đối với các công trình cấp nước đầu nối với nước đô thị giao cho Công ty TNHH Nhà nước MTV cấp nước Phú Thọ quản lý. Mức thu tiền nước chỉ tính chi phí quản lý vận hành và chi phí duy tu bảo dưỡng thường xuyên, không yêu cầu tính toán thu hồi vốn đầu tư XD công trình.
- Đối với các công trình cấp do tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư xây dựng phù hợp với quy hoạch, được cấp có thẩm quyền phê duyệt và không có tranh chấp về nguồn nước thì UBND xã giao cho tổ chức, cá nhân đó tự quản lý, yêu cầu tính toán thu hồi vốn đầu tư XD công trình.
- Đối với công trình nước do tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư xây dựng phù hợp với quy hoạch, được cấp có thẩm quyền phê duyệt và không có tranh chấp về nguồn nước thì UBND xã giao cho tổ chức, cá nhân đó tự quản lý, khai thác công trình.
- Đối với những công trình đã giao cho các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác những hoạt động không hiệu quả hoặc bị hư hỏng do yếu tố khách quan nhưng không có kinh phí để sửa chữa thì: Nừu có tổ chức, cá nhân tự nguyện bỏ vốn đầu tư sửa chữa, sau đó nhận làm dịch vụ cung cấp nước theo giá quy định giao khoán cho tổ chức, cá nhân đó được quyền quản lý, khai thác công trình và thu tiền nước;
- Tổ chức, cá nhân được giao trực tiếp quản lý, khai thác công trình có thể liên doanh với một tổ chức, cá nhân khác có đủ năng lực để thực hiện quản lý, khai thác công trình cho có hiệu quả.
e) Giải pháp về quản lý đầu tư xây dựng công trình quy hoạch:
Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý Nhà nước trong lĩnh vực cấp nước sinh hoạt nông thôn. Các dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn không do Sở Nông nghiệp làm chủ đầu tư phải có ý kiến của Sở NN&PTNT từ quy hoạch đến khảo sát, thiết kế, xây dựng và quản lý khai thác để đảm bảo triển khai thực hiện theo đúng quy hoạch và đảm bảo kỹ, mỹ thuật phát huy hiệu quả bền vững.
f) Giải pháp về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng và quản lú khai thác công trình cấp nước:
- Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại trong thiết kế, xây dựng, quản lý vận hành các công trình phù hợp với từng vừng, từng địa phương.
- Từng bước cải tạo, nâng cấp, thay thế thiết bị cho các nhà máy hiện có nhằm đáp ứng yêu cầu giảm thất thoát nước, giảm chi phí về năng lượng, hoá chất và vận hành.
- Ưu tiên sử dụng vật tư, thiết bị trong nước có chất lượng cao. Trong công trình đầu tư xây dựng mới, khuyến khích sử dụng các vật tư, thiết bị có chất lượng cao, sử dụng nước tiết kiệm và tiết kiệm năng lượng được sản xuất trong nước.
g) Giải pháp về truyền thông
- Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên cấp xã, bồi dưỡng, đào tạo trang bị kiến thức về truyền thông và các kiến thức cơ bản về nước sạch. Vởn động nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia đóng góp sức người, kinh phí xây dựng công trình.
- Huy động các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể tham gia thực hiện chương trình, phối hợp, lồng ghép với các chương trình giáo dục sức khoẻ của các ngành Y tế, Giáo dục...
- Tiến hành công tác truyền thông trên quy mô rộng rãi và thường xuyên. Hình thức đa dạng, tập trung chủ yếu vào các đối tượng phụ nữ và trẻ em. Nội dung tuyên truyền cần phong phú, nội dung đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với trình độ dân trí từng vùng, từng địa phương.
h) Giải pháp tăng cường đào tạo nguồn nhân lực phục vụ xây dựng và quản lý vận hành công trình:
- Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý về cấp thoát nước và vệ sinh môi trường nôn thôn, chú trọng việc tạo nguồn nhân lực từ chính người sinh sống ở địa phương nhất là đồng bào dân tộc.
Các tổ đội quản lý vận hành các công trình cấp nước sinh hoạt ở nông thôn phải được đào tạo, tập huấn để có kiến thức cơ bản trong công tác quản lý vận hành, bảo dưỡng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn.
- Có chính sách ưu tiên để thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật cán bộ quản lý và lao động có tay nghề cao hoạt động trong lĩnh vực quản lý nhà nước và khảo sát, thiết kế, xây dựng, quản lý vận hành công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn.
i) Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước và vai trò tham gia giám sát của cộng đồng trong việc xây dựng và quản lý công trình cấp nước:
- Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn ngừa và xử lý theo pháp luật các hoạt động tìm kiếm thăm dò khai thác nguồn nước ngầm trái phép cũng như các hoạt động gây tổn thất hoặc ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm trong lưu vực.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong tất cả các khâu từ chuẩn bị đầu tư đến quản lý vận hành công trình sau đầu tư.
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở, tăng cường chức năng giám sát của cộng đồng trong đầu tư xây dựng và quản lú vận hành công trình.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục thông qua các chương trình, phát thanh truyền hình, báo chí chuyển tải các thông tin cần thiết, các mô hình và những kinh nghiệm quản lý tốt, phổ biến các chính sách của nhà nước đã ban hành, nâng cao ý thức cộng đồng trong việc xây dựng, quản lý tài nguyên nước và công trình cấp nước nông thôn.
4.1. Trách nhiệm của sở, ban, ngành trong tỉnh.
+ Sở Nông nghiệp và PTNT:
- Thực hiện chức năng quản ký nhà nước về cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh. Lập kế hoạch đầu tư xây dựng công trình cấp nước hàng năm báo cáo UBND tỉnh.
- Lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng tập huấn nâng cao năng lực về tổ chức quản lý, khai thác, vận hành, bảo dưỡng công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn;
- Chỉ đạo thanh tran, kiểm tra, đánh giá hiện trạng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn.
+ Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Hàng năm tham mưu đề xuất với UBNS tỉnh và HĐND tỉnh bố trí các nguồn vốn cho chương trình.
- Thẩm định các dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn và công tác giám sát đầu tư; thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư các công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh.
+ Sở Tài chính:
- Cấp vốn theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt để các sơ, ban ngành và UBND các huyện, thành, thị có kinh phí thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn.
- Tổ chức thẩm định giá dịch vụ cấp nước, xây dựng khung giá nước nông thôn trình UBND tỉnh quyết định để thực hiện.
+ Sở Y tế: Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng theo Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch ban hành kèm theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT , ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
+ Sở Tài nguyên và Môi trường: Tăng cường quản lý Nhà nước về tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; hướng dẫn các địa phương, các tổ chức quản lý khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn lập hồ sơ đăng ký, cấp phép khai thác tài nguyên nước; kiểm tra việc chấp hành thu phí nước thải theo quy định. Kiểm tra, giám sát chặt chữ việc đảm bảo môi trường đối với các nhà máy các xí nghiệp công nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh, yêu cầu nước thải của các nhà máy trước khi thải ra môi trường phải đảm bảo xử lý triệt để không gây ô nhiễm nguồn nước không gây hại cho sức khoẻ con người.
+ Đài phát thanh truyền hình Phú Thọ, báo Phú Thọ: Thực hiện các chương trình giáo dục truyền thông về quản lý sử dụng nguồn nước và công trình cấp nước sinh hoạt trên các phương tiện thông tin đại chúng.
+ Các sở, ban, ngành, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể: Tuyên truyền vận động, hướng dẫn nhân dân trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách về quản lý, xây dựng và sử dụng nguồn nước, công trình nước sạch nông thôn.
4.2. Trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong tỉnh.
+ UBND các huyện, thành, thị.
- Chỉ đạo UBND các xã tăng cường quản lý đối với các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn; thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động của các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình cấp nước trên địa bàn;
- Rà soát lại việc tổ chức quản lý vận hành các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung trên địa bàn, chỉ đạo việc củng cố, hoàn thiện hoặc sắp xếp lại các tổ chức quản lý vận hành đảm bảo khai thác có hiệu quả các công trình cấp nước.
- Phê duyệt phương án quản lý vận hành đối với công trình cấp nước liên xã nằm trên địa bàn huyện do các doanh nghiệp, các hợp tác xã dịch vụ cấp nước quản lý khai thác.
+ UBND các xã, thị trấn.
- Lập hồ sơ, thực hiện các thủ tục xin cấp phép khai thác nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước (đối với công trình bàn giao cho địa phương).
- Giao cho các tổ chức, cá nhân trong xã trực tiếp quản lý, khai thác công trình cấp nước; phê duyệt Quy chế hoạt động của tổ chức, cá nhân được giao quản lý, khai thác công trình cấp nước theo quy định Nhà nước.
- Chỉ đạo thực hiện phương án bảo vệ nguồn nước, bảo vệ công trình, kế hoạch phát triển công trình cấp nước.
- Tiếp nhận, quản lý sử dụng kinh phí hỗ trợ của Nhà nước cho công tác quản lý khai thác công trình cấp nước.
- Theo dõi, đánh giá tình hình hoạt động của công trình cấp nước, chỉ đạo thực hiện bảo trì, bảo dưỡng công trình;
- Kiểm tra, đôn đốc và đánh giá hoạt động của các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, khai thác công trình cấp nước, đảm bảo hoạt động quản lý, khai thác công trình cấp nước đúng Quy chế đã ban hành;
- Tổ chức các hoạt động truyền thông về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, nâng cao nhận thức cho người dân về quyền và nghĩa vị trong quản lý sử dụng nguồn nước. Ngăn chặn, xử lý các vi phạm về bảo vệ công trình, tranh chấp nguồn nước.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Thông tư 05/2009/TT-BYT ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt” Ban hành: 17/06/2009 | Cập nhật: 19/06/2009
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 33:2006 về cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình - tiêu chuẩn thiết kế do Bộ Xây dựng ban hành Ban hành: 17/03/2006 | Cập nhật: 27/02/2013
Nghị định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng Ban hành: 24/01/2005 | Cập nhật: 06/12/2012