Quyết định 488/QĐ-UBND năm 2014 phân công nhiệm vụ các thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Kạn
Số hiệu: 488/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn Người ký: Triệu Đức Lân
Ngày ban hành: 25/03/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Ngân hàng, tiền tệ, Chính sách xã hội, Tổ chức bộ máy nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 488/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 25 tháng 3 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÁC THÀNH VIÊN BAN ĐẠI DIỆN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH BẮC KẠN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số: 16/QĐ/2003/QĐ-TTg ngày 22/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH);

Căn cứ Quyết định số: 162/QĐ-HĐQT ngày 17/4/2003 của Hội đồng quản trị NHCSXH về việc Ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp;

Căn cứ Quyết định số: 1158/QĐ-UBND ngày 25/7/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Kạn về việc kiện toàn Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) NHCSXH tỉnh Bắc Kạn;

Xét đề nghị của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Kạn tại Tờ trình số: 243/TTr-NHCS ngày 21/3/2014 về việc đề nghị phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh Bắc Kạn, cụ thể như sau:

I. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh

1. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

2. Phân công nhiệm vụ và đôn đốc các Thành viên Ban đại diện HĐQT thực hiện nhiệm vụ.

3. Giải quyết theo thẩm quyền các đề xuất, kiến nghị do Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh báo cáo.

4. Trực tiếp chủ trì các phiên họp Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh.

5. Chỉ đạo thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh đối với các chương trình tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn toàn tỉnh.

II. Nhiệm vụ của Thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh

1. Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh là Thành viên thường trực Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh

- Thường xuyên báo cáo Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh về tình hình hoạt động của Chi nhánh NHCSXH tỉnh.

- Ghi chép biên bản các phiên họp Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh.

- Quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu của Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh.

- Chuẩn bị nội dung chương trình và kế hoạch kiểm tra, giám sát cho Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát theo phân công của Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh đối với các chương trình tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Có trách nhiệm quản lý nguồn vốn Ngân sách (Trung ương, Địa phương) để triển khai cho vay, thu nợ theo quy định và bảo toàn nguồn vốn cho Nhà nước.

- Chịu trách nhiệm trước Pháp luật và các Cơ quan quản lý Nhà nước về quản lý sử dụng các nguồn vốn.

- Chủ động đề xuất biện pháp xử lý đối với những tồn tại, vướng mắc trong hoạt động của Chi nhánh NHCSXH tỉnh; tổng hợp, đề nghị xử lý đối với các khoản nợ bị rủi ro của toàn Chi nhánh với NHCSXH và các ngành, các cấp có liên quan.

- Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh: Chuẩn bị nội dung, các điều kiện cần thiết cho các phiên họp Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh và dự thảo các văn bản, trình Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh ban hành.

2. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh - Thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh

- Có trách nhiệm tham mưu, đề xuất để thực hiện thanh tra, kiểm soát hoạt động tín dụng theo quy định về quản lý Nhà nước trên địa bàn.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát theo phân công của Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh đối với các chương trình tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh giao.

3. Lãnh đạo Sở Tài chính tỉnh - Thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh

- Phối hợp với các ngành liên quan, xem xét đề xuất các biện pháp xử lý nợ rủi ro trong quá trình cho vay, giải pháp thu nợ cho NHCSXH trên địa bàn toàn tỉnh.

- Hàng năm, căn cứ nguồn vốn ngân sách của tỉnh, báo cáo UBND tỉnh xem xét, trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh chuyển một số vốn nhất định cho NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại địa phương.

- Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh về việc sửa đổi phân phối sử dụng số tiền lãi thu được từ nguồn vốn địa phương (nếu chưa phù hợp).

- Thực hiện kiểm tra, giám sát theo phân công của Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh đối với các chương trình tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Trực tiếp theo dõi và chỉ đạo Ban đại diện HĐQT huyện, thị xã theo sự phân công của Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh hằng năm.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban đại diện tỉnh giao.

4. Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh - Thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh

- Thường xuyên báo cáo Trưởng Ban đại diện những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện tín dụng chính sách liên quan tới lĩnh vực do Sở Lao động - Thương binh và xã hội quản lý.

- Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện, thị xã tích cực tham mưu, đề xuất với Chính quyền địa phương phối hợp với NHCSXH để thực hiện giảm nghèo và giải quyết việc làm tại địa phương.

- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và Chi nhánh NHCSXH tỉnh lập kế hoạch phân bổ nguồn vốn Quỹ giải quyết việc làm cho các huyện, thị xã. Phối hợp với NHCSXH thực hiện nhiệm vụ cho vay giải quyết việc làm theo chỉ tiêu của UBND tỉnh giao.

- Chủ trì phối hợp với Chi nhánh NHCSXH tỉnh xử lý các vấn đề tồn tại liên quan tới việc cho vay chương trình tín dụng Xuất khẩu lao động và Giải quyết việc làm.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát theo phân công của Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh đối với các chương trình tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Trực tiếp theo dõi và chỉ đạo Ban đại diện HĐQT huyện, thị xã theo sự phân công của Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh hằng năm.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban đại diện tỉnh giao.

5. Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh - Thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh

- Thực hiện kiểm tra, giám sát theo phân công của Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh đối với các chương trình tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Trực tiếp theo dõi và chỉ đạo Ban đại diện HĐQT huyện, thị xã theo sự phân công của Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh hằng năm.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban đại diện tỉnh giao.

6. Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh - Thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh

- Đề xuất, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh gắn các chương trình tín dụng của Chi nhánh NHCSXH tỉnh với nhiệm vụ chính trị - xã hội của địa phương.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát theo phân công của Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh đối với các chương trình tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Trực tiếp theo dõi và chỉ đạo Ban đại diện HĐQT huyện, thị xã theo sự phân công của Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh hằng năm.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban đại diện tỉnh giao.

7. Lãnh đạo Ban dân tộc tỉnh - Thành viên Ban đại diện HĐQT tỉnh

- Đề xuất, tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp để chỉ đạo triển khai các chương trình chính sách liên quan đến các xã đặc biệt khó khăn, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn trên địa bàn.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát theo phân công của Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh đối với các chương trình tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Trực tiếp theo dõi và chỉ đạo Ban đại diện HĐQT huyện, thị xã theo sự phân công của Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh hằng năm.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban đại diện tỉnh giao.

8. Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh - Thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh

- Tham mưu cho Trưởng Ban đại diện HĐQT tỉnh, chuẩn bị nội dung và các điều kiện cần thiết cho các phiên họp Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh theo định kỳ hoặc đột xuất do Trưởng ban đại diện quyết định.

- Tổng hợp, theo dõi các phiên họp của Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh; đầu mối dự thảo các văn bản như: Nghị quyết, Thông báo kết luận, Quyết định… trình Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh ban hành.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát theo phân công của Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh đối với các chương trình tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Trực tiếp theo dõi và chỉ đạo Ban đại diện HĐQT huyện, thị xã theo sự phân công của Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh hằng năm.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban đại diện tỉnh giao.

9. Lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh - Thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh

- Chỉ đạo, hướng dẫn cấp hội cơ sở thực hiện tốt các công đoạn đã được NHCSXH ủy thác; phối hợp với Chính quyền địa phương thành lập các tổ Tiết kiệm và vay vốn, bình xét các đối tượng vay vốn theo quy định tạo kênh dẫn vốn của NHCSXH để hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn.

- Chỉ đạo, hướng dẫn cấp hội cơ sở xây dựng dự án, nhận ủy thác cho vay, chương trình cho vay giải quyết việc làm của NHCSXH.

- Chỉ đạo, hướng dẫn cấp Hội cơ sở thường xuyên tổ chức các hoạt động hội, giúp đỡ nhau phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích để hạn chế đến mức thấp nhất về rủi ro tín dụng.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát theo phân công của Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh đối với các chương trình tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Trực tiếp theo dõi và chỉ đạo Ban đại diện HĐQT huyện, thị xã theo sự phân công của Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh hằng năm.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban đại diện tỉnh giao.

10. Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh - Thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh

- Chỉ đạo, hướng dẫn cấp hội cơ sở thực hiện tốt các công đoạn đã được NHCSXH ủy thác; Phối hợp với Chính quyền địa phương thành lập các tổ Tiết kiệm và vay vốn, bình xét các đối tượng vay vốn theo quy định tạo kênh dẫn vốn của NHCSXH để hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn.

- Chỉ đạo, hướng dẫn cấp hội cơ sở xây dựng dự án, nhận ủy thác cho vay, chương trình Giải quyết việc làm của NHCSXH.

- Chỉ đạo, hướng dẫn cấp Hội cơ sở thường xuyên tổ chức các hoạt động hội, giúp đỡ nhau phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích để hạn chế đến mức thấp nhất về rủi ro tín dụng.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát theo phân công của Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh đối với các chương trình tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Trực tiếp theo dõi và chỉ đạo Ban đại diện HĐQT huyện, thị xã theo sự phân công của Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh hằng năm.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban đại diện tỉnh giao.

11. Lãnh đạo Hội Cựu chiến binh tỉnh - Thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh

- Chỉ đạo, hướng dẫn cấp hội cơ sở thực hiện tốt các công đoạn đã được NHCSXH ủy thác; Phối hợp với Chính quyền địa phương thành lập các tổ Tiết kiệm và vay vốn, bình xét các đối tượng vay vốn theo quy định tạo kênh dẫn vốn của NHCSXH để hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn.

- Chỉ đạo, hướng dẫn cấp Hội cơ sở xây dựng dự án, nhận ủy thác cho vay, chương trình giải quyết việc làm của NHCSXH.

- Chỉ đạo, hướng dẫn cấp Hội cơ sở thường xuyên tổ chức các hoạt động hội, giúp đỡ nhau phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích để hạn chế đến mức thấp nhất về rủi ro tín dụng.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát theo phân công của Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh đối với các chương trình tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Trực tiếp theo dõi và chỉ đạo Ban đại diện HĐQT huyện, thị xã theo sự phân công của Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh hằng năm.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban đại diện tỉnh giao.

12. Lãnh đạo Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh - Thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh

- Chỉ đạo, hướng dẫn cấp Hội cơ sở thực hiện tốt các công đoạn đã được NHCSXH ủy thác; phối hợp với Chính quyền địa phương thành lập các tổ Tiết kiệm và vay vốn, bình xét các đối tượng vay vốn theo quy định tạo kênh dẫn vốn của NHCSXH để hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn.

- Chỉ đạo, hướng dẫn cấp Hội cơ sở xây dựng dự án, nhận ủy thác cho vay, chương trình Giải quyết việc làm của NHCSXH.

- Chỉ đạo, hướng dẫn cấp Hội cơ sở thường xuyên tổ chức các hoạt động hội, giúp đỡ nhau phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích để hạn chế đến mức thấp nhất về rủi ro tín dụng.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát theo phân công của Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh đối với các chương trình tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Trực tiếp theo dõi và chỉ đạo Ban đại diện HĐQT huyện, thị xã theo sự phân công của Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh hằng năm.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban đại diện tỉnh giao.

Điều 2. Các thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh hoạt động theo sự phân công của Trưởng Ban đại diện. Chế độ quyền lợi của các thành viên thực hiện theo chế độ hiện hành.

Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Kạn là cơ quan thường trực của Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Kạn và các ông (bà) có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Triệu Đức Lân

 

 





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.