Quyết định 48/2009/QĐ-UBND về Đổi tên Chi cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn thành Chi cục Phát triển nông thôn và ban hành Quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Chi cục Phát triển nông thôn
Số hiệu: 48/2009/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh Người ký: Phạm Văn Tân
Ngày ban hành: 07/09/2009 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tổ chức bộ máy nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 48/2009/QĐ-UBND

Tây Ninh,ngày 7 tháng 9 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

ĐỔI TÊN CHI CỤC HỢP TÁC XÃ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH CHI CỤC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG,NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI CỤC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003,

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15 tháng 5 năm 2008 của ln tịch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ nội vụ hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp xã về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết đnh số 78/2008/QĐ-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn va cơ cấu tổ chức bộ máy ca Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Từ trình số 245/TTr-SNV, ngay 21 tháng 8 năm 2009,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Đổi tên (Từ Cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn thành Chi cục Phát triển nông thôn, trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh

Điều 2. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Phát triển nông thôn

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 148/QĐ-LB, ngày 31/12/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc thành lập Chi cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở NộI vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thủ trưởng các sở, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ
- Bộ Nông nghiệp và PTNT
- Cục KTVB (Bộ Tư pháp);
- Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh;
- TTTU-HĐNĐ tỉnh
-Như điều 3;
- Lưu VT, VPUBNĐ tỉnh

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phạm Văn Tân

 

QUY ĐỊNH

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI CỤC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRỰC THUỘC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIểN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 48/2009/QĐ-UBND, ngày 07/9/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)

Chương I

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG

Điêu 1. Vi trí, chức năng

1. Chi cục Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chịu sự chỉ đạo, quản lý toàn diện của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng thời chấp hành sự chỉ đạo kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn;

2. Chi cục Phát triển nông thôn giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh.

3. Chi cục Phát triến nông thôn có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước theo quy định; được sdụng kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước cấp theo kế hoạch hàng năm.

4. Địa chỉ: số 136 đường Trần Hưng Đạo, Khu phố 1, Phường 1, Thị xã Tây Ninh, tnh Tây Ninh.

Chương II

NHIỆM VỤ, QUYÊN HẠN

Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn

1 Tham mưu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dng quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm, các chương trình, dự án, cơ chế chính sách về lĩnh vực chuyên ngành: kinh tế hợp tác, hợp tác xã, kinh tế hộ, kinh tế trang trại trong nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp); quy hoạch, b trí dân cư, di dân tái định cư trong nông nghiệp, nông thôn; xây dựng mô hình nông thôn mới, xoá đói giảm nghèo trong nông nghiệp và nông thôn; phát trin làng ngh, ngành nghnông thôn; chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sn;

2. Tham mưu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp. trình Ủy ban nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách, biện pháp khuyến khích phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn cấp xã giúp Sở theo dõi, tng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tnh về phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh;

3. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định phân công, phân cấp thẩm định các chương trình, dự án liên quan đến di dân, tái định cư trong nông thôn; kế hoạch chuyn dịch cơ cu kinh tế và chương trình phát triển nông thôn; phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn gn với hộ gia đình và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh theo thm quyền được giao;

4. Hướng dẫn phát triển kinh tế hộ, trang trại, kinh tế hợp tác, hợp tác xã, phát triển ngành, nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền được giao;

5. Hướng dẫn, kim tra việc thực hiện công tác định canh, di dân, tái định cư trong nông nghiệp, nông thôn phù hợp với quy hoạch phát trin kinh tế - xã hội của địa phương;

6. Tổ chức thực hiện chương trình, dự án hoặc hợp phần của chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo, chương trình xây dựng nông thôn mới; xây dng khu dân cư; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền được giao;

7. Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá tình hình phát triển che biến đối với các ngành hàng và lĩnh vực cơ điện, ngành nghề, làng nghề nông thôn, bảo quản sau thu hoạch thuộc phạm vi quản lý được cấp có thm quyền giao;

8. Đề xuất cơ chế chính sách phù hợp thúc đẩy phát triển chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản;

9. Đầu mối quản lý nhà nước về các cơ sở chế biến bảo quản nông, lâm, thủy sản và những sản phẩm nòng, lâm, thủy sản chủ yếu có gan với vùng nguyên liệu;

10. Đe xuất cơ chế chính sách htrợ nhân dân mua máy, thiết bị cơ giới hóa nông nghiệp (nông, lâm, thủy sản, ngành nghề nông thôn) và bảo quản trong và sau thu hoạch;

1 1. Đầu mối quản lý nhà nước về các cơ sở dịch vụ cơ điện nông, lâm, thủy sản;

12. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và quản lý việc thực hiện sdụng và thanh quyết toán vốn đã được đầu tư thuộc chương trình, dự án, kế hoạch hàng năm được giao;

13. Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn;

14. Thực hiện quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Chi cục theo thẩm quyền.

15. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cp ca Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc SNông nghiệp và Phát triển nông thôn giao và một snhiệm vụ theo chỉ đạo của Cục Kinh tế hợp tác và Phát trin nông thôn.

Chưong III

CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ BIÊN CHẾ

Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Chi cục Phát triển nông thôn

1. Ban lãnh đạo Chi cục: Chi cục Phát triển nông thôn có Chi cục trương và 02 Phó Chi cc trưởng;

a) Chi cục làm vic theo chế độ thủ trưng, Chi cục trưởng là người lãnh đạo cao nhãt, quản lý và điều hành mọi hoạt động của Chi cục, chịu trách nhiệm trước Giám đc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động ca Chi cục.

b) Các Phó Chi cục trưng là người giúp việc cho Chi cục trưởng, do Chi cục trưởng phân công đảm nhiệm một smặt công tác và chịu trách nhiệm trước Chi cục trưng và trước pháp luật về thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

c) Việc bnhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với Chi cục trường, các Phó Chi cục trường thực hiện theo quy định về tiêu chuẩn và phân cấp qun lý cán bộ, công chức hiện hành của tnh.

2. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ:

- Phòng Tổ chức – Tổng hợp;

- Phòng Phát triển nông thôn,

- Phòng Kế hoạch -Tài chính.

Điều 4. Biên chế của Chi cục Phát triển nông thôn

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao của Chi cục, Chi cục trưởng Chi cục Phát trin nông thôn xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm, đề nghị SNông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất với Sở Nội vụ về số lượng biên chế, trình Chtịch y ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.

Chi cục trưng Chi cục Phát triển nông thôn có trách nhiệm bố trí sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với chức danh chuyên môn, tiêu chun ngạch công chức, viên chức theo quy định của Nhà nước, đảm bo hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 5. Chi cục Trưởng Chi cục Phát triển nông thôn có trách nhiệm xây dựng và ban hành Quy chế làm việc của Chi cục để đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

 

Điều 6. Trong quá trình thực hiện, quy định này được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ, theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nội vụ và quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh ./.