Quyết định 473/QĐ-UBND năm 2017 Quy định về bảo dưỡng thường xuyên đường bộ theo chất lượng thực hiện trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Số hiệu: | 473/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Cà Mau | Người ký: | Trần Hồng Quân |
Ngày ban hành: | 14/03/2017 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giao thông, vận tải, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 473/QĐ-UBND |
Cà Mau, ngày 14 tháng 03 năm 2017 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 178/2013/TT-BTC ngày 02/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Quyết định số 3409/QĐ-BGTVT ngày 08/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành định mức bảo dưỡng thường xuyên đường bộ;
Căn cứ Quyết định số 1682/QĐ-TCĐBVN ngày 07/10/2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc công bố Tiêu chuẩn cơ sở - TCCS 07:2013/TCĐBVN: Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 270/TTr-SGTVT ngày 22/12/2016, Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 634/STC-TCĐT ngày 02/3/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy định về bảo dưỡng thường xuyên đường bộ theo chất lượng thực hiện trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Giao thông vận tải; Giám đốc Sở Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Cà Mau; Thủ trưởng các sở, ngành và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
VỀ BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐƯỜNG BỘ THEO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 473/QĐ-UBND ngày 14 tháng 03 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định về bảo dưỡng thường xuyên đường bộ theo chất lượng thực hiện (sau đây gọi tắt là khoán) trên các tuyến đường bộ thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau.
2. Quy định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau.
1. Khoán công tác quản lý:
a) Quy định về nghiệm thu:
- Sở Tài chính, chủ đầu tư, đơn vị quản lý dự án và nhà thầu tổ chức nghiệm thu từ ngày 20 đến ngày 30 các tháng 3, 6, 9, 12 (mỗi quý 01 lần).
- Thành phần tham gia nghiệm thu thực hiện đánh giá mức độ đáp ứng (điểm) theo cơ chế tập thể thống nhất; trường hợp không thống nhất (số biểu quyết bằng nhau) thì lấy theo kết quả trung bình của các thành phần tham gia. Nhà thầu tham gia nghiệm thu nhưng không tham gia chấm điểm.
- Tổng số điểm là 100 (một trăm) điểm; mỗi tiêu chí (hay mức độ đáp ứng) thực hiện không tốt trừ ít nhất 02 (hai) điểm.
b) Quy định về khấu trừ kinh phí thực hiện và hình thức xử lý:
- Đạt mức điểm ≥ 95: Thanh toán 100% giá trị công tác quản lý.
- Đạt mức điểm từ 90 đến dưới 95: Thanh toán 95% giá trị công tác quản lý.
- Đạt mức điểm từ 85 đến dưới 90: Thanh toán 85% giá trị công tác quản lý. Buộc nhà thầu khắc phục trước khi thanh toán.
- Đạt mức điểm từ 80 đến dưới 85: Thanh toán 80% giá trị công tác quản lý. Buộc nhà thầu khắc phục trước khi thanh toán.
- Đạt mức điểm từ 70 đến dưới 80: Thanh toán 70% giá trị công tác quản lý. Buộc nhà thầu khắc phục trước khi thanh toán. Xem xét lựa chọn nhà thầu khác thực hiện.
- Đạt mức điểm dưới 70: Không nghiệm thu công tác quản lý và buộc hoàn trả tạm ứng (nếu có). Xem xét lựa chọn nhà khác thực hiện.
c) Tài liệu nghiệm thu và thanh, quyết toán:
- Biên bản nghiệm thu chất lượng thực hiện (theo mẫu bên dưới);
- Hợp đồng và Hồ sơ bảo dưỡng thường xuyên.
d) Yêu cầu về chất lượng thực hiện, mức độ đáp ứng và điểm tương ứng:
Kiểm tra trên hồ sơ, các văn bản báo cáo của nhà thầu và thực tế tại hiện trường.
STT |
TIÊU CHÍ |
CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN |
MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG |
ĐÁNH GIÁ (điểm) |
1 |
- Tuần đường. - Kiểm tra định kỳ, khẩn cấp, cập nhật số liệu cầu đường và tình hình bão lũ. - Kiểm tra cầu. - Kiểm tra trước và sau mùa mưa bão. |
Thực hiện đầy đủ các nội dung quy định tại Mục 4.2.1; 4.2.8; 4.2.9; 4.2.10 và 4.2.11 TCCS 07:2013/TCĐBVN |
- Có thực hiện hằng ngày, hàng tháng và đột xuất (nếu cần), trước và sau mưa bão; ghi chép sổ đầy đủ. - Có báo cáo lãnh đạo công ty (nhà thầu) và lãnh đạo công ty xử lý, giải quyết kịp thời; ghi chép sổ đầy đủ. - Có đầy đủ hồ sơ, số liệu, lý lịch đường, cầu chính xác. Lưu trữ ngăn nắp và ở tình trạng tốt. - Thực hiện báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất kịp thời; nội dung đầy đủ và có hình ảnh kèm theo (nếu cần). |
60 |
2 |
Đếm xe |
Thực hiện đầy đủ các nội dung quy định tại Mục 4.2.5 TCCS 07:2013/TCĐBVN |
Tổ chức đếm xe đúng vị trí, đủ số ngày, số giờ quy định; số liệu trung thực; báo cáo đúng ngày quy định. |
10 |
3 |
Quản lý hành lang an toàn đường bộ và đấu nối |
Thực hiện đầy đủ các nội dung quy định tại Mục 4.2.2 TCCS 07:2013/TCĐBVN |
- Phát hiện sớm; chính xác vị trí, đối tượng vi phạm; lập biên bản kịp thời. - Hồ sơ quản lý đầy đủ. - Phối hợp tốt với chính quyền địa phương và các đơn vị khi cần thiết. - Hàng tháng báo cáo, hình ảnh đầy đủ. |
15 |
4 |
Trực bão lũ và xử lý tình huống khẩn cấp |
Thực hiện đầy đủ các nội dung quy định tại Mục 4.2.3 TCCS 07:2013/TCĐBVN |
Có phân công trực đầy đủ về nhân lực và thời gian; xử lý kịp thời các tình huống phát sinh và báo cáo, hình ảnh đầy đủ. |
15 |
|
TỔNG CỘNG |
|
|
100 |
Công tác quản lý gồm 4 công việc (tiêu chí) nêu trên.
2. Khoán công tác bảo dưỡng:
a) Quy định về nghiệm thu:
- Kiểm tra và nghiệm thu xác suất cho ít nhất 10% Km đường và 50% số cầu trong phạm vi giao khoán. Riêng đối với cầu dài > 300m, tiến hành kiểm tra từng cầu theo quy trình riêng (nếu có). Việc lựa chọn các đoạn đường và cầu để kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan.
- Kiểm tra và nghiệm thu tổng thể toàn tuyến để đánh giá tổng quát các mục tiêu đã giao khoán.
- Chủ đầu tư, đơn vị quản lý dự án và nhà thầu tổ chức nghiệm thu từ ngày 20 đến ngày 30 các tháng: 1, 2, 4, 5, 7, 8, 10, 11.
- Sở Tài chính, chủ đầu tư, đơn vị quản lý dự án và nhà thầu tổ chức nghiệm thu từ ngày 20 đến ngày 30 các tháng 3, 6, 9, 12.
- Thành phần tham gia nghiệm thu thực hiện đánh giá mức độ đáp ứng (điểm) theo cơ chế tập thể thống nhất; trường hợp không thống nhất (số biểu quyết bằng nhau) thì lấy theo kết quả trung bình của các thành phần tham gia. Nhà thầu tham gia nghiệm thu nhưng không tham gia chấm điểm.
- Kết quả nghiệm thu theo từng quý là trung bình 03 lần nghiệm thu, làm tròn đến 01 số lẻ thập phân (ví dụ: (85 + 90 + 88)/3 = 87,6).
- Tổng mức đáp ứng là 100 điểm cho mỗi tiêu chí; mỗi tiêu chí thực hiện không tốt trừ ít nhất 01 (một) điểm.
b) Quy định về mức độ đáp ứng:
Đánh giá mức độ đáp ứng của nhà thầu trên cơ sở Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ TCCS 07:2013/TCĐBVN ban hành kèm theo Quyết định số 1682/QĐ-TCĐBVN ngày 07/10/2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Định mức bảo dưỡng thường xuyên đường bộ ban hành kèm theo Quyết định số 3409/2014/QĐ-BGTVT ngày 08/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; cụ thể như sau:
- Tốt (đánh giá đạt từ 90 đến 100 điểm): Thực hiện đầy đủ các công việc đảm bảo cả về chất lượng và mỹ quan.
- Khá (đánh giá đạt từ 80 đến dưới 90 điểm): Các công tác chính, quan trọng (trong từng tiêu chí) đều làm tốt, đảm bảo chất lượng và mỹ quan nhưng còn một số tồn tại nhỏ.
- Trung bình (đánh giá đạt từ 70 đến dưới 80 điểm): Các công tác chính, quan trọng đã làm nhưng chất lượng không cao, không mỹ quan; còn một số tồn tại làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
- Kém (đánh giá từ 0 đến 30 điểm): Các công việc làm không đạt yêu cầu, chất lượng thấp; còn nhiều tồn tại hoặc có tai nạn giao thông xảy ra mà nguyên nhân do tình trạng bảo dưỡng cầu, đường không tốt gây nên (đánh giá 00%, không nghiệm thu toàn bộ các tiêu chí trong bộ tiêu chí lớn đó).
c) Quy định về khấu trừ kinh phí thực hiện và hình thức xử lý:
Việc khấu trừ kinh phí thực hiện theo giá trị của từng tiêu chí; cụ thể như sau:
- Đạt mức ≥ 95 điểm: Thanh toán 100% giá trị của tiêu chí.
- Đạt mức từ 90 đến dưới 95 điểm: Thanh toán 95% giá trị của tiêu chí.
- Đạt mức từ 85 đến dưới 90 điểm: Thanh toán 85% giá trị của tiêu chí. Buộc nhà thầu khắc phục trước khi thanh toán.
- Đạt mức từ 80 đến dưới 85 điểm: Thanh toán 80% giá trị của tiêu chí. Buộc nhà thầu khắc phục trước khi thanh toán.
- Đạt mức từ 70 đến dưới 80 điểm: Thanh toán 70% giá trị của tiêu chí. Buộc nhà thầu khắc phục trước khi thanh toán và xem xét lựa chọn nhà thầu khác thực hiện.
- Đạt mức dưới 70 điểm: Không nghiệm thu tiêu chí đó và xem xét lựa chọn nhà thầu khác thực hiện.
d) Yêu cầu về chất lượng thực hiện, mức độ đáp ứng và định mức tương ứng:
Dùng mắt thường, thước thép, thước dây để đo đạc và đánh giá.
STT |
Tiêu chí |
Mức độ đáp ứng |
Định mức tương ứng |
|||
Tốt (90-100) |
Khá (80 - < 90) |
Trung bình (70 - < 80) |
Kém (0 - 30) |
|||
1 |
Mặt đường, lề đường (tiêu chí lớn số 1) |
Kiểm tra 10% km đường bất kỳ |
|
|||
1.1 |
Mặt đường, lề đường không có ổ gà, cóc gặm; mặt đường không có vị trí lún lõm cục bộ |
Đạt yêu cầu |
- Có ổ gà, cóc gặm, lún sâu ≤ 6cm và rộng ≤ 10x10cm; - Tổng số vị trí < 10 cái. |
- Có ổ gà, cóc gặm sâu ≤ 10cm và rộng ≤ 20x20cm; tổng số vị trí < 10 cái. - Có ≤ 3 vị trí lún lõm cục bộ sâu ≤ 6cm |
- Có ổ gà, cóc gặm sâu ≥ 10cm và rộng 20x20cm. - Và tổng số vị trí ≥ 10 cái. |
- Vá ổ gà, cóc gặm, lún cục bộ, lún trồi mặt đường. - Đắp phụ nền, lề đường. |
1.2 |
Mặt đường không bị rạn nứt hoặc bong tróc hoặc “bạc đầu”; đảm bảo độ dốc ngang và thoát nước mặt đường, lề đường |
Đạt yêu cầu |
Có ≤ 3 vị trí (chiều dài đoạn rạn nứt hoặc bạc đầu hoặc hoặc ứ đọng nước trên 1m) |
Có ≤ 5 vị trí (chiều dài đoạn rạn nứt hoặc bạc đầu hoặc hoặc ứ đọng nước trên 1m) |
Có > 5 vị trí (chiều dài đoạn rạn nứt hoặc bạc đầu hoặc hoặc ứ đọng nước trên 1m) |
- Láng nhựa rạn chân chim, mặt đường bong tróc, mài mòn. - Bạt lề đường. - Vét rãnh. |
2 |
An toàn giao thông (tiêu chí lớn số 2) |
Kiểm tra toàn tuyến |
|
|||
2.1 |
Lề đường thông thoáng, cây, cỏ không che khuất tầm nhìn, biển báo; mặt đường sạch sẽ, không có rác (loại có ảnh hưởng đến an toàn giao thông) |
Đạt yêu cầu |
Có ≤ 5 vị trí (có thể phát quang nhưng không thực hiện) |
Có ≤ 8 vị trí (có thể phát quang nhưng không thực hiện) |
Có > 8 vị trí (có thể phát quang nhưng không thực hiện) |
- Cắt cỏ. - Phát quang cây cỏ. - Vệ sinh mặt đường. |
2.2 |
Hệ thống biển báo đầy đủ và đúng quy định. Các cột + biển báo được sơn đúng quy định, không bị gỉ sét |
Đạt yêu cầu |
Thiếu 01 biển báo (cột) hoặc bị nghiêng, ngã, cong vềnh, bẩn, gỉ sét |
Thiếu 02 biển báo (cột) hoặc bị nghiêng, ngã, cong vềnh, bẩn, gỉ sét |
Thiếu > 02 biển báo (cột) hoặc bị nghiêng, ngã, cong vềnh, bẩn, gỉ sét |
- Thay thế, bổ sung biển báo, cột biển báo. - Nắn chỉnh, tu sửa cột biển báo. - Sơn biển báo + cột biển báo và cột khác. - Vệ sinh biển báo và cột biển báo. |
2.3 |
Hệ thống cọc tiêu, cọc Km, tường hộ lan đầy đủ, chắc chắn, không bị mờ, đúng quy định; tường hộ lan bằng thép không bị gỉ sét, hư hỏng lớn và đủ bu lông |
Đạt yêu cầu |
Thiếu 01 cọc hoặc bị hư hỏng, nghiêng, ngã |
Thiếu 02 cọc hoặc bị hư hỏng, nghiêng, ngã |
Thiếu > 02 cọc hoặc bị hư hỏng, nghiêng, ngã |
- Thay thế cọc tiêu, cọc MLG, H,... - Nắn sửa cọc tiêu, cọc MLG. - Nắn sửa cột Km. - Sơn cọc tiêu, cọc MLG, … - Thay thế tôn lượn sóng. |
3 |
Bảo dưỡng cầu (tiêu chí lớn số 3) |
Kiểm tra 50% số cầu; tất cả cầu dài > 300 m |
||||
3.1 |
- Đảm bảo các hư hỏng nhỏ của tứ nón mố được sửa chữa kịp thời, đúng kỹ thuật. - Mặt cầu, mố, trụ cầu sạch sẽ, đảm bảo thoát nước tốt. |
Đạt yêu cầu |
Có ≤ 02 vị trí không đạt yêu cầu |
Có 03 vị trí không đạt yêu cầu |
Có > 03 vị trí không đạt yêu cầu |
- Sửa chữa hư hỏng cục bộ tứ nón mố. - Vệ sinh mố cầu và trụ cầu. - Vệ sinh mặt cầu, ống thoát nước và thay thế ống thoát nước (bao gồm cả ống thép và ống nhựa). - Phát quang cây dại khu vực mố cầu. |
3.2 |
Đối với cầu thép: - Bu lông đầy đủ, được xiết chặt (kể cả các giằng gió). - Các bộ phận kết cấu sạch sẽ. |
Đạt yêu cầu |
Có ≤ 02 vị trí không đạt yêu cầu. Riêng bu lông phải còn đầy đủ |
Có 03 vị trí không đạt yêu cầu. Mất 01 con bu lông (hoặc con tán) |
Có > 03 vị trí không đạt yêu cầu. Mất > 01 con bu lông (hoặc con tán) |
- Kiểm tra, bắt xiết bu lông. - Bôi mỡ gối cầu thép. |
3.3 |
Đối với cầu bê tông: - Mặt cầu không có ổ gà, lớp nhựa không bị lún trồi (bao gồm cả cầu thép mặt nhựa). - Lan can cầu bằng bê tông không có hư hỏng (nứt, vỡ, ...). - Khe co giãn cầu không có hư hỏng (gãy, đứt, mất bu lông, bong bật mối hàn,...). |
Đạt yêu cầu |
Có ≤ 02 vị trí không đạt yêu cầu và mức độ không nghiêm trọng. |
Có 03 vị trí không đạt yêu cầu. Hoặc có 01 vị trí có khả năng gây mất an toàn chịu lực hoặc an toàn giao thông (như có ổ gà sâu < 5cm, lan can bị nứt, siêu vẹo, ...). |
Có > 03 vị trí không đạt yêu cầu. Hoặc có 01 vị trí nghiêm trọng (như có ổ gà sâu ≥ 5cm, lan can bị nứt, gãy, khe co giãn bị mất, ...). |
- Vá ổ gà, bong bật, sửa chữa lún trồi, - Sửa chữa lan can cầu bằng bê tông. - Bảo dưỡng khe co giãn thép và cao su. - Vệ sinh khe co giãn cầu. |
1. Giao Sở Giao thông vận tải triển khai thí điểm Quy định này để thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên đường bộ trên địa bàn tỉnh. Qua đó, sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, nếu hiệu quả thì báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh việc triển khai thực hiện cơ chế khoán bảo dưỡng thường xuyên đường bộ.
2. Giao Sở Tài chính bố trí vốn từ nguồn Sự nghiệp kinh tế hòa vào Quỹ bảo trì đường bộ tỉnh để Sở Giao thông vận tải thực hiện thí điểm Quy định này.
3. Giao Kho bạc Nhà nước tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ Sở Giao thông vận tải trong công tác thanh quyết toán bảo dưỡng thường xuyên đường bộ theo Quy định này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị có liên quan kịp thời báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Giao thông vận tải) để xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
KHOÁN BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐƯỜNG BỘ THEO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN
1. Tên tuyến đường: ...
2. Địa điểm: ...
3. Thành phần tham gia nghiệm thu:
a. Đại diện Chủ đầu tư:
Ông (bà): |
- Chức vụ: |
b. Đại diện Đơn vị quản lý dự án:
Ông (bà): |
- Chức vụ: |
c. Đại diện Sở Tài chính:
Ông (bà): |
- Chức vụ: |
d. Đại diện Nhà thầu:
Ông (bà): |
- Chức vụ: |
c...
4. Thời gian nghiệm thu:
- Bắt đầu: ………… giờ …………. phút, ngày …… tháng ... năm ...
- Kết thúc: ………… giờ …………. phút, ngày …… tháng ... năm ...
5. Căn cứ nghiệm thu:
- Thư mời nghiệm thu của nhà thầu;
- Hồ sơ bảo dưỡng thường xuyên đã được thẩm định, phê duyệt (bao gồm đơn giá và tiêu chí đánh giá);
- Hợp đồng hoặc biên bản đàm phán hợp đồng;
- Tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng được áp dụng;
- Các báo cáo, nhật ký, ý kiến xử lý ...
6. Kết quả nghiệm thu:
STT |
TIÊU CHÍ |
KẾT QUẢ THỰC HIỆN |
ĐÁNH GIÁ (điểm) |
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC (NẾU CÓ) |
GHI CHÚ |
1 |
Ghi tên tiêu chí theo hồ sơ |
ghi kết quả thực hiện của nhà thầu: tuần tra đầy đủ? Có báo cáo? Xử lý kịp thời? .... |
Ghi số điểm đánh giá |
|
|
… |
|
Có 3 ổ gà kích thước ... Có đầy đủ bu lông? Bắt xiết chưa chặt? ... |
|
|
|
6. Ý kiến của thành phần tham gia nghiệm thu:
…………………..
…………………..
ĐẠI DIỆN SỞ TÀI CHÍNH |
ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ |
ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU |
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ QUẢN LÝ DỰ ÁN |
Quyết định 3409/QĐ-BGTVT năm 2014 về Định mức bảo dưỡng thường xuyên đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Ban hành: 08/09/2014 | Cập nhật: 06/11/2014
Thông tư 178/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 10/2013/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Ban hành: 02/12/2013 | Cập nhật: 10/12/2013
Quyết định 1682/QĐ-TCĐBVN năm 2013 công bố Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ Ban hành: 07/10/2013 | Cập nhật: 23/05/2015
Nghị định 10/2013/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Ban hành: 11/01/2013 | Cập nhật: 17/01/2013