Quyết định 47/2015/QĐ-UBND Quy định phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và đê điều trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Số hiệu: 47/2015/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng Người ký: Lê Thành Trí
Ngày ban hành: 31/12/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Công nghiệp, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
SÓC TRĂNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 47/2015/QĐ-UBND

Sóc Trăng, ngày 31 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÀ ĐÊ ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và y ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và y ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính ph quy định chi tiết thi hành mt s điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

Căn cứ Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;

Căn cứ Nghị định số 139/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão;

Căn cứ Thông tư số 45/2009/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn lập và phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi;

Căn cứ Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

Căn cứ Quyết định số 56/2004/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn quy định thẩm quyền, thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi;

Căn cứ Quyết định số 62/2007/QĐ-BNN ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về vic cp giy phép cho các hoạt động trong phm vi bảo vệ công trình thủy lợi, ban hành kèm theo Quyết đnh số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và đê điều trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, tỉnh Sóc Trăng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
-
Bộ Tư pháp;
-
Bộ NN và PTNT;
-
TT TU, TT HĐND tỉnh;
-
CT, các PCT UBND tnh;
-
Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- C
ổng thông tin điện t tỉnh ST;
-
Công báo tỉnh ST;
-
Lưu: HC, KT, XD.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thành Trí

 

QUY ĐỊNH

PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÀ ĐÊ ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 47/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của y ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, được áp dụng đi với tt cả các hệ thống công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn tnh Sóc Trăng.

2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động liên quan đến công tác xây dựng, quản lý khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 2. Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

1. Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm công trình và vùng phụ cận.

2. Trong phạm vi vùng phụ cận, việc sử dụng đất phải bảo đảm không gây cản trở cho việc vận hành và bảo đảm an toàn công trình; phải có đường đi lại để quan trắc, theo dõi, quản lý và có mặt bằng để tu bổ, sửa chữa và xử lý khi công trình xảy ra sự cố.

3. Phạm vi vùng phụ cận của công trình thủy lợi được quy định như sau:

a) Đối với đập của các hồ chứa nước, phạm vi vùng phụ cận bảo vệ đập từ chân đập trở ra:

- Đập cấp I tối thiểu là 300 mét, phạm vi không được xâm phạm là 100 mét sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn đập (trồng cây chắn sóng, lúa, cây ngắn ngày).

- Đập cấp II tối thiểu là 200 mét, phạm vi không được xâm phạm là 50 mét sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn đập (trồng cây chắn sóng, lúa, cây ngắn ngày).

- Đập cấp III tối thiểu là 100 mét, phạm vi không được xâm phạm là 40 mét sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn đập (trồng cây chắn sóng, lúa, cây ngn ngày).

- Đập cấp IV tối thiểu là 50 mét, phạm vi không được xâm phạm là 20 mét sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mt an toàn đập (trng cây chn sóng, lúa, cây ngn ngày).

- Đập cấp V tối thiểu là 20 mét, phạm vi không được xâm phạm là 5 mét sát chân đập, phạm vi còn lại đưc sử dụng cho các mục đích không gây mt an toàn đập (trồng cây chắn sóng, lúa, cây ngắn ngày).

b) Đối với kênh nổi có lưu lượng từ 2 m3/giây đến 10 m3/giây, phạm vi bảo vệ từ chân mái ngoài của kênh trở ra từ 2 mét đến 3 mét; lưu lượng lớn hơn 10 m3/giây, phạm vi bảo vệ từ chân mái ngoài của kênh trở ra từ 3 mét đến 5 mét.

c) Đối với kênh chìm, sông, rạch (gọi chung là kênh), phạm vi bảo vệ công trình được tính từ mép bờ kênh trở ra mỗi bên, cụ th như sau:

- Kênh cấp 1 hoặc kênh có chiều rộng mặt kênh Bmặt từ bằng hoặc lớn hơn 25m (Bmặt 25m), phạm vi bảo vkênh tối thiểu là 20 mét.

- Kênh cấp 2 hoặc kênh có chiều rộng mặt kênh Bmt từ bằng hoặc lớn hơn 15 mét đến nhỏ hơn 25 mét (Bmặt 15m đến < 25m), phạm vi bảo vệ kênh tối thiểu là 15 mét.

- Kênh cấp 3 hoặc kênh có chiều rộng mặt kênh Bmt từ bằng hoặc lớn hơn 8 mét đến nhỏ hơn 15 mét (Bmặt 8m đến < 15m), phạm vi bảo vệ kênh ti thiu là 10 mét.

- Kênh nội đồng hoặc kênh có chiều rộng mặt kênh Bmặt nhỏ hơn 8 mét (Bmt < 8m), phạm vi bảo vệ kênh ti thiu là 5 mét.

d) Đối với những đoạn, tuyến kênh đi qua khu dân cư, khu đô thị và khu du lịch, phạm vi bảo vệ không được nhỏ hơn 2 mét từ chân mái ngoài của kênh trở ra.

đ) Đối với những đoạn, tuyến kênh có bờ kết hợp làm đường giao thông, phạm vi vùng phụ cận thực hiện theo quy định chung v hành lang bảo vệ công trình giao thông nhưng không nhỏ hơn phạm vi bảo vệ kênh có Bmặt kênh tương ứng.

e) Đi với cống ngăn mặn, giữ nước ngọt ở cửa sông được giới hạn từ phần xây đúc cuối cùng của cống trở ra mỗi phía 50 mét.

g) Đối với trạm bơm phạm vi bảo vệ được xác định bằng hàng rào bảo vệ hoặc các mốc chỉ giới bảo vệ công trình, tính từ mép ngoài móng hàng rào hoặc mép ngoài các mốc chỉ giới bảo vệ trở vào (trường hợp nền hàng rào là đất đắp thì tính từ chân mái phía ngoài trở vào).

4. Trường hp cần mở rộng hành lang bảo vệ đê đối với vùng có nguy cơ gây sạt lở nguy hiểm đến an toàn đê do UBND tỉnh quyết định.

Điều 3. Phạm vi bảo vệ đê điều

1. Phạm vi bảo vệ đê điều gồm đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê, công trình phụ trợ và hành lang bảo vệ đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê.

2. Hàng lang bảo vệ đê được quy định như sau

a) Hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II và cấp III ở những vị trí đê qua khu dân cư, khu đô thị và khu du lịch; đê sông, đê cửa sông và đê biển: Thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 23 Luật Đê điều năm 2006.

b) Hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp IV (đê bao để bảo vệ cho một khu vực riêng biệt), được tính từ chân đê trở ra 10 mét về phía sông và phía đồng.

c) Hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp V (các đê còn lại), được tính từ chân đê trở ra 5 mét về phía sông và phía đồng.

3. Hành lang bảo vệ đối với kè bảo vệ đê, cống qua đê được giới hạn từ phần xây đúc cuối cùng của kè bảo vệ đê, cống qua đê trở ra mỗi phía 50 mét.

Điều 4. Thu hồi và sử dụng đất trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và đê điều (sau đây gọi tắt là công trình)

1. Đất trong phạm vi bảo vệ công trình đã đền bù, giải tỏa hoặc đất do người dân hiến để xây dựng công trình phải được thu hồi và giao quyền sử dụng đất cho các tổ chức, đơn vị (sau đây gọi chung là tổ chức) quản lý, khai thác công trình để quản lý, sử dụng đúng quy định. Việc thu hồi và giao quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

2. Chủ đầu tư khi lập dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình (làm mới) phải xác đnh và đưa phạm vi bảo vệ công trình, mốc chỉ giới vào hồ sơ trình duyệt và thực hiện thủ tục xin thu hồi đất, giao quyền sử dụng đất cho các tchức tiếp nhận quản lý, khai thác công trình theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.

Điều 5. Xử lý công trình nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và đê điều

1. Những công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi đã được đền bù, có Quyết định thu hồi phải di dời.

2. Những công trình, nhà ở nằm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy li ngoài quy định tại Khoản 1 Điều này phải di dời theo Kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; trong khi chưa di dời được thì có thể sửa chữa, cải tạo đ bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân nhưng không được nâng cấp, mở rộng diện tích, mặt bằng. Khi có yêu cầu đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng công trình thủy lợi, Nhà nước sẽ thu hồi diện tích đất trong phạm vi vùng phụ cận và người sử dụng đất được xem xét bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

3. Những công trình, nhà ở không hợp pháp trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc diện phải di dời được xem xét hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Các hoạt động sau đây bị nghiêm cấm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và đê điều

1. Thực hiện Điều 28 Pháp lệnh khai thác và bo vệ công trình thủy lợi, nghiêm cấm các hành vi sau:

a) Lấn chiếm, sử dụng đất trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; các hoạt động gây cản trở đến việc quản lý, sửa chữa và xử lý công trình khi có sự cố.

b) Các hành vi trái phép gây mất an toàn cho công trình thủy lợi trong phạm vi bảo vệ công trình, bao gồm:

- Khoan, đào đất đá, xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi gây mất an toàn cho công trình.

- Sử dụng chất nổ gây hại; tự ý lấn chiếm, dỡ bỏ hoặc lấp công trình thủy lợi phục vụ lợi ích công cộng.

c) Thải các chất thải độc hại, nước thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cho phép vào công trình thủy lợi.

d) Vận hành công trình thủy lợi trái với quy trình, quy phạm kỹ thuật đã được quy định.

đ) Các hành vi khác gây mất an toàn cho công trình thủy lợi.

2. Thực hiện Điều 7 Luật Đê điều, các hành vi bị nghiêm cấm sau:

a) Phá hoại đê điều.

b) Nổ, phá gây nguy hại đến thân đê, trừ trường hợp khẩn cấp được người có thẩm quyền quy định tại Điu 34 của Luật này quyết định n, phá nhm phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê.

c) Vận hành trái quy chuẩn kỹ thuật đối với công trình phân lũ, làm chậm lũ, cống qua đê, công trình tràn sự cố, cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyn trong phạm vi bảo vệ đê điều.

d) Vận hành hồ chứa nước thượng lưu trái quy chuẩn kỹ thuật gây ảnh hưởng đến đê điều.

đ) Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt.

e) Sử dụng xe cơ giới vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê; s dng xe cơ giới đi trên đê khi có biển cấm trong trường hợp đê có sự c hoặc có lũ, lụt, bão, trừ xe kiểm tra đê, xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cứu thương, cứu hỏa.

g) Đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông; để vật liệu trên đê, trừ vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão.

h) Chiếm dụng, sử dụng hoặc di chuyển trái phép vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão.

i) Phá hoại cây chắn sóng bảo vệ đê, trừ trường hợp khai thác cây chắn sóng quy định tại Khoản 2 Điều 29 của Luật này.

k) Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác; đào ao, giếng trong phm vi bảo vệ đê điu và các hoạt động khác gây cản trở dòng chảy và thoát lũ.

l) Sử dụng sai mục đích ngân sách đầu tư cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa và bảo vệ đê điều.

Điều 7. Các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, khi tiến hành phải có giấy phép

1. Xây dựng công trình mới hoặc nâng cấp công trình đã có.

2. Khoan, đào điều tra, khảo sát địa chất; khoan, đào thăm dò, thi công công trình khai thác nước dưới đt; khoan, đào thăm dò, khai thác khoáng sản và khoan, đào thăm dò, khai thác vật liệu xây dựng.

3. Trồng cây lâu năm thuộc loại rễ ăn sâu trên 1 mét.

4. Khai thác các hoạt động du lịch, thể thao có mục đích kinh doanh; hoạt động nghiên cứu khoa học làm ảnh hưởng đến vận hành, an toàn công trình và các hoạt động kinh doanh, dịch vụ.

5. Các hoạt động giao thông vận tải của xe cơ giới trừ các trường hợp sau:

a) Các loại xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe cơ giới dùng cho người tàn tật.

b) Xe cơ giới đi trên đường giao thông công cộng trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

c) Xe cơ giới đi qua công trình thủy lợi kết hợp đường giao thông công cộng có tải trọng, kích thước phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế của công trình thủy lợi.

6. Xây dựng kho, bến, bãi bốc dỡ; tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư phương tiện.

7. Xây dựng chuồng trại chăn thả gia súc, nuôi trng thủy sản.

8. Chôn phế thải, chất thải.

9. Nổ mìn và các hoạt động gây nổ không gây tác hại khác.

10. Xây dựng các công trình ngầm, bao gồm: Đường ống dẫn dầu, cáp điện, cáp thông tin, đường ống cấp thoát nước.

Việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều thực hiện theo Quyết định số 589/QĐHC-CTUBND ngày 19/6/2012 của Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh về việc công bố bộ thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính sửa đi, b sung thuộc thm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn tỉnh Sóc Trăng.

Điều 8. Cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và đê điều

1. Đối với các công trình thủy lợi, đê điều đã đưa vào khai thác trước khi Quy định này có hiệu lực và chưa cm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ thì phải tiến hành cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ. Theo phân cấp quản lý, khai thác, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi.

Các cá nhân, tổ chức trực tiếp quản lý, khai thác công trình thủy lợi, đê điu thực hiện việc cắm mốc chỉ giới này (thực hiện theo Thông tư s 45/2009/TT-BNNPTNT ngày 24/7/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

2. Đối với các công trình thủy lợi, đê điều triển khai xây dựng (làm mới) sau khi Quy định này có hiệu lực, chủ đầu tư xây dựng công trình phải thực hiện cm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ và bàn giao cho t chức, cá nhân được giao quản lý, khai thác khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Trách nhiệm của các đơn vị

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì, phối hợp các s, ban ngành, đoàn thể, các địa phương trong việc tuyên truyền phổ biến các quy định ca pháp luật v khai thác và bảo vệ công trình thy lợi, đê điều; đào tạo, bi dưng nghiệp vụ cho người làm công tác quản lý, khai thác bảo vệ công trình thủy lợi, đê điu.

b) Hướng dẫn các địa phương, tổ chức, cá nhân quản lý công trình thực hiện việc cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điu trên địa bàn theo quy định.

c) Tổ chức công tác thanh tra chuyên ngành về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều; ch trì, phi hợp các cơ quan, đơn vị, các địa phương có liên quan trong việc giám sát, thanh tra, kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điu; xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo Quyết định số 30/2015/QĐ-UBND ngày 21/8/2015 của UBND tỉnh ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng.

3. Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành ph và các ngành có liên quan trong việc quy hoạch mạng lưới giao thông thủy, bộ, xác định lộ giới, phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều có kết hợp giao thông; thực hiện cắm biển báo, chỉ giới đảm bảo an toàn giao thông theo quy định hiện hành.

4. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối b trí nguồn kinh phí phục vụ công c cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều theo quy đnh tại Khoản 1 Điều 8 Quy định này; công tác giải ta vi phạm, h trợ, bi thưng và trình UBND tỉnh quyết định.

5. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo việc ngăn chặn các hành vi phá hoại, bảo đảm an toàn cho công trình thủy lợi, đê điu và tham gia khc phục hậu quả khi công trình thủy lợi, đê điều xảy ra sự cố.

6. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin, truyền thông trên địa bàn tỉnh tuyên truyền, phổ biến các quy định ca pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điu và Quy định này đ nhân dân biết và thi hành.

Điều 10. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân quản lý và khai thác công trình thủy lợi, đê điều

1. Có trách nhiệm trực tiếp bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều; thường xuyên kim tra, phát hiện kịp thời và có biện pháp ngăn chặn các hành vi vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điu do đơn vị quản lý; phi hp UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND các xã, phường, thị trn nơi xảy ra vi phạm trong việc xử lý, áp dụng các biện pháp cần thiết khôi phục hiện trạng ban đầu bảo đảm an toàn cho công trình thủy lợi, đê điều theo thiết kế.

2. Lập phương án cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điu theo quy định tại Khoản 1 Điu 8 Quy định này trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

3. Thực hiện chế độ tổng hợp, báo cáo theo đnh kỳ hoặc đột xuất về tình hình vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều về cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Điều 11. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố

1. Tuyên truyền, phổ biến cho người dân thực hiện tốt các quy định, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều.

2. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện công tác bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn.

3. Giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều tại địa phương theo quy định của pháp luật.

4. Căn cứ Quy định này và các quy định pháp luật có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố quyết định và t chức thực hiện theo thẩm quyền việc xử lý đối với các công trình xây dựng không phép, trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn quản lý (thực hiện theo Nghị định số 139/2013/NĐ-CP).

5. Tổng hợp, thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo UBND tỉnh về tình hình vi phạm và công tác xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn.

Điều 12. Trách nhiệm của UBND các xã, phường, thị trấn

1. Phối hợp các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình thủy lợi, đê điều trong công tác quản lý Nhà nước về việc thực hiện Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, Luật Đê điều và các quy định khác có liên quan.

2. Tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân địa phương thực hiện các quy định của pháp luật v khai thácbảo vệ công trình thủy lợi, đê điều.

3. Ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều tại địa phương, trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xử lý; thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ chặt chẽ các mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, không để xảy ra tái phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn (thực hiện theo Nghị định số 139/2013/NĐ-CP).

Điều 13. Sửa đổi, bổ sung

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phi hợp các sở, ban ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các t chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý, khai thác công trình thủy lợi, đê điều đề xuất những nội dung cn sửa đổi, bổ sung trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.