Quyết định 47/2015/QĐ-UBND Quy định về đối thoại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành với Nhân dân trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Số hiệu: | 47/2015/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Ngãi | Người ký: | Lê Quang Thích |
Ngày ban hành: | 05/10/2015 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Trật tự an toàn xã hội, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/2015/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 05 tháng 10 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị quyết 63/2013/QH13 ngày 27/11/2013 của Quốc hội (khóa XIII) về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm;
Căn cứ Nghị định số 06/2014/NĐ-CP , ngày 21/01/2014 của Chính phủ về biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội;
Căn cứ Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới;
Căn cứ Nghị quyết số 25/2014/NQ-HĐND ngày 31/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về công tác phòng, chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Theo đề nghị của của Giám đốc Công an tỉnh tại Tờ trình số 3041/CAT-PV11(PC) ngày 01/9/2015 và Báo cáo thẩm định số 168/BC-STP ngày 20/8/2015 của Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về đối thoại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành với Nhân dân trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các cấp và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ ĐỐI THOẠI CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP, THỦ TRƯỞNG CÁC SỞ, BAN, NGÀNH VỚI NHÂN DÂN TRONG LĨNH VỰC PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 47/2015/QĐ-UBND ngày 05/10/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy định trách nhiệm, mục đích, nguyên tắc, nội dung, nội quy, quy trình và giải quyết công việc sau đối thoại giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành (sau đây gọi chung là Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị) với Nhân dân trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
2. Quy định này áp dụng đối với Ủy ban nhân dân các cấp, các sở, ban, ngành (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị) và cá nhân trên địa bàn tỉnh khi tham gia đối thoại trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm.
Đối thoại trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm là việc Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tiếp xúc với Nhân dân nhằm tiếp nhận, phản hồi thông tin về tình hình triển khai, thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao; kịp thời giải quyết hoặc tham mưu giải quyết những vướng mắc, bất cập phát sinh trong triển khai thực hiện.
1. Kịp thời cung cấp thông tin và tuyên truyền, giải thích những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, địa phương trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm. Phát hiện những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, phát triển tội phạm trong từng ngành, lĩnh vực, kịp thời ban hành các chủ trương, chính sách, kế hoạch thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm.
2. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, cơ quan nhà nước, hội, đoàn thể và Nhân dân trong phối hợp thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống tội phạm. Bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân, tạo điều kiện cho Nhân dân tự giác, tích cực tham gia phòng, chống tội phạm.
1. Việc tổ chức đối thoại phải đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, trên tinh thần hợp tác, xây dựng, đảm bảo hiệu quả thiết thực; đúng quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở, dân chủ trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị.
2. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và cá nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan cấp trên về nội dung phản ánh, trả lời các ý kiến, kiến nghị khi tham gia đối thoại.
3. Tất cả các ý kiến nêu ra tại cuộc đối thoại đều được cơ quan, đơn vị tổ chức đối thoại ghi chép đầy đủ, tiếp thu nghiêm túc và trả lời kịp thời.
1. Khi tham gia đối thoại, cán bộ, công chức, viên chức phải mặc trang phục chỉnh tề, trang phục ngành theo quy định (nếu có). Người tham gia đối thoại không được mang vũ khí, chất nổ, chất độc hại và các đồ vật có tính chất gây nguy hại khác vào nơi tiến hành đối thoại.
Người chủ trì đối thoại có quyền từ chối đối thoại với người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác; người có lời nói, hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác, có hành vi gây rối trật tự công cộng và có các hành vi vi phạm pháp luật khác.
2. Việc đối thoại phải được lập biên bản ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham gia, nội dung ý kiến của những người tham gia, ý kiến kết luận của người chủ trì đối thoại, có chữ ký của người chủ trì, thư ký và đại diện Nhân dân tham gia đối thoại. Trường hợp biên bản có nhiều trang thì người chủ trì phải ký xác nhận vào từng trang và ký ở cuối biên bản.
3. Người tham gia đối thoại phải giữ gìn trật tự, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người khác và tuân thủ sự điều hành của người chủ trì; khi có nhu cầu phát biểu phải đăng ký phát biểu (giơ tay hoặc đăng ký phiếu) và chỉ phát biểu khi được người chủ trì đồng ý; khi phát biểu phải chấp hành chuẩn mực văn hóa trong giao tiếp, tôn trọng lẫn nhau, nội dung ngắn gọn, rõ ràng. Đại diện các cơ quan liên quan tham gia đối thoại được người chủ trì chỉ định phát biểu để làm rõ nội dung cụ thể thuộc ngành, lĩnh vực quản lý có trách nhiệm phát biểu trả lời nội dung người chủ trì yêu cầu.
Tình hình, kết quả triển khai các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, địa phương trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm; các chương trình, kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm; việc xây dựng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phòng, chống tội phạm; những vấn đề, vụ việc phức tạp, gây bức xúc thuộc ngành, lĩnh vực để thống nhất nhận thức trong Nhân dân...
1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức đối thoại có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, dự kiến chương trình, địa điểm, nội dung, thành phần tham dự đối thoại; quyết định tổ chức đối thoại hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức đối thoại và chuẩn bị các điều kiện tổ chức đối thoại.
2. Các kiến nghị, phản ánh của Nhân dân tiếp nhận qua hòm thư góp ý, thư điện tử... thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải tổ chức nghiên cứu, phân tích và thảo luận thống nhất nội dung trả lời các kiến nghị thuộc thẩm quyền hoặc xin ý kiến cấp trên, các cơ quan có thẩm quyền nếu nội dung vượt quá thẩm quyền trước khi tổ chức đối thoại hoặc trả lời cho Nhân dân.
3. Cơ quan, đơn vị tổ chức đối thoại phải thông báo công khai thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung đối thoại cho Nhân dân biết, tham dự trong thời gian ít nhất là 05 (năm) ngày làm việc trước khi tổ chức đối thoại.
Điều 8. Quy trình tổ chức đối thoại
1. Bắt đầu buổi đối thoại, cán bộ được phân công giới thiệu thành phần tham dự đối thoại, người chủ trì, thư ký buổi đối thoại; nội quy, chương trình, nội dung đối thoại.
2. Căn cứ tính chất cuộc đối thoại, cơ quan, đơn vị tổ chức đối thoại thông báo nội dung đối thoại quy định tại Điều 6 quyết định này. Tiếp nhận, phản hồi ý kiến phản ánh, kiến nghị của Nhân dân về những hạn chế, vướng mắc trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước và phòng, chống tội phạm thuộc ngành, lĩnh vực; các ý kiến góp ý, đề xuất nội dung, biện pháp, hình thức thực hiện công tác phòng, chống tội phạm.
3. Trong phạm vi quyền hạn của mình, thủ trưởng các cơ quan có trách nhiệm trả lời hoặc xác minh trả lời những vấn đề được nêu ra trong buổi đối thoại. Đối với những việc cần xác minh, kiểm tra làm rõ, thì trả lời sau. Đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết, những vướng mắc, khó khăn về nội dung giải quyết thì phải trao đổi, báo cáo kịp thời lên cơ quan cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền để thống nhất trả lời cho Nhân dân. Đối với những kiến nghị thuộc trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành khác thì giải thích để Nhân dân biết, liên hệ đơn vị chức năng giải quyết.
Điều 9. Giải quyết công việc sau đối thoại
1. Sau đối thoại, thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong phạm vi, quyền hạn của mình kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản cho Nhân dân về nội dung kiến nghị đã được ghi nhận trả lời sau đối thoại. Đồng thời, trình cơ quan cấp trên, cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vấn đề vượt quá thẩm quyền đã được nêu ra và ghi nhận tại cuộc đối thoại.
2. Trong thời hạn 12 (mười hai) ngày làm việc sau khi kết thúc cuộc đối thoại, cơ quan, đơn vị phải gửi kết quả đối thoại với cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bằng văn bản. Trong đó nêu rõ: nội dung tổ chức đối thoại, thành phần tham gia, kết quả đạt được qua đối thoại kèm theo tổng hợp các vấn đề đã được nêu ra trong quá trình đối thoại; kết quả trả lời, giải quyết những kiến nghị thuộc thẩm quyền; những nội dung vượt quá thẩm quyền được ghi nhận báo cáo cấp trên để trả lời sau; những vấn đề cần tiếp thu.
3. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc sau khi kết thúc cuộc đối thoại, cơ quan, đơn vị tổ chức đối thoại phải niêm yết công khai tại trụ sở đơn vị, đăng tải trên trang điện tử của đơn vị (nếu có), niêm yết công khai tại địa điểm tổ chức đối thoại hoặc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng nội dung tổng hợp các vấn đề đối thoại và kết quả trả lời của thủ trưởng đơn vị về những vấn đề ghi nhận trả lời sau... để Nhân dân theo dõi, giám sát.
Điều 10. Đảm bảo an ninh, trật tự trong đối thoại
Cơ quan Công an địa phương và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tổ chức đối thoại có trách nhiệm đảm bảo an ninh, trật tự cho cuộc đối thoại theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
1. Trong phạm vi quyền hạn của mình, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an, Mặt trận Tổ quốc, các hội, đoàn thể cùng cấp xác định nội dung, chủ đề đối thoại trong phòng, chống tội phạm với Nhân dân. Chủ trì, phối hợp với lực lượng Công an xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ chuẩn bị nội dung đối thoại, lựa chọn những vấn đề, các vụ việc phức tạp có khiếu nại, tố cáo trên lĩnh vực, ngành quản lý để tổ chức đối thoại.
2. Công khai địa chỉ hòm thư góp ý, địa chỉ thư điện tử (email) của cơ quan, đơn vị để tiếp nhận những phản ánh, kiến nghị của Nhân dân đối với ngành, lĩnh vực quản lý. Đồng thời, phân công bộ phận giúp việc tiếp nhận, nghiên cứu, xác minh các phản ánh, kiến nghị của Nhân dân phục vụ việc đối thoại.
3. Hàng năm, căn cứ tình hình tội phạm hoặc yêu cầu công tác phòng, chống tội phạm thuộc ngành, lĩnh vực, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức ít nhất một lần đối thoại với Nhân dân trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm. Riêng Chủ tịch UBND cấp xã gắn việc đối thoại theo quy định tại quyết định này với tổ chức hội nghị trao đổi, đối thoại với Nhân dân theo quy định pháp luật hiện hành. Sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện công tác đối thoại trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm theo Quy định này, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Công an tỉnh) để theo dõi, chỉ đạo.
Điều 12. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức hoặc phối hợp tổ chức đối thoại với Nhân dân trong công tác phòng, chống tội phạm. Đồng thời chỉ đạo Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch phối hợp với cơ quan Công an và các đơn vị chức năng cùng cấp tổ chức đối thoại với Nhân dân trong công tác phòng, chống tội phạm.
Điều 13. Đề nghị UBMTTQ Việt Nam tỉnh và các hội, đoàn thể
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ tham gia phối hợp chặt chẽ với các ngành và các cấp chính quyền tổ chức đối thoại với Nhân dân trong phòng, chống tội phạm và giám sát kết quả thực hiện công việc sau đối thoại; đồng thời, vận động, giáo dục đoàn viên, hội viên của mình tích cực tham gia công tác phòng, chống tội phạm.
Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Công an tỉnh) để xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nghị quyết 25/2014/NQ-HĐND thông qua Đề án phân loại đô thị thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 22/12/2014 | Cập nhật: 07/03/2015
Nghị quyết 25/2014/NQ-HĐND quy định việc thu nộp và tỷ lệ (%) phân chia nguồn thu phí sử dụng đường bộ trên đầu phương tiện đối với xe mô tô trên địa bàn tỉnh Yên Bái Ban hành: 12/12/2014 | Cập nhật: 24/01/2015
Nghị quyết 25/2014/NQ-HĐND về chính sách thu hút, hỗ trợ cho cán bộ, viên chức công tác tại cơ sở y tế thuộc lĩnh vực y tế dự phòng của thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 11/12/2014 | Cập nhật: 20/12/2014
Nghị quyết 25/2014/NQ-HĐND về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương tỉnh Sóc Trăng năm 2015 Ban hành: 10/12/2014 | Cập nhật: 20/01/2015
Nghị quyết 25/2014/NQ-HĐND quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe mô tô trên địa bàn tỉnh Bến Tre Ban hành: 09/12/2014 | Cập nhật: 23/12/2014
Nghị quyết 25/2014/NQ-HĐND thông qua Quy định giá đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp 05 năm (2015 - 2019) Ban hành: 05/12/2014 | Cập nhật: 17/12/2014
Nghị quyết 25/2014/NQ-HĐND về số lượng, chức danh, mức phụ cấp những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố do Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng Ban hành: 10/12/2014 | Cập nhật: 18/05/2015
Nghị quyết 25/2014/NQ-HĐND Về thông qua bảng giá đất định kỳ 05 năm (2015-2019) trên địa bàn tỉnh Kon Tum Ban hành: 11/12/2014 | Cập nhật: 10/02/2015
Nghị quyết 25/2014/NQ-HĐND thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất và dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào mục đích khác trong năm 2015 Ban hành: 10/12/2014 | Cập nhật: 16/01/2015
Nghị quyết 25/2014/NQ-HĐND về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng năm 2015 Ban hành: 10/12/2014 | Cập nhật: 11/02/2015
Nghị quyết 25/2014/NQ-HĐND điều chỉnh giá bán nước máy cho đối tượng trên địa bàn tỉnh Bình Định trong giai đoạn năm 2015 - 2020 do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cấp thoát nước Bình Định cung cấp Ban hành: 10/12/2014 | Cập nhật: 10/01/2015
Nghị quyết 25/2014/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 do tỉnh Cao Bằng ban hành Ban hành: 11/12/2014 | Cập nhật: 02/02/2015
Nghị quyết 25/2014/NQ-HĐND quy định phân cấp quản lý tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thuộc địa phương quản lý Ban hành: 11/12/2014 | Cập nhật: 24/12/2014
Nghị quyết 25/2014/NQ-HĐND về Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 2015 Ban hành: 11/12/2014 | Cập nhật: 29/12/2014
Nghị quyết 25/2014/NQ-HĐND về mức thu Lệ phí địa chính trên địa bàn tỉnh Cà Mau Ban hành: 10/12/2014 | Cập nhật: 26/12/2014
Nghị quyết 25/2014/NQ-HĐND phê duyệt cơ chế chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020 Ban hành: 10/09/2014 | Cập nhật: 20/10/2014
Nghị quyết 25/2014/NQ-HĐND về công tác phòng, chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 31/07/2014 | Cập nhật: 19/08/2014
Nghị quyết 25/2014/NQ-HĐND về mức thu học phí đối với giáo dục mầm non và phổ thông công lập chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm học 2014 - 2015 Ban hành: 07/07/2014 | Cập nhật: 12/08/2014
Nghị định 06/2014/NĐ-CP về biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội Ban hành: 21/01/2014 | Cập nhật: 22/01/2014
Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP về việc tăng cường công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới Ban hành: 31/07/1998 | Cập nhật: 30/03/2010