Quyết định 47/2008/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng nhóm khoáng chất nguyên liệu đá vôi trắng (đá hoa), felspat, cao lanh và magnezit đến năm 1015, có xét đến năm 2025
Số hiệu: | 47/2008/QĐ-BCT | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | Vũ Huy Hoàng |
Ngày ban hành: | 17/12/2008 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 01/01/2009 | Số công báo: | Từ số 1 đến số 2 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/2008/QĐ-BCT |
Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2008 |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về một số giải pháp xử lý những vướng mắc trong hoạt động đầu tư xây dựng và cải cách một số thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 3174/VPCP-CN ngày 11 tháng 6 năm 2007 của Văn phòng Chính phủ về việc giao cho Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng nhóm khoáng chất nguyên liệu đá vôi trắng, felspat, cao lanh và magnezit đến năm 2015, có xét đến năm 2025;
Xét Tờ trình số 488/TTr-NCPT ngày 01 tháng 10 năm 2008 của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách công nghiệp;
Xét đề nghị của Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch và Công nghiệp nặng,
QUYẾT ĐỊNH
1. Phát triển thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản nhóm khoáng chất nguyên liệu đá vôi trắng (đá hoa), felspat, cao lanh và magnezit phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp Việt Nam, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, bảo đảm hài hòa lợi ích quốc gia và địa phương, tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng, góp phần ổn định và cải thiện đời sống nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến.
2. Phát triển thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng nhóm khoáng chất nguyên liệu đá vôi trắng, felspat, cao lanh và magnezit phù hợp với yêu cầu củng cố an ninh quốc phòng, bảo vệ các công trình văn hóa có giá trị và bảo vệ môi trường sinh thái tại các địa bàn có khoáng sản.
3. Phát triển thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng nhóm khoáng chất nguyên liệu đá vôi trắng, felspat, cao lanh và magnezit một cách bền vững, bảo đảm an toàn, có hiệu quả kinh tế trên cơ sở khai thác hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên của đất nước, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng trong nước và có một phần cho xuất khẩu.
4. Công tác thăm dò nhóm khoáng chất nguyên liệu đá vôi trắng, felspat, cao lanh và magnezit phải được tiến hành trước một bước, phù hợp với lịch trình của quy hoạch, nhằm tạo cơ sở tài nguyên tin cậy cho công tác khai thác, chế biến và sử dụng sản phẩm khoáng chất có hiệu quả trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau.
5. Phát triển khai thác, chế biến nhóm khoáng chất nguyên liệu đá vôi trắng, felspat, cao lanh và magnezit với quy mô và chủng loại sản phẩm phù hợp trên cơ sở ứng dụng công nghệ chế biến tiên tiến, phù hợp điều kiện Việt Nam và thân thiện với môi trường. Khuyến khích khai thác, chế biến với quy mô công nghiệp và sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.
1. Tập trung thăm dò các mỏ khoáng sản nhóm khoáng chất nguyên liệu đá vôi trắng, felspat, cao lanh và magnezit đã được điều tra, đánh giá để đáp ứng đủ trữ lượng tin cậy cho nhu cầu khai thác và chế biến trong giai đoạn quy hoạch.
2. Thu hồi tối đa tài nguyên trong khai thác và chế biến thông qua việc áp dụng công nghệ tiên tiến. Đảm bảo hiệu quả kinh tế việc khai thác và bảo vệ môi trường sinh thái tại các địa bàn hoạt động khoáng sản.
3. Đẩy mạnh việc đầu tư đồng bộ các cơ sở chế biến sâu các loại khoáng sản nhóm khoáng chất nguyên liệu đá vôi trắng, felspat, cao lanh và magnezit với công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường.
+ Đá vôi trắng
- Giai đoạn 2008-2015, hoàn thành công tác quy hoạch chi tiết, chấn chỉnh hoạt động khoáng sản đá vôi trắng trên địa bàn tỉnh Yên Bái và Nghệ An. Hoàn thành thăm dò 48 mỏ/diện tích đá vôi trắng đã cấp phép và 36 mỏ đã được thỏa thuận chủ trương (Phụ lục 2);
- Đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu đá vôi trắng của nền kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm gia công, chế biến từ đá vôi trắng. Sản lượng trên có thể gia tăng tuỳ theo khả năng tiêu thụ của thị trường trong nước và xuất khẩu.
+ Felspat
- Phấn đấu hoàn thành thăm dò 5 mỏ (khu, diện tích quặng) mới trong giai đoạn đến 2010 và 4-5 mỏ mới trong mỗi kỳ kế hoạch 5 năm tiếp theo.
- Đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu felspat cho các ngành công nghiệp và một phần nhu cầu của lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, phấn đấu giảm nhập khẩu và cân bằng xuất, nhập khẩu sau năm 2015. Sản lượng felspat thương phẩm năm 2010 đạt khoảng 0,9 triệu tấn, năm 2015 đạt 1,1-1,2 triệu tấn, năm 2020 đạt 1,4-1,5 triệu tấn và năm 2025 đạt 1,6-1,7 triệu tấn.
+ Cao lanh
- Phấn đấu hoàn thành thăm dò 6-7 mỏ mới trong giai đoạn đến 2010 và 9-10 mỏ mới trong mỗi kỳ kế hoạch 5 năm tiếp theo.
- Đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu sản phẩm cao lanh cho các ngành công nghiệp; cân bằng xuất - nhập khẩu sau năm 2010 và phấn đấu gia tăng xuất khẩu. Cụ thể, sản lượng cao lanh tinh lọc đạt trên 0,7 triệu tấn vào năm 2010; 1,2-1,3 triệu tấn vào năm 2015; 1,8-1,9 triệu tấn vào năm 2020; 2,3-2,4 triệu tấn vào năm 2025.
+ Magnezit
- Đến năm 2015, hoàn thành thăm dò vùng quặng magnezit Kon Queng. Hoàn thành xây dựng và đưa vào sản xuất tổ hợp mỏ tuyển quặng magnezit Kon Queng, phấn đấu đạt sản lượng khai tuyển 150-200 nghìn tấn quặng nguyên khai/năm.
- Đến năm 2025, hoàn thành mở rộng sản xuất tổ hợp mỏ tuyển, phấn đấu đạt sản lượng tuyển 350-400 nghìn tấn quặng nguyên khai/năm.
Nhu cầu về khoáng chất nguyên liệu đá vôi trắng, felspat, cao lanh và magnezit dự báo trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 dự báo như sau:
TT |
Nội dung |
Đơn vị |
2010 |
2015 |
2020 |
2025 |
A |
Đá vôi trắng |
|
|
|
|
|
1 |
Ốp lát, mỹ nghệ |
Triệu m3 |
0,75 |
1,35 |
1,9 |
2,6 |
2 |
Đá hạt |
Triệu tấn |
1,8 |
2,4 |
3,2 |
3,8 |
3 |
Bột CaCO3 |
Triệu tấn |
1,0 |
2,0 |
2,6 |
3,8 |
B |
Cao lanh |
|
|
|
|
|
|
Caolanh tinh lọc |
Triệu tấn |
0,75 |
1,20 |
1,80 |
2,3 |
C |
Felspat (trừ lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng) |
Triệu tấn |
0,90 |
1,00 |
1,4 |
1,6 |
D |
Magnezit |
Triệu tấn |
0,08 |
0,14 |
0,2 |
0,25 |
Trữ lượng đá vôi trắng đã thăm dò khoảng 171 triệu tấn và tài nguyên dự báo khoảng 35 tỷ tấn, trong đó phù hợp làm bột nghiền khoảng 27 tỷ tấn.
a. Giai đoạn 2008-2015
- Đầu tư điều tra đánh giá xác định tiềm năng đá vôi trắng (đá hoa) theo Quyết định số 116/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ: 1 (một) đề án cho vùng Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang và 1 (một) đề án cho tiểu vùng Tân Lĩnh - An Phú của vùng Lục Yên - Yên Bình, Yên Bái;
- Thực hiện dự án thăm dò của 83 mỏ/diện tích đã cấp phép và thỏa thuận chủ trương (Phụ lục 2) thuộc địa bàn các tỉnh Nghệ An, Yên Bái, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang và Hà Nam.
b. Giai đoạn 2016-2025
- Đầu tư thăm dò, nâng cấp hoặc thăm dò phần sâu vùng mỏ Nghệ An và Yên Bái để phục vụ nguyên liệu cho các dự án đang hoạt động;
- Thăm dò tại Hà Giang, Yên Bái, Nghệ An và các vùng khác sau khi có kết quả điều tra đánh giá; giai đoạn 2016-2020 dự kiến thăm dò 2-3 mỏ đá vôi trắng có triển vọng
Trữ lượng quặng felspat đã được thăm dò và tài nguyên dự báo khoảng 90 triệu tấn, trong đó thăm dò cấp C2 trở lên khoảng 46 triệu tấn.
Các mỏ, điểm quặng felspat có tài nguyên ≥ 200.000 tấn quặng với chất lượng tương đối tốt được quy hoạch thăm dò theo tiến độ sau:
a. Giai đoạn 2008-2015: Thực hiện thăm dò 12 mỏ quặng felspat và thăm dò diện tích ngoại vi của 6 mỏ đang khai thác trên địa bàn các tỉnh Lài Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đắk Lắc với tổng mục tiêu 32-35 triệu tấn trữ lượng các cấp và vốn đầu tư 100-106 tỷ đồng.
b. Giai đoạn 2016-2020: Thực hiện thăm dò 8-11 diện tích quặng felspat mới và diện tích ngoại vi mỏ Ngọt (đang khai thác) với tổng mục tiêu 18-24 triệu tấn trữ lượng các cấp và vốn đầu tư 58-63 tỷ đồng.
Danh mục các đề án thăm dò quặng felspat giai đoạn 2008-2025 (mục B1, Phụ lục 1).
Trữ lượng quặng cao lanh đã được thăm dò và tài nguyên dự báo khoảng 400 triệu tấn, trong đó thăm dò cấp C2 trở lên khoảng 250 triệu tấn.
Các mỏ, điểm quặng cao lanh có tài nguyên ≥ 1 triệu tấn, chất lượng quặng tương đối tốt được quy hoạch thăm dò theo giai đoạn như sau:
a. Giai đoạn 2008-2015: Thực hiện thăm dò 19 đề án quặng cao lanh tại địa bàn các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Quảng Nam, Gia Lai và Đăk Lắc với tổng mục tiêu khoảng 53 triệu tấn trữ lượng các cấp và vốn đầu tư ước tính 95,5 tỷ đồng.
Để thay thế và/hoặc bổ sung vào các mỏ, điểm quặng trên, dự kiến đầu tư thăm dò một số điểm quặng có triển vọng từ kết quả các đề án điều tra đánh giá quặng cao lanh, felspat theo Quyết định số 116/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ tại các khu vực Đinh Văn và Bảo Lộc, Lâm Đồng; diện tích quặng cao lanh Đắk Nia, xã Đắk Nia, Gia Nghĩa, Đắk Nông; vùng cao lanh - felspat Hương Phong - A Roàng, A Lưới, Thừa Thiên - Huế; và vùng sét cao lanh Yên Dũng, Lục Nam, Bắc Giang.
b. Giai đoạn 2016-2025: Dự kiến thăm dò 18 mỏ, điểm quặng cao lanh với tổng mục tiêu khoảng 57,5 triệu tấn trữ lượng các cấp và 113,5 tỷ đồng.
Ngoài 18 mỏ, điểm quặng cao lanh ở trên, dự kiến thăm dò một số thân khoáng sét cao lanh khác trong khu mỏ quặng cao lanh - felspat Yên Thái - Báo Đáp, Yên Bái; 2-3 diện tích quặng cao lanh, felspat có triển vọng trở thành mỏ trong các vùng quặng cao lanh, felspat Tân Thịnh - Bằng Doãn, Phú Thọ - Yên Bái, vùng Vân Sơn - Lâm Xuyên, Sơn Dương, Tuyên Quang và vùng sét cao lanh huyện Bến Cát, Bình Dương; vùng quặng cao lanh, felspat Thẩm Dương - Làng Giàng, Văn Bàn, Lào Cai; nam khối sông Chảy, Bắc Quang - Quang Bình, Hà Giang; Lang Chánh - Bá Thước - Cẩm Thủy, Thanh Hóa; và Bình Long, Bình Phước sau khi đánh giá (theo Quyết định số 116/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ).
Danh mục các đề án thăm dò quặng cao lanh giai đoạn 2008-2025 (mục A1, Phụ lục 1).
Tài nguyên quặng magnezit thăm dò và điều tra đánh giá khoảng 25 triệu tấn, trong đó cấp C2 trở lên khoảng 10 triệu tấn.
- Đến năm 2010, hoàn thành thăm dò mỏ quặng Kon Queng, tỉnh Gia Lai với mục tiêu 18 triệu tấn quặng magnezit cấp B+C1+C2 phục vụ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác mỏ;
- Giai đoạn 2011-2015, thăm dò mỏ quặng Tây Kon Queng, tỉnh Gia Lai với mục tiêu 6 triệu tấn quặng magnezit cấp B+C1+C2.
Danh mục các dự án thăm dò quặng magnezit (mục C, Phụ lục 1).
V. QUY HOẠCH KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN
1. Khai thác, chế biến đá vôi trắng (đá hoa)
Các mỏ khai thác, chế biến đá vôi trắng cấp phép trong giai đoạn 2008-2025 phải có công suất ≥ 500.000 tấn đá nguyên khai/năm, hoặc tương đương với số lượng sản phẩm bao gồm: 83.000 m3 đá vôi trắng ốp lát và mỹ nghệ, 125.000 tấn đá vôi trắng dạng cục, hạt, 100.000 tấn bột CaCO3 các loại mỗi năm.
a. Giai đoạn 2008-2015
- Liên kết - hợp nhất các diện tích đá vôi trắng khai thác quy mô nhỏ nằm kế cận gần nhau trên địa bàn tỉnh Yên Bái và Nghệ An để tổ chức khai thác quy mô công nghiệp trong giai đoạn 2011-2015;
- Tại Yên Bái: Đầu tư khai thác, chế biến đá vôi trắng tại các khu mỏ đã cấp giấy phép khai thác (10 diện tích) và kết thúc thăm dò ở Mông Sơn - Yên Bình và tại huyện Lục Yên (31 diện tích). Đảm bảo ranh giới khai thác nằm ngoài vành đai bảo vệ cảnh quan môi trường hồ Thác Bà.
- Tại Nghệ An: Đầu tư khai thác, chế biến đá vôi trắng tại các khu mỏ đã cấp phép khai thác (9 diện tích) và kết thúc thăm dò ở huyện Tân Kỳ và Quỳ Hợp (45 diện tích)
- Tại Bắc Kạn: Đầu tư khai thác, chế biến 6 diện tích ở vùng Chợ Đồn - Ba Bể. Đảm bảo ranh giới khai thác nằm ngoài vành đai bảo vệ cảnh quan môi trường hồ Ba Bể;
- Tại Hà Nam: Đầu tư khai thác đá vôi trắng tại khu mỏ Thung Duộc, huyện Thanh Liêm phục vụ cơ sở chế công nghiệp địa phương;
- Tại Tuyên Quang: Đầu tư khai thác, chế biến đá vôi trắng mỏ Km54 - Km57, xã Phú Yên, huyện Hàm Yên (trên cơ sở kết quả thăm dò khả quan).
- Đầu tư nhà máy mới và/hoặc mở rộng nâng công suất nhà máy sản xuất chế biến bột CaCO3 chất lượng cao hiện có tại tỉnh Đồng Nai tới công suất 500.000 tấn bột CaCO3 vào năm 2015 và 1 (một) triệu tấn vào năm 2025.
b. Giai đoạn 2016-2025
- Tiếp tục khai thác, chế biến đá hoa tại khu vực Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn;
- Vùng Lục Yên - Yên Bình, Yên Bái: Đầu tư khai thác, chế biến đá vôi trắng tại các mỏ đã cấp phép (khai thác xuống sâu, hoặc thăm dò nâng cấp);
- Vùng Quỳ Hợp - Tân Kỳ, Nghệ An: Đầu tư khai thác, chế biến đá vôi trắng tại các mỏ đã cấp phép (khai thác xuống sâu, hoặc thăm dò nâng cấp).
Dự kiến sản lượng khai thác, chế biến đá vôi trắng: năm 2010 đạt khoảng 1 triệu tấn bột CaCO3 các loại, xuất khẩu khoảng 0,2-0,3 triệu tấn bột CaCO3 và 1,8 triệu tấn đá CaCO3 dạng hạt; năm 2015 đạt 2,0 triệu tấn bột CaCO3 các loại, xuất khẩu khoảng 0,6-0,8 triệu tấn bột CaCO3 và 2,4 triệu tấn đá CaCO3 dạng hạt; năm 2020 đạt 2,6 triệu tấn bột CaCO3 các loại, xuất khẩu khoảng 1-1,2 triệu tấn bột CaCO3 và 3,2 triệu tấn đá CaCO3 dạng hạt; năm 2025 đạt 3,8 triệu tấn bột CaCO3 các loại, xuất khẩu khoảng 1,5 triệu tấn bột CaCO3 và 3,8 triệu tấn đá CaCO3 dạng hạt.
Danh mục, số lượng dự án đầu tư khai thác, chế biến đá vôi trắng giai đoạn 2008-2025 (Phụ lục 2).
2. Khai thác, chế biến quặng felspat
Sản phẩm chế biến quặng felspat là bột felspat sử dụng làm xương và men gốm, sứ, vật liệu xây dựng; phụ gia cho công nghiệp thủy tinh… phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu
a. Giai đoạn 2008-2015: Thực hiện đầu tư khai thác, chế biến quặng felspat của 12 mỏ mới và cải tạo - mở rộng sản xuất tại các vùng Phú Thọ, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Gia Lai, Đăk Lắc, Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam với tổng công suất khoảng 1,07 triệu tấn/năm, vốn đầu tư ước tính khoảng 570-610 tỷ đồng;
b. Giai đoạn 2016-2025: Thực hiện đầu tư khai thác, chế biến quặng felspat của 12 mỏ mới và mỏ cải tạo - mở rộng sản xuất tại Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Quảng Nam, Đăk Lắc và Hà Giang với tổng công suất tăng thêm khoảng 660.000 tấn.
Sản phẩm chế biến của quặng felspat là bột felspat sử dụng làm men sứ, phụ gia cho công nghiệp thủy tinh và xuất khẩu.
Danh mục các dự án khai thác, chế biến quặng felspat trong giai đoạn 2008-2025 nêu (mục B2, Phụ lục 1).
3. Khai thác, chế biến cao lanh
Sản phẩm chế biến sâu quặng cao lanh là bột cao lanh lọc sử dụng làm xương và men gốm, sứ, vật liệu xây dựng; phụ gia cho công nghiệp giấy, hóa chất, thủy tinh… phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
a. Giai đoạn 2008-2015: Thực hiện đầu tư khai thác, chế biến quặng cao lanh của 24 mỏ mới và mỏ cải tạo - mở rộng sản xuất tại các khu vực Lào Cai, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi, Đăk Lắc, Lâm Đồng, Tây Ninh, Bình Phước và Bình Dương với tổng vốn đầu tư ước khoảng 800 tỷ đồng, đảm bảo tổng công suất đạt khoảng 1,14 triệu tấn/năm, sản phẩm cao lanh tinh lọc vào năm 2015.
b. Giai đoạn 2016-2025: Đầu tư khai thác, chế biến quặng cao lanh của 17 mỏ mới và mỏ cải tạo - mỏ mở rộng sản xuất tại các khu vực Lào Cai, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi, Đăk Nông, Bình Phước và Bình Dương với tổng vốn đầu tư ước khoảng 950 tỷ đồng, đảm bảo tổng công suất tăng thêm khoảng 2 triệu tấn sản phẩm cao lanh tinh lọc vào năm 2025.
Sản phẩm chế biến sâu của quặng cao lanh là bột cao lanh tinh lọc sử dụng cho công nghiệp gốm sứ và xuất khẩu.
Danh mục các dự án khai thác, chế biến quặng cao lanh trong giai đoạn 2008-2025 (mục A2, Phụ lục 1).
4. Khai thác, chế biến quặng magnezit
Sản phẩm chế biến sâu quặng magnezit là manhê kim loại và magnezit nung kiềm hóa và thiêu kết phục vụ cho sản xuất vật liệu chịu lửa.
a. Giai đoạn 2008-2015
- Giai đoạn 2010 và 2011: tiến hành lập nghiên cứu khả thi và thiết kế quy hoạch tổng thể khai thác, chế biến quặng magnezit vùng Kon Queng, Gia Lai;
- Đầu tư xây dựng tổ hợp mỏ tuyển với công suất giai đoạn I là 200.000 tấn quặng nguyên khai/năm;
- Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất magnezit nung kiềm hóa và thiêu kết với công suất 100.000 tấn sản phẩm/năm phục vụ cho sản xuất vật liệu chịu lửa.
b. Giai đoạn 2016-2025
- Đầu tư mở rộng công suất tổ hợp mỏ tuyển (giai đoạn II) lên 400.000 tấn quặng nguyên khai/năm.
- Đầu tư xây dựng nhà máy luyện manhê kim loại công suất 45.000 tấn manhê thỏi/năm với công nghệ điện ly clorua hóa hoặc công nghệ Pidgeon;
Sản phẩm chế biến sâu của quặng magnezit là manhê kim loại và magnezit nung kiềm hóa và thiêu kết (phục vụ cho sản xuất vật liệu chịu lửa). Danh mục các dự án khai thác, chế biến quặng magnezit trong giai đoạn 2008-2025 (mục C Phụ lục 1).
Ước tính vốn đầu tư cho công tác thăm dò, khai thác và chế biến khoáng chất nguyên liệu đá vôi trắng, felspat, cao lanh và magnezit trong giai đoạn quy hoạch ước tính khoảng 16.844 tỷ VNĐ.
Trong đó: Giai đoạn đến năm 2015 khoảng 5.164 tỷ VNĐ.
Giai đoạn 2016-2025 khoảng 11.680 tỷ VNĐ.
Nguồn vốn đầu tư: Gồm vốn tự thu xếp của doanh nghiệp, vốn vay đầu tư phát triển của Nhà nước và vay thương mại, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài…
VII. CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU
1. Nhóm giải pháp, chính sách tổng thể
- Chế biến khoáng sản nhóm khoáng chất nguyên liệu đá vôi trắng, felspat, cao lanh và magnezit loại sản phẩm chất lượng cao và các chế phẩm của chúng phục vụ nhu cầu trong nước là chính, có một phần xuất khẩu hợp lý sản phẩm chế biến sâu; do trữ lượng thăm dò và tài nguyên dự báo đá vôi trắng rất lớn (35 tỷ tấn), vì vậy trong giai đoạn quy hoạch không hạn chế việc xuất khẩu sản phẩm đá vôi trắng (bột và cục) trong giai đoạn quy hoạch;
- Tăng cường phân cấp quản lý tài nguyên, hoàn thiện quy chế và tăng cường đấu thầu hoạt động khoáng sản; thành lập các Công ty cổ phần với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân có kinh nghiệm, năng lực khai khoáng, có năng lực tài chính để đầu tư các công tác thăm dò, khai thác đến chế biến sâu khoáng sản. Khuyến khích đa dạng loại hình sở hữu, thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia phát triển công nghệ khai thác, chế biến nguyên liệu đá vôi trắng, felspat, cao lanh và magnezit theo định hướng ưu tiên các doanh nghiệp có năng lực trong nước; liên doanh liên kết với nước ngoài trong lĩnh vực chế biến đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao;
- Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hoạt động nhóm khoáng chất nguyên liệu đá vôi trắng, felspat, cao lanh và magnezit như đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng; thu hút đào tạo và sử dụng lao động địa phương; có biện pháp chủ động bảo vệ môi trường sinh thái và tích cực tham gia cải thiện môi trường xã hội.
2. Nhóm giải pháp, chính sách cụ thể
a. Giải pháp thị trường: Xây dựng và phát triển thị trường sản phẩm nhóm khoáng chất nguyên liệu đá vôi trắng, felspat, cao lanh và magnezit trong nước theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và phù hợp với lộ trình hội nhập của Việt Nam, hợp tác và liên kết chặt chẽ nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến đã và đang quy hoạch đầu tư xây dựng; chiếm lĩnh dần thị trường tiêu thụ trong nước, từng bước tham gia thị trường quốc tế.
b. Nghiên cứu, chuyển giao và tiếp nhận khoa học - công nghệ
- Chú trọng nghiên cứu và áp dụng các công nghệ khai thác tiên tiến. Hoàn thiện, nâng cấp công nghệ khai thác, chế biến quặng đã có. Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ khai thác và chế biến sản phẩm chất lượng cao theo phương thức kết hợp giữa Nhà nước - doanh nghiệp khoa học công nghệ - doanh nghiệp khai thác chế biến khoáng sản thuộc các thành phần kinh tế.
- Hợp tác với nước ngoài nghiên cứu, sản xuất sản phẩm từ nhóm khoáng chất nguyên liệu đá vôi trắng, felspat, cao lanh và magnezit có chất lượng cao cho xuất khẩu.
c. Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực: Hợp tác với các cơ sở đào tạo (trường dạy nghề, cao đẳng, đại học) để đào tạo và đào tạo lại, đào tạo tại chỗ đội ngũ lao động và nghiên cứu khoa học cho các khâu khai thác mỏ, tuyển khoáng và luyện kim phù hợp với quy mô và điều kiện khai thác khoáng sản đá vôi trắng, felspat, cao lanh và magnezit của Việt Nam. Chú trọng đào tạo đội ngũ quản lý, quản trị kinh doanh khoáng sản có trình độ để đáp ứng yêu cầu phát triển doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh, hội nhập.
d. Bảo vệ môi trường: thực hiện đầy đủ và nghiêm túc biện pháp chủ động bảo vệ môi trường trong thăm dò, khai thác, tuyển khoáng theo hướng áp dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường (tuân thủ quy định về thải rắn, nước thải, khí thải; thu hồi nước tuần hoàn); nghiêm túc thực hiện việc hoàn trả mặt bằng, môi trường sau khai thác. Đảm bảo vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động trong sản xuất. Khuyến khích nghiên cứu, áp dụng các công nghệ xử lý môi trường tiên tiến trong tất cả các công đoạn sản xuất. Các cơ quan quản lý Nhà nước tăng cường đầu tư trang thiết bị quan trắc, kiểm soát môi trường.
e. Giải pháp về vốn đầu tư
Để thu hút khoảng 16.844 nghìn tỷ đồng cho đầu tư phát triển công nghiệp khai thác, chế biến đá vôi trắng, felspat, cao lanh và magnezit đến năm 2025 nêu trên, dự kiến sẽ huy động từ các nguồn sau:
- Vốn tự thu xếp của doanh nghiệp;
- Vốn Ngân sách: hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào đối với các khu khai thác, tuyển luyện ở quy mô lớn; đầu tư cho đào tạo nghiên cứu khoa học, công nghệ của các viện, trường trong ngành;
- Vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước: các dự án đầu tư khai thác, chế biến quặng tại các địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành;
- Vốn vay thương mại trong và ngoài nước;
- Vốn đầu tư nước ngoài: tranh thủ nguồn vốn nước ngoài cho một số dự án hợp tác đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến đá vôi trắng, felspat, cao lanh và magnezit quy mô lớn.
g. Công tác quản lý nhà nước
- Định kỳ rà soát, cập nhật và điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp thăm dò, khai thác, chế biến đá vôi trắng, felspat, cao lanh và magnezit cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và quốc tế;
- Xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản để đảm bảo tính thống nhất và chặt chẽ, không chồng chéo, nâng cao tính cơ động và hiệu quả của việc quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên đá vôi trắng, felspat, cao lanh và magnezit;
- Chấn chỉnh công tác quản trị tài nguyên và thống kê báo cáo hoạt động khoáng sản đá vôi trắng, felspat, cao lanh và magnezit theo định kỳ từ cơ sở đến cấp tỉnh, cấp Bộ. Có biện pháp và chế tài mạnh xử lý đối với các tổ chức và cá nhân không thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về khoáng sản, môi trường. Tăng cường thanh kiểm tra hoạt động khoáng sản nhằm ngăn ngừa tình trạng khai thác và xuất khẩu trái phép khoáng sản.
- Rà soát, sửa đổi các chỉ tiêu tính trữ lượng và tài nguyên đá vôi trắng, felspat, cao lanh và magnezit cho phù hợp với điều kiện giá tinh quặng và sản phẩm chế biến từ đá vôi trắng, felspat, cao lanh và magnezit ngày một gia tăng, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ khai thác, chế biến hiện nay.
1. Bộ Công thương có trách nhiệm công bố, chỉ đạo tổ chức thực hiện quy hoạch Định kỳ thời sự hóa, cập nhật và điều chỉnh Quy hoạch; đề xuất cơ chế, chính sách phát triển bền vững công nghiệp khai thác, chế biến đá vôi trắng, felspat, cao lanh và magnezit, bảo đảm đồng bộ và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và lộ trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
2. Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông theo chức năng nhiệm vụ của mình, chủ trì và phối hợp với Bộ Công thương triển khai cụ thể hóa các giải pháp, chính sách nêu trong Quyết định này.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Tổ chức quản lý và bảo vệ tài nguyên đá vôi trắng, felspat, cao lanh và magnezit trên địa bàn; ngăn ngừa tình trạng khai thác và xuất khẩu trái phép khoáng sản;
- Tổ chức lập và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến đá vôi trắng, felspat, cao lanh và magnezit thuộc thẩm quyền của địa phương và phù hợp với Quy hoạch này. Khoanh định và phê duyệt các khu vực cấm, tạm thời cấm và hạn chế hoạt động khoáng sản;
- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp triển khai các dự án nêu Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC CÁC ĐỀ ÁN THĂM DÒ, DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHAI THÁC, CHẾ BIẾN CÁC KHOÁNG CHẤT NGUYÊN LIỆU CAO LANH, FELSPAT, ĐÁ VÔI TRẮNG VÀ MAGNEZIT GIAI ĐOẠN 2008-2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 47/2008/QĐ-BCT ngày 17 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công thương)
A1. Các đề án thăm dò, quặng caolanh giai đoạn 2008-2025
Số TT |
Tên mỏ, điểm quặng quy hoạch thăm dò |
Vị trí địa lý |
2008-2015 |
2016-2025 |
||
M.tiêu (103 t) |
VĐT (tỷ đ) |
M.tiêu (103 t) |
VĐT (tỷ đ) |
|||
I |
Lào Cai |
|
|
|
|
|
1 |
Ngòi Xum - Ngòi Ân |
xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng, Lào Cai |
3.000 |
4,5 |
|
|
2 |
Làng Bon |
xã Minh Tân, huyện Bảo Yên, Lào Cai |
1.000 |
3 |
|
|
3 |
Bản Phiệt |
các xã: Bản Phiệt, Bản Cầm, Phong Hải, Thái Niên, huyện Bảo Thắng, Lào Cai |
1.000 |
1,5 |
|
|
II |
Yên Bái |
|
|
|
|
|
1 |
Yên Thái-Báo Đáp |
xã Yên Thái, huyện Văn Yên và xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên, Yên Bái |
1.500 |
3 |
|
|
2 |
Nà Khà |
1.500 |
3 |
|
|
|
III |
Vĩnh Phúc |
|
|
|
|
|
1 |
Xóm Mới (Thanh Vân cũ) |
xã Thanh Vân, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc |
1.500 |
4 |
|
|
2 |
Định Trung |
xã Định Trung, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc |
5.000 |
5 |
3.000 |
3 |
IV |
Thái Nguyên |
|
|
|
|
|
1 |
Phương Nam 3 và Tân Lập |
xã Phú Lạc, huyện Đại Từ, Thái Nguyên |
5.000 |
10 |
|
|
V |
Thừa Thiên - Huế |
|
|
|
|
|
1 |
Khánh Mỹ |
xã Phong Thu, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế |
|
|
1.000 |
3 |
2 |
Vân Xá |
xã Hương Vân, huyện Hương Trà, Thừa Thiên - Huế |
4.000 |
9 |
3.000 |
6 |
3 |
Phú Vinh (đường 12 cũ) |
Phía đông chợ Bốt Đỏ, xã Phú Vinh, huyện A Lưới, Thừa Thiên - Huế |
1.500 |
4,5 |
|
|
4 |
A Sầu |
xã Hương Lâm, huyện A Lưới, Thừa Thiên - Huế |
1.000 |
3 |
|
|
VI |
Quảng Ngãi |
|
|
|
|
|
1 |
Đồng Trỗi |
xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi |
4.000 |
6 |
4.000 |
6 |
2 |
Nghĩa Thắng - Nghĩa Thuận |
xã Nghĩa Thắng và xã Nghĩa Thuận, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi |
4.000 |
4 |
4.000 |
6 |
3 |
Ba Gia |
xã Tịnh Đông và xã Tịnh Bắc, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi |
|
|
3.000 |
3 |
VII |
Đắk Lắk |
|
|
|
|
|
1 |
Ea Knop |
xã Ea Tih, TT Ea Knop, huyện Ea Kar, Đăk Lắc |
2.500 |
3 |
|
|
VIII |
Đắk Nông |
|
|
|
|
|
1 |
Đăk Hà |
xã Đăk Hà, huyện Đăk Klong, Đắk Nông |
6.000 |
9 |
6.000 |
9 |
IX |
Tây Ninh |
|
|
|
|
|
1 |
Suối Ngô |
xã Suối Ngô, huyện Tân Châu, Tây Ninh |
|
|
3.000 |
6 |
X |
Bình Phước |
|
|
|
|
|
1 |
Minh Đức |
xã Minh Đức, huyện Bình Long, Bình Phước |
|
|
2.000 |
6 |
2 |
Tân Hiệp |
xã Đông Nơ, huyện Long Bình, Bình Phước |
3.000 |
9 |
|
|
3 |
Suối Lạnh |
xã Đông Nơ, huyện Long Bình, Bình Phước |
|
|
1.500 |
4,5 |
4 |
Suối Bang Xóm |
xã Đông Nơ, huyện Long Bình, Bình Phước |
|
|
3.000 |
9 |
5 |
Suối Đôi |
thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, Bình Phước |
|
|
2.000 |
6 |
6 |
Nam Suối Cái |
thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, Bình Phước |
|
|
3.000 |
9 |
7 |
Ấp 1, Ấp 5, ấp 6 |
xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành |
2.000 |
5 |
|
|
XI |
Bình Dương |
|
|
|
|
|
1 |
Suối Thôn |
xã An Long, huyện Phú Giáo, Bình Dương |
|
|
4.000 |
6 |
2 |
Bến Tượng |
xã Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát, Bình Dương |
|
|
2.000 |
6 |
3 |
An Lập |
xã An Lập, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương |
1.500 |
3 |
|
|
4 |
Vĩnh Tân |
xã Tân Lập, huyện Tân Uyên, Bình Dương |
|
|
5.000 |
9 |
5 |
Hòa Định |
xã Thới Hòa, huyện Bến Cát, Bình Dương |
4.000 |
6 |
4.000 |
6 |
6 |
Tân Uyên |
TT Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, Bình Dương |
|
|
4.000 |
10 |
Tổng cộng |
53.000 |
95.5 |
57.500 |
113.5 |
A2. Danh mục dự án khai, chế biến quặng caolanh giai đoạn 2008-2025
Đơn vị công suất: 1.000 tấn sản phẩm/năm
Số TT |
Tên dự án khai thác, chế biến; mỏ, điểm quặng |
Vị trí địa lý |
2008-2015 |
2016-2025 |
||
Công suất |
VĐT (tỷ đ) |
Công suất |
VĐT (tỷ đ) |
|||
I |
|
|
|
|
|
|
1 |
Ngòi Xum - Ngòi Ân |
xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng, Lào Cai |
50 |
42 |
+50 |
28 |
2 |
Làng Bon |
xã Minh Tân, huyện Bảo Yên, Lào Cai |
|
|
40 |
28 |
3 |
Bản Phiệt (MRSX) |
các xã: Bản Phiệt, Bản Cầm, Phong Hải, Thái Niên, huyện Bảo Thắng, Lào Cai |
+40 |
28 |
|
|
II |
Yên Bái |
|
|
|
|
|
1 |
Yên Thái-Báo Đáp |
xã Yên Thái, huyện Văn Yên và xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên, Yên Bái |
40 |
28 |
|
|
III |
Vĩnh Phúc |
|
|
|
|
|
1 |
Xóm Mới (Thanh Vân cũ) |
xã Thanh Vân, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc |
50 |
35 |
|
|
2 |
Định Trung |
xã Định Trung, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc |
50 |
35 |
|
|
IV |
Thái Nguyên |
|
|
|
|
|
1 |
Phương Nam 3 và Tân Lập |
xã Phú Lạc, huyện Đại Từ, Thái Nguyên |
70 |
49 |
|
|
V |
Quảng Bình |
|
|
|
|
|
1 |
Bắc Lý (MRSX) |
xã Lộc Ninh, xã Đại Lộc, txã Đồng Hới, Quảng Bình |
+50 |
42 |
+50 |
28 |
VI |
Thừa Thiên - Huế |
|
|
|
|
|
1 |
Khánh Mỹ |
xã Phong Thu, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế |
|
|
20 |
14 |
2 |
Vân Xá |
xã Hương Vân, huyện Hương Trà, Thừa Thiên - Huế |
50 |
35 |
|
|
3 |
Phú Vinh (đường 12 cũ) |
Phía đông chợ Bốt Đỏ, xã Phú Vinh, huyện A Lưới, Thừa Thiên - Huế |
20 |
10 |
|
|
4 |
A Sầu |
xã Hương Lâm, huyện A Lưới, Thừa Thiên - Huế |
20 |
10 |
|
|
VII |
Quảng Ngãi |
|
|
|
|
|
1 |
Đồng Trỗi |
xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi |
60 |
42 |
|
|
2 |
Nghĩa Thắng - Nghĩa Thuận |
xã Nghĩa Thắng và Nghĩa Thuận, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi |
60 |
42 |
|
|
3 |
Ba Gia |
xã Tịnh Đông và xã Tịnh Bắc, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi |
|
|
50 |
35 |
VIII |
Đắk Lắk |
|
|
|
|
|
1 |
Ea Knop |
xã Ea Tih, TT Ea Knop, huyện Ea Kar, Đăk Lắc |
70 |
34 |
|
15 |
IX |
Đắk Nông |
|
|
|
|
|
1 |
Đăk Hà |
xã Đăk Hà, huyện Đăk Klong, Đắk Nông |
|
|
150 |
105 |
X |
Lâm Đồng |
|
|
|
|
|
1 |
Đa Quý |
Phường 11, TP Đà Lạt, Lâm Đồng |
15 |
20 |
|
|
2 |
Lộc Tân - Lộc Châu (MRSX) |
xã Lộc Tân, xã Lộc Châu, tx Bảo Lộc, Lâm Đồng |
+50 |
90 |
|
|
|
|
|||||
4 |
Đại Lào |
xã Đại Lào, thị xã Bảo Lộc, Lâm Đồng |
50 |
80 |
|
|
5 |
1-2 NM CB tỉnh |
thị xã Bảo Lộc, Lâm Đồng |
15-30 |
32-64 |
|
|
XI |
Tây Ninh |
|
|
|
|
|
1 |
Suối Ngô |
xã Suối Ngô, huyện Tân Châu, Tây Ninh |
|
|
50 |
35 |
XII |
Bình Phước |
|
|
|
|
|
1 |
Minh Đức |
xã Minh Đức, huyện Bình Long, Bình Phước |
|
|
50 |
35 |
2 |
Tân Hiệp |
xã Đông Nơ, huyện Long Bình, Bình Phước |
50 |
35 |
|
|
3 |
Suối Lạnh |
xã Đông Nơ, huyện Long Bình, Bình Phước |
35 |
25 |
|
|
4 |
Suối Bang Xóm |
xã Đông Nơ, huyện Long Bình, Bình Phước |
|
|
70 |
49 |
5 |
Suối Đôi |
thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, Bình Phước |
|
|
40 |
28 |
6 |
Nam Suối Cái |
thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, Bình Phước |
|
|
70 |
49 |
7 |
Ấp 1, Ấp 5, ấp 6 |
xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành |
40 |
28 |
|
|
XIII |
Bình Dương |
|
|
|
|
|
1 |
Suối Thôn |
xã An Long, huyện Phú Giáo, Bình Dương |
|
|
60 |
42 |
2 |
Long Nguyên |
xã Long Nguyên, huyện Bến Cát, Bình Dương |
35 |
25 |
|
|
3 |
Bến Tượng |
xã Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát, Bình Dương |
|
|
40 |
28 |
4 |
An Lập |
xã An Lập, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương |
30 |
20 |
|
|
5 |
Vĩnh Tân |
xã Tân Lập, huyện Tân Uyên, Bình Dương |
|
|
60 |
42 |
6 |
Hòa Định |
xã Thới Hòa, huyện Bến Cát, Bình Dương |
70 |
49 |
|
|
7 |
Tân Uyên |
TT Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, Bình Dương |
|
|
60 |
42 |
Tổng cộng |
1.135 |
1.028 |
860 |
603 |
B.1. Danh mục đề án thăm dò quặng felspat giai đoạn 2008-2025
Số TT |
Tên mỏ, điểm quặng quy hoạch thăm dò |
Vị trí địa lý |
2008-2015 |
2016-2025 |
||
M.tiêu (tr. t) |
VĐT |
M.tiêu (tr. t) |
VĐT (tỷ đ) |
|||
|
|
|
|
|
||
1 |
Khu mỏ Minh Tân-Long Phúc |
Các xã Minh Tân, Yên Sơn, Lương Sơn và Long Phúc, huyện Bảo Yên, Lào Cai |
4 (Lương Sơn) |
7 |
4 (Long Phúc Minh Tân) |
9 |
2 |
2 đề án |
vùng Ngòi Thi, Lào Cai |
|
|
(2 mỏ) |
14 |
|
|
|||||
|
|
|
|
|
||
1 |
Khu mỏ Yên Thái-Báo Đáp |
Các xã Yên Thái, huyện Văn Yên và xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên, Yên Bái |
9 |
10-17 |
2-3 (ngoại vi) |
5 |
2 |
1 đề án |
vùng Tân Thịnh-Bằng Doãn, 2 tỉnh Phú Thọ và Yên Bái (bao gồm trữ lượng của một phần diện tích thuộc tỉnh Phú Thọ) |
|
|
(1 mỏ) |
7 |
III |
Tuyên Quang |
|
|
|
|
|
1 |
Caolanh, felspat Bình Man (13,7 ha) |
xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang |
2 (caolanh và felspat) |
10 (4+6) |
|
|
2 |
Caolanh, felspat Thái Sơn (40ha) |
xã Thái Sơn, huyện Hàm Yên, Tuyên Quang |
|
|
|
|
3 |
Caolanh, felspat 2 khu quặng Thắng Lợi và Phú Đa (50 ha) |
xã Hào Phú, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang |
Thăm dò bổ sung |
5 (2+3) |
|
|
4 |
Caolanh, felspat Tân Bình (108ha) |
xã Đại Phú, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang |
2.5 |
4 |
|
|
5 |
Caolanh, felspat Vân Sơn (10,7ha) |
Vân Sơn, huyện Sơn Dương |
1.5 |
2 |
|
|
6 |
Caolanh, felspat Đồng Bến (49ha) |
Xã Thành Long, huyện Hàm Yên |
3 |
5 |
|
|
7 |
Caolanh, felspat Đồng Danh (350ha) |
Đồng Danh, huyện Sơn Dương |
6 |
8 |
|
|
8 |
1 đề án |
vùng quặng Vân Sơn - Lâm Xuyên, tỉnh Tuyên Quang |
(1 mỏ) |
7 |
|
|
IV |
Phú Thọ |
|
|
|
|
|
1 |
Các mỏ: Đồi Gianh-Ba Tri, Ba Bò, Đồi Đao, Hang Dơi |
Trong vùng quặng felspat Thạch Khoán, tỉnh Phú Thọ |
Thăm dò bổ sung |
8 |
|
|
2 |
Mỏ Ngọt |
xã Sơn Thủy, huyện Tam Thanh và xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ |
|
|
||
3 |
Dốc Kẻo |
Hương Xạ, h Hạ Hòa |
|
|
|
|
V |
Quảng Nam |
|
|
|
|
|
1 |
7 |
|||||
VI |
Gia Lai |
|
|
|
|
|
1 |
Tân Rô |
xã Sơn Lang, huyện K’bang, Gia Lai |
2,5 |
7 |
|
|
2 |
Ia Hreh |
xã Ia Hreh và xã Krông Hnăng, huyện Krông Pa, Gia Lai |
- |
7 |
|
|
VII |
Đắk Lắk |
|
|
|
|
|
1 |
Ea Krông Hnăng |
tt. Ea Knop, huyện Ea Kar, Đắk Lắk |
Thăm dò bổ sung |
2 |
|
|
2 |
Krông Hnăng |
xã Krông Jinh, huyện M’Drắk, Đắk Lắk |
|
|
0,5 |
2 |
|
|
|
|
|
||
1 |
2 đề án |
Nam khối sông Chảy, Bắc Quang - Quang Bình, tỉnh Hà Giang |
|
|
(2 mỏ) |
14 |
IX |
Thừa Thiên Huế |
|
|
|
|
|
1 |
1 đề án |
vùng Hương Phong - A Roàng, tỉnh Thừa Thiên Huế |
(1 mỏ) |
7 |
|
|
Tổng cộng |
32-35 |
100-106 |
18-24 |
58-63 |
B2. Danh mục dự án khai, chế biến quặng felspat giai đoạn 2008-2025
Đơn vị công suất: 1.000 tấn sản phẩm/năm
TT |
Tên (nhóm) dự án khai thác, chế biến quặng felspat |
Tên tỉnh |
Công suất |
Vốn ĐT (tỷ đ) |
A |
Giai đoạn 2008-2015 |
|
|
625-685 |
I |
Phú Thọ |
|
|
|
1 |
Đầu tư duy trì công suất khai thác chế biến các mỏ: Đồi Gianh - Ba Tri, Ba Bò, Hang Dơi, Mỏ Ngọt, Đồi Đao |
Phú Thọ |
100 |
45-70 |
2 |
Đầu tư khâu tuyển nổi quặng felspat cho nhà máy chế biến hiện có tại Mỏ Ngọt |
Phú Thọ |
47 |
30 |
3 |
Đầu tư mở rộng khai thác quặng felspat mỏ Đồi Gianh-Ba Tri |
Phú Thọ |
+50 |
20 |
4 |
Mở rộng khai thác quặng felspat Mỏ Ngọt |
Phú Thọ |
+60 |
20 |
II |
Tuyên Quang |
|
|
|
1 |
Đầu tư khai thác quặng caolanh, felspat Bình Man, Thái Sơn và xây dựng mới nhà máy chế biến caolanh, felspat Bình Man tại cụm CN Sơn Nam |
Tuyên Quang |
50 (caolanh, felspat) |
35 |
III |
Gia Lai |
|
|
|
1 |
Đầu tư khai thác quặng felspat mỏ Tân Rô |
Gia Lai |
100 |
50 |
2 |
Đầu tư khai thác, chế biến quặng felspat mỏ Ia Hreh |
Gia Lai |
100 |
50 |
IV |
Lào Cai |
|
|
|
1 |
Đầu tư khai thác quặng felspat khu Lương Sơn, khu mỏ Minh Tân - Long Phúc, giai đoạn 1 |
Lào Cai |
200 |
120 |
|
|
|
||
1 |
Đầu tư khai thác quặng felspat khu mỏ Yên Thái-Báo Đáp, giai đoạn 1 |
Yên Bái |
200 |
150 |
VI |
Quảng Nam |
|
|
|
1 |
Đầu tư khai thác quặng felspat khu Tiên Lập, khu mỏ Trà My - Tiên Lập, giai đoạn 1 |
Quảng Nam |
100 |
80 |
VII |
Thừa Thiên Huế |
|
|
|
1 |
Đầu tư khai thác quặng felspat (aplit, 1 mỏ) trong vùng Hương Phong-A Roàng |
T.Thiên-Huế |
50 |
30-50 |
|
|
|
||
1 |
Đầu tư mở rộng khai thác quặng felspat mỏ Ea Krông Hnăng |
Đắk Lắk |
+15 |
10 |
B |
Giai đoạn 2016-2025 |
|
|
610-660 |
I |
Lào Cai |
|
|
|
1 |
Đầu tư khai thác quặng felspat khu Long Phúc, khu mỏ Minh Tân- Long Phúc, giai đoạn 2 |
Lào Cai |
+100 |
60 |
2 |
Đầu tư khai thác quặng felspat khu Minh Tân, khu mỏ Minh Tân- Long Phúc, giai đoạn 3 |
Lào Cai |
- |
50 |
II |
Yên Bái |
|
|
|
1 |
Đầu tư mở rộng khai thác quặng felspat khu mỏ Yên Thái - Báo Đáp, giai đoạn 2 |
Yên Bái |
+100 |
60 |
2 |
Đầu tư khai thác quặng felspat vùng ngoai vi khu mỏ Yên Thái - Báo Đáp, giai đoạn 3 |
Yên Bái |
- |
50 |
III |
Quảng Nam |
|
|
|
1 |
Đầu tư khai thác quặng felspat khu Trà Đông và Trà My, khu mỏ Trà My - Tiên Lập, giai đoạn 2 |
Quảng Nam |
+50 |
30 |
2 |
Đầu tư khai thác quặng felspat khu Tiên Hiệp, mỏ Trà My - Tiên Lập, giai đoạn 3 |
Quảng Nam |
- |
50 |
IV |
Đắk Lắk |
|
|
|
1 |
Đầu tư khai thác quặng felspat mỏ Krông Hnăng |
Đắk Lắk |
50 |
20-50 |
V |
Tuyên Quang |
|
|
|
1 |
Đầu tư khai thác quặng felspat vùng Vân Sơn- Lâm Xuyên, trừ quặng ở xã Hào Phú |
Tuyên Quang |
150 (max) |
60 |
|
|
|
||
1 |
4-5 DA đầu tư khai thác quặng felspat trong các vùng: Ngòi Thi, Tân Thịnh-Bằng Doãn, Thẩm Dương-Làng Giàng; Nam khối sông Chảy; và một vài nơi khác |
Lào Cai, Hà Giang, các tỉnh khác |
400 (tổng các dự án) |
230-250 |
|
Tổng nhu cầu vốn đầu tư khai thác, chế biến quặng felspat trong giai đoạn 2008-2025 |
1.235-1.345 |
Ghi chú: “+” trong cột “Công suất” là công suất của các dự án mở rộng quy mô khai thác, chế biến.
C. Danh mục các đề án thăm dò, khai thác và chế biến quặng Magnezit giai đoạn 2008-2025
Số TT |
Tên mỏ, điểm quặng quy hoạch thăm dò |
Vị trí địa lý |
2008-2015 |
2016-2025 |
||
M.tiêu (103 t) |
VĐT (tỷ đ) |
M.tiêu (103 t) |
VĐT (tỷ đ) |
|||
I |
Thăm dò |
|
|
|
|
|
1 |
Kon Queng |
Huyện Konchro, tỉnh Gia Lai |
18.000 |
15 |
|
|
2 |
Tây Kon Queng |
Huyện Konchro, tỉnh Gia Lai |
6.000 |
6 |
|
|
|
Cộng I |
|
24.000 |
21 |
|
|
II |
Khai thác, chế biến |
|
|
|
|
|
1 |
Tổ hợp mỏ tuyển Kon Queng |
Huyện Konchro, tỉnh Gia Lai |
200 |
143 |
|
|
2 |
Nhà máy sản xuất magnezit nung kiềm hóa và thiêu kết |
Huyện Konchro, tỉnh Gia Lai |
100 |
150 |
|
|
3 |
Mở rộng Tổ hợp mỏ-tuyển Kon Queng |
Huyện Konchro, tỉnh Gia Lai |
|
|
400 |
150 |
4 |
Nhà máy luyện manhê kim loại |
Huyện Konchro, tỉnh Gia Lai |
|
|
45 |
200 |
|
Cộng II |
|
300 |
293 |
445 |
350 |
|
Cộng (I+II) |
|
|
314 |
|
350 |
DANH MỤC CÁC ĐỀ ÁN THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN MỎ ĐÁ VÔI TRẮNG GIAI ĐOẠN 2008-2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 47/2008/QĐ-BCT ngày 17 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công thương)
A. Các dự án được cấp phép thăm dò
TT |
Vị trí mỏ, diện tích thăm dò đá vôi trắng |
Số giấy phép |
Thời hạn, Diện tích |
Tên tổ chức |
I |
Bắc Kạn |
|
|
|
1 |
Bản Chang, x Tân Lập, Chợ Đồn, Bắc Kạn |
788/GP-BTNMT ngày 07/4/2008 |
12 tháng 5+20ha |
C.ty CP An Thịnh |
2 |
Phya Bang-Phya Cheng, x Đồng Phúc, Ba Bể, Bắc Kạn |
215/GP-BTNMT ngày 01/2/2008 |
24 tháng |
C.ty CP Encotech Việt Nam |
3 |
Đán Khao, xã Tân Lập, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn |
1136/GP-BTNMT ngày 30/5/2008 |
24 |
C.ty CP XD Sơn Trang |
4 |
Bó Pia, x Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn |
1118/GP-BTNMT ngày 29/5/2008 |
24 |
C.ty CP XD Sơn Trang |
II |
Hà Nam |
|
|
|
1 |
Thung Dược, xã Thanh Thủy, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam |
1077/GP-BTNMT ngày 23/5/2 |
12 |
C.ty TNHH Hanstar |
III |
Yên Bái |
|
|
|
1 |
Mông Sơn VII, xã Mông Sơn, Yên Bình, Yên Bái |
1137/GP-BTNMT ngày 31/5/2008 |
12 tháng 17,6ha |
C.ty TNHH XD thương mại Phanxipăng |
2 |
Mông Sơn VIII, xã Mông Sơn, huyện Yên Bình, Yên Bái |
1134/GP-BTNMT ngày 30/5/2008 |
12 tháng 15ha |
C.ty TNHH Xây dựng Bình Long |
3 |
Minh Tiến 1, xã Minh Tiến, Yên Bình, Yên Bái |
1048/GP-BTNMT ngày 20/5/2008 |
12 tháng 28ha |
C.ty CP Cơ khí TB điện Hà Nội |
4 |
Dốc Thẳng, xã Yên Thế, huyện Lục Yên, Yên Bái |
1003/GP-BTNMT ngày 15/5/2008 |
12 tháng 15,6ha |
C.ty CP Hồng Nam |
5 |
Núi Thâm Then, xã Tân Lập, huyện Lục Yên, Yên Bái |
872/GP-BTNMT ngày 25/4/2008 |
12 tháng 53ha |
C.ty CP ĐT và TV Nam Việt |
6 |
Minh Tiến, xã Minh Tiến, huyện Lục Yên, Yên Bái |
935/GP-BTNMT ngày 6/5/2008 |
18 tháng 56,4ha |
C.ty CP TMDV tổng hợp An Bình |
7 |
Vĩnh Lạc (I), xã Vĩnh Lạc, huyện Lục Yên, Yên Bái |
852/GP-BTNMT ngày 21/4/2008 |
12 tháng 30,1ha |
C.ty CP ĐT khoáng sản Kim Sơn |
8 |
Mông Sơn V, xã Mông Sơn, huyện Yên Bình, Yên Bái |
612/GP-BTNMT 26/3/2008 |
12 tháng 52ha |
T.cty Hòa Bình Minh |
9 |
Mông Sơn IV, xã Mông Sơn, huyện Yên Bình, Yên Bái |
589/GP-BTNMT ngày 21/3/2008 |
12 tháng |
C.ty TNHH Hoàng Đại Thành |
10 |
Đầm Tân Minh 2, xã Mông Sơn, huyện Yên Bình, Yên Bái |
538/GP-BTNMT ngày 17/3/2008 |
12 tháng |
C.ty CP Thương mại và Sản xuất Công nghiệp |
11 |
Làng Lạnh II, xã Liễu Đô, huyện Lục Yên, Yên Bái |
239/GP-BTNMT ngày 13/2/2008 |
12 tháng 36ha |
C.ty TNHH SX và TM Chân Thiện Mỹ |
12 |
Đãn Khao, xã Vĩnh Lạc (II) và Minh Tiến, huyện Lục Yên, Yên Bái |
214/GP-BTNMT ngày 01/2/2008 |
12 tháng 26ha |
C.ty TNHH TM Nữ Hoàng |
13 |
Mông Sơn IV, xã Mông Sơn, huyện Yên Bình, Yên Bái |
213/GP-BTNMT ngày 01/2/2008 |
12 tháng 10,6ha |
C.ty CP Phát triển |
14 |
Làng Lạnh, xã Liễu Đô, huyện Lục Yên, Yên Bái |
04/GP-BTNMT ngày 03/1/2008 |
12 tháng 35ha |
C.ty CP Dịch vụ và Dạy nghề Thái Dương |
15 |
Bản Nghè II, x Yên Thắng, Lục Yên, Yên Bái |
1943/GP-BTNMT ngày 30/11/2007 |
12 tháng 40,7ha |
C.ty CP luyện kim và khai khoáng Việt Đức |
16 |
Cốc Há I, thị trấn Yên Thế, Lục Yên, Yên Bái |
1942/GP-BTNMT ngày 30/11/2007 |
12 tháng 6,16ha |
C.ty TNHH Đại Hoàng Long |
17 |
Làng Cạn (MS III), xã Mông Sơn, huyện Yên Bình, Yên Bái |
1941/GP-BTNMT ngày 30/11/2007 |
12 tháng 13,7ha |
C.ty CP Mông Sơn |
18 |
Đam Đình (m.r), xã Vĩnh Lạc, Lục Yên, Yên Bái |
1197/GP-BTNMT ngày 09/08/2007 |
12 tháng 48ha |
C.ty TNHH SX đá Granit (ORANIDA) |
19 |
Đào Lâm I, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, Yên Bái |
06/GP-ĐCKS ngày 23/03/2007 |
6 tháng 8,56ha |
C.ty Đông Đô, Bộ Quốc phòng |
20 |
Khau Tu Ka, x An Phú, Lục Yên, Yên Bái |
06/GP-ĐCKS ngày 30/10/2006 |
6 tháng 6,5ha |
C.ty CP dịch vụ và dạy nghề Thái Dương |
21 |
Cốc Há III, TT Yên Thế, huyện Lục Yên, Yên Bái |
1063/GP-BTNMT ngày 11/8/2006 |
6 tháng 6,3ha |
C.ty CP Khoáng sản Yên Bái |
22 |
Đam Đình, xã Vĩnh Lạc, huyện Lục Yên, Yên Bái |
919/GP-BTNMT ngày 6/7/2006 |
6 tháng 52,2ha |
C.ty TNHH SX đá Granit (GRANIDA) |
23 |
Bản Nghè, xã Yên Thắng, huyện Lục Yên, Yên Bái |
914/GP-BTNMT ngày 5/7/2006 |
6 tháng 15,6ha |
C.ty TNHH XD SX và TMDV Hùng Đại Sơn |
24 |
Thôn Trung Thành, xã Minh Tiến, huyện Lục Yên, Yên Bái |
1693/GP-BTNMT ngày 26/11/2004 |
9 tháng 32ha |
C.ty TNHH Quảng Phát |
IV |
Nghệ An |
|
|
|
1 |
Trung Độ, xã Tân Hợp, huyện Tân Kỳ, Nghệ An |
1135/GP-ĐCKS ngày 30/5/2008 |
12 tháng 42,0ha |
Thay 14/GP-ĐCKS ngày 30/11/2006 |
2 |
Thung Vượt, xã Tân Hợp, huyện Tân Kỳ, Nghệ An |
1117/GP-BTNMT ngày 29/5/2008 |
12 tháng 12,0ha |
C.ty CP Sơn Nam |
3 |
Thung Thơm, xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An |
1105/GP-BTNMT ngày 28/5/2008 |
12 tháng 20,62ha |
C.ty TVTK và KT KS Miền Tây |
4 |
Bản Công, xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An |
1021/GP-BTNMT ngày 16/5/2008 |
12 tháng 25,4ha |
C.ty TNHH Đồng Hợp |
5 |
Thung Cọ Trong, xã Liên Hợp, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An |
1020/GP-BTNMT ngày 16/5/2008 |
12 tháng 14,9ha |
C.ty CP Khoáng sản An Lộc |
6 |
Thung Sánh Tái, xã Liên Hợp, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An |
858/GP-BTNMT ngày 22/4/2008 |
24 tháng 19,5ha |
C.ty CP Đá ốp lát Hoàng Gia |
7 |
Thung Tờm, xã Tân Hợp, huyện Tân Kỳ, Nghệ An |
857/GP-BTNMT ngày 22/4/2008 |
12 tháng 7,29ha |
C.ty TNHH Phú Thương |
8 |
Châu Hồng, xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An |
634/GP-BTNMT ngày 28/3/2008 |
9 tháng 19,4ha |
C.ty Khoáng sản Omya Việt Nam |
9 |
||||
10 |
Thung Cọ, xã Liên Hợp và Thung Điểm, xã Châu Lộc, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An |
77/GP-BTNMT ngày 11/1/2008 |
12 tháng 19,15ha |
C.ty CP XD và Hợp tác Đầu tư Đất Việt |
11 |
Thung Pen, x Châu Hồng, Quỳ Hợp, Nghệ An |
2128GP-BTNMT ngày 21/12/2007 |
24 tháng 29ha |
C.ty TNHH Chính Nghĩa |
12 |
Thung Phá Nghiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An |
1976/GP-BTNMT ngày 10/12/2007 |
24 tháng 58,8ha |
C.ty TNHH TM.DV Vận tải Lam Hồng |
13 |
Thung Xán, xã Liên Hợp và Châu Lộc, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An |
1741/GP-BTNMT ngày 05/11/2007 |
12 tháng 26,35ha |
C.ty CP XK và KT Khoáng sản Việt Nam |
14 |
||||
15 |
Lèn Bút, xã Tân Xuân và Giai Xuân, huyện Tân Kỳ, Nghệ An |
1663/GP-BTNMT ngày 26/10/2007 |
12 tháng 18,86ha |
C.ty TNHH Tín Hoằng |
16 |
Thung Dền, xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An |
1427/GP-BTNMT ngày 20/09/2007 |
24 tháng 60ha |
C.ty TNHH SX-TM-DV Liên Hiệp |
17 |
Thung Nậm và Thung Hẹo, xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An |
1219/GP-BTNMT ngày 14/08/2007 |
24 tháng 24,91ha |
C.ty TNHH Đá Phủ Quý |
18 |
Thung Xền Xén, xã Châu Lộc, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An |
10/GP-ĐCKS ngày 14/05/2007 |
24 tháng 22ha |
C.ty CP SX và thương mại Quang Long |
19 |
Bàn Duộc, xã Liên Hợp, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An |
15/GP-ĐCKS ngày 30/11/2006 |
18 tháng 63,18ha |
Thay 374/GP-BTNMT ngày 7/4/2006 |
B. Các dự án đã có ý kiến thỏa thuận chủ trương
TT |
Vị trí khu vực đề nghị thăm dò |
D.tích (ha) |
Tên công ty |
Ghi chú |
I |
Tỉnh Bắc Kạn |
2dt |
|
|
1 |
Bản Mói, xã Nam Cường và Nà Lịt, xã Tân Lập, huyện Chợ Đồn |
16,00 |
C.ty TNHH Hùng Dũng |
Đã có ý kiến của UBND, Bộ CT |
2 |
Cốc Liềng, xã Hoàng Trĩ, huyện Ba Bể |
30,00 |
C.ty CP Encotech VN |
Đã có ý kiến UBND, Bộ CT |
II |
Tỉnh Tuyên Quang |
1dt |
|
|
1 |
Km 54-57 (núi Đá Đen), Hàm Yên |
35,00 |
Đã có ý kiến UBND Bộ: CT, KHĐT, QP, NN&PTNT, |
|
III |
Tỉnh Yên Bái |
7dt |
|
|
1 |
xã Liễu Đô, huyện Lục Yên |
56,50 |
C.ty CP KS và XD Hà Nội |
Đã có ý kiến UBND, |
2 |
xã Liễu Đô, huyện Lục Yên |
49,80 |
C.ty CP khai thác và chế biến đá Việt Long |
Đã có ý kiến UBND, |
3 |
xã Liễu Đô, huyện Lục Yên |
42,68 |
C.ty CP khai thác và chế biến đá Tường Phú |
Đã có ý kiến UBND, |
4 |
xã Mông Sơn, huyện Bình Yên |
25,60 |
C.ty CP tin học ISA |
Đã có ý kiến UBND, |
5 |
Bản Ro, xã Phan Thanh, huyện Lục Yên |
45,0 |
C.ty CP Nông Cao |
Đã có ý kiến UBND, Bộ CT |
6 |
Khau Ca, xã An Phú, huyện Lục Yên |
20,0 |
C.ty CP Đầu tư và Khai thác mỏ VINAVICO |
Đã có ý kiến UBND, Bộ CT |
7 |
xã Minh Tiến, huyện Lục Yên |
100 |
C.Ty CP đầu tư khoáng sản Yên Bái |
Đã có ý kiến UBND, |
IV |
Tỉnh Nghệ An |
26dt |
|
|
1 |
Thung Lộc, x Tân Hợp, huyện Tân Kỳ |
21,83 |
C.ty TNHH SX và TM quốc tế Vũ Hoàng |
Đã có ý kiến UBND, |
2 |
Thung Có, xã Tân Hợp, huyện Tân Kỳ |
25,00 |
C.ty CP TM Kim Vinh |
Đã có ý kiến UBND, Bộ CT |
3 |
Lèn Kẻ Bút, xã Tân Xuân và Giai Xuân, huyện Tân Kỳ |
18,84 |
C.ty CP Hóa chất Minh Đức |
Đã có ý kiến UBND, Bộ CT |
4 |
Kèn Cò Phạt, xã Liên Hợp, huyện Quỳ Hợp |
13,51 |
C.ty CP An Sơn |
Đã có ý kiến UBND, Bộ CT |
5 |
Thung Lăng, xã Tân Hợp, huyện Tân Kỳ |
11,08 |
C.ty CP XD và ĐT DL sinh thái |
Đã có ý kiến UBND, Bộ CT |
6 |
xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp |
64,45 |
C.ty TNHH Long Vũ |
Đã có ý kiến UBND, Bộ CT |
7 |
Thung Lộ, xã Tân Hợp, huyện Tân Kỳ |
27,28 |
C.ty CP ĐTPT tài nguyên VN |
Đã có ý kiến UBND, Bộ CT |
8 |
Lèn Kẻ Bút, xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ |
12,36 |
C.ty CP Miền Tây |
Đã có ý kiến UBND, Bộ CT |
9 |
Núi Màn Màn và thung Con Chó, xã Tân Hợp, huyện Tân Kỳ |
27,30 |
Doanh NTN Lộc Hiền |
Đã có ý kiến UBND, Bộ CT |
10 |
Núi Phá Thăm, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Hợp |
7,39 |
C.ty CP Đá Châu Á |
Đã có ý kiến UBND, Bộ CT |
11 |
Thung Tờm, xã Tân Hợp, huyện Tân Kỳ |
8,25 |
C.ty CP NACONEX |
Đã có ý kiến UBND, Bộ CT |
12 |
Lèn Kẻ Bút, xã Tân Xuân và Giai Xuân, huyện Tân Kỳ |
18,7 |
C.ty CP dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí |
Đã có ý kiến UBND, Bộ CT |
13 |
Núi Phá Bang - thung Hang Cảng, xã Châu Lộc, huyện Quỳ Hợp |
11,30 |
C.ty CP Trung Đức |
Đã có ý kiến UBND, Bộ CT |
14 |
Thung Cọ, xã Liên Hợp, Huyện Quỳ Hợp |
29,70 |
C.ty TNHH Đức Ân |
Đã có ý kiến UBND, Bộ CT |
15 |
xã Liên Hợp, huyện Quỳ Hợp |
40,02 |
C.ty CP khoáng sản Hà An |
Đã có ý kiến UBND, Bộ CT |
16 |
Mò Nưng, xã Liên Hợp, huyện Quỳ Hợp |
25,00 |
C.ty CP khai thác và XNK KS Thiên Long |
BXD đã đưa vào QH VLXD |
17 |
Thung Hung, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Hợp |
10,97 |
C.ty CP TMQT và TVĐT Invecon |
Đã có ý kiến UBND, Bộ CT |
18 |
Lèn Bác, xã Tân Hợp, huyện Tân Kỳ |
17,20 |
C.ty TNHH Kiều Phương |
Đã có ý kiến UBND, Bộ CT, XD |
19 |
Thung Xán, xã Liên Hợp, huyện Quỳ Hợp |
18,6 |
C.ty TNHH Thành Trung |
Đã có ý kiến UBND, Bộ CT, XD |
20 |
Thung Duộc, xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp |
31,1 |
C.ty CP Xây dựng và Công trình giao thông 747 |
Đã có ý kiến UBND, Bộ CT, XD |
21 |
Châu Quang, xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp |
13,2 |
C.ty Hợp tác kinh tế QK4-Bộ QP |
Đã có ý kiến UBND, Bộ CT, XD |
22 |
Bản Hạt, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Hợp |
30,4 |
C.ty TNHH NN 1 TV KLM Nghệ Tĩnh |
Đã có ý kiến UBND, Bộ CT |
23 |
xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp |
23,59 |
C.ty CP Khoáng sản Nghệ An |
Đã có ý kiến UBND, Bộ CT |
24 |
Bản Ngọc, xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp |
12,03 |
C.ty CP Khoáng sản Á Châu |
Đã có ý kiến UBND |
25 |
Tân Xuân, Tân Kỳ |
29,8 |
T.Cy Đông Bắc, Bộ QP |
Đã có ý kiến UBND |
26 |
xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp |
15,1377 |
C.ty TNHH Đồng Lợi |
Đã có ý kiến UBND |
Ghi chú viết tắt: CT-Bộ Công thương; XD-Bộ Xây dựng; NN&PTNT-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; KH&ĐT-Bộ Kế hoạch và Đầu tư; QP-Bộ Quốc phòng; UBND-Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Nghị định 189/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương Ban hành: 27/12/2007 | Cập nhật: 02/01/2008
Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP về việc một số giải pháp xử lý những vướng mắc trong hoạt động đầu tư xây dựng và cải cách một số thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp Ban hành: 30/11/2007 | Cập nhật: 06/12/2007
Quyết định 116/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 Ban hành: 23/07/2007 | Cập nhật: 30/07/2007
Nghị định 160/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoáng sản và Luật Khoáng sản sửa đổi Ban hành: 27/12/2005 | Cập nhật: 20/05/2006