Quyết định 47/2005/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành
Số hiệu: 47/2005/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang Người ký: Lê Thị Quang
Ngày ban hành: 29/04/2005 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Công nghiệp, Xây dựng nhà ở, đô thị, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 47/2005/QĐ-UBND

Tuyên Quang, ngày 29 tháng 4 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

Căn cứ Thông tư số 05/2003/TT-BKH ngày 22 tháng 7 năm 2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về nội dung, trình tự lập, thẩm định và quản lý các dự án quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lãnh thổ;

Căn cứ Thông báo số 62/TB-VP ngày 29 tháng 4 năm 2005 của Bộ Công nghiệp thông báo kết luận của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang;

Căn cứ văn bản số 2237/CV-KH ngày 29 tháng 4 năm 2005 của Bộ Công nghiệp về việc thoả thuận phê duyệt Quy hoạch công nghiệp Tuyên Quang;

Thực hiện Thông báo số 22-TB/TU ngày 10 tháng 4 năm 2005 Hội nghị lần thứ 25 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XIII) và Kết luận số 93-KL/TU ngày 21 tháng 4 năm 2005 Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh uỷ kỳ 57 về Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp của tỉnh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công nghiệp - Thủ công nghiệp tại Tờ trình số 103/TTr-CN-TCN ngày 29 tháng 4 năm 2005 về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, với nội dung chính như sau:

I. Mục tiêu phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

1. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu GDP tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010

1.1- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trên 12%, trong đó:

Công nghiệp - xây dựng: 17%.

Các ngành dịch vụ: 14%.

Nông, lâm, ngư nghiệp: 7%.

1.2- Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế

- Công nghiệp - xây dựng: 38%.

- Các ngành dịch vụ: 34%.

- Nông, lâm, ngư nghiệp: 28%.

1.3- Giá trị sản xuất công nghiệp và tốc độ tăng trưởng công nghiệp

- Đến năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3.620 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân là 27,42%/năm.

- Đến năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 10.000 tỷ đồng.

1.4- Về lao động

Đến năm 2010, ngành công nghiệp thu hút khoảng 26.000 - 30.000 lao động, chiếm 30% số lao động thu hút thêm vào nền kinh tế của tỉnh, từng bước cải thiện đời sống công nhân về thu nhập cũng như điều kiện sống và làm việc.

2. Các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển

2.1- Giai đoạn 2005 đến năm 2010, tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản (chè, gỗ, giấy, sữa bò…); sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí phục vụ nông, lâm nghiệp; công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên sẵn có như: đất đai, rừng, vật liệu xây dựng và một số loại khoáng sản.

Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp mà tỉnh có ưu thế như: sản xuất giấy và bột giấy, chế biến gỗ, ván ép MDF; chế biến sữa, chế biến chè, các dự án thuỷ điện nhỏ, dự án sản xuất xi măng, luyện phôi thép, luyện chì- kẽm kim loại, luyện ferro mangan, chế biến bột barite,…

2.2- Giai đoạn 2010 đến năm 2020, tập trung phát triển các ngành công nghiệp: sản xuất giấy, chế biến gỗ, chế biến chè, chế biến các sản phẩm sữa từ sữa bò; cán thép; công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghệ cao: sản xuất linh kiện, phụ tùng cho ngành công nghiệp lắp ráp ôtô, xe máy, điện tử tin học.

II. Quy hoạch các chuyên ngành công nghiệp đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

1. Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm

Tập trung phát triển ngành chế biến nông, lâm sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, mang tính chiến lược của tỉnh và có kế hoạch phát triển phù hợp để khai thác hiệu qủa nguồn tài nguyên sẵn có.

Giai đoạn 2005 đến năm 2010, tập trung vào công nghiệp chế biến chè, chế biến gỗ, ưu tiên chế biến gỗ tinh chế xuất khẩu; chế biến sữa bò; sản xuất bột giấy và giấy. Đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng chế biến nông, lâm sản xuất khẩu. Mức tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp của ngành là 27,84%. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) năm 2005 là 326 tỷ đồng, năm 2010 là 1.112 tỷ đồng.

Giai đoạn 2010 - 2020, tiếp tục đầu tư để tăng sản lượng và hiện đại hoá công nghệ, máy móc thiết bị các ngành sản xuất.

Sản lượng sản phẩm chủ yếu đến năm 2010:

TT

Tên sản phẩm

Đơn vị tính

Năm 2005

Năm 2010

1

Đường kính trắng

Tấn

26.700

26.700

2

Chè chế biến các loại

Tấn

 6.800

10.000

3

Thức ăn gia súc

Tấn

 5.000

15.000

4

Giấy vàng mã

Tấn

 1.500

1.500

5

Bột giấy và giấy

Tấn

-

130.000

6

Phôi gỗ

m3

20.000

23.600

7

 Gỗ tinh chế

m3

 6.000

12.000

8

Sữa bò chế biến

1000 lít

-

40.000

9

Xay sát lương thực

1000 Tấn

 250

250

10

Các sản phẩm khác

 

 

 

2. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Tập trung phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng thành một trong những ngành kinh tế phát triển của tỉnh. Đến năm 2010, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tăng cả về số lượng, chất lượng, chủng loại đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Tập trung đầu tư các sản phẩm mũi nhọn có nhu cầu lớn, sức cạnh tranh cao như: xi măng, bột barite, gạch tuy nen, gạch không nung, bột đá siêu mịn… Đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất gắn với bảo vệ cảnh quan môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Giai đoạn 2010 - 2020, tập trung đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại. Nghiên cứu xây dựng các dự án sản xuất vật liệu mới như: gạch granít, vật liệu cômpô zit, bê tông nhẹ…

Mục tiêu phát triển:

- Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm ngành sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh giai đoạn 2005 - 2010 là 37,5%.

- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 đạt 271,3 tỷ đồng, năm 2010 đạt 1.332,84 tỷ đồng.

- Các sản phẩm chủ yếu đến năm 2010:

TT

Tên sản phẩm

Đơn vị tính

 Năm 2005

 Năm 2010

1

Xi măng

Tấn

170.000

1.435.000

2

Bột fenspát

Tấn

100.000

200.000

3

Gạch xây các loại

Triệu viên

90

180

Trong đó, gạch tuynel

Triệu viên

32

140

4

Bột đá mịn và siêu mịn

Tấn

66.000

100.000

5

Bột barite

Tấn

100.000

165.000

3. Công nghiệp cơ khí, luyện kim

Giai đoạn 2005 - 2010, tập trung phát triển công nghiệp luyện phôi thép từ quặng sắt địa phương kết hợp với quặng sắt nhập khẩu, công suất từ 200 đến 500 ngàn tấn/năm; phát triển công nghiệp luyện kẽm, chì kim loại và sản phẩm phụ kèm theo với công suất 15.000 tấn/năm; luyện ferro mangan công suất 3.500 tấn/năm; đầu tư xây dựng nhà máy cơ khí công suất 500 tấn sản phẩm/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của toàn ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim là 44,66%. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005: 130 tỷ đồng, năm 2010: 820,4 tỷ đồng.

Giai đoạn 2010 - 2020, tâp trung phát triển công nghiệp luyện, cán để có các sản phẩm thép chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Phấn đấu cán hết sản lượng phôi thép của tỉnh. Đối với kim loại màu, tiếp tục đầu tư mở rộng nhà máy luyện kẽm đạt công suất 30.000 tấn/năm.

Các sản phẩm chủ yếu đến năm 2010:

TT

Tên sản phẩm

Đơn vị tính

Năm 2010

1

Kẽm

Tấn

15.000

2

Thép cán

Tấn

18.000

3

Phôi thép

Tấn

200.000

4

Ferro Mangan

Tấn

3.500

5

Các sản phẩm cơ khí chế tạo, lắp ráp...

 Triệu đồng

85.300

4. Công nghiệp khai thác khoáng sản

Thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng khoáng sản trên địa bàn. Tập trung khai thác các khoáng sản có giá trị kinh tế cao, trữ lượng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp và xuất khẩu, như: quặng sắt, barite, thiếc, kẽm - chì, mangan, cao lanh fenspat…; đa dạng hoá quy mô sản xuất, khai thác gắn liền chế biến trên cơ sở bảo vệ tài nguyên và môi trường để phát triển bền vững, có hiệu quả cao; xây dựng cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế, đầu tư nước ngoài.

Sản lượng sản phẩm chủ yếu đến năm 2010:

TT

Sản phẩm

Đơn vị

Sản lượng năm 2005

Sản lượng năm 2010

1

Quặng thiếc 70% Sn

Tấn

232

550

2

Quặng kẽm

Tấn

69.000

100.000

3

Quặng sắt

Tấn

50.000

300.000

4

Quặng mangan

Tấn

5.080

15.000

5

Quặng barite

Tấn

110.000

180.000

6

Quặng Vonfram

Tấn

70

200

7

Đá vôi xây dựng các loại

m3

1.000.000

1.200.000

8

Cát, sỏi

m3

600.000

800.000

Giai đoạn 2010 - 2020, công nghiệp khai thác khoáng sản của tỉnh tập trung mở rộng quy mô khai thác, chế biến các loại khoáng sản có trữ lượng lớn và lợi thế để phát triển mạnh công nghiệp luyện kim.

5. Công nghiệp may

Mục tiêu của ngành may đến năm 2010 đạt giá trị sản lượng 95,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,64%. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005 - 2010 là 23,55%.

Giai đoạn 2010 - 2020, ngành may tập trung xây dựng một số nhà máy, đổi mới thiết bị, nâng cấp công nghệ, nâng tỷ lệ hàng may xuất khẩu có giá trị cao.

6. Công nghiệp hoá chất

Khuyến khích phát triển công nghiệp sản xuất phân vi sinh từ than bùn và từ phế liệu của các nhà máy đường. Củng cố cơ sở sản xuất bột kẽm trên cơ sở tiềm năng nguyên liệu tại địa phương. Phát triển công nghiệp gia công chất dẻo đáp ứng nhu cầu về vật liệu xây dựng.

Đến năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 13,25 tỷ đồng; các sản phẩm chủ yếu: bột kẽm 650 - 1000 tấn; phân vi sinh 10.000 - 30.000 tấn, sản phẩm nhựa dẻo 300 tấn.

7. Công nghiệp điện, nước

7.1- Công nghiệp điện

a) Nhu cầu tiêu thụ điện của tỉnh Tuyên Quang

TT

Các chỉ tiêu

Đơn vị

2005

2010

1

Công suất tiêu thụ

MW

82,20

147,2

2

Điện năng tiêu thụ

106 KWh

160,00

369,0

 

Trong đó, công nghiệp XD

106 KWh

45,66

200,8

3

Điện năng tiêu thụ/người

 KWh/người

218,00

478,0

b) Phát triển nguồn điện

Nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang phát điện vào năm 2006, công suất 342MW, sản lượng điện hàng năm trên 1,295 tỷ KWh.

Giai đoạn 2005 - 2010, đầu tư xây dựng các nhà máy thuỷ điện nhỏ công suất như sau:

TT

Tên dự án

Công suất (MW)

Giai đoạn đầu tư

1

Thuỷ điện nhỏ Hùng Lợi 1 (Yên Sơn)

5,4

2005 - 2010

2

Thuỷ điện nhỏ Hùng Lợi 2 (Yên Sơn)

4,0

2005 - 2010

3

Thuỷ điện nhỏ Nậm Vàng (Na Hang)

1,3

2006 - 2010

4

Thuỷ điện nhỏ Ninh Lai (Sơn Dương)

3ữ5

2006 - 2010

5

Thuỷ điện nhỏ Thác Rõm (Chiêm Hoá)

3,0

2006 - 2010

6

Một số nhà máy thuỷ điện nhỏ khác

 

2006 - 2010

c) Phát triển lưới truyền tải và phân phối điện giai đoạn 2005 - 2010

- Lưới điện 220 KV: Xây dựng đồng bộ với nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang. Tổng chiều dài 120 km.

- Lưới 110 KV:

Xây dựng mới 10 Km đường dây 110 KV + TBA 110 KV - 25 MVA (xã Tràng Đà, thị xã Tuyên Quang) cấp điện cho các nhà máy xi măng.

Xây dựng mới 10 Km đường dây 110 KV + TBA 110 KV - 40 MVA (An Hoà) cấp điện cho Cụm các khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị Long Bình An.

Xây dựng mới 10 Km đường dây 110 KV + TBA 110 KV - 16 KVA (thị trấn Sơn Dương).

Cải tạo nâng công suất trạm 110 KV Tuyên Quang, thay máy 16 MVA còn lại bằng máy 40 MVA.

Cải tạo đường dây 110 KV Tuyên Quang - Chiêm Hoá đoạn đến điểm rẽ đi trạm biến áp Tràng Đà dài 8 Km.

- Xây dựng mới 108 trạm biến áp phân phối; 526 km đường dây trung thế; 344 km đường dây hạ thế.

d) Định hướng phát triển sau năm 2010

Hoàn thành Quy hoạch cải tạo và phát triển lưới điện tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005- 2010, có xét đến năm 2020.

7.2- Công nghiệp sản xuất và phân phối nước sạch

Giai đoạn 2005 - 2010: Nâng cấp và hoàn thành hệ thống nước sạch thuộc dự án ADB; mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng cấp nước đô thị và thị trấn, để 80% số dân có nước sạch, 85% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh.

Đầu tư tăng số giếng, bể lọc, bể trữ, cải tạo và xây dựng mới hệ thống cấp, thoát nước thị xã Tuyên Quang và các huyện; đầu tư xây dựng nhà máy cấp nước cho Cụm các khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị Long Bình An, công suất 21.940m3/ngày đêm và mở rộng khi có nhu cầu.

Định hướng đến năm 2020, tiếp tục mở rộng mạng lưới cấp, thoát nước để trên 95% dân đô thị được cấp nước sạch và dân cư nông thôn được sử dụng nước đạt tiêu chuẩn quốc gia.

8. Công nghiệp khác (In, tái chế)

Đến năm 2010, đầu tư mở rộng nhà máy in Tuyên Quang, phấn đấu đạt giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 13%/năm, đáp ứng đủ nhu cầu in cho các Báo Tuyên Quang, Báo Văn nghệ Tuyên Quang, các tập san, chuyên đề…

9. Quy hoạch phát triển tiểu, thủ công nghiệp

Khuyến khích, hỗ trợ hộ nông dân đầu tư mua máy móc, thiết bị phục vụ các khâu sơ chế, bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm như: Lò xấy, máy sao chè, máy ấp trứng, máy đông lạnh, máy cắt băm, xay sát nông sản…

Phát triển mạnh các dịch vụ rèn, gò, hàn, sản xuất cửa sắt hoa, kính khung nhôm và các dịch vụ sửa chữa cơ khí khác ở các thị xã, thị trấn, thị tứ, trung tâm xã, cụm xã. Khuyến khích đầu tư các cơ sở sản xuất nông cụ theo quy mô tổ, nhóm, hộ gia đình ở những nơi không có điều kiện cơ giới hoá.

Ban hành quy chế hỗ trợ, khuyến khích phát triển công nghiệp - thủ công nghiệp (Quỹ khuyến công). Chú trọng phát triển một số nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, hàng mây, tre đan và các sản phẩm mang sắc thái văn hoá đặc thù của địa phương.

Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005 - 2010 là 20%/năm. Giá trị sản xuất tiểu - thủ công nghiệp năm 2005 đạt 300 tỷ đồng và năm 2010 đạt trên 650 tỷ đồng.

III. Quy hoạch các khu, cụm, điểm công nghiệp

Đến năm 2010, xây dựng và phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp như sau:

1. Cụm các khu công nghiệp - Dịch vụ - đô thị Long Bình An

Là một tổ hợp bao gồm các khu công nghiệp tập trung, khu dịch vụ và khu đô thị mới.

- Vị trí: tại các xã Đội Cấn, Hoàng Khai, An Tường, Lưõng Vượng, Thái Long, huyện Yên Sơn và xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương.

- Diện tích: 2.173 ha, trong đó: diện tích các khu công nghiệp 1.023 ha (gồm 4 khu công nghiệp: khu 1, diện tích 130,81 ha; khu 2, diện tích 296,67 ha; khu 3, diện tích 360,92 ha và khu 4, diện tích 234,6 ha); khu đô thị mới 905,41 ha; khu dịch vụ công 44,68 ha; khu ga hàng hoá đường sắt 18,0 ha và khu tái định cư 182,0 ha.

- Tại các Khu công nghiệp trong Cụm các khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị Long Bình An sẽ ưu tiên cho các dự án đầu tư mới thuộc các ngành: chế biến sữa bò, sản xuất giấy và bột giấy, chế biến gỗ; công nghiệp luyện phôi thép, cơ khí chế tạo; chế biến khoáng sản. (có phụ lục danh mục dự án kèm theo).

2. Cụm công nghiệp Sơn Nam, huyện Sơn Dương

- Diện tích: 44 ha.

- Vị trí: tại xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương.

- Công nghiệp chủ đạo: Chế biến khoáng sản như: fenspat, vonfram, sản xuất vật liệu xây dựng (gạch ốp lát cao cấp, gạch không nung, bê tông đúc sẵn); công nghiệp may; công nghiệp nhựa…

3. Cụm công nghiệp Phúc Thịnh, huyện Chiêm Hoá

- Diện tích: 76 ha.

 - Vị trí: tại khu vực km 6 - km8, đường ĐT 176 Chiêm Hoá - Tuyên Quang thuộc xã Phúc Thịnh.

- Công nghiệp chủ đạo: các nhà máy chế biến thực phẩm như: Chế biến đồ hộp từ gia súc, gia cầm; công nghiệp chế biến nông, lâm sản; khai thác, chế biến khoáng sản như: ăngtimon, mangan; các cơ sở tiểu, thủ công nghiệp…

4. Cụm công nghiệp Na Hang

- Diện tích: 32 ha.

- Vị trí: tại khu đất bên bờ phải sông Gâm, thị trấn Na Hang.

- Công nghiệp chủ đạo: xây dựng các nhà máy chế biến bột barite, chế biến lâm sản mây, tre đan; chế biến thuỷ sản; cơ khí sửa chữa, chế tạo phương tiện thuỷ…

5. Cụm công nghiệp Tân Thành, huyện Hàm Yên

- Diện tích: 27 ha.

- Vị trí: nằm ở đầu cầu Tân Yên thuộc xã Tân Thành.

- Công nghiệp chủ đạo: xây dựng các nhà máy chế biến nước cam, chế biến gỗ, chế biến khoáng sản và các cơ sở tiểu, thủ công nghiệp…

6. Các điểm công nghiệp độc lập

- Điểm công nghiệp khai thác chế biến bột đá trắng tại xã Yên Phú, huyện Hàm Yên gắn liền với khu mỏ đá trắng núi Bạch Mã.

- Điểm công nghiệp khai thác chế biến cao lanh - fenspat xã Thái Sơn, huyện Hàm Yên gắn với mỏ cao lanh xã Thái Sơn.

- Điểm công nghiệp Phúc Ứng, huyện Sơn Dương gắn với nhà máy xi măng Sơn Dương công suất 350.000 tấn/năm tại xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương.

- Điểm công nghiệp Măng Ngọt, thị trấn Sơn Dương gắn với cơ sở chế biến chè.

- Điểm công nghiệp Tràng Đà, thị xã Tuyên Quang gắn với các nhà máy xi măng.

IV. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp đến năm 2010

TT

Hạng mục

Nhu cầu vốn đầu tư (tỷ đồng)

Chia ra

2005

2006 - 2010

A

Sản xuất công nghiệp

6.839

894

5.945

 

1

Chế biến nông, lâm sản, thực phẩm

4.295

140

4.155

 

2

Vật liệu xây dựng

1.750

585

1.165

 

3

Cơ khí - luyện kim

550

125

425

 

4

Khai thác chế biến khoáng sản

178

44

134

 

5

May

12

0

12

 

6

Hoá chất

29

0

29

 

7

In

25

0

25

 

B

Hạ tầng cơ sở các khu, cụm công nghiệp

968

140

828

 

C

Điện, nước

856

108

748

 

 

Tổng cộng ( A+B+C)

8.663

1.142

7.521

(Có phụ lục kèm theo)

V. Các giải pháp

1. Giải pháp về vốn

1.1- Tổng vốn đầu tư cho phát triển các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh thời kỳ 2005 - 2010 dự kiến là 8.663 tỷ đồng, trong đó năm 2005 là 1.142 tỷ đồng, giai đoạn 2006 - 2010 là 7.521 tỷ đồng.

1.2- Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế để đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh, ưu tiên thu hút đầu tư vào Cụm các khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị Long Bình An, Khu Du lịch suối khoáng Mỹ Lâm và các cụm công nghiệp ở huyện Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên, Sơn Dương.

1.3- Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp ở khu vực nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông thôn sang khu vực công nghiệp và thủ công nghiệp. Thành lập Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp; thành lập Quỹ Khuyến công; xây dựng các cơ sở đào tạo nghề đủ điều kiện đào tạo nghề cho nhu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh.

2. Giải pháp thị trường

2.1- Coi trọng và đáp ứng tốt thị trường địa phương, có chính sách hỗ trợ thị trường vùng sâu, vùng xa, chú trọng thị trường nông thôn, miền núi. Phát triển thị trường trong tỉnh gắn với thị trường trong nước và nước ngoài.

2.2- Tăng cường phổ biến và ứng dụng công nghệ thông tin trong tìm kiếm thị trường cũng như giới thiệu sản phẩm trên mạng Internet; tích cực tham gia các hội chợ chuyên ngành để nâng cao khả năng tiếp thị của các doanh nghiệp.

3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

3.1- Thực hiện xã hội hoá công tác đào tạo nguồn nhân lực, kết hợp giữa đào tạo mới và đào tạo lại, chú trọng sử dụng đội ngũ lao động trẻ, khoẻ, có kỹ năng làm việc tốt.

3.2- Có chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ doanh nhân của tỉnh năng động, sáng tạo, thích ứng với cơ chế thị trường nhằm phát triển nhanh các doanh nghiệp.

4. Giải pháp về điều tra cơ bản, khoa học công nghệ

4.1- Xây dựng và thực hiện dự án điều tra cơ bản tài nguyên của tỉnh, trước mắt là điều tra cơ bản tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước ngầm.

4.2- Các dự án đầu tư mới cần nhập khẩu thiết bị, công nghệ phải sử dụng thiết bị, công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại để sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh đối với thị trường trong nước và xuất khẩu.

4.3- Coi trọng công nghệ sạch, phát triển bền vững, gắn sản xuất với bảo vệ môi trường.

4.4- Các dự án khoa học và công nghệ được tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận dễ dàng với tín dụng ngân hàng.

5. Đổi mới tổ chức và quản lý

5.1- Thành lập Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp thuộc Sở Công nghiệp - Thủ công nghiệp; thành lập Quỹ Khuyến công của tỉnh.

5.2- Căn cứ vào quy mô phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã, cần có bộ máy và cán bộ cấp huyện, thị xã đủ sức thực hiện công tác quản lý nhà nước về công nghiệp có hệ thống và tăng hiệu quả quản lý.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Giao trách nhiệm:

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư: căn cứ quy hoạch công nghiệp được phê duyệt, phối hợp với Sở Công nghiệp - Thủ công nghiệp, Sở Tài chính và các ngành liên quan tính toán cân đối, huy động các nguồn lực, xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn để thực hiện.

2. Sở Công nghiệp - Thủ công nghiệp có trách nhiệm triển khai thực hiện nội dung quy hoạch và các dự án theo kế hoạch đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quy hoạch các vùng chuyên canh phục vụ cho công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm.

4. Sở Xây dựng chỉ đạo triển khai các dự án về sản xuất vật liệu xây dựng, lựa chọn các chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp tập trung; xây dựng kế hoạch và thực hiện đầu tư các hạng mục hạ tầng cơ sở tại các khu, cụm công nghiệp phù hợp với quy hoạch.

5. Sở Giao thông - Vận tải lập kế hoạch và thực hiện nâng cấp các tuyến giao thông đến các khu, cụm công nghiệp phù hợp với quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện đo đạc, lập bản đồ và xác định giới hạn đất đai cho các khu, cụm công nghiệp; tiến hành các thủ tục giao đất cho chủ dự án ngay khi được cấp phép đầu tư; thực hiện công tác điều tra đánh giá trữ lượng, chất lượng các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh để phục vụ công tác thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.

7. Sở Khoa học và Công nghệ thẩm định các dự án đầu tư mới đảm bảo công nghệ phải tiên tiến, phát triển công nghiệp bền vững.

8. Sở Thương mại - Du lịch thực hiện xúc tiến tìm kiếm các thị trường trong và ngoài nước, tổ chức các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và phát triển thị trường các sản phẩm công nghiệp.

9. Các ngành điện, nước, bưu chính viễn thông có kế hoạch đầu tư cụ thể về điện, nước, thông tin liên lạc phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp để khuyến khích thu hút các nhà đầu tư thực hiện đầu tư vào địa bàn tỉnh.

10. Các Sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, các cơ quan, đơn vị liên quan: theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, có trách nhiệm triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, đảm bảo thống nhất, đồng bộ với các quy hoạch vùng, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Các ông (bà): Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công nghiệp - Thủ công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông- Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Thương mại - Du lịch, Lao động Thương binh và Xã hội; Giám đốc Điện lực Tuyên Quang, Giám đốc Bưu điện Tuyên Quang; Giám đốc Công ty cấp, thoát nước Tuyên Quang; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Lê Thị Quang

 


Phụ lục 1: CƠ CẤU MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

(Kèm theo Quyết định số 47/2005/QĐ-UB ngày 29/4/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)

TT

Ngành công nghiệp

2005

2010

2015

Tốc độ tăng trưởng bình quân/năm (%)

GTSXCN (Tr.đồng)

Tỷ trọng (%)

GTSXCN (Tr.đồng)

Tỷ trọng (%)

GTSXCN (Tr.đồng)

Tỷ trọng (%)

2001-2005

2006-2010

2011-2015

 

GTSXCN (CĐ94)

1.077.000

100

3.619.562

100

9.094.475

100

19,61

27,44

20,24

1

CN chế biến nông, lâm sản, thực phẩm

325.659

30,24

1.111.656

30,72

4.054.784

42,41

12,40

27,84

29,53

2

Công nghiệp sản xuất VLXD

271.310

25,19

1.332.840

36,82

2742578

28,68

18,13

37,49

15,53

3

CN cơ khí, cán thép, luyện kim

129.504

12,02

820.400

22,66

1.624.862

16,99

47,24

44,66

14,65

4

CN khai thác, chế biến khoáng sản

197.510

18,34

43.750

1,21

104.500

5,36

29,26

-26,03

19,10

5

Công nghiệp may

33.136

3,08

95.400

2,64

198.254

2,07

22,78

23,55

15,75

6

CN hoá chất và sản phẩm hoá chất

25.200

2,34

13.250

0,37

40.000

1,31

16,58

-12,06

24,71

7

Công nghiệp điện

86.160

8,00

175.644

4,85

272256

2,85

16,71

15,31

9,16

8

Công nghiệp nước

5.878

0,55

18.932

0,52

41.499

0,15

24,25

26,36

17,00

9

Công nghiệp khác (in, tái chế, điện tử…)

2.642

0,25

7.690

0,21

15742

0,16

8,60

23,82

15,41

 

Phụ lục 2: CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG CỤM CÁC KHU CÔNG NGHIỆP- DỊCH VỤ- ĐÔ THỊ LONG BÌNH AN GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2010

(Kèm theo Quyết định số 47/2005/QĐ-UB ngày 29/4/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)

TT

TÊN DỰ ÁN

CÔNG SUẤT

VỐN ĐẦU TƯ (Tỷ đồng)

DIỆN TÍCH ĐẤT(ha)

GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN

1

Nhà máy bột giấy An Hoà

130.000 tấn/năm

3.500

206,0

2004 - 2006

2

Nhà máy chế biến gỗ Tuyên Quang

50.000 m3/năm

100

4,5

2004 - 2006

3

Nhà máy sản xuất gỗ ván ép nhân tạo MDF

30.000 m3/năm

178

5,0

2005 - 2010

4

Nhà máy sản xuất đũa xuất khẩu

12.288 m3/năm

7

1,0

2005 - 2006

5

Nhà máy chế biến bột barit

60.000 tấn/năm

23

4,5

2005 - 2010

6

Nhà máy sản xuất phôi thép

250.000 tấn/năm

350

2,0

2005 - 2010

7

Nhà máy chế biến sữa bò

40 triệu lít/năm

190

 

 

8

Nhà máy luyện kẽm

15.000 tấn/năm

176

4,5

2005 - 2010

9

Nhà máy cơ khí

500 tấn sản phẩm/năm

15

2,0

2005 - 2010

10

Nhà máy sản xuất bao bì

5.616.000 sản phẩm bao bì nhựa PP/năm; 6.240.000 sản phẩm bao bì giấy tráng màng nhựa PE/năm

22

3,3

2005 - 2006

 

Phụ lục 3: CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀO CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2010

(Kèm theo Quyết định số 47/2005/QĐ-UB ngày 29/4/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)

TT

TÊN CỤM, TÊN DỰ ÁN

ĐỊA ĐIỂM

DIỆN TÍCH (ha)

I

Cụm công nghiệp Sơn Nam, huyện Sơn Dương

Khu vực cầu Bâm, xã Sơn Nam

44

1

Nhà máy may

 

3

2

Nhà máy chế biến cao lanh - fenspát

 

4

3

Nhà máy chế biến wonfram

 

4

4

Nhà máy gạch ngói không nung, bê tông đúc sẵn

 

4

5

Nhà máy gạch ốp lát

 

4

6

Đất dành cho các cơ sở tiểu thủ công nghiệp

 

5

7

Dự phòng

 

20

II

Cụm công nghiệp Phúc Thịnh, huyện Chiêm Hoá

Khu vực km6 - km8 đường ĐT 176 Chiêm Hoá - Tuyên Quang thuộc xã Phúc Thịnh

76

1

Nhà máy chế biến thức ăn gia súc

 

2

2

Nhà máy chế biến gỗ

 

4

3

Nhà máy luyện Ăng ti moan

 

20

4

Nhà máy luyện ferromangan

 

20

5

Đất dành cho các cơ sở tiểu thủ công nghiệp

 

10

6

Dự phòng

 

20

III

 Cụm công nghiệp Tân Thành, huyện Hàm Yên

Đầu cầu Tân Yên, xã Tân Thành

27

1

Nhà máy chế biến gỗ

 

4

2

Nhà máy chế biến nước cam

 

3

3

Đất 3dành cho các cơ sở tiểu thủ công nghiệp

 

10

4

Đất dành cho cơ sở chế biến khoáng sản và công nghiệp khác

 

10

IV

Cụm công nghiệp Na Hang

Khu đất bên bờ phải sông Gâm thuộc đất xây dựng các công trình phụ trợ thuỷ điện Na Hang

32

1

Nhà máy chế biến thuỷ sản

 

4

2

Nhà máy gạch không nung, bê tông đúc sẵn

 

4

3

Nhà máy chế biến gỗ

 

4

4

Đất dành cho các cơ sở tiểu thủ công nghiệp

 

10

5

Dự phòng

 

10

 

Phụ lục 4: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2010

(Kèm theo Quyết định số 47/2005/QĐ-UB ngày 29/4/2005 của UBND tỉnh)

TT

Danh mục đầu tư

ĐVT

Giai đoạn 2005

Giai đoạn 2006 - 2010

Công suất năm

Vốn ĐT (tỷ đồng)

Công suất

Vốn ĐT (tỷ đồng)

I

Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm

 

-

140

-

4.155

1

Nhà máy chế biến sữa bò

Tr.lít

40

50

40

140

2

Nhà máy giấy và bột giấy

Tấn

 

 

130.000

3.500

3

Nhà máy ván ép nhân tạo MDF

m3

 

 

30.000

178

4

Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu

m3

6.000

50

6.000

50

5

Nhà máy sản xuất đũa xuất khẩu

m3

12.288

7

-

-

6

Nhà máy sản xuất bao bì

Sản phẩm

5.616.000

14

6.240.000

8

7

Đổi mới công nghệ chế biến chè

Tấn

 

 

4.000

80

8

Xưởng cồn ở NM đường Sơn Dương

Tr.lít

 

 

1,5

6

9

Xưởng cồn ở NM đường Tuyên Quang

Tr.lít

 

 

1,5

6

10

Nhà máy xirô đặc hoa quả

Tr.lít

 

 

2,5

30

11

Nhà máy thực phẩm đồ hộp

Tấn

 

 

5.000

75

12

NM thuỷ sản đông lạnh Na Hang

Tấn

 

 

1.000

15

13

Cơ sở sản xuất mây tre đan Na Hang

Tấn

 

 

500

5

14

Nhà máy thức ăn gia súc tại thị xã TQ

Tấn

15.000

19

 

 

15

Nhà máy nước khoáng

Tr.lít

 

 

50

62

II

Công nghiệp sản xuất VLXD

 

-

585

-

1.165

1

Mở rộng nhà máy xi măng TQ

1000 tấn

250

200

 

 

2

Nhà máy xi măng Tràng An

''

910

200

910

870

3

Nhà máy xi măng Sơn Dương

''

400

150

400

244

4

Xây dựng nhà máy gạch tuy nen ở các huyện

Tr.Viên

20

8

90

36

5

Xây dựng NM nghiền barit

1000 tấn

25

10

0

0

6

Đá xây dựng

1000 m3

150

13

350

10

7

Cát, sỏi xây dựng

1000 m3

200

4

450

5

III

Công nghiệp cơ khớ - luyện kim

 

-

125

-

425

1

Nhà máy luyện phôi thép

Tấn

 

125

250.000

225

2

Nhà máy cơ khí tỉnh

Tấn

-

-

500

15

3

Nhà máy ferromangan

Tấn

-

-

3.500

10

4

Nhà máy luyện kẽm

Tấn

-

-

15.000

175

IV

Công nghiệp khai thác

 

-

44,0

-

134,0

1

Khai thác thiếc gốc Ngòi Lẹm, huyện Sơn Dương

Tấn

120

2,0

200

4,0

2

Khai thác thiếc gốc Kỳ Lâm, huyện Sơn Dương

Tấn

100

2,0

150

4,0

3

Khai thác thiếc gốc Khuôn Phầy, huyện Sơn Dương

Tấn

 

 

200

4,0

4

Khai thác mỏ kẽm mới ở Khau Tinh - Na Hang

Tấn

 

 

20.000

8,0

5

Mở rộng khai thác quặng sắt Phúc Ninh, huyện Yên Sơn và các mỏ khác

Tấn

50.000

4,0

200.000

45,0

6

Đầu tư khai thác quặng sắt mỏ Tân Tiến, huyện Yên Sơn

Tấn

 

 

100.000

30,0

7

Mở rộng mỏ mangan Phiêng Lang - Làng Bài, huyện Chiêm Hoá

Tấn

5.000

2,0

 

 

8

Mở mỏ mangan Nà Pết, huyện Chiêm Hoá và các mỏ khác

Tấn

 

 

15.000

3,0

9

 Khai thác barit ở Hà Vị, huyện Na Hang

Tấn

30.000

4,5

 

 

10

Khai thác barit ở Thiện Kế, huyện Sơn Dương

Tấn

10.000

2,0

20.000

3,0

11

Khai thác, chế biến barit ở thị xã Tuyên Quang và huyện Yên Sơn

Tấn

40.000

16,0

20.000

7,0

12

Khai thác cao lanh - fenspat

Tấn

100.000

11,0

200.000

22,0

13

Khai thác quặng vonfram tại xã Thiện Kế, huyên Sơn Dương

Tấn

70

0,5

200

4,0

V

Công nghiệp may

 

-

0

-

12

1

Xây dựng xí nghiệp may mới

Triệu SP

 

-

1

6

2

Xây dựng mới xí nghiệp may tại huyện Sơn Dương

Triệu SP

 

-

1

6

VI

Công nghiệp hoá chất

 

-

0

-

29

1

Đầu tư mới một dây chuyền sản xuất ống nhựa HD và sản phẩm nhựa khác

Tấn/ngày

 

-

1

5

2

Các nhà máy sản xuất phân vi sinh

Tấn/năm

 

-

30.000

24

VII

Công nghiệp điện nước

 

-

108

-

748

1

Nhà máy thuỷ điện Hùng Lợi 1, huyện Yên Sơn

MW

 

 

5,4

107

2

Nhà máy thuỷ điện Hùng Lợi 2, huyện Yên Sơn

MW

 

 

4

96

3

Nhà máy thuỷ điện Nậm Vàng, huyện Na Hang

MW

 

 

1,3

30

4

Nhà máy thuỷ điện Ninh Lai, huyện Sơn Dương

MW

 

 

5

100

5

Nhà máy thuỷ điện Thác Rõm, huyện Chiêm Hoá

MW

 

 

3

60

6

Đầu tư mở rộng lưới điện

 

 

80

 

270

7

Đầu tư mở rộng cấp thoát nước

 

 

8

 

50

8

Đầu tư nhà máy nước Long Bình An

 

 

20

 

35

VIII

Công nghiệp khác (In, tái chế)

 

-

0

-

25

 

Đầu tư mở rộng Xí nghiệp in Tuyên Quang

Tr. trang

 

 

500

25

IX

Hạ tầng khu công nghiệp

 

 

140

 

828

 

Tổng vốn đầu tư toàn bộ (I đến IX)

Tỷ đồng

-

1.142

-

7.521