Quyết định 47/2005/QĐ-BTC về việc chuyển giao cho Hội nghề nghiệp thực hiện một số nội dung công việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán
Số hiệu: | 47/2005/QĐ-BTC | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Văn Tá |
Ngày ban hành: | 14/07/2005 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 25/07/2005 | Số công báo: | Số 30 |
Lĩnh vực: | Kế toán, kiểm toán, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/2005/QĐ-BTC |
Hà Nội, ngày 14 tháng 7 năm 2005 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh;
Căn cứ Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về Kiểm toán độc lập;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Chủ tịch Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam (VAA), Chủ tịch Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Chánh Văn phòng Bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Nội dung công việc chuyển giao
Giao cho Hội nghề nghiệp kế toán và kiểm toán quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán và kiểm toán, gồm:
1- Giao cho Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam (VAA):
a/ Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nghề nghiệp kế toán cho người làm kế toán, người hành nghề kế toán;
b/ Quản lý thống nhất danh sách người hành nghề kế toán và danh sách doanh nghiệp dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật;
c/ Thực hiện kiểm tra tuân thủ pháp luật về kế toán, chất lượng dịch vụ trong các doanh nghiệp kế toán và người hành nghề kế toán cá nhân;
d/ Tổ chức bồi dưỡng và cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng doanh nghiệp và kế toán trưởng đơn vị kế toán Nhà nước;
e/ Cử cán bộ chuyên môn của Hội tham gia Hội đồng quốc gia về kế toán, các Ban soạn thảo chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán hoặc soạn thảo chế độ kế toán khi có yêu cầu của Bộ Tài chính;
g/ Các việc cụ thể khác như: Cử đại diện của Hội trong thành phần Hội đồng thi tuyển kế toán viên hành nghề cấp Nhà nước; tham gia tổ chức thi tuyển kế toán viên hành nghề như: Phát hành hồ sơ thi theo mẫu của Hội đồng thi; tổ chức bồi dưỡng, ôn tập trước khi thi.
2- Giao cho Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA):
a/ Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nghề nghiệp kế toán, kiểm toán cho kiểm toán viên và kiểm toán viên hành nghề. Thực hiện cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định cho kiểm toán viên hành nghề;
b/ Quản lý thống nhất danh sách kiểm toán viên hành nghề và danh sách doanh nghiệp kiểm toán theo quy định của pháp luật;
c/ Xem xét điều kiện và công khai danh sách kiểm toán viên và danh sách doanh nghiệp kiểm toán đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật;
d/ Thực hiện kiểm tra tuân thủ pháp luật về kế toán, kiểm toán, chất lượng dịch vụ trong các doanh nghiệp kiểm toán. Khi phát hiện các sai phạm pháp luật thì báo cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý. Hàng năm thực hiện tổng kết, đánh giá chất lượng dịch vụ và hoạt động nghề nghiệp của kiểm toán viên, hoạt động kiểm toán và báo cáo với Bộ Tài chính;
e/ Các việc cụ thể khác như: Cử đại diện của Hội trong thành phần Hội đồng thi tuyển kiểm toán viên hành nghề cấp Nhà nước; tham gia tổ chức thi tuyển kiểm toán viên như: Phát hành hồ sơ thi theo mẫu của Hội đồng thi; tổ chức bồi dưỡng, ôn tập trước khi thi.
1- Các Hội nghề nghiệp phải bổ xung Điều lệ hoạt động, chấn chỉnh tổ chức bộ máy, đảm bảo điều kiện hoạt động của một tổ chức nghề nghiệp tự quản và độc lập.
2- Cán bộ hoạt động Hội phải có người có chuyên môn nghiệp vụ; có Chứng chỉ kiểm toán viên, Chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc Chứng chỉ hội viên nghề nghiệp kế toán, kiểm toán quốc tế được Bộ Tài chính thừa nhận; có kinh nghiệm thực tế trong hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán.
3- Bộ Tài chính sẽ hỗ trợ một phần về kinh phí, điều kiện vật chất, phương tiện làm việc theo quy định tại Quyết định số 21/2003/QĐ-TTg ngày 29/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ đối với các Hội hoạt động nghề nghiệp có liên quan đến chức năng quản lý Nhà nước.
4- Bộ Tài chính thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc thực thi các nhiệm vụ đã giao cho VAA và VACPA.
Việc chuyển giao được thực hiện theo lộ trình sau đây:
1- Trong hai năm 2005/2006: Giai đoạn chuyển tiếp:
- VAA thực hiện những việc đã giao như tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nghề nghiệp kế toán cho người làm kế toán, người hành nghề kế toán; tổ chức bồi dưỡng và cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng; tổ chức bồi dưỡng, ôn tập trước khi thi, phát hành hồ sơ thi theo mẫu của Bộ Tài chính;
- Cử một đại diện của VAA hoặc của VACPA vào Hội đồng thi;
- VACPA phối hợp với Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán (Bộ Tài chính) tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên; quản lý danh sách kiểm toán viên hành nghề, danh sách doanh nghiệp kiểm toán; công khai danh sách kiểm toán viên, danh sách doanh nghiệp kiểm toán; tham gia kiểm tra tuân thủ pháp luật và chất lượng dịch vụ.
2- Từ năm 2007 trở đi thực hiện chuyển giao toàn bộ các việc quy định tại Điều 1 của Quyết định này cho Hội nghề nghiệp.
3- Từ năm 2008 Hội nghề nghiệp phối hợp cùng Bộ Tài chính tổ chức thi tuyển và cùng ký tên trên Chứng chỉ kiểm toán viên, Chứng chỉ hành nghề kế toán.
Điều 4: Quyền và trách nhiệm của tổ chức nghề nghiệp
1- Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam, Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam có quyền tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao và có các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2- Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam, Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam có trách nhiệm:
- Tổ chức triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao theo Quyết định này và theo quy định của pháp luật;
- Định kỳ hàng năm phải gửi về Bộ Tài chính báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán; báo cáo tình hình thực hiện công việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán được giao tại Điều 1 của Quyết định này.
Điều 5: Quyền và trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kế toán, kiểm toán
1- Các kiểm toán viên và doanh nghiệp kế toán, kiểm toán có quyền yêu cầu VAA và VACPA hỗ trợ sự phát triển nghề nghiệp của mình; có quyền báo cáo với Bộ Tài chính khi xét thấy VAA hoặc VACPA hỗ trợ không tốt sự phát triển nghề nghiệp của mình.
2- Người hành nghề kế toán, các kiểm toán viên và doanh nghiệp kế toán, kiểm toán có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật, Quyết định này và hướng dẫn của Hội nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán.
1- Giao Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán phối hợp các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc chuyển giao theo lộ trình quy định tại Điều 3 và hướng dẫn, kiểm tra, phối hợp, tạo điều kiện giúp đỡ Hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán tiếp nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2- Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo. Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Tài vụ quản trị, Chánh văn phòng Bộ, Chủ tịch Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam, Chủ tịch Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam và thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
Trần Văn Tá (Đã ký)
|
Nghị định 129/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh Ban hành: 31/05/2004 | Cập nhật: 17/09/2012
Nghị định 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập Ban hành: 30/03/2004 | Cập nhật: 19/01/2013
Nghị định 77/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính Ban hành: 01/07/2003 | Cập nhật: 10/12/2009
Quyết định 21/2003/QĐ-TTg về việc ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ vủa Nhà nước Ban hành: 29/01/2003 | Cập nhật: 23/12/2011