Quyết định 47/2004/QĐ-UB về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Đăk Đoa, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai
Số hiệu: | 47/2004/QĐ-UB | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Gia Lai | Người ký: | Nguyễn Vỹ Hà |
Ngày ban hành: | 20/04/2004 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Xây dựng nhà ở, đô thị, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/2004/QĐ-UB |
Pleiku, ngày 20 tháng 4 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG THỊ TRẤN ĐĂK ĐOA, HUYỆN ĐĂK ĐOA, TỈNH GIA LAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
- Căn cứ Điều 10, Điều 82 Luật Tổ chức HĐND và UBND ban hành năm 2003;
- Căn cứ Nghị định số: 91/CP ngày 17/08/1994 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ quản lý quy hoạch;
- Xét Tờ trình số: 23/TT-UB ngày 08/04/2004 của UBND huyện Đăk Đoa về việc xin phê duyệt Dự án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng, Quy hoạch chi tiết sử dụng đất thị trấn Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai;
- Xét Báo cáo Thẩm định số: 216/BCTĐ-XD ngày 15/4/2004 của Sở Xây dựng và Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng và Quy hoạch chi tiết sử dụng đất thị trấn Đăk Đoa, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai do Trung tâm Quy hoạch và Kiểm định xây dựng lập.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng và Quy hoạch chi tiết sử dụng đất thị trấn Đăk Đoa, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai với nội dung sau:
1/ Tên quy hoạch: Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng và Quy hoạch chi tiết sử dụng đất thị trấn Đăk Đoa, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai.
+ Mối quan hệ vùng:
- Thị trấn Đăk Đoa là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và an ninh quốc phòng của huyện Đăk Đoa. Thị trấn có một vị thế địa lý khá đặc biệt, là đô thị vệ tinh cho thành phố Pleiku, nằm trên Quốc lộ 19.
Quốc lộ 19 là trục giao thông huyết mạch quan trọng đi qua thị trấn Đăk Đoa, nối Duyên hải miền Trung với Bắc Tây nguyên và các tỉnh Đông Bắc Campuchia, đây là hành lang kinh tế có nhiều ý nghĩa chiến lược quan trọng.
2.2/ Điều kiện tự nhiên thị trấn Đăk Đoa:
2.2.1/ Điều kiện tự nhiên:
+ Vị trí địa lý, ranh giới hành chính, diện tích:
* Vị trí:
Thị trấn Đăk Đoa nằm về phía Đông của thành phố Pleiku, có toạ độ địa lý như sau: 10805'15'' đến l080 08' 05'' kinh độ đông, 130 58' 25" đến 130 59' 50'' vĩ độ bắc.
* Ranh giới hành chính:
Phía Bắc giáp xã H'neng.
Phía Nam giáp xã Glar.
Phía Đông giáp xã Tân Bình.
Phía Tây giáp xã An Phú - Thành phố Pleiku.
* Về diện tích đất tự nhiên:
Diện tích tự nhiên toàn thị trấn Đăk Đoa là: 550ha, trong đó diện tích đất chuyên dùng, CTCC, đất ở đô thị là: 359 ha, đất nông lâm nghiệp: 151,1ha, đất khác 39,1 ha.
+ Đặc điểm địa hình:
Thị trấn Đăk Đoa có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần về hướng nam, đông nam, nghiêng về phía đông, độ cao trung bình so với mặt nước biển là 670m, chỗ cao nhất 762m, chỗ thấp nhất 480m.
+ Đặc điểm khí hậu:
Khí hậu Thị trấn Đăk Đoa hàng năm có 2 mùa rõ rệt: mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau; mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, có sự chênh lệch giữa các tháng trong năm nhưng không đáng kể, mùa mưa thường đến sớm hơn các huyện Đông Trường Sơn từ 1 đến 2 tháng, vào các tháng mùa mưa thường chiếm tới 60 - 70% lượng mưa hàng năm.
Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là: 21,60C.
Độ ẩm tương đối trung bình năm là: 80 - 81,5%
Lượng mưa bình quân năm là: 2202 - 2225 mm
2.2.2/ Hiện trạng dân số, lao động và các ngành kinh tế:
+ Dân số - Lao động:
Theo số liệu thống kê thời điểm giữa năm 2002 trên địa bàn toàn thị trấn hiện có 7.927 người, trong đó 3.860 nữ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 2.047%, tăng cơ học 1,86%. Trong đó: Kinh: 6125 người, Ba Na 1734 người, Ja rai: 25 người, các dân tộc khác 78 người.
- Số hộ gia đình: 1715 hộ, bình quân mỗi hộ là 05 người.
- Số dân trong độ tuổi lao động chiếm 4.345 người bằng 54,81% tổng số dân, phần lớn phân bố chủ yếu vào sản xuất nông lâm nghiệp chiếm 65%, công nghiệp - TTCN chiếm 10% và dịch vụ 25%.
+ Cơ sở kinh tế - kỹ thuật:
Sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng CB:
Tổng giá trị sản xuất năm 2000 là 5,090 tỷ đồng. Hiện trên địa bàn có tổng số cơ sở sản xuất: 271; Tổng số lao động: 317 người; Tỷ trọng GDP: 3,12%, Nhịp độ tăng trưởng: 13,09%.
+ Công trình công cộng:
Toàn Thị trấn có quỹ đất công cộng là: 56,291ha. Diện tích xây dựng: 23.000m2, diện tích sàn: 27.807m2. Trong đó:
- Thương mại:
- Có 01 chợ tại thị trấn với tổng diện tích 0,75 ha (Quy mô chợ nhỏ và không đáp ứng được với nhu cầu thực tế) và các dãy phố mua bán dọc đường Nguyễn Huệ.
- Công ty thương mại: 1,2 ha.
- Công ty Cao su: 5,6 ha.
- Cơ quan hành chính:
Trên địa bàn hiện có 27 trụ sở cơ quan, chiếm 24ha đất, diện tích xây dựng 11.420m2, diện tích sàn 16.034 m2, với 862 CNV. Bình quân 7m2 sàn/cnv. Các cơ quan cấp huyện bố trí tập trung tại đường Nguyễn Huệ của thị trấn.
- Cơ quan y tế giáo dục:
Hiện trạng có 1 bệnh viện (1,034ha) với số giường là 60 giường, có 1 bác sĩ, 64 y sĩ, y tá.
Trên toàn thị trấn có 1 trường cấp 3, 1 trường cấp 2, 2 trường tiểu học và 12 phòng dạy mẫu giáo. Tổng số học sinh: 3.361 học sinh phổ thông, 367 học sinh mầm non.
- Công viên cây xanh, TDTT:
Hiện tại thị trấn có một Công viên quy mô 22,72 ha và một số khu trồng cây công nghiệp như thông, bạch đàn, keo trong nội thị và nhiều nhà có vườn cây ăn trái, cây công nghiệp dài ngày như: cà phê, tiêu... Khu TDTT: có 2 sân bóng đá diện tích khoảng 2,86ha.
+ Mức tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm: 12,4%.
+ Tỷ lệ các hộ nghèo:
Theo số liệu điều tra tháng 8/2002 số hộ nghèo của thị trấn là 12,13%.
+ Mạng lưới cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
- Giao thông:
Mạng lưới đường nội thị thị trấn Đăk Đoa hiện nay có 25,4 Km trong đó 4,4 Km đường thảm nhựa và 7,2 Km đường nhựa bán thâm nhập và 13,8 km đường nền đất. Quốc lộ 19 đi ngang qua với tên là đường Nguyễn Huệ là trục đường chính của đô thị, mặt cắt ngang đường này có chỉ giới 35m, có nhiều đường phố song song hoặc vuông góc với đường Nguyễn Huệ theo dạng ô bàn cờ, các đường này có mặt cắt ngang đường từ 6 - 9 m, chỉ giới xây dựng: 16-30m. Khoảng cách các đường phố từ 80 - 150m. Nhiều đường phố đã được cải tạo nâng cấp mặt đường, vỉa hè, hệ thống cống rãnh, cây xanh, điện chiếu sáng.
- Hệ thống cấp nước:
Tại thị trấn hiện nay đã có một nhà máy nước lấy nước từ 8 cái giếng khoan sâu 120m với công suất 500 m3/ngày đêm. Tuyến ống cấp nước chính D200 - D250 - D150 - D100 đi dọc theo Quốc lộ 19 và một số đường lân cận, với tổng chiều dài 1830m. Hiện tại có 1200 hộ sử dụng nước công cộng.
Cấp nước: Tổng công suất hiện có: 1500 m3/ngày đêm.
Tại các vùng còn lại hiện nay người dân sử dụng chủ yếu là giếng đào.
- Hệ thống cấp điện:
+ Nguồn điện: Toàn thị trấn được cấp điện từ các trạm nguồn 110/22KV, dung lượng 300KVA, Dự kiến giai đoạn dài hạn xây mới 5 trạm biến áp công suất: 300KV Mang Yang để cấp điện cho thị trấn Đăk Đoa và các huyện lân cận.
- Thoát nước và vệ sinh môi trường:
Hệ thống thoát nước:
Trong nội thị chủ yếu là thoát nước mưa bằng hệ thống cống hộp và mương nổi 2 bên đường chính như Nguyễn Huệ, Lê Hồng Phong, Wừu, Trần Hưng Đạo... Riêng nước thải sinh hoạt theo tập quán tại địa phương, các hộ gia đình đều làm hầm rút dạng giếng thấm, thường đào sâu khoảng 10 - 15 mét, đường kính từ 1 - 1,5 mét.
Rác thải toàn thị trấn hàng ngày là khoảng 15 tấn. Hiện thị trấn đã trang bị Đội dịch vụ đô thị thu gom rác.
- Thông tin liên lạc:
Thị trấn Đăk Đoa có Chi nhánh Bưu điện tỉnh Gia Lai với hệ thống thông tin liên lạc trong huyện và huyện đến các nơi trong tỉnh, ngoài tỉnh được thông suất.
Bưu điện lắp đặt được khoảng 2.390 chiếc máy điện thoại, bình quân đạt 6,06 máy/100 người.
Tại huyện đã phủ sóng Mobiphone. Thị trấn có đài truyền thanh và truyền hình khu vực tiếp nhận chương trình phát hình qua hệ thống ăng ten Parabol và chương trình truyền thanh được phát bằng hai thứ tiếng: Kinh và Bahnar.
* Quy mô dân số của thị trấn được dự báo theo 3 giai đoạn:
- Đợt I: 2003 - 2008.
- Đợt II: 2008- 2013.
- Đợt III: 2013-2020.
Dân số thị trấn tăng chủ yếu là tăng tự nhiên, tuy nhiên giai đoạn gần đây do nhu cầu lao động trong các ngành nông lâm nghiệp tăng nên dân số tăng cơ học củng tăng đáng kể.
Như vậy theo phương pháp chuyển dịch độ tuổi và chuyển hoá khu vực lao động kết hợp với tỷ lệ tăng dân số:
- Đến năm 2008: 9.000 dân
- Đến năm 2013: 12.000 dân
- Đến năm 2015: 15.000 dân
+ Nhu cầu đất dân dụng lấy chỉ tiêu: 200m2/người:
- Giai đoạn I: Đến năm 2008: 350ha
- Giai đoạn II: Đến năm 2013: 463ha
- Giai đoạn III: Đến năm 2015: 500ha
+ Nhu cầu đất công nghiệp lấy chỉ tiêu 16m2/người:
- Đến năm 2010: 26ha
- Đến năm 2020: 50ha
+ Các loại đất khác: Đất sản xuất nông nghiệp, ao hồ, suối, đất trống và đất khác hiện hữu trong dân dụng (120ha) cùng với đất dân dụng và công nghiệp cấu thành đất tự nhiên cần có của đô thị để thoả mãn nhu cầu dự báo dân số.
Như vậy với quy mô dân số dự báo đến năm 2013 thì quỹ đất đô thị là 463ha.
2.5/ Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:
* Chỉ tiêu các loại đất: Chỉ tiêu bình quân m2/ đầu người.
+ Đất dân dụng: l00m2/ng
1- Đất ở: 44-55m2/người
- Hộ gia đình khu mật độ cao: 125-150m2/Hộ
- Hộ gia đình khu mật độ thấp: 150-250 m2/Hộ
- Hộ kinh tế vườn: 250-400m2/Hộ
- Hộ đồng bào dân tộc giữ nguyên nơi cư trú.
2- Đất công trình công cộng: 3-3,5m2/ng
3- Đất cây xanh, thể dục thể thao: 12-14m2/Ng
4- Đất giao thông: 10-12M2/NG
+ Đất ngoài dân dụng:
1 - Đất công nghiệp, tiểu thủ CN: 10- 15M2/Ng
2 - Đất kho tàng bến bãi: 1 - 1,5m2/Ng
3 - Đất giao thông đối ngoại.
4 - Đất quân sự.
* Chỉ tiêu các loại đất trong khu ở: 45-55m2/Ng
l - Đất xây dựng nhà ở: 37-47m2/Ng
2 - Đất sân đường: 3m2/Ng
3 - Đất cây xanh: 3-4m2/Ng
4 - Đất công cộng: 1,5m2/Ng
* Tổng cộng chỉ tiêu TB đất xây dựng đô thị: 200m2/Ng
* Mật độ xây dựng bình quân: 15-30%.
* Tỷ lệ tầng cao TB: 1,5-2 Tầng.
* Hệ số sử dụng đất: 45-55%
* Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật:
1 - Đất xây dựng giao thông: 17,7% đất dân dụng.
2 - Mật độ mạng lưới đường: 2,5-3 km/km2.
3 - Chỉ tiêu cấp nước: 80-100 lít/ng/ngày đêm.
4 - Nước sản xuất công nghiệp: 50m3/ha/ngày đêm.
5 - Cấp điện sinh hoạt: 500-l000kwh/ng/năm.
6 - Điện công nghiệp: 50-300kwh/ha
7 - Chỉ tiêu điện thoại: 10máy/ 100dân.
8 - Chỉ tiêu thoát nước thải sinh hoạt: 65-80lít/Ng/ ngày đêm.
9 - Chỉ tiêu thoát nước thải CN: 40m2/ha/ngày đêm.
l0 - Rác thải: 0,8-1,2 kg/ng/ngày đêm.
2.6. Định hướng phát triển không gian đô thị:
2.6.1/ Cơ cấu quy hoạch:
Căn cứ vào điều kiện địa hình tự nhiên, hiện trạng sử dụng đất, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được chọn, các chỉ tiêu sử dụng đất đô thị loại V, dự kiến phương án cơ cấu quy hoạch sử dụng đất như sau:
+ Trong giai đoạn 2003-2010 Xây dựng tuyến giao thông Quốc lộ 19 mới (Đoạn tránh khu trung tâm Thị trấn) nối với QL19 hiện có đoạn từ đầu dốc xã An Phú đến xã Tân Bình. Khu vực phía Bắc giáp xã H'neng bố trí tuyến giao thông Đông -Tây, tuyến giao thông này phân định ranh giới QH của thị trấn, đồng thời định hướng giới hạn khu vực nội thị của thị trấn Đăk Đoa.
+ Trong giai đoạn 2010-2020: Xây dựng hai tuyến giao thông vành đai phía Bắc và phía Nam của Thị trấn. Hai tuyến giao thông vành đai bắt đầu từ QL19 đoạn từ UBND xã Tân Bình và kết thúc theo tuyến giao thông vành đai của TP Pleiku.
+ Lấy đường Nguyễn Huệ làm trục chính giao thông nội thị, nâng cấp một số tuyến giao thông hiện có như: Lê Hồng Phong, Trần Hưng Đạo, Wừu, Đinh Tiên Hoàng, Phan Đình Phùng, Lý Thường Kiệt để tạo nên một trung tâm hoàn chỉnh, thuận tiện và đẹp mắt. Mở mới một số tuyến giao thông cho phù hợp với quỹ đất đai mở rộng.
+ Khu trung tâm thị trấn được phát triển từ khu trung tâm cũ, phát triển về phía Đông đến Công ty cao su (Hiện nay). Trung tâm cũ được giữ lại, trên cơ sở chỉnh trang và nâng cấp, trong đó có chuyển một số cơ quan, đơn vị về vị trí thích hợp. Khu vực Công viên đồi thông chỉnh trang thành khu cây xanh, TDTT, văn hoá và vui chơi giải trí cho thị trấn. Hình thành khu trung tâm thượng tại vị trí khu Kho bạc, Hợp tác xã XD hiện nay, hình thành dãy phố thương mại và bến xe tại vị trí thư viện và Đài PTTH hiện tại. Chuyển sân bóng, Thư viện và Nhà văn hoá đề xuất chuyển về khu công viên đồi thông, đồng thời hình thành hai khu TDTT phía Đông và phía Tây của thị trấn.
+ Trong khu vực nội thị bố trí 3 tiểu khu ở, lấy nhà trẻ mẫu giáo làm hạt nhân cho tiểu khu ở. Hiện tại thị trấn có 11 thôn, đề xuất mỗi thôn đều có nhà họp thôn kết hợp với khu sân chơi cho trẻ em. Đất ở có mật độ cao chủ yếu phân bố dọc theo tuyến Nguyễn Huệ, mật độ thưa dần về tuyến ba. Hình thành một số khu dân cư quy hoạch mới. Khu làng dân tộc giữ nguyên hiện trạng về ranh giới, diện tích đất và mở rộng mạng lưới giao thông. Hình thành khu tiểu thủ công nghiệp (Ví trí nghĩa địa cũ).
+ Giao thông: Hình thành đường vành đai (Đường tránh cho đô thị) nằm phía Nam của thị trấn, con đường này chạy theo ranh giới đất trồng lúa của thị trấn. Quốc lộ 19 đi ngang qua với tên Nguyễn Huệ là trục đường chính của đô thị, mặt cắt ngang đường này có chỉ giới 35m 40m, có nhiều đường phố song song hoặc vuông gốc với đường Nguyễn Huệ theo dạng ô bàn cờ, các đường này có mặt cắt ngang đường từ 10,5 - 15m, chỉ giới xây dựng: 16-30 khoảng cách các đường phố từ 80-150m. Nhiều đường phố đã được cải tạo nâng cấp mặt đường, vỉa hè, hệ thống cống rãnh, cây xanh, điện chiếu sáng.
2.6.2/ Quy hoạch sử dụng đất:
- Trong giai đoạn 2003-2013, Tổng diện tích nghiên cứu quy hoạch: 463,07ha, trong đó chủ yếu là đất khu vực nội thị và khai thác hiệu quả các quỹ đất trống, đất không còn phù hợp với mục đích sử dụng, các công trình công cộng không sử dụng hết hiệu quả về đất. Trong đó có các quỹ đất như khu nghĩa địa cũ, khu công ty cao su, đất rừng phòng hộ (trồng thông và có hiệu quả và năng suất kém), đất trồng cà phê, hoa màu chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu đất nội thị. Kiến nghị trong 10 năm đến cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
- Quy hoạch định hướng dài hạn ngoài 2020 1 quỹ đất thị trấn cần mở rộng và phát triển thêm. Như vậy cần điều chỉnh ranh giới hành chính thị trấn cho phù hợp, trong đó quỹ đất mở rộng chủ yếu thuộc các xã lân cận.
ĐẤT ĐAI TOÀN THỊ TRẤN ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2013
STT |
Loại đất |
Diện tích (ha) |
1 |
Đất ở |
245,39 |
2 |
Công cộng |
33,57 |
3 |
Cây xanh công viên TDTT |
55,28 |
4 |
Công nghiệp & tiểu thủ công nghiệp |
26,77 |
5 |
Giao thông |
102,24 |
6 |
Sản xuất - Ruộng lúa - Nông nghiệp |
134 |
Tổng cộng |
597,07 |
BẢNG CÂN ĐỐI ĐẤT ĐAI QUY HOẠCH ĐÔ THỊ GIAI ĐOẠN NĂM 2003-2013
STT |
LOẠI ĐẤT |
Diện tích |
Tỷ lệ |
1 |
Đất công cộng |
33,57 |
07,79 |
2 |
Đất nhà ở hiện trạng một độ cao |
59,23 |
12,71 |
3 |
Đất nhà mật độ trung bình 150-250m2/hộ |
86,15 |
18,49 |
4 |
Đất mật độ thấp 250 - 400 m2 |
50,01 |
10,71 |
5 |
Đất QH khu dân cư mới |
7,7 |
01,65 |
6 |
Đất công viên cây xanh TDTT |
35,28 |
11,86 |
7 |
Đất Tiểu thủ công nghiệp |
26,77 |
05,75 |
8 |
Đất Làng đồng bào dân tộc |
42,30 |
09,08 |
9 |
Đất giao thông |
102,24 |
21,94 |
10 |
Đất quân sự |
2,53 |
0,325 |
Tổng cộng |
463,07 |
100 |
2.6.3/ Định hướng không gian đô thị đến năm 2013:
Phát triển mở rộng khu thị trấn hiện nay thành khu vực nội thị của thị trấn. Cơ cấu khu vực nội thị gồm các khu chức năng: Khu trung tâm hành chính, công trình công cộng, khu trung tâm thương mại và dịch vụ, khu dân cư, khu cây xanh công viên, khu CN và TTCN.
- Định hướng giao thông: Tổ chức Khu trung tâm hành chính trên cơ sở hiện trạng các công trình hiện có, trên cơ sở đó mở rộng chỉ giới các tuyến giao thông chính tạo bộ mặt cảnh quan đô thị như trục Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong, Lý Thường Kiệt, Đinh Tiên Hoàng, Phan Đình Phùng. Đối với trục Nguyễn Huệ đề xuất cần có dãi cây xanh cách ly tạo trục cảnh quan cho khu trung tâm, cần mở rộng thêm lòng đường cho phù hợp với quy mô cho toàn khu trung tâm, đặc biệt là đoạn từ Trạm điện Đăk Đoa đến Công ty cao su. Đề xuất quy hoạch bến xe thị trấn về vị trí thư viện và đài PTTH.
- Định hướng khu hành chính, công cộng: Hiện trạng các công trình hành chính, công trình công cộng không bố trí tập trung, phân bố theo dọc tuyến Nguyễn Huệ. Chính vì vậy không gian đô thị gồm các công trình công cộng và nhà ở người dân còn đan xen nhau. Phần lớn kiến trúc các công trình công cộng hiện nay bố trí chưa phù hợp, chưa có tiếng nói chung. Trên cơ sở đó, giải pháp tổ chức không gian cho khu trung tâm hành chính chủ yếu theo từng cụm hoặc nhóm công trình. Cụm các công trình hành chính Huyện như: Khu Huyện Uỷ, UBND, Hội trường, nhà khách, MTTQ VN huyện, UBND thị trấn, Bưu Điện cần chỉnh trang về khoảng lùi trồng cây trang trí, bố trí sân bãi hợp lý, đề xuất cải tạo nâng cấp hội trường UB huyện, mặt tiền UBND và Huyện uỷ... Đề xuất chuyển Phòng giáo dục, Phòng văn hoá TT, Đài PTTH huyện về khu vực sau UBND Huyện. Phần đất và cơ sở vật chất Phòng giáo dục giao cho Trường PTTH Nguyễn Huệ. Chuyển Sân bóng, Nhà văn hoá và thư viện về khu Công viên Đồi thông. Bố trí Ngân hàng chính sách về khu tập thể giáo viên, Trạm điện Đăk Đoa trả lại vị trí cho Đội Giao thông đô thị và chuyển về vị trí Công ty Cao su. Công ty cao su dời về vị trí Trung tâm bồi dưỡng chính trị. Các công trình khác giữ nguyên vị trí.
Công trình giáo dục: Phân bổ nhà trẻ, mẫu giáo theo tiểu khu ở, hiện tại thị trấn có 11 thôn, đề xuất chia 3 tiểu khu ở và hai làng đồng bào dân tộc, mỗi tiểu khu gồm 3-4 thôn. Trên cơ sở đó phân bố 4 nhà trẻ mẫu giáo cho phù hợp với quy mô dân số. Hiện tại toàn thị trấn có hai trường tiểu học: Trường tiểu học số 1, số 2, về vị trí cả hai trường có bán kính phục vụ hợp lý nhỏ hơn 700m. Trường THCS gồm: trường Võ Thị Sáu, trường Dân tộc nội trú Trường PTTH: Nguyễn Huệ, bố trí thêm 01 trường PTTH tại vị trí sân bóng hiện nay (Bên cạnh Huyện Đội). Hiện tại toàn thị trấn có 3.973 học sinh, trong đó: Mẫu giáo: 400 em, Tiểu học: 1.102em; PTCS: 1.096 em; PTTH: 1.375 em. Như vậy dự báo dân số đến năm 2010 tỷ lệ dân số ở độ tuổi đi học là 6.150 em. Quy mô diện tích trường học như trên đảm bảo cho định hướng trong vòng 10 năm tới. Bố trí Trường dạy nghề khu vực kho của Công ty cao su.
Công trình thương mại, dịch vụ: Khu chợ hiện tại không phù hợp về quy mô, vị trí không thuận lợi về giao thông. Kiến nghị quy hoạch khu Trung tâm thương mại mới tại vị trí Kho bạc, Hợp tác xã XD với diện tích 1,91 ha, trong đó gồm nhà lồng chợ và các ki ối kinh doanh. Ngoài ra khai thác quỹ đất còn lại của đường Wừu, khu Nhà VH làm dãy phố thương mại tạo động lực phát triển bộ mặt đường Đinh Tiên Hoàng. Chuyển đổi khu vực Thư viện và một phần đất nhà văn hoá làm bãi đỗ xe và tập kết hàng hoá. Thu hồi một phần đất Công ty thương mại chuyển đổi thành đất khu dân cư mới. Khu chợ hiện nay nên bố trí công trình công cộng thiên về dịch vụ, thương mại (Siêu thị) để bố trí đều các điểm thương mại dọc theo chiều dài thị trấn.
- Khối y tế: Công trình y tế chủ yếu là Trung tâm y tế huyện có quy mô: 150 giường, diện tích đất: 0,9ha.
- Khu Công viên cây xanh, văn hoá, thể dục thể thao: 30ha.
Trong đó gồm: Diện tích hiện có 22ha, mở rộng về phía Nam: 8ha.
1 - Nhà rông văn hoá.
2 - Nhà quản lý và trạm cấp nước.
3 - Sân bóng đá và khu TDTT.
4 - Khu rừng thông và trồng cây trang trí.
5 - Suối nước.
6 - Nhà VH và thư viện.
- Khu làng dân tộc: Gồm có hai làng: Làng Plei Piơm và làng Plei Klok với tổng diện tích: 42,3ha, dân tộc Ba Nar với số dân là: 1626 dân. Quy hoạch chủ yếu là chỉnh trang giao thông, cấp điện nước, bố trí khu trung tâm làng gồm nhà rông, nhà trẻ, khu sinh hoạt VH của làng... Đất ở của làng dân tộc giữ nguyên nơi cư trú, về nhà ở kiến nghị Nhà nước cần quan tâm hỗ trợ về nhà ở cho những hộ khó khăn và đặc biệt khó khăn. Tổ chức không gian làng theo truyền thống và tập quán lối sống cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của thị trấn, đẩy mạnh các công trình phúc lợi như giáo dục, y tế, cấp điện SH, chiếu sáng, cấp nước sạch... Tổ chức làng nghề truyền thống như đan, lát, kích thích con em đồng bào học văn hoá, thanh niên học nghề, hình thành làng bản văn hoá, khang trang sạch đẹp, từ đó có thể hình thành làng du lịch thu hút khách tham quan, dã ngoại tạo nguồn thu nhập nâng cao đời sống.
- Khu Tiểu thủ công nghiệp: Quy hoạch thành một tiểu thủ CN có diện tích 26,77ha. Vị trí đặt ở khu nghĩa địa, vị trí này đặt ở cuối hướng gió không ảnh hưởng môi trường cho thị trấn. Phía Bắc và Phía Tây khu TTCN có bố trí dãi cây xanh cách ly rộng 30m để đảm bảo vệ sinh môi trường cho thị trấn.
Trong giai đoạn 2013 thị trấn cần có phương án cụ thể về việc di dời các xưởng sản xuất cà phê, xay xát, các điểm sản xuất và thu mua nông sản về khu Tiểu thủ CN tập trung. Bên cạnh đó kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư ngoài Huyện, Tỉnh về lĩnh vực sản xuất nông lâm sản, thực phẩm gia súc, phân bón tận dụng nguồn nguyên liệu và thị trường của địa phương và các vùng lân cận. Nếu làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng và chính sách kêu gọi đầu tư thông thoáng thì đến 2013 sẽ lấp đầy diện tích 26,77 ha.
- Khu Đất ở: 245,39ha. Khu đất ở mật độ cao chủ yếu bố trí dọc theo các tuyến giao thông chính, khu trung tâm thị trấn, khu đất ở mật độ thấp, nhà vườn chủ yếu bố trí ở tuyến hai, ba.
- Chỉ tiêu quy hoạch đất ở:
Chia làm bốn loại đất ở:
- Hộ gia đình khu dân cư mật độ cao:
Tổng diện tích: 59,23ha (trung bình: 125-150m2/Hộ).
* Mật độ xây dựng: 60-70%
* Chiều cao TB: 1,5 tầng.
* Hệ số sử dụng đất: 0,6%-0,8%.
* Dạng kiến trúc nhà ở: Chủ yếu nhà lô phố, một trệt, một lầu phân bổ theo các tuyến giao thông chính, khu trung tâm, khu chợ ...
- Hộ gia đình khu dân cư mật TB:
Tổng diện tích: 86,15ha (trung bình: 150-250m2/Hộ).
* Mật độ xây dựng: 40-60%
* Chiều cao TB: 1,0 tầng.
* Hệ số sử dụng đất: 0,4%
* Dạng kiến trúc nhà ở: Chủ yếu nhà trệt, biệt thự, phân bổ theo các tuyến giao thông tuyến 2,3...
- Hộ gia đình khu dân cư mật độ thấp:
Tổng diện tích: 50,01ha (trung bình: 250-400m2/Hộ).
* Mật độ xây dựng: 20-40%
* Chiều cao TB: 1,0 tầng.
* Hệ số sử dụng đất: 0,25%
* Dạng kiến trúc nhà ở: Chủ yếu trệt có không gian rộng, có sân vườn kết hợp...
- Hộ đồng bào dân tộc giữ nguyên nơi cư trú.
- Khu xử lý rác, nghĩa địa và vệ sinh môi trường:
Đề xuất khu xử lý và bãi rác thải bố trí hướng đi xã Nam Bang (Vị trí bãi rác thuộc xã H'neng) cách Thị trấn 7km. Khu nghĩa địa có quy mô 30ha bố trí ở xã K Đang cách thị trấn 8km. Cho nên Thị trấn cần đầu tư các xe thu rác và hộp thu rác cục bộ. Rác được vận chuyển ra bãi rác bằng xe chuyên dùng.
Xử lý nước thải: Nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt nên mỗi nhà dân phải xây khu hầm vệ sinh tự hoại đúng quy trình, xử lý nước thải trước khi thải ra hệ thống chung của thị trấn. Đầu tư khu xử lý nước thải khu vực phía Nam.
2.6.4/ Định hướng không gian đô thị giai đoạn 2013 - 2020:
- Giai đoạn 2013-2020 Thị trấn tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng lấp đầy diện tích 500 ha.
2.6.5/ Định hướng không gian đô thị ngoài năm 2020:
Không gian đô thị giai đoạn ngoài năm 2020 tập trung khu vực ngoài Thị trấn, tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh ở khu vực phía Đông thị trấn, khu vực thuộc phần đất xã Tân Bình. Ngoài ra khu vực phía Bắc thuộc xã H'neng cũng có nhiều thuận lợi, nên dự báo khu vực này sẽ phát triển nhanh. Khu vực phía Nam và Tây - Bắc quỹ đất dự kiến phát triển. Khu vực rừng thông thuộc xã Glar dự kiến phát triển thành khu CN và TTCN nối tiếp với Khu CN và TTCN trong giai đoạn đầu. Quỹ đất trồng lúa nước của thị trấn kết nối với ruộng lúa xã An Phú, TP Pleiku.
Trong giai đoạn này sẽ hình thành hai điểm dân cư mới phân bổ phía Tây Bắc và phía Nam của Thị trấn (Dọc đường đi xã Glar). Đề xuất quy hoạch trung tâm các điểm dân cư mới, định hướng không gian nhỏ, phân cấp thêm thôn, khóm....
2.7/ Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 2003-2013:
2.7.1/ Chuẩn bị kỹ thuật đất XD:
- Chuẩn bị nền đất Xây dựng:
Dựa vào ưu thế nền đất cao - Căn cứ vào cất nền hiện hữu sẽ sử dụng phương pháp san lấp cân bằng đất tại chỗ.
* Cao độ nền Xây dựng dự kiến: HxD > 530,0m
* Độ dốc nền Xây dựng : IxD: 0,004 < IxD < 0,01.
Hệ thống thoát nước mưa:
- Đối với khu vực dân cư, công trình công cộng: Xây dựng hệ thống cống ngầm (Đối với trục giao thông Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Lê Hồng Phong, Đinh Tiên Hoàng), mương xây kín đối với các đường GT khác.
- Đối với khu công nghiệp, công viên cây xanh: sẽ Xây dựng hệ thống mương Xây (kết hợp kín và hở).
2.7.2/ Quy hoạch thoát nước bẩn - Vệ sinh môi trường:
* Chỉ tiêu:
Thị trấn Đăk Đoa thuộc loại đô thị loại 5
- Tiêu chuẩn thoát nước thải q=100 1/người /ngày.
- Dân cư dự kiến n = 10.000 người
- Tổng lưu lượng nước thải Q = 1.000 m3/ngày.
- Tiêu chuẩn rác thải Cw = 0,7 kg/người/ngày
- Tổng lượng rác thải w = 7 tấn/ngày
* Quy hoạch thoát nước bẩn:
Do thị trấn Đăk Đoa thuộc đô thị loại 5, địa hình khu vực quy hoạch thuận lợi cho việc Xây dựng hệ thống thoát nước, ngoài ra để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường nơi tiếp nhận nguồn nước thải của thị trấn Đăk Đoa cần có giải pháp thoát nước thích hợp, kinh tế.
Hệ thống cống thoát nước của khu vực dự kiến quy hoạch sẽ sử dụng hệ thống cống thoát nước chung một nửa (nghĩa là sử dụng hệ thống cống chung kết hợp với giếng ngăn tràn để tách nước bẩn ra khỏi hệ thống cống chung, khi đó nước mưa được đưa vào hệ thống cống chung, khi đó nước mưa được xả tràn ra suối còn nước bẩn và một phần nước mưa được đưa vào hệ thống cống thu nước bẩn chính để đưa về trạm xử lý nước thải).
Xây dựng 01 trạm xử lý nước thải nằm phía Đông - Nam và các bể xử lý nước sinh học khu vực phía Nam.
* Giai đoạn đầu:
Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cống thoát nước chung cho thị trấn Đăk Đoa để thu toàn bộ nước thải và nước mưa của nội thị xả ra khe suối. Tuy nhiên nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình và các công trình công cộng phải được xử lý sơ bộ (bằng bể tự hoại có ngăn lọc) trước khi xả vào ống chung để thoát ra khe suối.
Do lưu lượng thoát nước bẩn rất ít so với lưu lượng nước mưa vì vậy lấy lưu lượng nước mưa để tính toán thuỷ lực đường cống thoát nước chung.
Tuyến cống thoát nước chung được xây dựng trên lề đường có độ sâu chôn cống tính từ đỉnh cống đến mặt đất khoảng 0,6m, hướng thoát về khe suối phía Nam và phía Đông Bắc của thị trấn.
* Giai đoạn dài hạn:
Tuyến rãnh nhánh thu nước bẩn từ giếng nước lách nước bẩn vào cống thu nước bẩn chính được tính với lưu lượng nước thải chảy đầy 0,7 chiều cao rãnh và khi có mưa là chảy đầy cống (như vậy khi trời mưa hệ số thu nước là 1,3 lưu lượng nước thải bẩn lớn nhất), cống thu nước bẩn chính về trạm xử lý nước thải được tính với lưu lượng nước thải lớn nhất với hệ số là 1,3.
Toàn bộ nước thải và một phần nước mưa được đưa về khu vực trạm xử lý nước bẩn. Tại trạm xử lý nước, xây dựng 2 bể chứa dung tích W1 = 800 m3/bể dự phòng khi mưa lớn và có van xả sự cố, dây chuyền xử lý nước thải bao gồm lý hoá và vi sinh, nước thải bảo đảm xả ra môi trường đạt tiêu chuẩn loại A - TCVN 5945 -1996.
* Thông số kỹ thuật của trạm:
Công suất trạm xử lý nước thải Q = 3.520 m3/ngày - 4.000 m3/ngày.
Diện tích xây dựng trạm F = 0.7 ha.
Khoảng cách trồng cây xanh ly R = 20m.
Nước thải ra môi trường tự nhiên đạt loại A - TCVN 5945 - 1995.
* Vệ sinh môi trường:
Bảo vệ nguồn nước:
Nước thải sinh hoạt bắt buộc phải xử lý sơ bộ trước khi xả vào cống thoát nước chung.
Đối với nước thải Khu CN và TTCN được xử lý cục bộ trong hàng rào nhà máy đạt tiêu chuẩn loại C - TCVN 5945 - 1995 mới được xả vào hệ thống cống chung.
Tại miệng xả của cống thoát nước chung phải xây dựng lưới chắn rác.
Rác thải:
Rác thải được phân loại trong các hộ gia đình, rác hữu cơ và vô cơ riêng.
Rác hữu cơ được thu gom hàng ngày bằng xe chuyên dùng, số lượng xe cần để thu gom rác n = 8-5 xe. Rác vô cơ một tuần thu gom 2 lần.
Rác được tập trung về bãi chôn rác đặt xã H'neng (Vị trí hướng đi xã Nam Bang), cách nội thị xã khoảng 5km, diện tích dự kiến 7ha-15ha. Khu nghĩa địa có quy mô 30ha bố trí ở xã K Đang cách thị trấn 8km.
2.7.3/ Quy hoạch hệ thống giao thông:
Với sự phát triển khu trung tâm thị trấn, QL 19 hiện hữu chạy xuyên qua khu trung tâm sẽ không còn đúng với chức năng của tuyến đường và với lượng xe cơ giới chạy trên đường sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan đô thị (tiếng ồn, khói bụi...), không đảm bảo an toàn giao thông. Do đó cần thiết phải xây dựng một tuyến đường QL 19 mới với chức năng là đường vành đai ngoài của khu vực đảm nhận lượng xe quá cảnh không có nhu cầu vào khu trung tâm từ TP Pleiku đi TP Quy Nhơn và ngược lại. Tuyến đường được xây dựng bằng bê tông nhựa với mặt cắt ngang bố trí cho 4 làn xe chạy thuận lợi rộng 14m, hè phố mỗi bên 5-10m, tương đương với đường cấp 2 miền núi (theo qui định Bộ GTVT).
Với QL 19 cũ (đường Nguyễn Huệ) sẽ có lộ giới là 35m-40m, như vậy lòng đường rộng 21m, dãi cây xanh cách ly 2m, hè phố mỗi bên 6m-8m. Đây sẽ là trục chính của khu trung tâm.
Với các đường hiện hữu khác: Đinh Tiên Hoàng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Wừu, Phan Đình Phùng, Lê Hồng Phong.... cải tạo mở rộng thêm cho phù hợp với trục phố chính và theo đúng lộ giới đã ban hành.
- Ngoài một số các tuyến đường hiện hữu xây dựng thêm các tuyến đường có tính chất là đường khu vực đảm bảo yêu cầu giao thông thuận lợi cho khu vực.
- Đường Trần Hưng Đạo, Phan Đình Phùng, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thường Kiệt mở rộng cải tạo thành đường chính của khu vực là trục Nam Bắc nối QL 19 với đường vành đai Bắc, Nam, tuyến đường có lộ giới 25-30 m, trong đó lòng đường rộng 10,5-14m, hè phố mỗi bên 5-7 m.
Tại 2 nút giao giữa QL 19 và đường Nguyễn Huệ dự kiến xây dựng nút giao cùng cốt, với đảo tròn có đường kính 50m kết hợp xây dựng hoa viên tạo cảnh quan trước khi vào khu trung tâm.
Căn cứ theo nghị định số 172/1999/NĐ-CP của Chính phủ V/v qui định chi tiết thi hành pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường bộ. Hành lang bảo vệ các tuyến đường như sau:
- Quốc lộ 19 (mới): từ chân taluy (đường đắp) hoặc đỉnh mái đường đào của đường trở ra 2 bên là 20 m.
Trong phạm vi hành lang bảo vệ việc xây dựng phải tuân thủ theo những điều qui định của nghị định 172/1999/NĐ-CP .
BẢNG TỔNG HỢP ĐƯỜNG QUY HOẠCH
STT |
TÊN ĐƯỜNG |
LỘ GIỚI |
MẶT CẮT QUY HOẠCH |
||
HÈ PHỐ |
LÒNG ĐƯỜNG |
HÈ PHỐ |
|||
1 |
QL 19 |
35-40 |
7-10 |
21 |
7-10 |
2 |
Vành đai Nam |
35-50 |
7,5 |
>14 |
7,5 |
3 |
Vành đai Bắc |
30 |
8 |
14 |
8 |
4 |
Nguyễn Huệ |
35-40 |
6-8,5 |
23 |
6-8,5 |
5 |
Phan Đình Phùng |
25 |
5 |
14 |
5 |
6 |
Trần Hưng Đạo |
25 |
5 |
14 |
5 |
7 |
Đinh Tiên Hoàng |
25 |
5 |
14 |
5 |
8 |
Võ Thị Sáu |
13 |
3 |
7 |
3 |
9 |
Trần Phú |
18,5 |
4 |
10,5 |
4 |
10 |
Hoàng Văn Thụ |
16,5 |
3 |
10,5 |
3 |
11 |
Lý Thường Kiệt |
25 |
5 |
14 |
5 |
12 |
Nguyễn Trãi |
13 |
3 |
7 |
3 |
13 |
Lê Hồng Phong |
18,5 |
4 |
10,5 |
4 |
14 |
Hoàng Văn Thụ |
16,5 |
3 |
10,5 |
3 |
15 |
Hồ Xuân Hương |
16,5 |
3 |
10,5 |
3 |
16 |
Trần Quốc Toản |
13 |
3 |
7 |
3 |
17 |
Hai Bà Trưng |
16,5 |
3 |
10,5 |
3 |
18 |
Cao Bá Quát |
13 |
3 |
7 |
3 |
19 |
Võ Thị Sáu |
13 |
3 |
7 |
3 |
20 |
Lê Lai |
18,5 |
4 |
10,5 |
4 |
21 |
Trần Phú |
18,5 |
4 |
10,5 |
4 |
22 |
Nguyễn Văn Trỗi |
18,5 |
4 |
10,5 |
4 |
23 |
Trần Khánh Dư |
13 |
3 |
7 |
3 |
24 |
Nguyễn Thị Minh Khai |
13 |
3 |
7 |
3 |
25 |
Duy Tân |
13 |
3 |
7 |
3 |
26 |
Lý Tự Trọng |
13 |
3 |
7 |
3 |
27 |
Nguyễn Trãi |
13 |
3 |
7 |
3 |
28 |
Duy Tân |
13 |
3 |
7 |
3 |
29 |
Ngô Gia Tự |
13 |
3 |
7 |
3 |
30 |
Cù Chính Lan |
13 |
3 |
7 |
3 |
31 |
Hoàng Hoa Thám |
18,5 |
4 |
10,5 |
4 |
32 |
Sư Vạn Hạnh |
13 |
3 |
7 |
3 |
33 |
Nguyễn Viết Xuân |
16,5 |
3 |
10,5 |
3 |
34 |
Lý Thái Tổ |
13 |
3 |
7 |
3 |
35 |
Nguyễn Du |
18,5 |
4 |
10,5 |
4 |
36 |
Mạc Đĩnh Chi |
16,5 |
3 |
10,5 |
3 |
37 |
Tuệ Tĩnh |
13 |
3 |
7 |
3 |
38 |
Đoàn Thị Điểm |
13 |
3 |
7 |
3 |
39 |
Chu Văn An |
16,5 |
3 |
10,5 |
3 |
40 |
Lý Quý Đôn |
16,5 |
3 |
10,5 |
3 |
41 |
Phan Chu Trinh |
16,5 |
3 |
10,5 |
3 |
42 |
Đường khu dân cư nội bộ |
11 |
2 |
7 |
2 |
2.7.4/ Quy hoạch cấp nước:
* Tiêu chuẩn cấp nước:
- Sinh hoạt dân cư = 100 (lít/người/ngày)
- Dịch vụ, công cộng = 15 (lít/người/ngày)
- Công Nghiệp - TTCN = 40m3/người/ngày
- Hoạt động thương mại = 15 (lít/người/ngày)
- Tưới cây, rửa đường = 15 m3/ha
- Hệ số dùng nước không điều hoà k ngày = 80 %
- Tỷ lệ cấp nước dân cư = 15 %
- Nước dự phòng, rò rĩ trên mạng lưới = 15 %
- Nước cứu hoả (20 l/s x 2 đám cháy đồng thời x 3h ) = 432 m3
* Quy mô đầu tư cấp nước:
- Dân cư quy hoạch thị trấn Đăk Đoa: 10.000 người.
- Diện tích đất Công nghiệp - TTCN: 26 ha.
* Lưu lượng nước cần dùng:
- Sinh hoạt dân cư = 1.000 m 3
- Nước dịch vụ công cộng = 150 m 3
- Nước cung cấp công nghiệp - TTCN = 390 m 3
- Nước phục vụ thương mại = 150 m 3
- Nước tưới cây rửa đường = 45 m 3
cộng = 1.735 m 3
- Nước dự phòng, rò rĩ 10%: 173 m 3
- Lưu lượng Q cấp trung bình = 1.908 m 3/ ngày
- Lưu lượng Q cấp max: 2.157 m 3/ ngày
- Lưu lượng Q cấp max khi có hoả hoạn: 2.589 m 3/ ngày
Lưu ý: Lưu lượng nước chữa cháy không tính vào công suất nhà máy nước mà chỉ dự trữ vào bể chứa để bơm tăng áp khi xảy ra hoả hoạn nhằm giảm chi phí đầu tư.
* Phương pháp cấp nước:
Theo tài liệu kinh tế xã hội Đăk Đoa cho thấy qua điều tra sơ bộ thì nước ngầm tại vùng Đăk Đoa có trữ lượng rất lớn. Hiện tại thị trấn có 02 trạm cấp nước và 08 giếng khoan, 2 thuỷ đài 300m3. Đề xuất khai thác giếng khoan ở tầng áp lực để đảm bảo đủ lưu lượng nước cấp cho toàn thị trấn, tuy nhiên trong giai đoạn trước mắt nước sinh hoạt có thể dùng giếng đào.
Do đó phương án cấp nước cho khu vực nội thị vẫn lấy nguồn nước ngầm, cải tạo nâng công suất trạm cấp nước. Nguồn nước khô thiếu hụt vào hai tháng cao điểm mùa khô mỗi năm sẽ được khắc phục bằng cách khoan một cụm giếng công nghiệp lấy nước thô ở tầng chứa nước áp lực H sâu ≥ 100m, công suất tổng cộng khoảng 500 m3/ngày bổ sung cho nhà máy nước mặt ước tính khoảng 60% công suất dự kiến.
Mạng lưới đường ống cấp nước dự kiến sẽ là mạng vòng có đường kính ống Ø300 - Ø250 -Ø200 - Ø150 - Ø100.
Để điều hoà áp lực và lưu lượng nước giờ cao điểm cần xây dựng thêm hai thuỷ đài trên mạng lưới đường ống. Mỗi thuỷ đài có dung tích W = 300 m3 và Hđ = 20 m.
2.7.5/ Quy hoạch cấp điện:
* Tính toán phụ tải:
- Khu dân cư nội thị: Thuộc quy mô đô thị loại 5, khoảng 700 - 1000 KWh/ người/năm.
- Công trình công cộng: Tính theo suất phụ tải KW/Ha diện tích đất xây dựng, từ 50 - 100 KW/Ha.
- Khu công nghiệp: Tính theo suất phụ tải KW/Ha diện tích đất sử dụng, từ 50-300 KW/Ha.
- Khu công viên tập trung: Tính theo suất phụ tải Kw/ha diện tích đất sử dụng, từ 1-2 KW/Ha.
- Đèn đường được tính theo suất phụ tải KW/Km. Từ 2-200 KW/Km. Tuỳ bề rộng và tính chất đường.
SỐ TT |
PHỤ TẢI TIÊU THỤ |
QUY MÔ TÍNH TOÁN |
SỐ DỰ PHÒNG |
HỆ SỐ ĐỒNG THỜI |
PTT (KW) |
CO |
STT (KVA) |
1 |
Dân dụng Nội thị |
10.000 ng |
1,2 |
0,7 |
8.400 |
0,85 |
7.140 |
2 |
Công cộng |
33 Ha |
1,2 |
0,6 |
2.376 |
0,85 |
2.019 |
3 |
Đèn đường |
56 Km |
1,0 |
1,0 |
1.600 |
0,8 |
2.00 |
Cộng |
|
|
|
12.376 |
|
11.159 |
|
4 |
Công nghiệp |
26 Ha |
1,2 |
0,6 |
2.600 |
0,8 |
2.210 |
5 |
Công viên |
30 Ha |
1,1 |
0,4 |
61,5 |
0,85 |
52,275 |
Tổng cộng |
|
|
|
15.037 |
|
13.421 |
* Điện năng tiêu thụ:
SỐ TT |
PHỤ TẢI TIÊU THỤ |
PHỤ TẢI (KW) |
Tmax (giờ) |
ĐIỆN NĂNG TIÊU THỤ (MWH/NĂM) |
1 |
Dân dụng đô thị |
8.400 |
3.000 |
25.200 |
2 |
Công cộng |
2.376 |
3.000 |
7.128 |
3 |
Đèn đường |
1.600 |
4.000 |
6.400 |
Cộng: |
12.376 |
|
38.728 |
|
4 |
Khu công nghiệp |
2.600 |
4.000 |
10.400 |
5 |
Công viên |
61.5 |
3.000 |
184,5 |
Tổng cộng: |
15.037 |
|
49.312 |
* Nguồn Cấp điện:
Toàn thị trấn được cấp điện từ các trạm nguồn 110/22 KV Đăk Đoa, dung lượng 2x25 MVA (được cải tạo từ cấp 35/15 KV lên). Dự kiến giai đoạn dài hạn xây mới trạm 220/110/22 KV Mang Yang để cấp điện cho thị trấn Đăk Đoa và các huyện lân cận. Ngoài ra còn có nguồn thuỷ điện Thác Ba hoà vào lưới điện cấp cho thị trấn.
* Mạng truyền tải:
Cải tạo và nắn tuyến đường dây 35 KV hiện có lên 110 KV, đoạn đi qua thị trấn dự kiến dài khoảng 5 Km.
* Mạng điện phân phối:
- Trạm biến áp 22/0,4 KV:
Xây dựng mới các trạm biến áp 22/0,4 KV. Dùng các trạm 3 pha đặt trên giàn hoặc trong nhà. Gồm các trạm có công suất 160 KVA, 250 KVA, 400 KVA ... Ngoài ra trong các xí nghiệp, nông lâm trường còn dùng nhiều chủng loại khác phù hợp. Dự kiến xây mới toàn thị xã 25 MVA. Trong đó lắp đặt khoảng 15MVA cho khu ở và công trình công cộng tại nội thị.
- Đường dây 22 KV:
Cải tạo đường dây 15 KV hiện có trong nội thị lên 22 KV, dài khoảng 4,4 km. Xây mới khoảng 27 km đường dây 22 KV đi trên cột bê tông, cỡ dây tuyến chính là AC240, các nhánh rẽ là AC120, AC70... dọc QL 19, các đường mới mở vào khu dân cư, khu công nghiệp và TTCN.
- Đường dây 0,4 KV:
Cải tạo cáp hoá các tuyến dây 0,4 KV hiện có, dài khoảng 17 km. Xây mới các tuyến 0,4 KV dùng cáp ABC đồng, nhôm, chiều dài ước tính 23km.
- Đèn đường:
- Ở khu vực nội thị, các trục đường lớn, trong các khu công viên tập trung nên dùng cáp ngầm 0,4 KV cấp điện chiếu sáng, dài khoảng 25 km. Các trục đường nhỏ còn lại dùng đường dây 0,4 KV cấp điện chiếu sáng đi chung cột với mạng hạ áp.
- Trang bị hệ thống chiếu sáng lắp đặt trên cột bê tông, hoặc thép, nhôm, dùng đèn cao áp thuỷ ngân, Sodium 220V, l50w, 250W, các cột cách nhau từ 25 - 40 m.
Điều 2: Giao cho Uỷ ban nhân dân huyện Đăk Đoa:
- Tổ chức công bố quy hoạch để các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện.
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan và chỉ đạo thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt.
Điều 3: Các ông: Chánh văn phòng HĐND và UBND Tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Giao thông - Vân tải; Tài chính Vật giá, Chủ tịch UBND huyện Đăk Đoa và Thủ trưởng các Sở, Ban ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
|
T/M ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Nghị định 172/1999/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường bộ Ban hành: 07/12/1999 | Cập nhật: 20/03/2010