Quyết định 469/QĐ-UBND năm 2006 về Kế hoạch thực hiện Chính sách quốc gia về Y Dược học cổ truyền đến năm 2010 của tỉnh Bình Định
Số hiệu: 469/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Nguyễn Thị Thanh Bình
Ngày ban hành: 22/05/2006 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Y tế - dược, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 469/QĐ-UBND

Quy Nhơn,ngày 22 tháng 5 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUỐC GIA VỀ Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN ĐẾN NĂM 2010 CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 222/2003/QĐ-TTg ngày 03/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chính sách quốc gia về Y Dược học cổ truyền đến năm 2010; Quyết định số 765/QĐ-BYT ngày 22/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện Chính sách quốc gia về Y Dược học cổ truyền đến năm 2010;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế Tại Tờ trình số 155/TTr-SYT ngày 23/11/2005,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chính sách quốc gia về Y Dược học cổ truyền đến năm 2010 của tỉnh Bình Định.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Y tế căn cứ kế hoạch được phê duyệt phối hợp các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các sở, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký ./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Thanh Bình

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUỐC GIA VỀ Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN ĐẾN NĂM 2010 CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Quyết định số 469/QĐ-UBND ngày 22/5/2006 của UBND tỉnh)

Phần I

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH

Trước năm 2000, hệ thống tổ chức mạng lưới và công tác khám chữa bệnh y học cổ truyền (YHCT) tại tỉnh ta còn chậm phát triển, đặc biệt ở tuyến y tế cơ sở chỉ có 7/11 Trung tâm Y tế huyện, thành phố và 24/155 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn triển khai công tác YHCT; toàn tỉnh chỉ có 3 vườn thuốc nam.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 25/1999/CT-TTg ; công tác y dược học cổ truyền (YDHCT) của tỉnh đã từng bước được củng cố và có bước phát triển đáng kể.

1. Kết quả đạt được:

- Mạng lưới khám chữa bệnh YHCT được củng cố, mở rộng; 2 BVĐK tuyến tỉnh, 10/11 Trung tâm Y tế huyện, thành phố và 73/155 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn triển khai công tác khám chữa bệnh YHCT. Việc tổ chức khoa Đông y trong các bệnh viện được thực hiện tương đối tốt theo Thông tư số 02 BYT/TT ngày 28/02/1997 của Bộ Y tế hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức Khoa Y học cổ truyền trong Viện, Bệnh viện Y học hiện đại.

- Đã xây dựng và phát triển 96 vườn thuốc nam mẫu tại các cơ sở y tế.

- 11 xã đạt chuẩn xã hội hóa và tiên tiến về YHCT.

- Chất lượng công tác khám chữa bệnh YHCT tại tuyến tỉnh, huyện ngày càng được cải thiện, thu hút ngày càng đông bệnh nhân. Hiện nay công suất sử dụng giường bệnh đạt từ 150 - 200%. Tại các xã triển khai YHCT, 1/5 số người bệnh được điều trị bằng phương pháp YHCT và đông, tây y kết hợp, trong đó có 27% được điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc.

- Hàng năm có hàng chục đề tài nghiên cứu khoa học lĩnh vực YHCT được thực hiện, Hội Đông y thường xuyên tổ chức sưu tập và phổ biến các bài thuốc hay, cây thuốc quý và kinh nghiệm điều trị cho các hội viên trong tỉnh.

- Các cơ sở hành nghề YDHCT tư nhân cũng được tạo điều kiện phát triển, hiện có 114 phòng chẩn trị YHCT và 7 cơ sở kinh doanh thuốc YHCT đã được cấp giấy phép hoạt động...

2. Hạn chế:

Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết bị và số lượng cán bộ làm công tác YHCT trong tỉnh còn thiếu rất nhiều, các chỉ tiêu giường bệnh và khám chữa bệnh bằng YHCT còn thấp, chất lượng công tác khám chữa bệnh YHCT chưa cao và hệ thống tổ chức quản lý YDHCT chưa được củng cố. Cụ thể:

- Về hệ thống tổ chức quản lý YDHCT:

Hiện nay tại Sở Y tế chỉ có 1 cán bộ kiêm nhiệm theo dõi công tác YHCT trực thuộc Phòng Nghiệp vụ Y; tại Trung tâm Y tế huyện, thành phố, công tác YHCT được theo dõi chung bởi Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, không có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.

- Về cơ sở khám chữa bệnh:

+ Hiện còn 1 Bệnh viện tuyến huyện và 82 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn chưa triển khai công tác khám chữa bệnh YHCT (52,9%).

+ Một số BVĐK tuyến tỉnh, huyện và 71 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn chưa có vườn thuốc nam (45,8%). Hầu hết vườn cây thuốc của các cơ sở y tế đều chỉ sử dụng làm mẫu cho công tác tuyên truyền chứ chưa được phát triển để sử dụng vào mục đích điều trị.

- Về đội ngũ cán bộ YHCT:

Đến cuối năm 2004, số lượng và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác YHCT còn thiếu và yếu:

STT

Tuyến y tế

Tổng số cán bộ

Cán bộ công tác YHCT

Tỷ lệ cán bộ YHCT

Tổng số bác sỹ

Bác sỹ YHCT

Tỷ lệ bác sỹ YHCT

1

Tỉnh

1321

122

9,2%

260

21

8,1%

2

Huyện

1092

46

4,2%

237

6

2,5%

3

785

79

10,1%

115

0

0%

 

Tổng cộng

3198

247

7,7%

612

27

4,4%

Trong số 79 cán bộ khám chữa bệnh YHCT tuyến xã thì chỉ có 66 cán bộ chuyên trách (83,5%), 35 trong định biên (44,3%), 67 có trình độ y sỹ YHCT và lương y (84,8%).

- Về phân bổ chỉ tiêu giường bệnh:

+ Tại tuyến tỉnh: Tỷ lệ số giường bệnh YHCT tuyến tỉnh/tổng số giường bệnh của các bệnh viện tuyến tỉnh là 13,1%.

+ Tại tuyến huyện, thành phố: Tỷ lệ số giường bệnh YHCT tuyến huyện/tổng số giường bệnh của các bệnh viện tuyến huyện chỉ đạt 7,7%.

- Về thực hiện các chỉ tiêu khám chữa bệnh:

+ Tại tuyến tỉnh: Tỷ lệ số người bệnh được khám và điều trị bằng YHCT của tuyến tỉnh/tổng số người bệnh của các bệnh viện tuyến tỉnh là 11,1%.

+ Tại tuyến huyện, thành phố: Tổng số người bệnh được khám và điều trị bằng YHCT/tổng số người bệnh của các bệnh viện tuyến huyện là 7,7%.

+ Tại tuyến xã (kết quả cuối năm 2003): Tại 73 Trạm Y tế có triển khai khám chữa bệnh YHCT, tỷ lệ người bệnh được khám và điều trị bằng phương pháp YHCT là 21,3%. Ước tính chung trong toàn tỉnh thì tỷ lệ khám chữa bệnh YHCT ở tuyến xã chỉ mới đạt ở mức dưới 10%.

- Về thuốc YHCT:

+ Toàn tỉnh hiện chưa có vùng quy hoạch trồng thuốc và cơ sở sản xuất thuốc YHCT.

+ Tại Bệnh viện YHCT chỉ thực hiện được bước sao tẩm, sơ chế thuốc ban đầu từ dược liệu thô; khoa YHCT thuộc các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện hầu hết đều mua thuốc thành phẩm đã qua chế biến của các nhà thuốc Đông y tư nhân và chưa quản lý được chất lượng.

+ Thuốc YHCT tại tuyến xã phần lớn do các lương y lồng ghép tự hoạch toán. Chỉ tiêu sử dụng thuốc YHCT tại các Trạm Y tế hiện chỉ đạt dưới 10%.

- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác YHCT:

Cơ sở vật chất của Bệnh viện YHCT chật hẹp và hiện đang xuống cấp nghiêm trọng nên rất khó khăn trong việc thu dung, điều trị bệnh nhân. Tình trạng trang thiết bị của các cơ sở YHCT tuyến tỉnh, huyện hiện rất thiếu thốn, chưa có đủ các trang thiết bị thiết yếu theo quy định của Bộ Y tế, đặc biệt là các loại trang thiết bị hiện đại.

Đa số Trạm Y tế xã không có phòng riêng cho công tác YHCT, ngoài một số trang thiết bị do các lương y lồng ghép tự trang bị và Sở Y tế mới đầu tư thì hầu như chưa có gì.

Thực trạng nêu trên cho thấy tình hình thực hiện công tác YDHCT ở tỉnh ta trong thời gian qua tuy đã có cố gắng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, còn quá thấp so với các mục tiêu mà Chính sách Quốc gia về YDHCT đề ra.

3. Nguyên nhân của những tồn tại:

- Trong một khoảng thời gian dài công tác YDHCT không được chú trọng đầu tư đúng mức về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo nhân lực; các phương pháp chẩn đoán, điều trị trong YHCT chưa được hiện đại hóa để thích ứng với nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong bối cảnh nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường.

- Tư tưởng của một bộ phận cán bộ y tế và nhân dân chưa tin tưởng nhiều vào hiệu quả của việc khám chữa bệnh YHCT so với tây y nên số lượng thầy thuốc và bệnh nhân YHCT đều thấp...

- Mặt khác, cơ chế chính sách của Nhà nước để phát triển YDHCT chưa được đầy đủ, chậm đổi mới và thiếu đồng bộ; tại một số địa phương lãnh đạo Đảng, chính quyền và ngành y tế chưa thật sự quan tâm đến lĩnh vực công tác này nên chưa triển khai đầy đủ các chủ trương, chính sách và chỉ đạo của ngành y tế trong lĩnh vực YDHCT.

Để thực hiện đạt các mục tiêu của Chính sách quốc gia về YDHCT đến năm 2010, việc xây dựng và triển khai một kế hoạch chỉ đạo thống nhất trong toàn tỉnh với các giải pháp toàn diện về tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phát triển thuốc... trong lĩnh vực YDHCT là vấn đề mang tính cấp thiết hiện nay.

Phần II

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

1. Những căn cứ để xây dựng và triển khai kế hoạch:

1.1. Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

1.2. Chỉ thị số 25/1999/CT-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác Y, Dược học cổ truyền;

1.3. Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001 - 2010;

1.4. Quyết định số 130/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chính sách quốc gia về trang thiết bị y tế giai đoạn 2002 - 2010;

1.5. Quyết định số 222/2003/QĐ-TTg ngày 03/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chính sách quốc gia về Y Dược học cổ truyền đến năm 2010;

1.6. Quyết định số 765/QĐ-BYT ngày 22/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện Chính sách quốc gia về Y Dược học cổ truyền đến năm 2010;

1.7. Quyết định số 42/QĐ-UB ngày 07/01/2003 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai Chính sách thuốc quốc gia của tỉnh Bình Định giai đoạn 2003 - 2005;

1.8. Quyết định số 660/QĐ-UBND ngày 11/10/2005 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

2. Quan điểm chỉ đạo:

- YDHCT là một di sản văn hóa của dân tộc có vai trò và tiềm năng to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, do đó phải tập trung kế thừa, bảo tồn và phát triển.

- Phát triển YDHCT trên cơ sở hiện đại hóa, kết hợp YHCT và y học hiện đại (YHHĐ) nhưng vẫn giữ được bản sắc của nền y học dân tộc, đại chúng.

- Củng cố hệ thống tổ chức quản lý, phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh YHCT rộng khắp trong toàn tỉnh, khuyến khích đầu tư và phát triển các loại hình dịch vụ YHCT nhằm đáp ứng nhu cầu phòng và chữa bệnh bằng YHCT với chất lượng ngày càng cao của nhân dân.

- Tăng cường đào tạo nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí cho lĩnh vực YDHCT là nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển của YDHCT tỉnh nhà.

- Đẩy mạnh việc nghiên cứu, kế thừa, phát huy thế mạnh của YDHCT trong phòng và chữa bệnh cho nhân dân.

- Tập trung nghiên cứu, sản xuất, khai thác có hiệu quả nguồn dược liệu trong tỉnh; từng bước đảm bảo việc cung ứng nguồn thuốc YHCT có chất lượng cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

3. Mục tiêu:

3.1. Mục tiêu chung:

Phấn đấu đến năm 2010 thực hiện đạt các chỉ tiêu mà Chính sách Quốc gia về Y Dược học cổ truyền đề ra.

3.2. Chỉ tiêu cụ thể:

3.2.1. Hệ thống tổ chức quản lý YDHCT:

- Từ năm 2007 có cán bộ chuyên trách theo dõi công tác YDHCT trực thuộc Phòng Nghiệp vụ Y; chuẩn bị mọi điều kiện để đến năm 2010 thành lập Phòng quản lý YDHCT của Sở Y tế có từ 2 - 3 cán bộ.

- Phòng Y tế huyện, thành phố có 1 cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm theo dõi công tác YDHCT; phấn đấu đến năm 2008, 70% Phòng Y tế huyện, thành phố có cán bộ chuyên trách YHCT và đạt 100% vào năm 2010.

3.2.2. Về cơ sở khám chữa bệnh:

- Quy hoạch, nâng cấp Bệnh viện YHCT tỉnh đạt bệnh viện loại II vào năm 2008 với quy mô 150 giường bệnh và nâng lên 200 giường bệnh vào năm 2010.

- Tăng số giường bệnh YHCT tuyến tỉnh từ 13,1% hiện nay lên 16% năm 2008 và 20% năm 2010.

- Năm 2006, 100% bệnh viện huyện, thành phố có Khoa YHCT độc lập hoặc lồng ghép; tăng tỷ lệ giường bệnh YHCT từ 7,7% hiện nay lên 15% vào năm 2008 và 25% vào năm 2010.

- Tăng tỷ lệ số Trạm Y tế xã, phường, thị trấn triển khai công tác khám chữa bệnh YHCT từ 47,1% hiện nay lên 55% năm 2006, 75% vào năm 2008 và 100% vào năm 2010.

Tăng tỷ lệ cán bộ chuyên trách YHCT trong định biên của các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn có triển khai khám chữa bệnh YHCT từ 44,3% hiện nay lên 50% năm 2006, 75% vào năm 2008 và 100% vào năm 2010.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư thành lập các loại hình khám chữa bệnh bằng YHCT theo quy định của pháp luật.

- Đến năm 2010, Bệnh viện YHCT, Bệnh viện huyện, thành phố, Trường Trung học y tế và 100% Trạm Y tế xã, phường, thị trấn có vườn cây thuốc.

3.2.3. Chỉ tiêu khám chữa bệnh bằng YHCT:

- Tăng tỷ lệ người bệnh được khám và điều trị bằng YHCT của tuyến tỉnh từ 11,1% hiện nay lên 16% năm 2008 và 20% năm 2010.

- Tăng tỷ lệ người bệnh được khám và điều trị bằng YHCT của tuyến huyện, thành phố từ 7,7% hiện nay lên 15% vào năm 2008 và 25% vào năm 2010.

- Tăng tỷ lệ người bệnh được khám và điều trị bằng YHCT của tuyến xã từ dưới 10% hiện nay lên 25% vào năm 2008 và 40% vào năm 2010.

3.2.4. Chỉ tiêu sử dụng thuốc YHCT ở các tuyến:

- Tuyến tỉnh là 16% vào năm 2008 và 20% năm 2010.

- Tuyến huyện, thành phố là 15% vào năm 2008 và 25% vào năm 2010.

- Tuyến xã là 25% vào năm 2008 và 40% vào năm 2010.

4. Giải pháp và các hoạt động thực hiện kế hoạch:

4.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách:

4.1.1. Tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý để phát triển mạng lưới và các loại hình khám chữa bệnh YHCT ở tất cả các tuyến, phát triển hệ thống đào tạo nhân lực YHCT trong tỉnh.

4.1.2. Ưu tiên và khuyến khích việc nghiên cứu, kế thừa, ứng dụng các phương pháp YHCT trong phòng và chữa bệnh; có chế độ ưu đãi để khuyến khích việc sưu tầm, cống hiến các bài thuốc hay, cây thuốc quý, những kinh nghiệm trong phòng và chữa bệnh bằng phương pháp YHCT có hiệu quả.

4.1.3. Có chính sách ưu đãi cho các đơn vị, cá nhân tổ chức nuôi trồng, sản xuất và nghiên cứu phát triển các nguồn dược liệu trong tỉnh.

4.2. Giải pháp về tổ chức:

4.2.1. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý YDHCT của tuyến tỉnh và huyện, thành phố:

- Trong năm 2007, tuyển chọn một cán bộ chuyên trách công tác YDHCT trực thuộc Phòng Nghiệp vụ Y Sở Y tế. Năm 2010 thành lập Phòng Quản lý YDHCT của Sở Y tế có từ 2 - 3 cán bộ chuyên trách.

- Tại tuyến huyện, thành phố: Sau khi thành lập Phòng Y tế phải phân công 1 cán bộ theo dõi công tác YDHCT. Tại các huyện, thành phố có phong trào YHCT phát triển như Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn, Quy Nhơn thì phân công cán bộ chuyên trách, các huyện còn lại trước mắt phân công cán bộ kiêm nhiệm và thay dần bằng cán bộ chuyên trách theo tiến độ thực hiện mục tiêu.

4.2.2. Củng cố và phát triển mạng lưới khám chữa bệnh YHCT trong các cơ sở y tế nhà nước, chú trọng đến tuyến cơ sở:

- Trung tâm Y tế huyện An Lão thành lập bộ phận YHCT và triển khai khám chữa bệnh YHCT từ năm 2006.

- Chỉ đạo các Trạm Y tế thành lập bộ phận YHCT và triển khai khám chữa bệnh YHCT, trước hết là tại các trạm có cán bộ trong định biên đã được đào tạo về YHCT, các trạm có bác sỹ có chuyên môn, tay nghề về YHCT. Đối với các xã còn lại thì vận động, lồng ghép lương y có tay nghề tại địa phương vào hoạt động tại Trạm Y tế.

4.2.3. Tạo điều kiện phát triển các loại hình hành nghề YDHCT và tăng cường công tác quản lý hành nghề YDHCT ngoài công lập.

4.3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh:

4.3.1. Ưu tiên tuyển dụng cán bộ có trình độ chuyên môn YHCT cho các tuyến y tế trong tỉnh.

4.3.2. Tăng cường công tác đào tạo và đa dạng các loại hình đào tạo để kịp thời đáp ứng nguồn nhân lực trước mắt và làm cơ sở phát triển công tác khám chữa bệnh YHCT:

- Mở các lớp đào tạo chuyển đổi, đào tạo định hướng YHCT cho YSĐK tuyến xã.

- Mở các lớp đào tạo bổ túc về YHCT cho bác sỹ và các cán bộ y tế khác của Trạm Y tế để kết hợp trong điều trị.

- Cử các y sỹ YHCT đi học bác sỹ chuyên tu YHCT.

- Tuyển dụng bác sỹ đa khoa và cử đi học chuyên khoa YHCT.

- Tổ chức đào tạo cử tuyển lương y có trình độ văn hóa phổ thông trung học thành y sỹ YHCT khi có chủ trương của Trung ương.

- Triển khai có hiệu quả lớp đào tạo bác sỹ chuyên khoa I YHCT tại tỉnh.

- Bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc người bệnh cho điều dưỡng tại các khoa, bệnh viện YHCT.

- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ làm công tác YHCT.

4.3.3. Tiếp tục đẩy mạnh việc lồng ghép lương y vào hoạt động tại các Trạm Y tế; UBND các xã, phường, thị trấn cần tạo mọi điều kiện thuận lợi và có chính sách hỗ trợ để các lương y hoạt động có hiệu quả.

4.3.4. Thành lập Bộ môn YHCT trong trường Trung học Y tế để đảm bảo đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu triển khai và phát triển YHCT trong tỉnh.

4.3.5. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ y tế đi thi và học chuyên ngành về YHCT.

4.3.6. Hàng năm, tổ chức bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và cập nhật văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực YDHCT cho những người hành nghề YHCT tư nhân.

4.3.7. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy chế chuyên môn trong công tác khám chữa bệnh YHCT.

4.4. Giải pháp về đầu tư phát triển và nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh YHCT:

4.4.1. Phát triển Bệnh viện YHCT về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực để đảm bảo là đơn vị chuyên môn đầu ngành và là cơ sở đào tạo thực hành cho cán bộ trong lĩnh vực YHCT:

- Hoàn thành việc xây dựng mới Bệnh viện YHCT với quy mô 200 giường bệnh vào năm 2008.

- Hàng năm tăng chỉ tiêu giường bệnh và định biên cho Bệnh viện YHCT theo tiến độ kế hoạch.

- Lập đề án nâng cấp Bệnh viện YHCT thành bệnh viện hạng II vào năm 2008.

- Tăng định mức kinh phí giường bệnh cho Bệnh viện YHCT.

4.4.2. Nâng cấp khoa Đông y tại các bệnh viện đa khoa (BVĐK) tuyến tỉnh, Bệnh viện Điều dưỡng – phục hồi chức năng và các bệnh viện huyện, thành phố:

- Tăng chỉ tiêu về biên chế, giường bệnh cho các khoa Đông y theo tiến độ chỉ tiêu chuyên môn được giao.

- Tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí hoạt động cho các khoa Đông y phù hợp với các chỉ tiêu chuyên môn được giao.

4.4.3. Triển khai toàn diện việc khám chữa bệnh bảo hiểm y tế lĩnh vực YHCT tại các Trạm Y tế xã từ năm 2006, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công tác khám chữa bệnh YHCT ở tuyến xã và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân trong lĩnh vực này.

4.4.4. UBND huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn đầu tư kinh phí để nâng cấp, mở rộng Trạm Y tế, bổ sung trang thiết bị, đảm bảo có phòng riêng và đủ trang thiết bị thiết yếu cho công tác khám chữa bệnh YHCT.

4.4.5. Sở Y tế, Phòng Y tế có trách nhiệm đánh giá hoạt động YHCT tại các đơn vị và có kế hoạch đầu tư trang thiết bị phù hợp theo các quy định của Bộ Y tế để nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh YHCT tại các cơ sở y tế trong tỉnh.

4.5. Giải pháp về đảm bảo cung ứng và phát triển dược liệu:

4.5.1. Cơ chế quản lý và cung ứng thuốc YHCT:

- Ưu tiên đầu tư kinh phí, trang thiết bị để phát triển khoa Dược Bệnh viện YHCT đủ năng lực thực hiện chức năng thu mua - sản xuất - kinh doanh - cung ứng thuốc YHCT đạt chất lượng cho các cơ sở khám chữa bệnh YHCT trong tỉnh. Khuyến khích thành lập các cơ sở, doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thu mua, sản xuất, kinh doanh thuốc YHCT.

- Sở Y tế phối hợp với Hội Đông y tỉnh xây dựng cơ chế quản lý và cung ứng nguồn dược liệu đảm bảo có chất lượng cho các cơ sở y tế công lập trong tỉnh.

- Sở Y tế phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra chất lượng các nguồn dược liệu, thuốc YHCT lưu hành trong tỉnh; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc YHCT.

4.5.2. Tăng cường sử dụng thuốc thành phẩm YHCT chất lượng cao tại các cơ sở khám chữa bệnh trong tỉnh.

4.5.3. Phát triển nguồn dược liệu:

- Tổ chức đánh giá trữ lượng, chất lượng và tiềm năng nguồn dược liệu trong tỉnh, trên cơ sở đó có giải pháp quy hoạch, phát triển nguồn dược liệu cho phù hợp.

- Khuyến khích các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước tổ chức việc nghiên cứu, sưu tầm và phát triển việc nuôi, trồng, sản xuất, chế biến dược liệu YHCT trong tỉnh.

- Sở Y tế, UBND xã, phường, thị trấn và các đơn vị có trách nhiệm đầu tư để xây dựng và phát triển vườn thuốc nam tại các cơ sở y tế, chỉ đạo việc tổ chức thu hái, chế biến để sử dụng vào công tác chữa bệnh.

- Khuyến khích việc nuôi, trồng các cây, con làm thuốc tại hộ gia đình; tổ chức thu mua nguồn thuốc có trong dân để chế biến, sử dụng vào công tác chữa bệnh tại các cơ sở y tế trong tỉnh.

4.6. Giải pháp về truyền thông giáo dục, xã hội hóa YHCT:

4.6.1. Tạo điều kiện thuận lợi cho Hội Đông y, các đoàn, hội ngành nghề lĩnh vực YDHCT phát triển và hoạt động có hiệu quả.

4.6.2. Tăng cường công tác truyền thông, phổ biến các phương pháp, bài thuốc YHCT thông thường sử dụng trong phòng và chữa bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, các tạp chí chuyên đề của ngành y tế.

4.6.3. Tiếp tục phát triển phong trào xây dựng xã điển hình tiên tiến về YHCT; tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, hướng dẫn nhân dân trồng và sử dụng thuốc nam, sử dụng các biện pháp không dùng thuốc trong phòng và chữa các bệnh thông thường tại gia đình; khôi phục phong trào trồng và sử dụng thuốc nam tại hộ gia đình.

4.6.4. Đẩy mạnh việc triển khai chương trình giáo dục ngoại khóa về sử dụng thuốc và phương pháp YHCT trong phòng, chữa một số bệnh thông thường cho học sinh; xây dựng vườn thuốc trong trường học.

4.7. Giải pháp về tài chính:

4.7.1. Đảm bảo nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước để củng cố, phát triển bộ máy tổ chức quản lý, mạng lưới khám chữa bệnh YHCT trong hệ thống y tế công lập.

4.7.2. Ưu tiên kinh phí cho công tác sưu tầm, nghiên cứu, ứng dụng để bảo tồn và phát triển YDHCT.

4.7.3. Huy động sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các chương trình, dự án phát triển YDHCT.

4.7.4. Huy động các nguồn tài chính khác và sự tham gia của các thành phần kinh tế để phát triển mạng lưới khám chữa bệnh, phát triển việc sản xuất, chế biến dược liệu trong tỉnh.

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chính sách quốc gia về YDHCT:

- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chính sách quốc gia về YDHCT ở tuyến tỉnh, huyện với thành phần là lãnh đạo ngành Y tế, Hội Đông y và các đơn vị chức năng có liên quan.

- Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo:

+ Tổ chức xây dựng kế hoạch và các chương trình, dự án liên quan thuộc lĩnh vực YDHCT của địa phương.

+ Tổ chức triển khai và chỉ đạo thực hiện Kế hoạch thực hiện Chính sách Quốc gia về YDHCT của địa phương.

+ Tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm, giữa kỳ và đến năm 2010.

+ Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện cho UBND các cấp theo quy định.

2. Trách nhiệm của các ngành, đoàn thể và UBND các cấp trong việc triển khai thực hiện Chính sách Quốc gia về YDHCT:

2.1. Sở Y tế:

- Là cơ quan Thường trực triển khai thực hiện Chính sách Quốc gia về YDHCT của tỉnh.

- Phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các bên liên quan xây dựng các đề án về xây dựng, nâng cấp Bệnh viện YHCT; nâng cấp khoa Đông y thuộc các BVĐK trong tỉnh để đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu về giường bệnh, nhân lực, chỉ tiêu khám chữa bệnh và sử dụng thuốc YHCT theo kế hoạch đề ra.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các bên liên quan xây dựng các đề án nâng cấp trường Trung học Y tế thành trường Cao đẳng Y tế, thành lập bộ môn YHCT thuộc Trường; quy hoạch cán bộ và có kế hoạch đào tạo, tập huấn hàng năm để đảm bảo nguồn nhân lực thực hiện công tác YHCT ở các cơ sở y tế trong tỉnh theo tiến độ kế hoạch đề ra.

- Phối hợp với các ngành liên quan trong nghiên cứu phát triển việc sản xuất, chế biến thuốc YHCT trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp vớí các ngành liên quan thường xuyên kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện các quy định của nhà nước, các quy chế chuyên môn trong các cơ sở khám chữa bệnh và sản xuất, kinh doanh thuốc YHCT.

2.2. Sở Nội vụ: Phối hợp với các ngành liên quan trong việc xây dựng đề án hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý và khám chữa bệnh YHCT.

2.3. Sở Giáo dục và Đào tạo: Có trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế và các ngành liên quan trong việc xây dựng và triển khai thực hiện đề án nâng cấp trường Trung học Y tế thành trường Cao đẳng Y tế; nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các chương trình đào tạo phù hợp với các loại hình đào tạo nhằm đáp ứng nguồn nhân lực thực hiện công tác YHCT trong tỉnh.

2.4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với các ngành liên quan trong việc xây dựng các giải pháp đảm bảo các nguồn đầu tư cho việc thực hiện kế hoạch, hàng năm phối hợp với các Sở, ngành liên quan phân bổ kinh phí bổ sung cho công tác đào tạo, tập huấn cán bộ lĩnh vực YDHCT.

2.5. Sở Khoa học và Công nghệ: Ưu tiên triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực YDHCT; phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong nghiên cứu, thẩm định giá trị dược liệu, các phương pháp chữa bệnh bằng YHCT.

2.6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với các ngành liên quan trong việc quy hoạch, phát triển các vùng nuôi, trồng dược liệu, các cây, con làm thuốc, chú trọng công tác bảo vệ tài nguyên, sinh thái và bảo tồn các loại dược liệu quý có trong tỉnh.

2.7. Sở Văn hoá - Thông tin, Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Bình Định: Phối hợp với các ngành liên quan trong việc tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Chính sách Quốc gia về YDHCT; sản xuất các chương trình, ấn phẩm nhằm quảng bá rộng rãi đến nhân dân lợi ích của YDHCT, các phương pháp nuôi trồng, sử dụng thuốc YHCT và các phương pháp không dùng thuốc trong phòng và chữa bệnh.

2.8. Sở Tài chính: Phối hợp với các ngành liên quan trong xây dựng các giải pháp nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho việc triển khai thực hiện kế hoạch.

2.9. UBND các huyện, thành phố:

- Tổ chức triển khai quán triệt Chính sách Quốc gia về YDHCT và kế hoạch của tỉnh đến các ngành, đoàn thể, các xã, phường, thị trấn.

- Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Chính sách Quốc gia về YDHCT phù hợp với điều kiện địa phương; chỉ đạo việc củng cố và hoàn thiện hệ thống quản lý và mạng lưới tổ chức khám chữa bệnh YHCT tuyến huyện, xã.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho Hội Đông y, các tổ chức nghề nghiệp lĩnh vực YHCT hoạt động và phát triển.

- Chỉ đạo các ngành có liên quan phối hợp với các hội, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân nuôi trồng, sử dụng thuốc nam và các phương pháp không dùng thuốc trong phòng và chữa bệnh.

2.10. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể trong tỉnh:

Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể trong tỉnh phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế và các ngành có liên quan trong công tác tuyên truyền, giáo dục cho hội viên và nhân dân thấy được lợi ích, ưu điểm của YDHCT trong chăm sóc sức khoẻ, từ đó phát động các phong trào nuôi trồng, sử dụng thuốc nam và các phương pháp không dùng thuốc trong phòng và chữa bệnh.

Phần V

KINH PHÍ THỰC HIỆN

Dự kiến kinh phí thực hiện kế hoạch giai đoạn 2006 - 2010 theo các nội dung đầu tư như sau:

1. Tổng kinh phí: 31.685.000.000 đồng

(Bằng chữ: Ba mươi mốt tỷ sáu trăm tám mươi lăm triệu đồng)

2. Các nội dung đầu tư:

2.1. Bổ sung kinh phí thường xuyên (tính tích luỹ kinh phí bổ sung hàng năm cho đến 2010):

- Tăng định biên tổ chức quản lý YDHCT của Sở Y tế: 144,0 triệu đồng

- Tăng giường bệnh YHCT cho các bệnh viện tuyến tỉnh: 3.912,5 triệu đồng

- Tăng giường bệnh YHCT cho các BV tuyến huyện, TP: 8.437,5 triệu đồng

2.2. Đào tạo nhân lực làm công tác YHCT: 1.120,0 triệu đồng

2.3. Đầu tư trang thiết bị: 10.321,0 triệu đồng

2.4. Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị Trạm Y tế:  7.750,0 triệu đồng

2.5. Đầu tư xây dựng và nâng cấp Bệnh viện YHCT, các khoa YHCT của các bệnh viện nằm trong các dự án xây dựng (có đề án riêng).

3. Nguồn kinh phí:

3.1. Từ ngân sách tỉnh:  22.283,0 triệu đồng

3.2. Từ ngân sách cấp huyện, xã:  7.750,0 triệu đồng

3.3. Từ nguồn xã hội hóa: 1.652,0 triệu đồng

(Chi tiết kinh phí thực hiện kế hoạch xem phụ lục 5)

Hàng năm trên cơ sở ngân sách tỉnh phân bổ, Giám đốc Sở Y tế lập kế hoạch chi tiết trình UBND tỉnh xem xét, quyết định để triển khai thực hiện.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chính sách Quốc gia về Y Dược học cổ truyền đến năm 2010 của tỉnh Bình Định. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu vướng mắc hoặc cần điều chỉnh, bổ sung, Giám đốc Sở Y tế báo cáo UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp./.

 


PHỤ LỤC 1: CHỈ TIÊU VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUỐC GIA VỀ YDHCT TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2010

(Kèm theo Quyết định số 469/QĐ-UBND ngày 22/5/2006 của UBND tỉnh)

TT

Nội dung

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Ghi chú

1

Hệ thống tổ chức quản lý YDHCT

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Thành lập Phòng quản lý YDHCT của Sở Y tế

 

 

 

 

 

X

 

1.2

Phòng Y tế huyện, thành phố có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm theo dõi công tác YDHCT

 

X

 

 

 

 

 

1.3

Phòng Y tế huyện, thành phố có 1 cán bộ chuyên trách theo dõi công tác YDHCT

 

40%

50%

70%

85%

100%

 

2

Về cơ sở khám chữa bệnh

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Tuyến tỉnh:

 

 

 

 

 

 

 

 

Quy hoạch, xây dựng mới Bệnh viện YHCT

 

X

X

 

 

 

 

 

Nâng cấp Bệnh viện YHCT đạt bệnh viện loại II

 

 

 

X

 

 

 

 

Quy mô giường bệnh của BV YHCT

120

130

140

150

180

200

 

 

Tỷ lệ giường bệnh YHCT của BVĐK tuyến tỉnh

13,1%

14%

15%

16%

18%

20%

 

2.2

Tuyến huyện, thành phố:

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ bệnh viện huyện, thành phố triển khai YHCT

90,9%

100%

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ giường bệnh YHCT của BV huyện, thành phố

7,7%

9%

12%

15%

20%

25%

 

2.3

Tuyến xã:

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ số trạm y tế xã, phường, thị trấn triển khai công tác khám chữa bệnh YHCT

47,1%

55%

65%

75%

85%

100%

 

 

Tỷ lệ cán bộ chuyên trách YHCT trong định biên của trạm y tế xã, phường, thị trấn

44,3%

50%

65%

75%

85%

100%

 

2.4

Tỷ lệ Bệnh viện YHCT, Bệnh viện huyện, thành phố, Trường trung học y tế và trạm y tế xã, phường, thị trấn có vườn cây thuốc.

56%

60%

70%

80%

90%

100%

 

3

Chỉ tiêu khám chữa bệnh bằng YHCT

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Tỷ lệ người bệnh được khám và điều trị bằng YHCT của tuyến tỉnh

11,1%

12%

14%

16%

18%

20%

 

3.2

Tỷ lệ người bệnh được khám và điều trị bằng YHCT của tuyến huyện, thành phố

7,7%

8%

12%

15%

20%

25%

 

3.3

Tỷ lệ người bệnh được khám và điều trị bằng YHCT của tuyến xã

<10%

10%

15%

25%

35%

40%

 

4

Chỉ tiêu sử dụng thuốc YHCT ở các tuyến

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Tuyến tỉnh

 

12%

14%

16%

18%

20%

 

4.2

Tuyến huyện, thành phố

 

8%

12%

15%

20%

25%

 

4.3

Tuyến xã

 

10%

15%

25%

35%

40%

 

 

PHỤ LỤC 2: NHU CẦU NHÂN LỰC VÀ KẾ HOACH TUYỂN DỤNG, ĐÀO TẠO
CÁN BỘ CHUYÊN MÔN Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐẾN NĂM 2010

(Kèm theo Quyết định số 469/QĐ-UBND ngày 22/5/2006 của UBND tỉnh)

TT

Nội dung

Hiện có

Nhu cầu đến 2010

Tuyển dụng mới

Cử đào tạo chuyên tu

Cử đào tạo định hướng

Đào tạo bổ túc chuyên môn

1

Tuyến tỉnh:

 

 

 

 

 

 

 

Bác sỹ

21

60

30

10

25

 

 

Y sỹ YHCT

14

20

10

 

 

 

2

Tuyến huyện, thành phố:

 

 

 

 

 

 

 

Bác sỹ

6

30

20

10

15

 

 

Y sỹ YHCT

18

60

50

 

 

 

3

Tuyến xã:

 

 

 

 

 

 

 

Bác sỹ đa khoa làm được công tác khám chữa bệnh YHCT

 

155

 

 

 

155

 

Y sỹ YHCT, Lương y

35

155

100

 

30

 

 

PHỤ LỤC 3: KẾ HOẠCH GIƯỜNG BỆNH Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐẾN NĂM 2010

(Kèm theo Quyết định số 469/QĐ-UBND ngày 22/5/2006 của UBND tỉnh)

TT

Nội dung

Tổng số giường bệnh năm 2004

Số giường bệnh YHCT năm 2004

Tỷ lệ GB YHCT 2004

Nhu cầu tăng thêm số GB YHCT

Dự kiến số GB YHCT năm 2010

Tỷ lệ GB YHCT đến năm 2010

1

Tuyến tỉnh:

 

 

 

 

 

 

 

Số giường bệnh của BV YHCT

120

120

100,0%

80

200

100,0%

 

Số giường bệnh của BVĐD-PHCN

50

0

0,0%

10

10

16,7%

 

Số giường bệnh của BVĐK tỉnh

600

17

2,8%

13

30

4,9%

 

Số giường bệnh của BVĐKKV Bồng Sơn

200

20

10,0%

10

30

14,3%

 

Số giường bệnh của các BV tuyến tỉnh khác

230

0

0,0%

0

0

0,0%

 

Tổng số

1200

157

13,1%

113

270

20,6%

2

Tuyến huyện, thành phố:

 

 

 

 

 

 

 

Số giường bệnh của TTYT Quy Nhơn

250

15

6,0%

40

55

19,0%

 

Số giường bệnh của TTYT Tuy Phước

90

6

6,7%

20

26

23,6%

 

Số giường bệnh của TTYT An Nhơn

130

10

7,7%

25

35

22,6%

 

Số giường bệnh của TTYT Phù Cát

110

17

15,5%

25

42

31,1%

 

Số giường bệnh của TTYT Phù Mỹ

100

10

10,0%

25

35

28,0%

 

Số giường bệnh của TTYT Hoài Nhơn

50

5

10,0%

25

30

40,0%

 

Số giường bệnh của TTYT Tây Sơn

100

6

6,0%

25

31

24,8%

 

Số giường bệnh của TTYT Hoài Ân

70

6

8,6%

20

26

28,9%

 

Số giường bệnh của TTYT Vân Canh

40

2

5,0%

10

12

24,0%

 

Số giường bệnh của TTYT Vĩnh Thạnh

40

2

5,0%

10

12

24,0%

 

Số giường bệnh của TTYY An Lão

40

0

0,0%

10

10

20,0%

 

Tổng số

1020

79

7,7%

235

314

25,0%

 

PHỤ LỤC 4: KẾ HOẠCH TRANG THIẾT BỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐẾN NĂM 2010

(Kèm theo Quyết định số 469/QĐ-UBND ngày 22/5/2006 của UBND tỉnh)

TT

Tên thiết bị, dụng cụ

Đơn vị

BV YHCT tỉnh

Khoa YHCT

Tổng nhu cầu

Đơn giá (1000đ)

Thành tiền - Nguồn vốn đầu tư

Ghi chú

BV tuyến tỉnh

BV tuyến huyện

BV YHCT tỉnh

BV tuyến tỉnh

BV tuyến huyện

Ngân sách

Xã hội hóa

Ngân sách

Xã hội hóa

Ngân sách

Xã hội hóa

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

9=4x8

10=5x8

11=6x8

(12)

1

Bơm tiêm điện

Cái

4

6

22

32

18.000

72.000

 

108.000

 

396.000

 

 

2

Bơm truyền dịch

Cái

4

6

22

32

20.000

80.000

 

120.000

 

440.000

 

 

3

Bàn phẫu thuật

Cái

1

 

 

1

100.000

100.000

 

0

 

0

 

 

4

Bộ dụng cụ tiểu phẫu

Bộ

2

 

 

2

6.000

12.000

 

0

 

0

 

 

5

Bộ nội soi đại tràng ống mềm + nguồn sáng

Bộ

1

 

 

1

0

0

200.000

0

 

0

 

 

6

Gi­ường xoa bóp

Cái

2

3

11

16

18.000

0

36.000

0

54.000

0

198.000

 

7

Hệ thống dây chuyền sản xuất tể

HT

1

 

 

1

250.000

0

250.000

0

 

0

 

 

8

Hệ thống sắc thuốc Đông y

HT

 

4

20

24

15.000

0

 

60.000

 

300.000

 

 

9

Kính hiển vi hai mắt

Cái

1

 

 

1

26.000

26.000

 

0

 

0

 

 

10

Máy đấm

Cái

2

3

11

16

6.000

12.000

 

18.000

 

66.000

 

 

11

Máy điện châm

Cái

10

15

33

58

15.000

150.000

 

225.000

 

495.000

 

 

12

Máy điện di huyết thanh

Cái

1

 

 

1

120.000

120.000

 

0

 

0

 

 

13

Máy điện tim

Cái

1

1

 

2

20.000

0

20.000

0

20.000

0

 

 

14

Máy điều trị điện từ tr­ường

Cái

1

1

 

2

10.000

0

10.000

0

10.000

0

 

 

15

Máy điều trị bằng dòng giao thoa

Cái

1

1

 

2

12.000

0

12.000

0

12.000

0

 

 

16

Máy điều trị oxy cao áp

Cái

1

1

 

2

15.000

0

15.000

0

15.000

0

 

 

17

Máy điều trị sóng ngắn

Cái

1

1

 

2

10.000

0

10.000

0

10.000

0

 

 

18

Máy điều trị tần số thấp

Cái

1

1

 

2

15.000

0

15.000

0

15.000

0

 

 

19

Máy đo độ pH

Cái

1

1

 

2

10.000

10.000

 

10.000

 

0

 

 

20

Máy đếm hồng cầu, bạch cầu

Cái

1

1

 

2

20.000

20.000

 

20.000

 

0

 

 

21

Máy đếm tiểu cầu

Cái

1

1

 

2

20.000

20.000

 

20.000

 

0

 

 

22

Máy chiết xuất

Cái

1

3

11

15

10.000

10.000

 

30.000

 

110.000

 

 

23

Máy dò huyệt châm cứu

Cái

4

6

11

21

10.000

40.000

 

60.000

 

110.000

 

 

24

Máy hút điện

Cái

4

6

11

21

6.000

24.000

 

36.000

 

66.000

 

 

25

Máy hút chân không

Cái

2

3

11

16

20.000

40.000

 

60.000

 

220.000

 

 

26

Máy hút ẩm

Cái

2

3

11

16

5.000

10.000

 

15.000

 

55.000

 

 

27

Máy hủy bơm kim tiêm một lần

Cái

6

3

11

20

6.000

36.000

 

18.000

 

66.000

 

 

28

Máy khí dung

Cái

2

1

 

3

10.000

20.000

 

10.000

 

0

 

 

29

Máy kích thích

Cái

2

3

11

16

20.000

40.000

 

60.000

 

220.000

 

 

30

Máy kích thích thần kinh - cơ

Cái

1

3

11

15

20.000

0

20.000

0

60.000

0

220.000

 

31

Máy làm hoàn và bao viên

Cái

1

 

 

1

20.000

0

20.000

0

 

0

 

 

32

Máy lase châm cứu

Cái

1

3

 

4

40.000

40.000

 

120.000

 

0

 

 

33

Máy leo núi

Cái

1

3

11

15

15.000

15.000

 

45.000

 

165.000

 

 

34

Máy siêu âm

Cái

 

1

 

1

250.000

0

 

0

250.000

0

 

 

35

Máy tán thuốc

Cái

1

3

11

15

6.000

6.000

 

18.000

 

66.000

 

 

36

Máy tập cột sống

Cái

1

3

11

15

12.000

12.000

 

36.000

 

132.000

 

 

37

Máy thái thuốc

Cái

1

3

11

15

5.000

5.000

 

15.000

 

55.000

 

 

38

Máy thu hình 21inch

Cái

4

3

11

18

5.000

20.000

 

15.000

 

55.000

 

 

39

Máy vi sóng xung và liên tục

Cái

1

3

11

15

12.000

12.000

 

36.000

 

132.000

 

 

40

Máy điện não đồ

Cái

1

 

 

1

200.000

200.000

 

 

 

 

 

 

41

Máy điện cơ đồ

Cái

1

 

 

1

100.000

100.000

 

 

 

 

 

 

42

Máy đo độ loãng xương

Cái

1

 

 

1

300.000

300.000

 

 

 

 

 

 

43

Máy Laser CO2 điều trị trĩ

Cái

1

 

 

1

100.000

100.000

 

 

 

 

 

 

44

Máy vi tính+máy in

Cái

3

3

11

17

10.000

30.000

 

30.000

 

110.000

 

 

45

Máy xoa bóp

Cái

3

3

11

17

3.000

9.000

 

9.000

 

33.000

 

 

46

Máy X-quang

Cái

 

1

 

1

330.000

0

 

330.000

 

0

 

 

47

Monitor theo dõi bệnh nhân

Cái

1

 

 

1

30.000

30.000

 

0

 

0

 

 

48

Nồi hấp 250 lit

Cái

1

 

 

1

250.000

250.000

 

0

 

0

 

 

49

Tủ đựng dụng cụ

Cái

12

6

11

27

2.000

24.000

 

12.000

 

22.000

 

 

50

Tủ đựng thuốc đông y

Cái

 

 

6

6

4.000

0

 

0

 

24.000

 

 

51

Tủ sấy điện 300

Cái

1

3

11

15

120.000

120.000

 

360.000

 

1.320.000

 

 

52

Xe đạp gắng sức, xe đạp pittong

Cái

1

3

11

15

12.000

0

12.000

0

36.000

0

132.000

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:

2.115.000

620.000

1.896.000

482.000

4.658.000

550.000

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

10.321.000

 

(Bằng chữ: Mười tỷ ba trăm hai m­ươi mốt triệu đồng)

 

PHỤLỤC 5: NHU CẦU KINH PHÍ TRIỂN KHAI
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUỐC GIA VỀ YDHCT TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2010

(Kèm theo Quyết định số 469/QĐ-UBND ngày 22/5/2006 của UBND tỉnh)

TT

Nội dung

Kinh phí (Triệu đồng)

Tổng cộng

Ghi chú

2006

2007

2008

2009

2010

1

Hệ thống tổ chức quản lý và KCB YDHCT

 

 

 

 

 

144,0

 

 

Số định biên tăng thêm của Sở Y tế cho Phòng quản lý YDHCT

 

1

1

1

3

3

 

 

Kinh phí (24 triệu/người/năm)

 

24,0

24,0

24,0

72,0

144,0

 

2

Cơ sở khám chữa bệnh

 

 

 

 

 

12350,0

 

2.1

Tuyến tỉnh:

 

 

 

 

 

 

 

2.1.1

Quy hoạch, xây dựng mới Bệnh viện YHCT

 

 

 

 

 

 

Đề án riêng

2.1.2

Nâng cấp Bệnh viện YHCT đạt bệnh viện loại II

 

 

 

 

 

 

Đề án riêng

2.1.3

Số giường bệnh tăng thêm của BV YHCT và các BVĐK tuyến tỉnh

20

20

20

20

33

113

 

 

Kinh phí (12,5 triệu đồng/giường/năm)

250,0

500,0

750,0

1000,0

1412,5

3912,5

 

2.2

Tuyến huyện, thành phố:

 

 

 

 

 

 

 

 

Số giường bệnh tăng thêm của BV huyện, TP

40

40

55

50

50

235

 

 

Kinh phí (12,5 triệu đồng/giường/năm)

500,0

1000,0

1687,5

2312,5

2937,5

8437,5

 

3

Đào tạo cán bộ

 

 

 

 

 

1120,0

 

3.1

Đào tạo dài hạn

 

 

 

 

 

 

 

3.1.1

Số y sỹ YHCT học chuyên tu bác sỹ YHCT

10

10

 

 

 

20

 

 

Kinh phí (5 triệu đồng/người/năm)

50,0

100,0

100,0

50,0

 

300,0

 

3.1.2

Số bác sỹ đa khoa tuyển mới học chuyên khoa YHCT

5

10

10

10

5

40

 

 

Kinh phí (5 triệu đồng/người/năm)

25,0

50,0

50,0

50,0

25,0

200,0

 

3.2

Đào tạo ngắn hạn (định hướng, chuyển đổi, bổ túc...)

 

 

 

 

 

 

 

3.2.1

Đào tạo bổ túc YHCT cho bác sỹ đa khoa tuyến xã

30

30

35

30

30

155

 

 

Kinh phí (2 triệu đồng/người/6 tháng)

60,0

60,0

70,0

60,0

60,0

310,0

 

3.2.2

Đào tạo chuyển đổi y sỹ YHCT

 

30

 

 

 

30

 

 

Kinh phí (2 triệu đồng/người/6 tháng)

 

60,0

 

 

 

60,0

 

3.3

Bồi dưỡng nâng cao chuyên môn hàng năm

 

 

 

 

 

 

 

3.3.1

Tập huấn bồi dưỡng cho bác sỹ, y sỹ

30,0

30,0

30,0

30,0

30,0

150,0

 

3.3.2

Bồi dưỡng cho điều dưỡng

20,0

20,0

20,0

20,0

20,0

100,0

 

4

Trang thiết bị tuyến tỉnh, huyện

 

 

 

 

 

10321,0

 

4.1

Tuyến tỉnh:

600,0

1400,0

1500,0

800,0

813,0

5113,0

 

4.2

Tuyến huyện, thành phố:

1000,0

1000,0

1000,0

1000,0

1208,0

5208,0

 

5

Xây dựng cơ sở vật chất và đầu tư trang thiết bị YHCT cho trạm y tế:

 

 

 

 

 

7750,0

 

 

Số phòng KCB YHCT của trạm y tế được xây dựng và mua sắm trang thiết bị

30

30

30

30

35

155

 

 

Kinh phí (50 triệu đồng/phòng)

1500,0

1500,0

1500,0

1500,0

1750,0

7750,0

 

 

Tổng cộng

4035,0

5744,0

6731,5

6846,5

8328,0

31685,0

 

(Bằng chữ: Ba mươi mốt tỷ sáu trăm tám mươi lăm triệu đồng)