Quyết định 46/2015/QĐ-UBND Quy định khu vực bảo vệ, khu vực cấm tập trung đông người; cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh và tổ chức thực hiện việc đặt các biển báo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Số hiệu: | 46/2015/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Nam | Người ký: | Đinh Văn Thu |
Ngày ban hành: | 30/12/2015 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Trật tự an toàn xã hội, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/2015/QĐ-UBND |
Quảng Nam, ngày 30 tháng 12 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng;
Căn cứ Nghị định số 37/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ quy định các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật văn hóa, xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan;
Căn cứ Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình;
Căn cứ Quyết định số 160/2004/QĐ-TTg ngày 06/9/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc xác định khu vực cấm, địa điểm cấm;
Xét đề nghị của Công an tỉnh tại Tờ trình số 1912/TTr-CAT-PA83 ngày 20/11/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định khu vực bảo vệ, khu vực cấm tập trung đông người; cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh và tổ chức thực hiện việc đặt các biển báo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KHU VỰC BẢO VỆ, KHU VỰC CẤM TẬP TRUNG ĐÔNG NGƯỜI; CẤM GHI ÂM GHI HÌNH, CHỤP ẢNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆC ĐẶT CÁC BIỂN BÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2015/QĐ-UBND ngày 30/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam)
Quy định này quy định khu vực bảo khu vực cấm tập trung đông người; cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh và tổ chức thực hiện việc đặt các biển báo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh hoạt động trên địa bàn
2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài cư trú và hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
1. “Khu vực bảo vệ” là khu vực có giới hạn nhất định, có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng hoặc khu vực đang xảy ra thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm cần bảo vệ nghiêm ngặt.
2. “Khu vực cấm tập trung đông người” là khu vực mà cơ quan có thẩm quyền không cho phép tập trung từ 05 người trở lên; hoặc dưới 05 người đối với một số hành vi cụ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc Chủ tịch UBND tỉnh quy định.
1. Trụ sở các cơ quan, tổ chức trên địa bàn, gồm: Tỉnh ủy; Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh.
2. Các khu vực khác do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định gồm:
a) Khu vực đang xảy ra thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm.
b) Khu vực đang xảy ra những vụ việc nghiêm trọng liên quan đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
c) Khu vực đang diễn ra các nghi lễ, hội nghị, hội thảo, cuộc họp lớn do các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức, có yêu cầu cần bảo vệ.
Điều 5. Khu vực cấm tập trung đông người
1. Khu vực cấm tập trung đông người trên địa bàn tỉnh gồm:
a) Cấp tỉnh:
- Trụ sở Tỉnh ủy: Bao gồm toàn bộ hành lang vỉa hè và lòng đường xung quanh trụ sở cơ quan (phía cổng chính giáp đường Nguyễn Chí Thanh, chiều ngang: 150m; hành lang vỉa hè và lòng đường hai bên của trụ sở thuộc đường Trần Hưng Đạo và đường Trần Phú, dài 195m và lòng đường Đào Duy Từ phía sau trụ sở, chiều ngang 150m).
- Trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh: Tính từ cổng chính (đường Hùng Vương) đến hết hành lang vỉa hè trước cổng trụ sở cơ quan (bao gồm khu vực hàng cây xanh), chiều ngang: 200m, chiều dọc 41m; khu vực vỉa hè và lòng đường xung quanh trụ sở cơ quan (thuộc các đường Trần Phú, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt).
b) Cấp huyện: Căn cứ tình hình cụ thể, Ủy ban nhân dân các huyện thị xã thành phố quy định cụ thể khu vực cấm tập trung đông người trên địa bàn theo quy định tại Điểm đ, Khoản 6, Điều 12 của Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng.
2. Cấm tập trung từ 05 người trở lên tại các khu vực quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp tập trung dưới 05 người nhưng có một trong các hành vi quy định tại Mục 2, Thông tư số 09/2005/TT-BCA ngày 05/9/2005 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng thì bị coi là vi phạm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh
1. Cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh trong các trường hợp sau:
a) Những vụ việc, tài liệu, số liệu, địa điểm, thời gian, vật, lời nói có nội dung quan trọng thuộc danh mục bí mật Nhà nước đã được Thủ tướng Chính, phủ và Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
b) Khu vực đang xảy ra các vụ việc có ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và những vấn đề khác cần phải giữ bí mật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện thị xã thành phố quyết định.
2. Các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ đấu tranh, xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật tại khu vực cấm, địa điểm cấm quy định tại Khoản 1 Điều này thì được phép ghi âm, ghi hình, chụp ảnh để củng cố tài liệu, chứng cứ. Việc giao nhiệm vụ phải được thể hiện bằng văn bản; dữ liệu ghi âm, ghi hình, chụp ảnh phải được quản lý, bảo vệ chặt chẽ, nghiêm cấm việc tự ý cung cấp dữ liệu cho tổ chức, cá nhân khi chưa có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 7. Biển báo khu vực bảo vệ, khu vực cấm tập trung đông người; cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh
1. Biển báo theo mẫu quy định tại Thông tư số 33/2015/TT-BCA ngày 20/7/2015 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước, cụ thể như sau: Hình chữ nhật nằm ngang, có kích thước 80cm x 60cm, được làm bằng vật liệu bền vững; chữ viết màu đen trên nền biển màu trắng; in hoa, kiểu chữ đứng, đậm; được viết bằng tiếng việt ở dòng trên, chiều cao hàng chữ là 12 cm và tiếng Anh ở dòng dưới, chiều cao hàng chữ là 10 cm; có ghi khoảng cách giới hạn (Mẫu biển báo được ban hành kèm theo Quyết định này).
2. Đặt biển báo được thực hiện như sau:
a) Biển báo “Khu vực bảo vệ” đặt cố định tại các khu vực quy định tại khoản 1 Điều 4; đặt tạm thời tại các khu vực quy định tại Khoản 2, Điều 4 Quy định này.
b) Biển báo “Khu vực cấm tập trung đông người” đặt tạm thời tại các khu vực quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy định này.
c) Biển báo “Cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh” đặt tạm thời tại các khu vực quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy định này.
d) Các biển báo được đặt ở vị trí phù hợp, dễ nhìn và không gây cản trở giao thông.
3. Hiệu lực biển báo được tính từ vị trí đặt biển và ghi giới hạn tùy thuộc phạm vi khu vực bảo vệ; khu vực cấm tập trung đông người; cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh.
Điều 8. Trách nhiệm các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.
1. Các cơ quan, đơn vị quy định tại Điều 4, Khoản 1 Điều 5, Khoản 1 Điều 6 phối hợp với Công an tỉnh tổ chức đặt biển báo khu vực bảo vệ, khu vực cấm tập trung đông người; cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh theo quy định tại Điều 7 Quy định này.
2. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm phối hợp và triển khai thực hiện nghiêm túc Quy định này.
3. Trách nhiệm của Công an tỉnh
a) Căn cứ tình hình thực tế, chủ trì và phối hợp với các cơ quan, đơn vị địa phương đề xuất chủ trương và dự toán kinh phí từ ngân sách nhà nước để tổ chức làm và đạt các biển báo “Khu vực bảo vệ”, “Khu vực cấm tập trung đông người”, “Cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh” phù hợp tại các địa điểm và vị trí theo đúng quy định.
b) Chủ động xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực bảo vệ; khu vực cấm tập trung đông người; cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh; tổ chức lực lượng áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn, xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh trật tự xảy ra tại các khu vực trên theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 9. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện tốt Quy định này thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và tùy theo đối tượng vi phạm là tổ chức hay cá nhân mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự công cộng tại khu vực bảo vệ; khu vực cấm tập trung đông người; cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức do thiếu trách nhiệm trong tổ chức, quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo đảm trật tự công cộng tại khu vực bảo vệ, khu vực cấm tập trung đông người; cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh hoặc có hành vi sách nhiễu, dung túng, bao che, gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức, cá nhân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo để xảy ra tình trạng tập trung đông người trái pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
1. Quy định này được sửa đổi, bổ sung khi các văn bản pháp luật có hiệu lực cao hơn có quy định khác, hoặc được sửa đổi, bổ sung do không còn phù hợp với tình hình thực tế.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan phản ánh về Công an tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
KHU VỰC BẢO VỆ; KHU VỰC CẤM TẬP TRUNG ĐÔNG NGƯỜI; CẤM GHI ÂM, GHI HÌNH, CHỤP ẢNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2015/QĐ-UBND ngày 30/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam)
Thông tư 33/2015/TT-BCA hướng dẫn thực hiện Nghị định 33/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước Ban hành: 20/07/2015 | Cập nhật: 04/08/2015
Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình Ban hành: 12/11/2013 | Cập nhật: 19/11/2013
Nghị định 37/2009/NĐ-CP quy định các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan Ban hành: 23/04/2009 | Cập nhật: 27/04/2009
Thông tư 09/2005/TT-BCA hướng dẫn thi hành Nghị định 38/2005/NĐ-CP quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng Ban hành: 05/09/2005 | Cập nhật: 07/04/2007
Nghị định 38/2005/NĐ-CP quy định biện pháp bảo đảm trật tự công cộng Ban hành: 18/03/2005 | Cập nhật: 11/12/2009
Nghị định 33/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước Ban hành: 28/03/2002 | Cập nhật: 10/12/2009